Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 151/2015/NQ-HĐND

Thanh Hóa, ngày 11 tháng 12 năm 2015

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC BAN HÀNH CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2016-2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 15

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Sau khi xem xét Tờ trình số 128/TTr-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020; Báo cáo thẩm tra số 550/BC-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2015 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của Đi biểu Hi đng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành Tờ trình số 128/TTr-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020 với các nội dung sau:

1. Hỗ trợ xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tại các xã miền núi

a) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:

- Các xã thuộc huyện miền núi và các xã miền núi thuộc huyện đồng bằng có diện tích đất 2 vụ lúa tập trung từ 50 ha trở lên.

- Có quy hoạch sản xuất ổn định, không nằm trong quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, đô thị.

- Có năng suất lúa bình quân 3 năm gần nhất đạt từ 55 tạ/ha ở vụ Xuân và 50 tạ/ha ở vụ Mùa trở lên.

- Là những địa phương có truyền thống, tích cực chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp; nông dân có trình độ thâm canh khá; cấp ủy, chính quyền có kinh nghiệm và có quyết tâm trong chỉ đạo điều hành sản xuất lúa.

- Có đăng ký xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận.

b) Nội dung và mức hỗ trợ:

- Hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương nội đồng:

+ Tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu đối với kênh mương được hỗ trợ:

Có năng lực tưới từ 20 ha trở lên.

Mặt cắt thiết kế chữ nhật có b = 0,35 ¸ 0,6 m, h = 0,4 ¸ 0,6 m.

Kết cấu: Đáy bê tông, 2 thành bên xây gạch trát vữa xi măng 2 mặt hoặc đổ bê tông.

+ Mức hỗ trợ: 200 triệu đồng/km.

Khi giá vật liệu (gạch, xi măng, đá, cát) tăng, giảm trên 20%; giao Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các ngành liên quan báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh mức hỗ trợ cho phù hợp.

- Hỗ trợ kiên chóa giao thông nội đồng:

+ Tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu đối với đường giao thông nội đồng được hỗ trợ:

Chiều rộng nền đường 3 - 5 m.

Chiều rộng mặt đường 2,5 - 3,0 m.

Kết cấu mặt đường: Đổ bê tông mác 200, dày 0,15 m.

+ Mức hỗ trợ: Cứ 01 ha vùng thâm canh lúa được hỗ trợ kinh phí để kiên cố hóa 0,02 km đường giao thông nội đồng; cứ 01 km đường giao thông nội đồng kiên cố hóa, mức hỗ trợ 200 triệu đồng.

Khi giá vật liệu (gạch, xi măng, đá, cát) tăng, giảm trên 20%; giao Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các ngành liên quan báo cáo UBND tỉnh để điều chỉnh mức hỗ trợ cho phù hợp.

- Htrợ mua máy cấy:

+ Nội dung hỗ trợ: Quy mô sản xuất cứ 25 ha được hỗ trợ một phần kinh phí mua 01 máy cấy có công suất tối thiểu 0,2 ha/giờ; chủ sở hữu máy có trách nhiệm ký cam kết với UBND xã về thời gian phục vụ trên địa bàn xã tối thiểu là 05 năm, sau đó nếu có nhu cầu mới được chuyển nhượng ra khỏi địa bàn xã. Nếu không thực hiện cam kết nói trên, chủ sở hữu máy phải bồi hoàn lại toàn bộ kinh phí Nhà nước đã hỗ trợ.

+ Mức hỗ trợ: Bằng 30% giá mua máy ghi trên hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính (bao gồm cả thuế VAT), nhưng tối đa không quá 120 triệu đồng/máy.

- Hỗ trợ mua máy thu hoạch lúa:

+ Nội dung hỗ trợ: Quy mô sản xuất cứ 40 ha được hỗ trợ một phần kinh phí mua 01 máy thu hoạch có công suất từ 0,3 ha/giờ trở lên; chủ sở hữu máy có trách nhiệm ký cam kết với UBND xã về thời gian phục vụ trên địa bàn xã tối thiểu là 05 năm, sau đó nếu có nhu cầu mới được chuyển nhượng ra khỏi địa bàn xã. Nếu không thực hiện cam kết nói trên, chủ sở hữu máy phải bồi hoàn lại toàn bộ kinh phí Nhà nước đã hỗ trợ.

+ Mức hỗ trợ: Bằng 20% giá mua máy ghi trên hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính (bao gồm cả thuế VAT), nhưng không quá 150 triệu đồng/máy.

2. Hỗ trợ phát triển sản xuất rau an toàn tập trung

2.1. Đối với sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh:

a) Đi tượng, điều kiện hỗ trợ:

- Đối tượng hỗ trợ: Hỗ trợ tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), trang trại, hộ gia đình, cá nhân sản xuất rau an toàn quy mô từ 3 ha tập trung trở lên đối với vùng đồng bằng, ven biển hoặc 2 ha tập trung trở lên đối với vùng miền núi, nằm trong quy hoạch sản xuất rau an toàn tập trung của tỉnh.

- Điều kiện hỗ trợ:

+ Có dự án đầu tư phát triển rau an toàn và cam kết tiến độ triển khai dự án được UBND huyện, thị xã, thành phố chấp thuận.

+ Hạ tầng đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn.

+ Đã được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn.

+ Có hợp đồng hoặc phương án tiêu thụ sản phẩm cho vùng sản xuất.

+ Có hợp đồng kiểm soát chất lượng với Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa hoặc đơn vị khác có đủ điều kiện theo quy định của Nhà nước.

+ Đã tổ chức sản xuất rau an toàn sau 2 vụ và không vi phạm các quy định về chất lượng rau.

b) Nội dung, mức hỗ trợ và thời điểm hỗ trợ:

- Hỗ trợ một lần:

+ Kinh phí xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng (đường giao thông, hệ thống thủy lợi, điện, xử lý chất thải) của vùng sản xuất tập trung; nhà sơ chế, đóng gói sản phẩm rau an toàn để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật VietGAP. Mức hỗ trợ 170 triệu đồng/ha đối với vùng đồng bằng, ven biển; 200 triệu đồng/ha đối với vùng miền núi.

+ Kinh phí thuê chứng nhận VietGAP cho rau an toàn: 7 triệu đồng/ha.

+ Thời điểm hỗ trợ: Sau khi đã được chứng nhận VietGAP.

- Hỗ trợ hàng năm:

+ Kinh phí thuê kiểm soát chất lượng và dán tem. Mức hỗ trợ: 16 triệu đồng/ha/năm đối với vùng đồng bằng, ven biển; 18 triệu đồng/ha/năm đối với vùng miền núi.

+ Thời điểm hỗ trợ: Vào tháng 12 hàng năm.

2.2. Đối với sản xuất rau an toàn trong nhà lưới:

a) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:

- Đối tượng hỗ trợ: Hỗ trợ tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), trang trại, hộ gia đình, cá nhân đầu tư nhà lưới sản xuất rau an toàn; quy mô nhà lưới từ 1.000 m2 trở lên (tối thiểu phải sử dụng: cột bê tông cốt thép có kích thước 0,15m x 0,15m x 3,2m làm móng cột; che mưa, che nắng và vây xung quanh bằng lưới mùng 16 lỗ/cm2; giằng dọc mái bằng thép 4 ly; giằng ngang mái bằng thép 2 ly); nằm trong quy hoạch sản xuất rau an toàn tập trung của tỉnh (cả trong và ngoài vùng tập trung chuyên canh).

- Điều kiện hỗ trợ:

+ Có dự án đầu tư phát triển rau an toàn và cam kết tiến độ triển khai dự án được UBND huyện, thị xã, thành phố chấp thuận.

+ Có trang bị hệ thống tưới (gồm: máy bơm, dây dẫn, vòi phun...) và hệ thống điện phục vụ sản xuất trong nhà lưới.

+ Đã được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn.

+ Có hợp đồng hoặc phương án tiêu thụ sản phẩm cho vùng sản xuất.

+ Có hợp đồng kiểm soát chất lượng với Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa hoặc đơn vị khác có đủ điều kiện theo quy định của Nhà nước.

+ Đã tổ chức sản xuất rau an toàn sau 2 vụ và không vi phạm các quy định về chất lượng rau.

b) Nội dung, mức hỗ trợ và thời điểm hỗ trợ:

- Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ một lần kinh phí đầu tư, xây dựng nhà lưới phục vụ sản xuất rau an toàn.

- Mức hỗ trợ: 50.000 đồng/m2.

- Thời điểm hỗ trợ: Sau khi đã sản xuất 2 vụ và được chứng nhận VietGAP.

2.3. Đối với tiêu thụ sản phẩm rau an toàn:

a) Đi tượng, điều kiện hỗ trợ:

- Đối tượng hỗ trợ: Hỗ trợ tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), trang trại, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, tiêu thụ rau an toàn tại cửa hàng với diện tích tối thiểu 20 m2/cửa hàng, kinh doanh rau an toàn thường xuyên.

- Điều kiện hỗ trợ:

+ Tự sản xuất rau an toàn hoặc có hợp đồng thu mua sản phẩm rau an toàn ổn định với cơ sở sản xuất rau an toàn trong thời gian từ 2 năm trở lên.

+ Có hợp đồng thuê cửa hàng, quầy hàng ổn định từ 2 năm trở lên hoặc có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với cửa hàng.

+ Có sản lượng tiêu thụ rau an toàn bình quân đạt 50 kg/ngày trở lên.

+ Có đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đảm bảo tiêu chuẩn cửa hàng, quầy hàng kinh doanh rau an toàn theo đúng quy định.

b) Nội dung, mức hỗ trợ và thời điểm hỗ trợ:

- Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ kinh phí thuê hoặc xây dựng mới cửa hàng kinh doanh rau an toàn với diện tích tối thiểu 20m2/cửa hàng.

- Mức hỗ trợ:

+ Đối với các cửa hàng kinh doanh rau an toàn đặt tại các phường thuộc thị xã, thành phố: 50 triệu đồng/cửa hàng chia làm 2 lần, năm thứ nhất hỗ trợ 25 triệu đồng, năm thứ hai hỗ trợ 25 triệu đồng.

+ Đối với các cửa hàng kinh doanh rau an toàn đặt tại các xã, thị trấn còn lại: 30 triệu đồng/cửa hàng chia làm 2 lần, năm thứ nhất hỗ trợ 15 triệu đồng, năm thứ hai hỗ trợ 15 triệu đồng.

- Thời điểm hỗ trợ: Sau khi đầu tư xong cửa hàng, quầy hàng kinh doanh và đi vào kinh doanh rau an toàn ổn định tối thiểu 3 tháng đối với năm đầu tiên và 12 tháng đối với năm thứ 2.

3. Hỗ trợ mua máy thu hoạch mía và hệ thống tưới mía mặt ruộng

a) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:

Hỗ trợ tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), trang trại, hộ gia đình, cá nhân sản xuất mía thâm canh, phục vụ nguyên liệu cho các nhà máy mía đường trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đủ các điều kiện sau:

- Diện tích sản xuất mía tập trung từ 50 ha trở lên, nằm trong vùng quy hoạch mía nguyên liệu được UBND tỉnh phê duyệt.

- Năng suất mía 2 năm liền kề trước đó phải đạt ít nhất từ 65 tấn/ha/năm trở lên, chữ đường đạt từ 10 CCS trở lên.

- Vùng sản xuất phải chủ động nước tưới và nguồn giống đảm bảo tiêu chuẩn.

- Có đăng ký sản xuất mía đạt năng suất từ 100 tấn/ha/năm trở lên, kèm theo Phương án hoặc dự án đầu tư; cam kết đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm, mua máy thu hoạch mía.

b) Nội dung và mức hỗ trợ:

- Hỗ trợ kinh phí mua máy thu hoạch mía:

+ Nội dung hỗ trợ: Quy mô sản xuất cứ 50 ha được hỗ trợ một phần kinh phí mua 01 máy thu hoạch (máy mới) có công suất thu hoạch 120 tấn/ngày trở lên; chủ sở hữu máy có trách nhiệm ký cam kết với UBND huyện về thời gian phục vụ trên địa bàn huyện tối thiểu là 05 năm, sau đó nếu có nhu cầu mới được chuyển nhượng ra khỏi địa bàn huyện. Nếu không thực hiện cam kết nói trên, chủ sở hữu máy phải bồi hoàn lại toàn bộ kinh phí Nhà nước đã hỗ trợ.

