HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/NQ-HĐND | Sơn La, ngày 14 tháng 12 năm 2016 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TỈNH SƠN LA NĂM 2017
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 2309/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính Phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2017;
Căn cứ Quyết định số 2577/QĐ-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2016;
Xét đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 367/TTr-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2016; Báo cáo thẩm tra số 136/BC-KTNS ngày 10 tháng 12 năm 2016 của Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Dự toán thu chi ngân sách tỉnh Sơn La năm 2017, như sau:
1. Thu ngân sách: 11.562.320 triệu đồng, bằng 116,8% so dự toán năm 2016 và bằng 104,2% so Bộ Tài chính giao, trong đó:
1.1. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 4.050.000 triệu đồng, bằng 104,2% so dự toán năm 2016 và tăng 9% so với dự toán Bộ Tài chính giao.
- Thu điều tiết ngân sách Trung ương: 177.670 triệu đồng.
(Điều tiết theo tỷ lệ: 177.670 triệu đồng; chưa bao gồm: Thuế XNK: 4.500 triệu đồng, kinh phí ATGT: 21.000 triệu đồng).
- Thu ngân sách địa phương được hưởng: 3.872.330 triệu đồng.
1.2. Thu từ chuyển nguồn ngân sách năm 2016: 44.842 triệu đồng.
1.3. Nguồn bổ sung thực hiện chính sách: 86.660 triệu đồng.
1.4. Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương: 7.380.818 triệu đồng, bằng 123% so với dự toán 2016 và bằng 100% so Bộ Tài chính giao.
2. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2017: 11.597.520 triệu đồng.
2.1. Chi đầu tư phát triển: 919.820 triệu đồng.
2.2. Chi đầu tư từ nguồn thu CQSD đất: 320.000 triệu đồng.
2.3. Chi đầu tư từ nguồn XSKT: 50.000 triệu đồng.
2.4. Chi từ nguồn bội chi NSĐP: 56.200 triệu đồng.
2.5. Chi thường xuyên: 8.474.011 triệu đồng.
- Chi sự nghiệp kinh tế, môi trường: 806.958 triệu đồng.
- Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo: 3.984.905 triệu đồng.
- Chi sự nghiệp Y tế - phòng chống dịch: 1.034.552 triệu đồng.
- Chi sự nghiệp khoa học công nghệ: 21.680 triệu đồng.
- Chi sự nghiệp Văn hóa - thông tin và TDTT: 97.080 triệu đồng.
- Chi sự nghiệp Phát thanh truyền hình: 61.561 triệu đồng.
- Chi sự nghiệp Đảm bảo xã hội: 396.508 triệu đồng.
- Chi quản lý hành chính: 1.759.136 triệu đồng.
- Chi an ninh - quốc phòng và đối ngoại: 282.086 triệu đồng.
- Chi đảm bảo an toàn giao thông: 9.000 triệu đồng.
- Tiết kiệm chi: 5.000 triệu đồng.
- Chi khác ngân sách: 15.545 triệu đồng.
2.6. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: 1.200 triệu đồng.
2.7. 50% tăng thu so dự toán BTC giao thực hiện CCT: 75.500 triệu đồng.
2.8. Dự phòng ngân sách: 192.002 triệu đồng.
2.9. Chi thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu: 1.508.787 triệu đồng.
- Chi chương trình mục tiêu quốc gia: 604.860 triệu đồng.
- Chi thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ khác: 809.156 triệu đồng.
- Vốn sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ khác: 94.771 triệu đồng.
(có Phụ lục chi tiết kèm theo)
3. Bội chi ngân sách địa phương: 56.200 triệu đồng.
4. Tổng số vay trong năm: 157.000 triệu đồng (trong đó: Vay để bù đắp bội chi 56.200 triệu đồng; vay để trả nợ gốc 100.800 triệu đồng).
5. Giải pháp để thực hiện có hiệu quả dự toán ngân sách năm 2017
5.1.Thu ngân sách
- Thực hiện quản lý thu ngân sách theo đúng quy định của Luật Ngân sách 2015, đúng chính sách, chế độ hiện hành; tổng hợp đầy đủ các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào NSNN. Tập trung chỉ đạo quyết liệt chống thất thu, thu số thuế nợ đọng từ các năm trước. Tăng cường phân cấp quản lý thu, ủy nhiệm thu cho xã, phường, thị trấn, nâng cao trách nhiệm và tạo tính chủ động của các cấp, các ngành trong thực hiện thu ngân sách nhà nước.
- Triển khai đồng bộ các giải pháp thu ngân sách, phấn đấu số thu trên địa bàn năm 2017 (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết) tăng bình quân tối thiểu 13 - 15% so với đánh giá ước thực hiện năm 2016 (loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách) và tăng cao hơn nhiệm vụ Chính phủ giao, đáp ứng các nhiệm vụ chi ngân sách địa phương năm 2017 và 7 chương trình hành động trọng tâm theo Nghị quyết số 10-NQ/ĐH ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV.
