- 1 Quyết định 2127/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Luật Xây dựng 2014
- 3 Luật Nhà ở 2014
- 4 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở
- 6 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
- 7 Thông tư 19/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Luật Nhà ở và Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 8 Luật Đầu tư 2020
- 9 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 10 Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 11 Nghị định 30/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở
- 12 Nghị định 49/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
- 13 Thông tư 07/2021/TT-BXD sửa đổi Thông tư 19/2016/TT-BXD và 02/2016/TT-BXD do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 118/NQ-HĐND | Thừa Thiên Huế, ngày 14 tháng 10 năm 2021 |
THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 06 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;
Căn cứ Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;
Căn cứ Nghị định số 30/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;
Căn cứ Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;
Căn cứ Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;
Căn cứ Thông tư số 07/2021/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ Xây dựng về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 và Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Ủy ban nhãn dân tỉnh tại Tờ trình số 9396/TTr-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2021 về việc thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban pháp chế và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
1. Mục tiêu chung
a) Từng bước đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân, nâng cao chất lượng, điều kiện sống của các tầng lớp dân cư; tạo động lực phát triển đô thị và nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá; huy động nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, vốn của các thành phần kinh tế và của xã hội tham gia phát triển nhà ở.
b) Khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai; thúc đẩy sự phát triển thị trường bất động sản, chủ động bình ổn thị trường theo quy luật cung cầu góp phần hoàn thiện đồng bộ cơ cấu nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
c) Ưu tiên phát triển nhà ở xã hội dành cho các đối tượng quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở 2014 mua hoặc thuê, thuê mua phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương nhằm từng bước cải thiện chỗ ở của nhân dân.
d) Phát triển nhà ở thương mại theo quy hoạch được duyệt, đồng thời rà soát, xây dựng, phát triển các khu đô thị mới đồng bộ văn minh, hiện đại, hoàn thiện các dự án nhà ở đưa vào sử dụng.
đ) Phát triển nhà ở gắn với đặc trưng tự nhiên, địa lý, xã hội của địa phương, góp phần tạo bản sắc đô thị, nông thôn và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
2. Các chỉ tiêu cụ thể
a) Chi tiêu phát triển nhà ở đến năm 2025
- Diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt 26,5 m2 sàn/người. Trong đó, diện tích nhà ở bình quân tại đô thị đạt 29,0 m2 sàn/người, diện tích nhà ở bình quân tại nông thôn đạt 24,0 m2 sàn/người; diện tích nhà ở tối thiểu 10 m2 sàn/người.
- Diện tích sàn xây dựng mới tăng thêm khoảng 8.562.130m2 sàn.
- Chất lượng nhà ở toàn tỉnh: Nhà ở kiên cố toàn tỉnh đạt khoảng 98,5 %, trong đó: Đô thị đạt 99,4%, tại nông thôn 97,9%.
b) Chỉ tiêu phát triển nhà ở đến năm 2030
- Diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt 30m2 sàn/người. Trong đó, diện tích nhà ở bình quân tại đô thị đạt 31 m2 sàn/người, diện tích nhà ở bình quân tại nông thôn đạt 29 m2 sàn/người; diện tích nhà ở tối thiểu 12 m2 sàn/người.
- Diện tích sàn xây dựng mới tăng thêm khoảng 8.539.568 m2 sàn.
- Chất lượng nhà ở toàn tỉnh: Nhà ở kiên cố toàn tỉnh đạt khoảng 99%, trong đó: Đô thị đạt 99,7%, tại nông thôn 98%.
3. Dự báo nhu cầu
a) Nhu cầu về nhà ở
- Dự báo đến năm 2025: Nhà ở xã hội phát triển thêm khoảng 659.527 m2 sàn; nhà ở công vụ phát triển thêm khoảng 2.925 m2 sàn; nhà ở tái định cư phát triển thêm khoảng 120.540 m2 sàn; nhà ở thương mại phát triển thêm khoảng 3.269.034 m2 sàn; còn lại khoảng 4.510.104 m2 sàn phát triển nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng.