+ Mức hỗ trợ: Bằng 20% giá mua máy ghi trên hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính (bao gồm cả thuế VAT), nhưng không quá 1.500 triệu đồng/máy.

- Hỗ trợ xây dựng hệ thống tưới mía mặt ruộng:

+ Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ 01 lần kinh phí xây dựng các bể đựng nước (để bơm chuyển từ nguồn nước đầu ruộng vào các lô mía) để tưới trên mặt ruộng; mua dây, khóa, van lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt trên mặt ruộng; mua máy bơm phục vụ tưới mía. Hỗ trợ sau khi xây dựng hệ thống tưới theo đúng phương án hoặc dự án đã được UBND huyện chấp thuận và được cấp có thẩm quyền nghiệm thu.

+ Mức hỗ trợ: 15 triệu đồng/ha.

4. Hỗ trợ phát triển vùng luồng thâm canh

a) Đi tượng, điều kiện htrợ:

Các xã thuộc quy hoạch vùng luồng thâm canh tập trung của tỉnh được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 502/QĐ-UBND ngày 23/02/2012.

- Hỗ trợ chủ rừng luồng: Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân tham gia thâm canh rừng luồng.

- Hỗ trợ làm đường: Các xã trong vùng luồng thâm canh có diện tích từ 200 ha trở lên.

b) Nội dung và mức hỗ trợ:

- Hỗ trợ thâm canh rừng luồng:

+ Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ phân bón vào năm thứ nhất và năm thứ hai thực hiện thâm canh rừng luồng.

+ Mức hỗ trợ: 2 triệu đồng/ha/năm.

- Hỗ trợ các xã nâng cấp đường lâm nghiệp:

+ Nội dung hỗ trợ: Cứ 200 ha rừng luồng được hỗ trợ 01 km đường lâm nghiệp cấp IV theo tiêu chuẩn TCVN 7025: 2002, nền đường rộng 4,5 m. Ngân sách tỉnh không hỗ trợ kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, kinh phí kiểm tra, giám sát cộng đồng và kinh phí sửa chữa, bảo dưỡng.

+ Mức hỗ trợ: 230 triệu đồng/km.

5. Hỗ trợ sản xuất tập trung quy mô lớn

5.1. Hỗ trợ kinh phí thuê đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân:

a) Đi tượng, điều kiện hỗ trợ:

Hỗ trợ tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), trang trại, hộ gia đình, cá nhân có dự án đầu tư thuê đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh để sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn khi dự án có đủ các điều kiện sau:

- Dự án được UBND tỉnh hoặc UBND huyện chấp thuận chủ trương đầu tư.

- Dự án cam kết đầu tư sản xuất tối thiểu 5 năm; có trụ sở hoặc chi nhánh được cấp giấy phép đăng ký sản xuất kinh doanh tại Thanh Hóa. Nếu dự án hoạt động dưới 5 năm sẽ bị thu hồi toàn bộ vốn đã hỗ trợ.

- Trong cùng một thời gian, nếu tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư được hưởng nhiều mức ưu đãi, hỗ trợ khác nhau thì được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi, hỗ trợ có lợi nhất.

- Nhà đầu tư phải có hợp đồng thuê đất với hộ gia đình, cá nhân có xác nhận của UBND xã. Diện tích đất, mặt nước được hỗ trợ kinh phí thuê là số diện tích thực tế được đưa vào sản xuất, không bao gồm diện tích mà các cá nhân đã góp quyền sử dụng đất với các tổ chức.

- Các dự án phải đạt quy mô tập trung tối thiểu về diện tích như sau:

+ Sản xuất lúa, ngô, mía (giống sản xuất phải nằm trong cơ cấu giống của tỉnh): 100 ha canh tác.

+ Sản xuất ngô dày, cỏ làm thức ăn gia súc: 50 ha canh tác.

+ Sản xuất lúa đặc sản: 30 ha canh tác.

+ Cây ăn quả (cam, bưởi): 20 ha.

+ Tôm he chân trắng thâm canh: 10 ha.

+ Cá rô phi thâm canh gắn với chế biến xuất khẩu: 10 ha.

- Các sản phẩm phải được sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương.

b) Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ kinh phí thuê đất hoặc thuê mặt nước 5 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động, cụ thể như sau:

- Hỗ trợ kinh phí thuê đất 3 triệu đồng/ha/năm để sản xuất: Lúa, lúa đặc sản, ngô, mía, ngô dày và cỏ làm thức ăn gia súc và cây ăn quả (cam, bưởi).

- Hỗ trợ kinh phí thuê mặt nước 4 triệu đồng/ha/năm để nuôi cá rô phi thâm canh gắn với chế biến xuất khẩu.

- Hỗ trợ kinh phí thuê mặt nước 6 triệu đồng/ha/năm để nuôi tôm he chân trắng thâm canh.

5.2. Hỗ trợ hạ tầng khu trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn

a) Đi tượng, điều kiện hỗ trợ:

Hỗ trợ UBND xã (Chủ đầu tư) xây dựng hạ tầng đến chân hàng rào khu trang trại chăn nuôi tập trung trên địa bàn xã đã được quy hoạch trong quy hoạch xã nông thôn mới; đảm bảo đủ các điều kiện sau:

- Mỗi khu đã có ít nhất từ 04 trang trại chăn nuôi quy mô lớn trở lên.

- Số lượng đàn gia súc, gia cầm của mỗi trang trại phải cam kết thường xuyên đảm bảo quy mô, đối tượng nuôi như sau:

+ Trang trại bò: 300 con trở lên.

+ Trang trại lợn ngoại hướng nạc: 200 lợn nái ngoại sinh sản trở lên hoặc 100 lợn nái ngoại sinh sản và 500 lợn ngoại nuôi thịt trở lên.

+ Trang trại gà lông màu: 20.000 gà lông màu nuôi thịt trở lên hoặc 10.000 gà lông màu nuôi sinh sản trở lên hoặc 10.000 gà lông màu nuôi thịt và 5.000 gà lông màu sinh sản trở lên.

- Các trang trại chăn nuôi an toàn theo tiêu chuẩn VietGAHP.

b) Nội dung và mức hỗ trợ:

- Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ UBND xã xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào, gồm: đường giao thông, đường điện, hệ thống cấp nước đến chân hàng rào cho khu trang trại chăn nuôi tập trung trên địa bàn xã.

- Mức hỗ trợ: 100% kinh phí xây dựng, nhưng không quá 3.000 triệu đồng/khu đối với miền xuôi và 3.500 triệu đồng/khu đối với miền núi.

6. Hỗ trợ liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm trồng trọt

a) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:

Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với hộ gia đình, cá nhân để sản xuất và bao tiêu sản phẩm các cây trồng: Khoai tây, ngô ngọt, ngô bao tử, dưa bao tử, dưa xuất khẩu, ớt xuất khẩu, cà chua, hành, tỏi, rau màu, ngô dầy và cỏ các loại làm thức ăn chăn nuôi bò sữa, bò thịt trên đất hai lúa và lúa màu đảm bảo các điều kiện sau:

- Quy mô sản xuất:

+ Các loại cây ngô ngọt, ngô bao tử, dưa bao tử, dưa xuất khẩu, ớt xuất khẩu: 10 ha liền vùng, liền thửa trở lên.

+ Các loại cây cà chua, bí xanh, khoai tây, hành, tỏi, rau màu, ngô dầy và cỏ các loại làm thức ăn chăn nuôi bò sữa, bò thịt: 05 ha liền vùng, liền thửa trở lên.

- Hình thức tổ chức sản xuất: Phải có hợp đồng liên kết sản xuất hoặc hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa hộ gia đình, cá nhân với hợp tác xã hoặc doanh nghiệp.

