HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2017/NQ-HĐND | Thái Nguyên, ngày 08 tháng 12 năm 2017 |
NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA ĐỀ ÁN “QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM GIAI ĐOẠN 2018-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN”
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA XIII, KỲ HỌP THỨ 6
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 15/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Thông tư 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;
Xét Tờ trình số 198/TTr-UBND ngày 21/11/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc thông qua Đề án “Quản lý và xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án “Quản lý và xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, với các nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu
a) Giai đoạn 2018 - 2020: Giảm 30% số hộ giết mổ động vật tại hộ kinh doanh, hộ chăn nuôi; phấn đấu 100% cơ sở giết mổ và các điểm kinh doanh sản phẩm động vật được cấp phép theo quy định; 100% các chợ, siêu thị thuộc các phường trung tâm thành phố, thị xã và thị trấn các huyện có kinh doanh sản phẩm động vật bắt buộc phải có dấu kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y; hình thành 06 cơ sở giết mổ động vật tập trung và 21 cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh.
b) Giai đoạn 2021 - 2030: Xóa bỏ hoàn toàn hình thức giết mổ động vật, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không đúng quy định; 100% cơ sở giết mổ động vật được cơ quan Thú y kiểm soát giết mổ; 100% số chợ, siêu thị kinh doanh sản phẩm động vật có dấu kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y; hình thành thêm 13 cơ sở giết mổ động vật tập trung và 49 cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ và xây dựng được ít nhất 01 cơ sở giết mổ động vật tập trung công nghiệp gắn với bảo quản phục vụ xuất khẩu.
2. Nhiệm vụ
a) Nhiệm vụ quản lý Nhà nước: Thông tin, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, đào tạo tập huấn về quản lý hoạt động giết mổ động vật, kinh doanh sản phẩm động vật đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường; thực hiện quản lý nhà nước đối với cơ sở giết mổ động vật và các cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật theo quy định của pháp luật.
b) Xây dựng hệ thống cơ sở giết mổ động vật: Thực hiện quy hoạch, bố trí đất đai cho các cơ sở giết mổ động vật tập trung (diện tích tối thiểu 10.000 m2/cơ sở) và các cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ (diện tích tối thiểu 500 m2/cơ sở); quy định công suất giết mổ tối thiểu phải đạt đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung, nhỏ lẻ, hỗn hợp.
c) Xây dựng chuỗi sản xuất chăn nuôi gắn với giết mổ tiêu thụ sản phẩm: Đến năm 2030 hình thành trên 50 chuỗi hợp tác, liên kết chăn nuôi, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm.
3. Các giải pháp
a) Về thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, đào tạo tập huấn: Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật bằng nhiều hình thức cho các tổ chức, cá nhân chăn nuôi, giết mổ, buôn bán sản phẩm động vật và người tiêu dùng chấp hành nghiêm chỉnh Luật An toàn thực phẩm, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Thú y; chấp hành những quy định của chính quyền địa phương về giết mổ, buôn bán sản phẩm động vật; sử dụng sản phẩm động vật có nguồn gốc an toàn, được kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y.
b) Về quy hoạch địa điểm, bố trí đất đai xây dựng cơ sở giết mổ động vật: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm quy hoạch địa điểm đưa vào kế hoạch sử dụng đất của địa phương để xây dựng cơ sở giết mổ; đất dành cho xây dựng cơ sở giết mổ động vật phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, quy hoạch xây dựng nông thôn mới; cơ sở giết mổ động vật phải tuân thủ quy định tại khoản 1, 2 Điều 69 của Luật thú y; cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật tuân thủ khoản 3 Điều 69 của Luật Thú y.
c) Về khoa học, công nghệ
Công nghệ giết mổ và bảo quản sau giết mổ: Tùy thuộc vào quy mô, công suất giết mổ động vật, chủ đầu tư lựa chọn công nghệ giết mổ động vật, quy trình vận hành, bảo quản, vận chuyển sản phẩm động vật cho phù hợp đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và hiệu quả kinh tế. Khuyến khích các cơ sở giết mổ động vật tập trung áp dụng quy trình công nghệ "giết mổ treo"; giết mổ gắn với sơ chế "pha lóc"; giết mổ gắn với bảo quản lạnh; công nghệ giết mổ gắn với công nghệ xử lý môi trường.
Giải pháp xử lý chất thải, nước thải bảo vệ môi trường: Khuyến khích áp dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải như: Công trình khí sinh học BIOGAZ; công trình BIOGAZ kết hợp thu gom chất thải rắn bằng hệ thống máy ép phân; hệ thống bể lắng, hồ sinh học; xử lý môi trường bằng chế phẩm sinh học; thực hiện quy định về báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định.
d) Giải pháp quản lý Nhà nước về hoạt động giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật: Phân định rõ trách nhiệm thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời có giải pháp cụ thể nhằm tăng cường nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giết mổ, kinh doanh sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
e) Giải pháp về nhân lực
Tuyển chọn những người có trình độ chuyên môn theo quy định và tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ thực hiện công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ động vật; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý nhà nước đối với đội ngũ công chức, viên chức thực thi nhiệm vụ.
Bổ sung nhân lực thực hiện công tác kiểm dịch động vật; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát giết mổ và vệ sinh thú y theo quy định.
f) Thu hút đầu tư: Đảm bảo thực thi hiệu quả chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật.
4. Chính sách hỗ trợ
a) Hỗ trợ công tác quản lý Nhà nước: Hỗ trợ kinh phí tổ chức hội nghị triển khai; thông tin tuyên truyền; đào tạo, tập huấn; hỗ trợ trang phục cho Kiểm dịch viên; mua máy móc, thiết bị phục vụ công tác kiểm soát giết mổ, an toàn thực phẩm; thanh tra, kiểm tra.
b) Hỗ trợ chi phí vận chuyển gia súc, gia cầm đến cơ sở giết mổ tập trung và nhỏ lẻ để giết mổ:
- Đối tượng, nội dung và điều kiện hỗ trợ: Hỗ trợ tổ chức, cá nhân đưa động vật đến giết mổ tại cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong quy hoạch, có kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y.
- Mức hỗ trợ: 60.000 đồng/con đối với trâu bò; 15.000 đồng/con đối với lợn, dê và 1.500 đ/con đối với gia cầm. Thời gian hỗ trợ trong 02 năm đầu, kể từ khi cơ sở giết mổ động vật đi vào hoạt động có sản phẩm.
c) Hỗ trợ đối với tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ:
- Hỗ trợ 50% chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng theo đơn giá bồi thường, giải phóng mặt bằng do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại thời điểm triển khai dự án, tối đa không quá 500 triệu đồng/cơ sở;
- Hỗ trợ 50% chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng và thiết bị trong hàng rào dự án (bao gồm nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ, xử lý chất thải, nước thải, điện, nước...) nhưng không quá 400 triệu đồng/cơ sở;
- Hỗ trợ 70% chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào (đối với trường hợp cơ sở chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào). Hỗ trợ không quá 300 triệu đồng/cơ sở;
- Hỗ trợ chi phí giết mổ: 35.000 đồng/con đối với lợn, dê; 100.000 đồng/con đối với trâu, bò; 1.500 đồng/con đối với gia cầm. Hỗ trợ không quá 150 triệu đồng/cơ sở/năm. Thời gian hỗ trợ trong 02 năm đầu, kể từ khi cơ sở giết mổ động vật đi vào hoạt động có sản phẩm.
- Hỗ trợ 100 % phí kiểm soát giết mổ: 14.000 đ/con đối với trâu, bò, ngựa; 7.000 đồng/con đối với lợn (trên 15kg), dê; 700 đồng/con đối với lợn (dưới 15kg); 200 đồng/con đối với gia cầm các loại. Thời gian hỗ trợ trong 02 năm đầu, kể từ khi cơ sở giết mổ động vật đi vào hoạt động có sản phẩm.
d) Ngoài những chính sách trên còn được hưởng các chính sách khác của Trung ương và của tỉnh đã ban hành.
5. Kinh phí thực hiện
Khái toán kinh phí đầu tư, xây dựng các cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2030 là 191.279 triệu đồng, trong đó: Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 112.477 triệu đồng; vốn chủ dự án đối ứng: 78.802 triệu đồng.
a) Giai đoạn 2018 - 2020: 56.222 triệu đồng. Trong đó ngân sách nhà nước: 35.739 triệu đồng (Năm 2018: 10.345 triệu đồng; năm 2019: 15.049 triệu đồng; năm 2020: 10.345 triệu đồng); phần vốn còn lại do chủ dự án đối ứng.
b) Giai đoạn 2020 - 2030: 135.057 triệu đồng. Trong đó ngân sách nhà nước: 76.738 triệu đồng; phần vốn còn lại do chủ dự án đối ứng.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khóa XIII, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 2367/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh An Giang giai đoạn 2018-2025
- 2 Quyết định 3548/QĐ-UBND năm 2017 về quy chế phối hợp quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 3 Quyết định 5003/QĐ-UBND năm 2017 điều chỉnh Quyết định 5791/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020
- 4 Quyết định 14/2017/QĐ-UBND Quy định về Quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 5 Thông tư 285/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y do Bộ Tài chính ban hành
- 6 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8 Luật thú y 2015
- 9 Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 10 Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- 11 Luật bảo vệ môi trường 2014
- 12 Luật Xây dựng 2014
- 13 Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 14 Luật an toàn thực phẩm 2010
- 1 Quyết định 2367/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh An Giang giai đoạn 2018-2025
- 2 Quyết định 3548/QĐ-UBND năm 2017 về quy chế phối hợp quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 3 Quyết định 5003/QĐ-UBND năm 2017 điều chỉnh Quyết định 5791/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020
- 4 Quyết định 14/2017/QĐ-UBND Quy định về Quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh