Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HĐND TỈNH QUẢNG BÌNH
KHÓA XV - KỲ HỌP THỨ 4
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/2004/NQ-HĐND

Đồng Hới, ngày 16 tháng 12 năm 2004

 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 4

(Từ ngày 15/12 đến ngày 18/12/2004)

NGHỊ QUYẾT

VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH NĂM 2005

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

- Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002;

- Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

- Căn cứ Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;

- Xét Báo cáo của UBND tỉnh về dự toán ngân sách Nhà nước tỉnh năm 2005; sau khi nghe Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và thảo luận của các đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ

I. Thông qua dự toán ngân sách Nhà nước tỉnh năm 2005 như sau:

1. Thu, chi ngân sách tỉnh năm 2005:

1.1 - Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn: 466.270 triệu đồng.

(Bốn trăm sáu mươi sáu tỷ hai trăm bảy mươi triệu đồng).

Trong đó:

Thu nội địa: 441.970 triệu đồng.

(Bốn trăm bốn mươi mốt tỷ chín trăm bảy mươi triệu đồng).

Thu thuế xuất nhập khẩu: 24.300 triệu đồng.

( Hai mươi bốn tỷ ba trăm triệu đồng chẵn).

Trong tổng số thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, Ngân sách địa phương được hưởng là: 413.870 triệu đồng.

1.2. Thu bổ sung từ ngân sách TW: 711.379 triệu đồng.

1.3. Vay để đầu tư: 63.000 triệu đồng.

1.4. Tổng chi ngân sách địa phương: 1.188.249 triệu đồng.

(Một nghìn một trăm tám mươi tám tỷ hai trăm bốn mươi chín triệu đồng)

Bao gồm:

- Chi theo cân đối ngân sách: 743.191 triệu đồng.

Trong đó:

Chi đầu tư phát triển: 202.795 triệu đồng.

Chi thường xuyên: 498.810 triệu đồng.

Dự phòng ngân sách: 20.986 triệu đồng.

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương: 1.000 triệu đồng.

Chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương: 19.600 triệu đồng.

- Chi theo mục tiêu: 77. 500 triệu đồng.

- Chi tiền vay: 63. 000 triệu đồng.

- Chi vốn chương trình mục tiêu: 304. 558 triệu đồng.

2. Thu, chi ngân sách các huyện, thành phố:

2.1- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn các huyện, thành phố: 190.262 triệu đồng.

( Một trăm chín mươi tỷ hai trăm sáu mươi hai triệu đồng).

Trong đó: Thu nội địa : 190.262 triệu đồng. (100%).

( Một trăm chín mươi tỷ hai trăm sáu mươi hai triệu đồng).

Trong tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, ngân sách địa phương các huyện, thành phố được hưởng là: 178.552 triệu đồng.

2.2- Tổng chi ngân sách địa phương các huyện, thành phố: 440.816 triệu đồng.

( Bốn trăm bốn mươi tỷ tám trăm mười sáu triệu đồng)

3. Bổ sung cân đối ngân sách tỉnh cho ngân sách địa phương các huyện, thành phố: 262.264 triệu đồng.

( Hai trăm sáu mươi hai tỷ hai trăm sáu mươi tư triệu đồng).

Trong đó:

Bổ sung cân đối: 242.460 triệu đồng.

Bổ sung có mục tiêu: 19. 804 triệu đồng.

(Thu, chi ngân sách toàn tỉnh; nhiệm vụ thu, chi ngân sách các huyện, thành phố có phụ lục số 1, 2, 3 kèm theo).

II. Thông qua các giải pháp thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2005 do UBND trình HĐND tỉnh và các giải pháp tại Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách đã nêu; đồng thời nhấn mạnh một số vấn đề cơ bản sau:

1. UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện ngay từ đầu năm công tác thu ngân sách; mở rộng và phát triển nguồn thu; đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo đúng quy định của pháp luật. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn lậu thuế, tích cực thu các khoản nợ đọng ngân sách.

2. Kịp thời rà soát các khoản phí và lệ phí theo quy định của Pháp lệnh phí và lệ phí; bãi bỏ, điều chỉnh những loại phí và lệ phí trái quy định và bổ sung các loại phí, lệ phí có mức thu chưa phù hợp; quy định mới những loại phí và lệ phí thuộc thẩm quyền và phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Quản lý, sử dụng có hiệu quả các khoản thu phí và lệ phí.

3. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo nguồn thu để thực hiện các nhiệm vụ đề ra. Huy động mọi nguồn lực từ bên ngoài, phát huy nội lực nhằm tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh và xã hội hóa các lĩnh vực xã hội.

4. Chủ động bố trí, sử dụng dự phòng ngân sách để thực hiện phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại về thiên tai.

5. UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo và thường xuyên tổ chức kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước, sử dụng nguồn vốn đóng góp của nhân dân; bảo đảm thực hiện đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước; chấp hành nghiêm Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Pháp lệnh chống tham nhũng. Thực hiện quy chế dân chủ trong công khai tài chính và ngân sách ở tất cả các cấp, các ngành. Thủ trưởng các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước có trách nhiệm quản lý, sử dụng ngân sách tiết kiệm, đúng chế độ, dự toán được giao, chịu trách nhiệm về những khoản thất thoát, lãng phí, sử dụng ngân sách sai chế độ, chính sách ở đơn vị mình.

III. Trong tổ chức điều hành dự toán ngân sách Nhà nước năm 2005 nếu có những phát sinh ngoài dự toán, UBND phối hợp với Thường trực HĐND và Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND tỉnh xem xét, quyết định và báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

IV. Giao Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và các đại biểu HĐND tỉnh tổ chức giám sát việc thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước, động viên các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2005.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình Khóa XV, Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 16/12/2004.

 

 

TM/ HĐND TỈNH QUẢNG BÌNH
CHỦ TỊCH




Lương Ngọc Bính