HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 136/2021/NQ-HĐND | Gia Lai, ngày 25 tháng 02 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ MƯỜI BẢY
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Pháp lệnh Công an xã ngày 21 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ;
Căn cứ Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
Xét Tờ trình số 222/TTr-UBND ngày 19 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xem xét, quyết định ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định về chức danh, bố trí số lượng người, chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; người trực tiếp tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố và khoán kinh phí hoạt động đối với tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại Kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Nghị quyết này quy định về chức danh, bố trí số lượng người, chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), ở thôn, làng, buôn, bôn, plơi, plei,... (gọi chung là thôn), ở tổ dân phố, khối phố, khu phố,... (gọi chung là tổ dân phố); người trực tiếp tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố và khoán kinh phí hoạt động đối với các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai, gồm:
1. Chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
2. Bố trí số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
3. Mức phụ cấp của từng chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố.
4. Mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố.
5. Mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
6. Mức khoán kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã.
7. Hỗ trợ thôi việc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư.
1. Cán bộ cấp xã.
2. Công chức cấp xã.
3. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
4. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố.
5. Người trực tiếp tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố.
6. Các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã.
7. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã gồm 15 chức danh như sau:
1. Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2. Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
3. Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
4. Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam.
5. Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
6. Chủ tịch Hội Người cao tuổi.
7. Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ.
8. Văn phòng Đảng ủy.
9. Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự.
10. Kiểm tra - Tổ chức hoặc Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra - Tổ chức ở nơi có từ 300 đảng viên trở lên.
11. Tuyên giáo - Dân vận.
12. Chủ nhiệm Trung tâm Văn hóa - Thể thao hoặc Quản lý văn hóa, thông tin.
13. Dân tộc - Tôn giáo.
14. Thú y - Chăn nuôi.
15. Bảo vệ.
Điều 4. Bố trí số lượng tối đa người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
1. Cấp xã loại 1 được bố trí tối đa 14 người.
2. Cấp xã loại 2 được bố trí tối đa 12 người.
3. Cấp xã loại 3 được bố trí tối đa 10 người.
4. Cấp xã loại 1, loại 2, loại 3 được xác định theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp xã của cấp có thẩm quyền.
Điều 5. Bố trí số lượng cụ thể người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã của từng chức danh
1. Cấp xã được bố trí đủ 08 chức danh quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 3 Nghị quyết này: mỗi chức danh bố trí 01 người.
2. Cấp xã được bố trí đủ chức danh Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự như sau:
a) Cấp xã được bố trí 01 Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
b) Cấp xã loại 1, xã biên giới được bố trí 02 Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự.
3. Trường hợp thật sự cần thiết cấp xã được bố trí các chức danh quy định tại khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15 Điều 3 Nghị quyết này, cụ thể như sau:
a) Cấp xã được bố trí mỗi chức danh quy định tại khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15 Điều 3 Nghị quyết này là 01 người.
b) Việc bố trí theo quy định tại điểm a khoản này được xem xét trong phạm vi số lượng người quy định tại
4. Căn cứ quy định tại Điều 3, Điều 4 và khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này để Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định chức danh, bố trí số lượng người của từng chức danh đảm bảo phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, công việc thực tế; không nhất thiết phải bố trí tối đa chức danh, số lượng người quy định tại Điều 3, Điều 4 Nghị quyết này.
Điều 6. Mức phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
1. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng mức phụ cấp hằng tháng bằng 1,6 lần mức lương cơ sở/người/tháng.
2. Mức phụ cấp hằng tháng quy định tại khoản 1 Điều này đã bao gồm kinh phí hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định pháp luật.
Điều 7. Mức phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố
1. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này) được hưởng mức phụ cấp hằng tháng như sau:
a) Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố được hưởng mức phụ cấp hằng tháng bằng 1,35 lần mức lương cơ sở/người/tháng.
b) Trưởng Ban Công tác Mặt trận được hưởng mức phụ cấp hằng tháng bằng 1,25 lần mức lương cơ sở/người/tháng.
2. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã biên giới được hưởng mức phụ cấp hằng tháng như sau:
a) Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn được hưởng mức phụ cấp hằng tháng bằng 1,7 lần mức lương cơ sở/người/tháng.
b) Trưởng Ban Công tác Mặt trận được hưởng mức phụ cấp hằng tháng bằng 1,6 lần mức lương cơ sở/người/tháng.
Điều 8. Mức bồi dưỡng hằng tháng đối với người trực tiếp tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố
Người trực tiếp tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố được hưởng mức bồi dưỡng hằng tháng như sau:
1. Phó Bí thư Chi bộ; Phó trưởng thôn hoặc Phó Tổ trưởng tổ dân phố; Chi hội trưởng Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Chi hội trưởng Hội Phụ nữ Việt Nam; Chi hội trưởng Hội Nông dân Việt Nam; Bí thư Chi đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được hưởng mức bồi dưỡng hằng tháng bằng 0,9 lần mức lương cơ sở/người/tháng.
2. Công an viên (ở nơi không tổ chức lực lượng bảo vệ dân phố theo quy định tại Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về bảo vệ dân phố) được hưởng mức bồi dưỡng hằng tháng bằng 1,15 lần mức lương cơ sở/người/tháng.
1. Mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã:
a) Chức danh kiêm nhiệm thứ nhất được hưởng mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 85% mức phụ cấp của chức danh quy định tại
b) Chức danh kiêm nhiệm thứ hai được hưởng mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức phụ cấp của chức danh quy định tại
2. Mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố:
a) Chức danh kiêm nhiệm thứ nhất được hưởng mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 85% mức phụ cấp của chức danh quy định tại
b) Chức danh kiêm nhiệm thứ hai được hưởng mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức phụ cấp của chức danh quy định tại
3. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Điều 10. Mức khoán kinh phí hoạt động hằng tháng của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã
1. Mức khoán kinh phí hoạt động hằng tháng của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã (gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh):
a) Mức khoán kinh phí hoạt động hằng tháng đối với các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã loại 1 là 1,0 lần mức lương cơ sở/tổ chức/tháng.
b) Mức khoán kinh phí hoạt động hằng tháng đối với các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã loại 2 là 0,95 lần mức lương cơ sở/tổ chức/tháng.
c) Mức khoán kinh phí hoạt động hằng tháng đối với các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã loại 3 là 0,9 lần mức lương cơ sở/tổ chức/tháng.
2. Ngoài mức khoán quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ khả năng ngân sách theo phân cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã có thể xem xét, quyết định bổ sung kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thực tế.
Điều 11. Hỗ trợ thôi việc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư
1. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư do sắp xếp chức danh, bố trí số lượng người theo quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 Nghị quyết này mà không được tiếp tục sắp xếp, bố trí giữ các chức vụ, chức danh được hưởng chế độ, chính sách hằng tháng từ ngân sách nhà nước và có thời gian giữ các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã từ đủ 12 tháng trở lên thì được hỗ trợ một lần như sau:
STT | Thời gian công tác | Mức hỗ trợ |
1 | Từ đủ 12 tháng đến đủ 30 tháng | 02 tháng phụ cấp |
2 | Từ trên 30 tháng đến đủ 60 tháng | 04 tháng phụ cấp |
3 | Từ trên 60 tháng đến đủ 66 tháng | 4,5 tháng phụ cấp |
4 | Từ trên 66 tháng đến đủ 72 tháng | 05 tháng phụ cấp |
5 | Từ trên 72 tháng đến đủ 78 tháng | 5,5 tháng phụ cấp |
6 | Từ trên 78 tháng đến đủ 84 tháng | 06 tháng phụ cấp |
7 | Từ trên 84 tháng đến đủ 90 tháng | 6,5 tháng phụ cấp |
8 | Từ trên 90 tháng đến đủ 96 tháng | 07 tháng phụ cấp |
9 | Từ trên 96 tháng đến đủ 102 tháng | 7,5 tháng phụ cấp |
10 | Từ trên 102 tháng đến đủ 108 tháng | 08 tháng phụ cấp |
11 | Từ trên 108 tháng trở lên | 08 tháng phụ cấp (mức tối đa) |
2. Mức phụ cấp để tính hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều này được tính theo mức phụ cấp hằng tháng của chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đang được hưởng trước khi thôi việc.
3. Trường hợp tại thời điểm thôi việc, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã kiêm nhiệm chức danh khác ở cấp xã hoặc ở thôn, tổ dân phố được hưởng chế độ, chính sách hằng tháng từ ngân sách nhà nước thì chỉ tính hỗ trợ theo 01 chức danh có mức phụ cấp hằng tháng cao nhất.
4. Thời gian công tác để tính chính sách hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều này là toàn bộ thời gian giữ các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; trường hợp thời gian giữ các chức danh không liên tục thì được cộng dồn để tính hưởng chính sách hỗ trợ.
Kinh phí thực hiện Nghị quyết này do ngân sách trung ương và địa phương đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan.
1. Nghị quyết này thay thế 02 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai gồm: Nghị quyết số 137/2015/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2015 về việc quy định chức danh, số lượng và một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách, các tổ chức chính trị xã hội ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 19/2016/NQ-HĐND ngày 30 tháng 6 năm 2016 về việc sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 1 của Quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 137/2015/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chức danh, số lượng và một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách, các tổ chức chính trị xã hội ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết này.
3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai khóa XI, Kỳ họp thứ Mười bảy thông qua ngày 25 tháng 02 năm 2021 và có hiệu lực thi hành từ ngày 07 tháng 3 năm 2021.
| CHỦ TỊCH |