HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2011/NQ-HĐND | Bình Thuận, ngày 14 tháng 12 năm 2011 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2011-2015
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Sau khi xem xét Tờ trình số 5200/TTr-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Nghị quyết về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua Tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015 với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Về mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu:
- Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân 18-19%/năm; tốc độ tăng trưởng nhóm ngành công nghiệp - xây dựng đạt 15,5-16%/năm; đến năm 2015 tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 44 - 45% so với tổng sản phẩm nội tỉnh, trong đó tỷ trọng công nghiệp chiếm 29-29,5%;
- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng bình quân 15-16%, đến năm 2015 đạt 370 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chiếm trên 80%.
2. Về nhiệm vụ và các giải pháp:
a) Huy động các nguồn vốn để đầu tư kết cấu hạ tầng, coi đó là khâu đột phá để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Trước mắt, tập trung vào lĩnh vực giao thông, đặc biệt quan tâm việc triển khai dự án Cảng Kê Gà. Hàng năm, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương từ 5 - 10% trên tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản để đền bù giải tỏa và đầu tư các công trình hạ tầng ngoài hàng rào các khu, cụm công nghiệp. Hoàn thành việc xây dựng kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phan Thiết 2, Hàm Kiệm 1 và Hàm Kiệm 2. Cơ bản hoàn thành xây dựng kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tuy Phong, Tân Đức, giai đoạn 1 của Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 và 2, Khu công nghiệp Kê Gà. Phấn đấu mỗi huyện đều có 1 đến 2 cụm công nghiệp cơ bản được đầu tư hoàn thành kết cấu hạ tầng. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, đôn đốc, thúc đẩy tiến độ triển khai Dự án Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân, Trung tâm Nhiệt điện Sơn Mỹ và một số dự án phong điện, thủy điện nhỏ; khuyến khích phát triển điện mặt trời. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình thủy lợi và viễn thông để góp phần thúc đẩy công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh nhà phát triển;
b) Rà soát tất cả các dự án phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã chấp thuận đầu tư để tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thúc đẩy tiến độ thực hiện, đồng thời kiên quyết thu hồi những dự án chậm triển khai mà không có lý do chính đáng. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư để thu hút những dự án mới theo tinh thần ưu tiên những nhà đầu tư có năng lực mạnh, suất đầu tư cao, công nghệ tiên tiến, tạo được nhiều việc làm. Tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm. Ngoài các sản phẩm hiện có, cần chú ý khuyến khích đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông - lâm - hải sản lợi thế;
c) Hết sức chú trọng bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp. Thu hút đầu tư mới phải chọn dự án sạch, thân thiện với môi trường. Tiếp tục di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp đang nằm trong các khu dân cư nội ô vào các khu, cụm công nghiệp tập trung. Đẩy mạnh việc chuyển đổi các lò gạch sản xuất thủ công sang sản xuất theo công nghệ mới, chậm nhất đến năm 2012 phải kết thúc, đồng thời khuyến khích việc đầu tư, nghiên cứu sản xuất các sản phẩm cao cấp, giá trị cao từ nguyên liệu sét. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các dự án gây ô nhiễm môi trường. Kiên quyết thực hiện nghiêm các quy định của Chính phủ để lập lại trật tự trên lĩnh vực công nghiệp khai khoáng;
d) Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nông thôn, làng có nghề và làng nghề truyền thống, trên cơ sở kêu gọi các nhà đầu tư có tâm huyết, có năng lực đầu tư vào các làng nghề truyền thống, mở rộng quy mô, khôi phục làng nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Khuyến khích sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và hàng lưu niệm phục vụ du lịch và xuất khẩu, góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho một số làng nghề truyền thống đi vào hoạt động có hiệu quả;
đ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động bằng nhiều hình thức để đáp ứng nhu cầu của thị trường, của doanh nghiệp. Ưu tiên đào tạo nghề cho lao động ở các khu vực có đất bị thu hồi chuyển thành các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp. Đồng thời có cơ chế để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao công tác tại tỉnh. Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo của ngành công nghiệp phải đạt trên mức bình quân chung của tỉnh;
e) Tiếp tục làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính; công khai minh bạch quy hoạch, chính sách, danh mục, lĩnh vực, địa bàn ưu đãi để nhà đầu tư lựa chọn. Nghiên cứu và thực hiện việc phân cấp giữa tỉnh, ngành và huyện, thị xã, thành phố trong việc quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết này. Trong quá trình thực hiện, nếu UBND tỉnh có đề nghị điều chỉnh nhiệm vụ phát triển công nghiêp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015, HĐND tỉnh ủy quyền cho Thường trực HĐND tỉnh và các Ban HĐND tỉnh căn cứ quy định của pháp luật để quyết định việc điều chỉnh, bổ sung và báo cáo HĐND tỉnh trong kỳ họp gần nhất.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa IX, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2011 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 1969/QĐ-UBND năm 2011 về Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 2 Nghị quyết 141/2008/NQ-HĐND12 thông qua chương trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu khóa XII, kỳ họp thứ 13 ban hành
- 3 Quyết định số 51/2006/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2006 - 2010
- 4 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5 Nghị quyết 21/2001/NQ-HĐND thành lập nguồn vốn khuyến khích phát triển Tiểu thủ công nghiệp và đối tượng hưởng chính sách ưu đãi từ nguồn vốn khuyến khích phát triển Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Lào Cai
- 1 Nghị quyết 141/2008/NQ-HĐND12 thông qua chương trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu khóa XII, kỳ họp thứ 13 ban hành
- 2 Quyết định 1969/QĐ-UBND năm 2011 về Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 3 Nghị quyết 21/2001/NQ-HĐND thành lập nguồn vốn khuyến khích phát triển Tiểu thủ công nghiệp và đối tượng hưởng chính sách ưu đãi từ nguồn vốn khuyến khích phát triển Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Lào Cai
- 4 Quyết định số 51/2006/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2006 - 2010