- Không hỗ trợ đối với diện tích đã hưởng chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn và chính sách phát triển sản xuất rau an toàn quy định tại Khoản 2, Khoản 5, Điều 1 của Nghị quyết này.

b) Nội dung và mức hỗ trợ:

- Hỗ trợ cơ sở sản xuất:

+ Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ chi phí mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

+ Mức hỗ trợ:

Hỗ trợ sản xuất khoai tây, cà chua, bí xanh, hành, tỏi, rau màu: 5 triệu đồng/ha canh tác/năm.

Hỗ trợ sản xuất ngô ngọt, ngô bao tử, dưa bao tử, dưa xuất khẩu, ớt xuất khẩu: 3 triệu đồng/ha canh tác/năm.

Hỗ trợ sản xuất ngô dầy và cỏ các loại làm thức ăn chăn nuôi bò sữa, bò thịt: 2 triệu đồng/ha canh tác/năm.

b) Hỗ trợ tổ chức, cá nhân làm đầu mối bảo quản, sơ chế, tiêu thụ: Hỗ trợ 1,5 triệu đồng/ha canh tác/năm cho hợp tác xã, doanh nghiệp sơ chế, bảo quản nông sản, tìm kiếm kiếm thị trường tiêu thụ.

7. Hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho các doanh nghiệp

a) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:

Doanh nghiệp có dự án đầu tư các cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản; các cơ sở giết mổ tập trung; các cơ sở sản xuất giống tôm he chân trắng, cá rô phi đơn tính trên địa bàn tỉnh được bàn giao mặt bằng sạch để xây dựng nhà xưởng, máy móc thiết bị, nhà kho, hệ thống bể (đối với cơ sở sản xuất giống tôm he chân trắng, cá rô phi đơn tính)..., đảm bảo đủ các điều kiện sau:

- Dự án được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư. Mặt bằng phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được UBND tỉnh phê duyệt.

- Dự án chế biến nông, lâm, thủy sản (nằm trong danh mục các sản phẩm chế biến kèm theo), có quy mô vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên, phải sử dụng tối thiểu 30% số lao động tại địa phương.

- Đối với cơ sở sản xuất giống tôm chân trắng có công suất từ 200 triệu P12/năm trở lên, đồng thời đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 02-15: 2009/BNNPTNT: Cơ sở sản xuất giống thủy sản - điều kiện an toàn thực phẩm, an toàn sinh học và môi trường.

- Đối với cơ sở sản xuất giống cá rô phi đơn tính có công suất từ 10 triệu con/năm trở lên (cá sau xử lý 21 ngày tuổi), đồng thời đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 02-15:2009/BNNPTNT: Cơ sở sản xuất giống thủy sản - điều kiện an toàn thực phẩm, an toàn sinh học và môi trường.

- Đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm có công suất giết mổ một ngày đêm tối thiểu 150 con gia súc hoặc 1.500 con gia cầm hoặc 75 con gia súc và 750 con gia cầm, đồng thời đảm bảo yêu cầu về vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.

b) Nội dung hỗ trợ: UBND tỉnh bố trí 100% kinh phí để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng sạch cho các doanh nghiệp để xây dựng cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản; các cơ sở giết mổ tập trung và các cơ sở sản xuất giống tôm he chân trắng, cá rô phi đơn tính trên địa bàn tỉnh (không hỗ trợ diện tích giải phóng mặt bằng ao ươm, nhân giống).

8. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách: Từ nguồn sự nghiệp kinh tế phân bố hàng năm của ngân sách tỉnh.

9. Thời gian thực hiện: 5 năm, tính từ 01/01/2016 đến 31/12/2020.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ Nghị quyết này và các quy định hiện hành của pháp luật, quy định cụ thể và tổ chức thực hiện, định kỳ báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh.

Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI, Kỳ họp thứ 15 thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2015./.

 

 

Nơi nhận:
- VPQH, VPCTN, VPCP;
- Cục Kiểm tra VB - Bộ Tư pháp ;
- TTr: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; UBND tỉnh;
- Đại biểu QH, đại biểu HĐND tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể cấp tỉnh;
- TTr HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Trịnh Văn Chiến