Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 12/2009/NQ-HĐND

Hải Phòng, ngày 23 tháng 7 năm 2009

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CẢI TẠO, NÂNG CẤP TRẠM BƠM ĐIỆN PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
KHÓA XIII, KỲ HỌP THỨ 16

(Từ ngày 20 đến ngày 22 tháng 7 năm 2009)

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004; Luật Ngân sách nhà nước ngày 06/12/2002; các văn bản hướng dẫn thi hành;
Sau khi xem xét Tờ trình số 30 /TTr-UBND ngày 14/7/2009 và Đề án số 3771 /ĐA-UBND ngày 14/7/2009 của Uỷ ban nhân dân thành phố về Cải tạo, nâng cấp trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân thành phố; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án số 3771 /ĐA-UBND ngày 14/7/2009 của Uỷ ban nhân dân thành phố về cải tạo, nâng cấp trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Điều 2. Cải tạo, nâng cấp các trạm bơm tưới (bao gồm nhà máy bơm, máy bơm, nhà quản lý, kênh hút) phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố được thực hiện như sau:

1. Nguyên tắc thực hiện:

- Việc cải tạo, nâng cấp trạm bơm điện phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm kinh phí đầu tư.

- Các trạm bơm thay thế phải phù hợp với điều kiện thực tế, có công nghệ tiên tiến; đảm bảo việc quản lý, sử dụng các công trình thủy lợi đạt hiệu quả cao.

- Phải kế thừa, tận dụng tối đa cơ sở vật chất, thiết bị hiện có còn phù hợp, tránh lãng phí.

2. Nguồn vốn và cơ cấu đầu tư:

a) Ngân sách thành phố đầu tư 80% kinh phí cải tạo, nâng cấp công trình trạm bơm; 100% kinh phí nạo vét kênh hút liên xã, 60% kinh phí nạo vét kênh hút trong phạm vi một xã.

b) Ngân sách huyện, quận, xã, phường và các nguồn thu của tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật đầu tư 20% kinh phí cải tạo, nâng cấp công trình trạm bơm.

c) Vận động nhân dân tự nguyện đóng góp nạo vét kênh hút trong phạm vi một xã.

3. Phân kỳ đầu tư: Đề án thực hiện trong 6 năm, từ năm 2010 đến năm 2015.

4. Về quản lý vốn đầu tư: Thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước, các quy định về quản lý đầu tư xây dựng của Nhà nước, Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Giao Uỷ ban nhân dân thành phố:

- Chỉ đạo các Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, quận tổ chức thực hiện Nghị quyết bằng quy chế quản lý cụ thể; dự toán kế hoạch kinh phí hàng năm trình Hội đồng nhân dân thành phố.

- Hàng năm báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố về tiến độ thực hiện đề án, tiến độ giải ngân, hiệu quả đầu tư và các nội dung đề án cần điều chỉnh.

- Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình Kiên cố hoá kênh tưới sau trạm bơm điện, báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố tại kỳ họp cuối năm 2009.

2. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các đoàn thể chính trị, xã hội vận động nhân dân tham gia thực hiện và giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, các Ban của Hội đồng nhân dân thành phố, các đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố khoá XIII thông qua tại kỳ họp thứ 16 ngày 22 tháng 7 năm 2009./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Thuận