- Dự báo đến năm 2030: Nhà ở xã hội phát triển thêm khoảng 651.062 m2 sàn; nhà ở công vụ phát triển thêm khoảng 1.015 m2 sàn; nhà ở tái định cư phát triển thêm khoảng 130.104 m2 sàn; nhà ở thương mại phát triển thêm khoảng 4.838.164 m2 sàn; còn lại khoảng 2.919.223 m2 sàn phát triển nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng.
b) Nhu cầu về quỹ đất
- Dự báo đến năm 2025: Nhu cầu đất ở tăng thêm khoảng 4.756,74 ha, trong đó: Quỹ đất phát triển nhà ở xã hội khoảng 366,4 ha; quỹ đất phát triển nhà ở công vụ khoảng 1,63 ha; quỹ đất phát triển nhà ở tái định cư khoảng 66,97 ha; quỹ đất phát triển nhà ở thương mại khoảng 1.816,13 ha; còn lại khoảng 2.505,61 ha phát triển nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng.
- Dự báo đến năm 2030: Nhu cầu đất ở tăng thêm khoảng 4.744,20 ha; trong đó: Quỹ đất phát triển nhà ở xã hội khoảng 361,7 ha; quỹ đất phát triển nhà ở công vụ khoảng 0,56 ha; quỹ đất phát triển nhà ở tái định cư khoảng 72,28 ha; quỹ đất phát triển nhà ở thương mại khoảng 2.687,87 ha; còn lại khoảng 1.621,79 ha phát triển nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng.
c) Nhu cầu về vốn
- Dự báo đến năm 2025: Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn tỉnh khoảng 63.158,19 tỷ đồng, trong đó: Nhu cầu vốn phát triển nhà ở xã hội khoảng 2.670,74 tỷ đồng; nhà ở công vụ khoảng 19,57 tỷ đồng; nhà ở để phục vụ tái định cư khoảng 883,56 tỷ đồng; nhà ở thương mại khoảng 26.525,27 tỷ đồng; còn lại khoảng 33.059,06 tỷ đồng phát triển nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng.
- Dự báo đến năm 2030: Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn tỉnh khoảng 64.775,50 tỷ đồng, trong đó: Nhu cầu vốn phát triển nhà ở xã hội khoảng 3.243,06 tỷ đồng; nhà ở công vụ khoảng 6,79 tỷ đồng; nhà ở để phục vụ tái định cư khoảng 870,40 tỷ đồng; nhà ở thương mại khoảng 39.257,35 tỷ đồng; còn lại khoảng 21.397,90 tỷ đồng phát triển nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng.
4. Một số giải pháp chính
a) Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách
- Tham gia sửa đổi, hoàn thiện, đồng bộ hệ thống pháp luật về nhà ở, đầu tư, đất đai; rà soát bổ sung, xây dựng các quy định về đầu tư xây dựng, chính sách đất đai, chính sách huy động vốn.
- Ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư để huy động vốn phát triển hạ tầng đô thị, phát triển các dự án nhà ở thương mại, đặc biệt là nhà ở xã hội dành cho công nhân khu công nghiệp và người thu nhập thấp, chú trọng xã hội hóa đầu tư xây dựng.
- Tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết các thủ tục hành chính để thu hút doanh nghiệp, chủ đầu tư xây dựng các dự án phát triển nhà ở.
b) Giải pháp về kiến trúc quy hoạch
- Nâng cao chất lượng các đồ án quy hoạch xây dựng; đẩy mạnh công tác quy hoạch xây dựng; quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; bố trí 20% quỹ đất dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị để xây dựng nhà ở xã hội tại quy hoạch phân khu để tránh manh mún trong bố trí nhà ở xã hội tại các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị; hạn chế mất cân đối về mặt kiến trúc của dự án.
- Nghiên cứu thiết kế các mẫu nhà ở khu vực nông thôn, nhất là các vùng ven biển, vùng núi cao đảm bảo 03 tiêu chí cứng: Móng cứng, khung cứng và mái cứng.
- Quy hoạch bố trí các điểm dân cư hợp lý theo mô hình làng chống bão, sạt lở ở khu vực ven biển, hạn chế tối đa bố trí các khu dân cư ở các vùng trũng, các vùng có nguy cơ sạt lở.
