HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 140/2015/NQ-HĐND | Kiên Giang, ngày 09 tháng 12 năm 2015 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC PHÂN BỔ DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2016
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 17
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 203/TTr-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phân bổ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2016; Báo cáo thẩm tra số 159/BC-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân; ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tán thành Tờ trình số 203/TTr-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phân bổ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2016 như sau:
I. VỀ THU NGÂN SÁCH NĂM 2016
1. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 6.290.000 triệu đồng.
a) Thu nội địa: 4.910.000 đồng.
b) Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 120.000 triệu đồng.
c) Các khoản thu được để lại chi quản lý qua ngân sách: 1.260.000 triệu đồng.
- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết: 1.150.000 triệu đồng.
- Thu để lại chi quản lý qua ngân sách: 110.000 triệu đồng.
Trong tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 6.290.000 triệu đồng, phân chia ngân sách cấp huyện, cấp xã thu 1.858.540 triệu đồng.
2. Tổng thu ngân sách địa phương được sử dụng: 10.267.491 triệu đồng.
Trong đó:
a) Thu bổ sung từ ngân sách trung ương: 3.963.691 triệu đồng.
Bao gồm:
+ Bổ sung cân đối ổn định: 1.992.778 triệu đồng.
+ Bổ sung có mục tiêu: 1.771.853 triệu đồng.
+ Bổ sung tiền lương cơ sở: 199.060 triệu đồng.
b) Thu được hưởng theo phân cấp: 4.787.100 triệu đồng.
c) Thu quản lý qua ngân sách: 1.260.000 triệu đồng.
d) Thu chuyển nguồn năm 2015 sang năm 2016: 256.700 triệu đồng.
II. VỀ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2016
1. Tổng chi ngân sách địa phương: 10.267.491 triệu đồng.
a) Chi đầu tư phát triển: 2.691.792 triệu đồng.
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung: 801.900 triệu đồng.
- Chi đầu tư từ nguồn thu tiền thuê đất trả một lần cho cả thời gian thuê 125.000 triệu đồng (sẽ phân bổ chi tiết trong 6 tháng đầu năm 2016).
- Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất: 800.000 triệu đồng.
- Chi đầu tư từ nguồn trung ương đầu tư có mục tiêu: 964.892 triệu đồng.
b) Chi thường xuyên: 5.848.230 triệu đồng.
c) Chi sự nghiệp các mục tiêu, nhiệm vụ: 324.639 triệu đồng.
d) Chi lập quỹ dự trữ tài chính: 1.040 triệu đồng.
đ) Dự phòng ngân sách: 141.790 triệu đồng.
e) Các khoản chi quản lý qua ngân sách: 1.260.000 triệu đồng.
2. Trong tổng chi ngân sách địa phương: 10.267.491 triệu đồng, phân chia ngân sách cấp huyện, cấp xã chi: 4.666.242 triệu đồng.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU TRONG TỔ CHỨC THỰC HIỆN TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH NĂM 2016
1. Tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và nhiệm vụ thu theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Nâng cao chất lượng công tác dự báo thu, kết hợp với tăng cường kỷ luật tài khóa thông qua kiểm soát chặt nguồn thu, tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, chống buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận thuế, nợ đọng thuế.
2. Tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, chi cho bộ máy quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công và không ban hành các chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách nhà nước khi chưa có nguồn bảo đảm. Hạn chế tối đa việc đề xuất ứng trước dự toán. Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn, chi thực hiện chuyển nguồn đối với một số khoản chi thật sự cần thiết theo đúng quy định của pháp luật. Kiên quyết không thực hiện việc chuyển nguồn đối với các nhiệm vụ do chủ quan của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện chậm.
Chủ động rà soát sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, bố trí kinh phí thực hiện bảo đảm trong phạm vi dự toán đã được phân bổ đầu năm; rà soát chính sách, chế độ đã ban hành để lồng ghép, bảo đảm không chồng chéo.
3. Tiếp tục bố trí nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định. Riêng đối với ngân sách cấp xã nguồn thực hiện cải cách tiền lương chưa sử dụng hết đang giữ lại tại cấp xã, phải chuyển trả về cấp huyện để tạo nguồn tập trung phân bổ cho các đơn vị thiếu; toàn bộ nguồn kinh phí tiền lương phải được hạch toán, quản lý riêng để tạo nguồn tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương, không sử dụng nguồn kinh phí này cho các mục đích khác.
4. Tập trung đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng.
5. Các ngành, các cấp, các địa phương cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và tự kiểm tra trong việc quản lý và sử dụng ngân sách. Xử lý và thực hiện đúng, kịp thời theo quy định của pháp luật đối với những cá nhân và tập thể vi phạm theo kết luận của các cơ quan có thẩm quyền về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước.
Điều 2. Thời gian thực hiện
Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua và thực hiện năm ngân sách từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
Hội đồng nhân dân giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai, tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sử dụng dự phòng ngân sách cấp mình, hàng quý báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giám sát việc tổ chức thực hiện nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa VIII, kỳ họp thứ 17 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2015.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Nghị quyết 36/2016/NQ-HĐND điều chỉnh dự toán thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh Kiên Giang năm 2016
- 2 Quyết định 246/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Kiên Giang hết hiệu lực
- 3 Quyết định 246/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Kiên Giang hết hiệu lực
- 1 Nghị quyết 24/NQ-HĐND năm 2016 về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương năm 2017 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 2 Nghị quyết 26/NQ-HĐND năm 2016 về dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2017 do tỉnh Sơn La ban hành
- 3 Nghị quyết 29/2016/NQ-HĐND về quyết định dự toán thu, chi ngân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách tỉnh và kế hoạch đầu tư công tỉnh Nam Định năm 2017
- 4 Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016
- 5 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014
- 6 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 7 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 8 Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 9 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 1 Nghị quyết 26/NQ-HĐND năm 2016 về dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2017 do tỉnh Sơn La ban hành
- 2 Nghị quyết 29/2016/NQ-HĐND về quyết định dự toán thu, chi ngân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách tỉnh và kế hoạch đầu tư công tỉnh Nam Định năm 2017
- 3 Nghị quyết 24/NQ-HĐND năm 2016 về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương năm 2017 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 4 Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016