- Thực hiện điều hành nhiệm vụ thu ngân sách đảm bảo nguyên tắc: Tích cực, vững chắc và sát với nguồn thu phát sinh, tăng thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và thu từ đấu giá quyền sử dụng đất; thực hiện tốt các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trường, xây dựng, bồi dưỡng nguồn thu ngân sách ổn định và bền vững; tạo nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và hoàn thành công tác cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính Phủ.
5.2. Chi ngân sách
- Thực hiện điều chỉnh cơ cấu chi ngân sách hợp lý, phù hợp với thực tiễn của địa phương, từng bước giảm dần các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập, để tăng chi cho lĩnh vực an sinh xã hội, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; đáp ứng yêu cầu kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý; đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, tăng chi cho lĩnh vực giáo dục đào tạo, an sinh xã hội.
- Thực hiện nghiêm quy định của Luật Đầu tư Công, dự toán chi đầu tư phát triển đảm bảo phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 đã được HĐND tỉnh quyết nghị.
- Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2017 tăng so với dự toán năm 2016 (Chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung, Chi đầu tư từ nguồn bội chi ngân sách địa phương) tập trung đối ứng các dự án sử dụng nguồn vốn ODA; dự án điện nông thôn, miền núi; đầu tư xây dựng trụ sở xã; đầu tư các tuyến đường giao thông đến xã; thực hiện chương trình nông thôn mới; trả nợ nguồn vốn ứng trước ngân sách Trung ương và các công trình trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV.
- Tăng cường công tác quản lý đầu tư từ ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Đầu tư công, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2012 và Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30 tháng 4 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn Trái phiếu Chính phủ.
- Chấn chỉnh công tác lập dự án, bố trí kế hoạch vốn, quản lý đầu tư, khắc phục bố trí vốn dàn trải và các dự án kéo dài. Rà soát và có biện pháp nâng cao năng lực thi công, đảm bảo chất lượng công trình của các nhà thầu. Triển khai thực hiện tốt quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng theo Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.
- Nguồn thu tiền sử dụng đất để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các dự án di dân, tái định cư, chuẩn bị mặt bằng xây dựng; phân bổ lập quỹ phát triển đất theo quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ; bố trí đủ kinh phí hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2011 và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2013.
- Nguồn thu xổ số kiến thiết: Bố trí 80% để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề và y tế; 20% thực hiện làm đường giao thông nông thôn theo Nghị quyết số 115/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Số tăng thu so với dự toán HĐND tỉnh giao (nếu có), tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Đối với nguồn vốn bội chi ngân sách địa phương và nguồn vốn vay trả nợ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ tiến hành giải ngân sau khi đã thực hiện được khoản vay mới.
- Đối với dự toán chi thường xuyên: Căn cứ tổng dự toán chi ngân sách của từng lĩnh vực đã được HĐND tỉnh phê duyệt; UBND tỉnh quyết định giao chi tiết cho các đơn vị các cấp ngân sách theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước; đảm bảo theo các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017, gắn với lộ trình thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, tinh giản biên chế nhanh hơn lộ trình để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, hàng quý tổng hợp, báo cáo Thường trực HĐND tỉnh và các Ban HĐND tỉnh.
- Các cấp ngân sách, các đơn vị tổ chức điều hành dự toán linh hoạt, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được Chính phủ, Bộ Tài chính giao, cân đối đủ nguồn vốn thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định của Chính phủ, Nghị quyết HĐND tỉnh và các nhiệm vụ mới phát sinh trong năm 2016, 2017: Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn; kinh phí thực hiện chế độ đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP của Chính Phủ; kinh phí bình đẳng giới theo Khoản 5, Điều 8 và Khoản 1, Điều 41, Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015...; kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trồng cây ăn quả, cây dược liệu dưới tán cây ăn quả; kinh phí triển khai ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp; kinh phí thực hiện các chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo tiêu chuẩn Vietgap; kinh phí thực hiện cải cách tiền lương từ 1.210.000 đồng/tháng lên 1.300.000 đồng, lương hưu và trợ cấp ưu đãi đối với người có công từ ngày 01 tháng 01 năm 2017…
- Thực hiện lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ, đẩy mạnh việc triển khai cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập, tính toán cụ thể khả năng tăng thu của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc từng lĩnh vực để giảm mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; tiếp tục thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ.
- Đối với một số khoản chi chưa phân bổ chi tiết như: Sự nghiệp giáo dục - đào tạo, đảm bảo xã hội, y tế... căn cứ tổng dự toán chi ngân sách của từng lĩnh vực đã được HĐND tỉnh phê duyệt; khi đủ điều kiện UBND tỉnh lập phương án phân bổ trình Thường trực HĐND tỉnh trước khi quyết định phân bổ chi tiết và báo cáo với HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
- Nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu, đảm bảo các nội dung và cơ cấu theo mức hỗ trợ của Chính phủ và các nội công việc, các chính sách chuyển tiếp từ năm 2016. Tăng kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, kinh phí bảo vệ phát triển vốn rừng tại các huyện nghèo, các nhiệm vụ còn lại bố trí bằng dự toán năm 2016.
- Đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao ở những vùng có điều kiện theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ. Huy động tối đa nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong xã hội, lồng ghép nguồn vốn ngân sách và các chương trình mục tiêu để thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo. Phấn đấu năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều toàn tỉnh giảm xuống còn 28,44%, riêng các huyện 30a giảm từ 4 - 5%/năm; có 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2020 có 23 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
- Thực hiện triệt để tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước. Thực hiện công khai tình hình quản lý, sử dụng ngân sách của các cấp, các ngành và các đơn vị dự toán. Tập trung vào các nội dung theo chỉ đạo của Chính Phủ: Mua sắm, sửa chữa tài sản; sử dụng xe ô tô; sử dụng trụ sở, chi tiếp khách, hội nghị, sử dụng xăng dầu, điện chiếu sáng...; Các cấp ngân sách, các đơn vị hành chính, sự nghiệp phải thực hiện tiết kiệm tối thiểu 10% chi thường xuyên (Không bao gồm tiền lương và các khoản có tính chất lương) để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định của Chính phủ.
- Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hoạt động tài chính của các cấp ngân sách, các đơn vị dự toán. Tăng cường công tác tự kiểm tra, công tác giám sát cộng đồng của nhân dân nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp ngân sách, chủ tài khoản các đơn vị dự toán trong công tác quản lý, điều hành ngân sách và thực hiện các dự án đầu tư; nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các dự án sau đầu tư.
- Thực hiện tốt Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 103/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết.
2. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, tổ đại biểu HĐND và các vị đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa XIV, kỳ họp lần thứ 3 thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày thông qua./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN |
- 1 Nghị quyết 56/NQ-HĐND năm 2017 về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Dự toán thu, chi ngân sách địa phương; phân bổ dự toán ngân sách địa phương năm 2018
- 2 Nghị quyết 59/NQ-HĐND năm 2016 dự toán thu, chi ngân sách địa phương; mức bổ sung cho ngân sách cấp huyện, cấp xã và phương án phân bổ dự toán ngân sách năm 2017; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách địa phương giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 3 Nghị quyết 29/2016/NQ-HĐND về quyết định dự toán thu, chi ngân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách tỉnh và kế hoạch đầu tư công tỉnh Nam Định năm 2017
- 4 Nghị quyết 65/NQ-HĐND năm 2016 dự toán thu ngân sách nhà nước và phân bổ dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2017 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 5 Nghị quyết 26/NQ-HĐND năm 2016 về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2017 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 6 Quyết định 2309/QĐ-TTg năm 2016 về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 2577/QĐ-BTC năm 2016 về giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2017 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8 Nghị quyết 140/2015/NQ-HĐND về phân bổ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2016 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 9 Quyết định 40/2015/QĐ-TTg về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Nghị quyết 115/2015/NQ-HĐND Quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các nội dung, công việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015-2020 do tỉnh Sơn La ban hành
- 11 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 12 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 13 Chỉ thị 07/CT-TTg năm 2015 về tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn vốn đầu tư công do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14 Nghị quyết 39-NQ/TW năm 2015 tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 15 Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
- 16 Nghị định 84/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- 17 Luật Đầu tư công 2014
- 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
- 19 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013
- 20 Nghị định 117/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước
- 21 Chỉ thị 05/CT-TTg năm 2013 về tập trung chỉ đạo và tăng cường biện pháp thực hiện để trong năm 2013 hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 22 Chỉ thị 27/CT-TTg năm 2012 về giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 23 Chỉ thị 1474/CT-TTg năm 2011 về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 24 Nghị định 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- 25 Quyết định 28/2008/QĐ-UBND về giao dự toán thu, chi Ngân sách địa phương năm 2009 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 26 Nghị định 103/2007/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- 27 Nghị định 107/2006/NĐ-CP quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách
- 28 Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước
- 29 Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao do Chính Phủ ban hành
- 30 Quyết định 80/2005/QĐ-TTg về Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 28/2008/QĐ-UBND về giao dự toán thu, chi Ngân sách địa phương năm 2009 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 2 Nghị quyết 140/2015/NQ-HĐND về phân bổ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2016 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 3 Nghị quyết 65/NQ-HĐND năm 2016 dự toán thu ngân sách nhà nước và phân bổ dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2017 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 4 Nghị quyết 29/2016/NQ-HĐND về quyết định dự toán thu, chi ngân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách tỉnh và kế hoạch đầu tư công tỉnh Nam Định năm 2017
- 5 Nghị quyết 26/NQ-HĐND năm 2016 về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2017 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 6 Nghị quyết 59/NQ-HĐND năm 2016 dự toán thu, chi ngân sách địa phương; mức bổ sung cho ngân sách cấp huyện, cấp xã và phương án phân bổ dự toán ngân sách năm 2017; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách địa phương giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 7 Nghị quyết 56/NQ-HĐND năm 2017 về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Dự toán thu, chi ngân sách địa phương; phân bổ dự toán ngân sách địa phương năm 2018