- Hạn chế các quy hoạch treo, các dự án treo; phải tuân thủ toàn diện các tiêu chuẩn, quy chuẩn về thiết kế, mở rộng tham gia của các tổ chức, cá nhân trong việc lấy ý kiến các đồ án quy hoạch.
c) Giải pháp về công nghệ
- Khuyến khích phát triển các công trình xanh, tiết kiệm năng lượng, ứng dụng công nghệ thông minh tại các dự án phát triển nhà ở tại khu vực trung tâm đô thị, các khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc, cảnh quan.
- Tổ chức nghiên cứu, thiết kế và áp dụng các loại nhà ở thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, có thể tái sử dụng, tái cơ cấu hoặc tái chế các nguồn tài nguyên đã sử dụng.
d) Giải pháp về vốn, tài chính, tín dụng, thuế
- Hỗ trợ các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo khó khăn về nhà ở, đặc biệt đối với vùng sạt lở, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi bão lụt, từ đó từng bước giảm nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ trên địa bàn tỉnh theo các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.
- Kêu gọi đầu tư, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư các dự án phát triển nhà ở.
đ) Giải pháp về chính sách đất đai
- Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định về chính sách đất đai như: Bồi thường, giải phóng mặt bằng; lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tạo quỹ đất sạch để ưu tiên phát triển nhà ở xã hội.
- Thực hiện xây dựng, rà soát, bổ sung quy hoạch sử dụng đất, trong đó: Chú trọng đến quỹ đất phát triển nhà ở xã hội trong các khu đô thị để bố trí cho đầu tư dự án xây dựng nhà ở chung cư, đảm bảo nhu cầu nhà ở cho các đối tượng được hưởng chính sách về nhà ở xã hội trong các giai đoạn. Đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chỉ tiêu phân bổ xây dựng đối với kế hoạch phát triển nhà ở phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của từng giai đoạn.
- Đối với các dự án khu dân cư, tái định cư đã có chủ trương đầu tư, đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết cần đảm bảo thực hiện đúng tiến độ; trường hợp chủ đầu tư không triển khai hoặc chậm triển khai thực hiện theo tiến độ đã được phê duyệt thì phải tổ chức kiểm tra, đánh giá nguyên nhân để xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét xử lý thu hồi và giao cho các nhà đầu tư khác có năng lực để triển khai đầu tư xây dựng, tránh gây lãng phí quỹ đất.
e) Giải pháp tuyên truyền, vận động
- Tuyên truyền, vận động các tầng lớp dân cư thay đổi phương thức, tập quán từ sở hữu chuyển sang hình thức thuê nhà, từ hình thức nhà ở riêng lẻ chuyển sang căn hộ chung cư để phù hợp với điều kiện thu nhập của hộ gia đình, cá nhân và cuộc sống đô thị;
- Phát động phong trào, có tổ chức để phát huy sức mạnh cộng đồng trong phát triển nhà ở đặc biệt là hỗ trợ các đối tượng chính sách xã hội, các hộ nghèo khu vực đô thị, nông thôn cải thiện chỗ ở; các hộ gia đình khu vực nông thôn tham gia hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong việc cải tạo, xây dựng nhà ở.
Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 24 tháng 10 năm 2021.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khoá VIII, Kỳ họp chuyên đề lần thứ 2 thông qua ngày 14 tháng 10 năm 2021./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Nghị quyết 40/NQ-HĐND năm 2018 về thông qua Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hải Phòng đến năm 2020, năm 2025 và năm 2030
- 2 Quyết định 2804/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2030
- 3 Quyết định 2098/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2030
- 4 Quyết định 3895/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030
- 5 Quyết định 1365/QĐ-UBND.HC năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2030
- 6 Quyết định 2142/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030
- 7 Nghị quyết 121/NQ-HĐND năm 2021 về Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
- 8 Nghị quyết 50/NQ-HĐND năm 2021 thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Tiền Giang đến năm 2030
- 9 Nghị quyết 116/NQ-HĐND năm 2021 về điều chỉnh Phụ lục 9 kèm theo Nghị quyết 02/NQ-HĐND thông qua Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận