Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/2021/NQ-HĐND

Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ MỨC CHI THUỘC THẨM QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 3

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010; Luật sửa đổi, bả sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 05 tháng 12 năm 2007;

Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật Thể dục, thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao ngày 14 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội;

Căn cứ Nghị định số 32/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội;

Căn cứ Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 ngày 11 tháng 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 ngày 9 tháng 2020 của Chính phủ quy định tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Căn cứ Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 26/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2016 quy định chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy và cơ sở trợ giúp xã hội công lập;

Căn cứ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc; chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký; chứng thực hợp đồng, giao dịch;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và Nghị định số 74/2018/BNĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;

Căn cứ Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa giai đoạn 2021-2030;

Căn cứ Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;

Căn cứ Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”;

Căn cứ Thông tư số 83/2021/TT-BTC ngày 04 tháng 10 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới giáo dục phổ thông;

Căn cứ Thông tư số 75/2021/TT-BTC ngày 09 tháng 9 năm 2021 của Bộ Tài chính quy định về tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030;

Căn cứ Thông tư số 69/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 8 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông;

Căn cứ Thông tư số 68/2020/TT-BTC ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí chi thường xuyên thực hiện duy tu, bảo dưỡng đê điều và xử lý cấp bách sự cố đê điều;

Căn cứ Thông tư số 35/2021/TT-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2021 của Bộ Tài chính quy định cơ chế quản lý tài chính thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030;

Căn cứ Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;

Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Thông tư số 28/2019/TT-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 01/2018/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính;

Căn cứ Thông tư số 63/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đảm bảo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân;

Căn cứ Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 Bộ Tài chính về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 200/2011/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Liên Bộ: Tài chính - Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chế độ chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thể thao;

Xét Tờ trình số 311/TTr-UBND 01 tháng 12 năm 2021 của UBND Thành phố về việc quy định một số nội dung chi, mức chi thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố; Tờ trình số 298/TTr-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt nội dung, nhiệm vụ chi duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều hệ thống đê điều do thành phố Hà Nội quản lý; Báo cáo thẩm tra số 99/BC-KTNS ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Ban Kinh tế và Ngân sách; các Báo cáo thẩm tra số: 118/BC-VHXH, 119/BC-VHXH, 120/BC-VHXH, 121/BC-VHXH ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Ban Văn hóa - Xã hội; các Báo cáo thẩm tra số: 86/BC-PC, 87/BC-PC, 88/BC-PC ngày 02 tháng 12 năm 2021, 115/BC-PC ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Ban Pháp chế; các Báo cáo giải trình, tiếp thu số: 355/BC-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2021, 370/BC-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố; ý kiến thảo luận và biểu quyết của đại biểu HĐND Thành phố tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định một số nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân Thành phố, cụ thể:

1. Chế độ hỗ trợ đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND và công chức phường nghỉ công tác do thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội (Chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo)

2. Quy định mức hỗ trợ thường xuyên đối với các chức danh Đội trưởng, Đội phó Đội dân phòng tại thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội (Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo).

3. Quy định chính sách hỗ trợ hàng tháng cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số của thành phố Hà Nội (Chi tiết tại Phụ lục 03 kèm theo).

4. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục 06 ban hành kèm theo Nghị quyết số 10/2019/NQ-HĐND ngày 04/12/2019 quy định nội dung, mức chi đối với công tác tổ chức thi tuyển (xét tuyển) công chức, viên chức; thi (xét) nâng ngạch (thăng hạng) công chức, viên chức của thành phố Hà Nội (Chi tiết tại Phụ lục 04 kèm theo).

5. Quy định về mức chi thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội (Chi tiết tại Phụ lục 05 kèm theo).

6. Quy định mức hỗ trợ từ ngân sách Thành phố thực hiện đăng ký bảo hộ trong và ngoài nước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu; đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới (Chi tiết tại Phụ lục 06 kèm theo).

7. Quy định mức chi chuẩn bị, tổ chức các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội (Chi tiết tại Phụ lục 07 kèm theo).

8. Quy định mức chi tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội (Chi tiết tại Phụ lục 08 kèm theo).

9. Quy định mức chi hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội (Chi tiết tại Phụ lục 09 kèm theo).

10. Quy định nội dung chi, mức chi đặc thù phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (Chi tiết tại Phụ lục 10 kèm theo).

11. Quy định mức chi đối với các giải thi đấu thể thao do thành phố Hà Nội tổ chức (Chi tiết tại Phụ lục 11 kèm theo).

12. Quy định nội dung chi duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều hệ thống đê điều do thành phố Hà Nội quản lý (Chi tiết tại Phụ lục 12 kèm theo).

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố, các Ban Hội đồng nhân dân Thành phố, các Tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố giám sát thực hiện Nghị quyết.

3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp, Thường trực Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các quận, huyện, thị xã tham gia giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

4. Trong quá trình thực hiện, trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật quy định viện dẫn tại Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Nghị quyết được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khoá XVI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 12 năm 2021./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội;
- Ban công tác ĐB của UBTVQH;
- Các Bộ: Tư pháp, Tài chính;
- Thường trực Thành ủy Hà Nội;
- Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội;
- Thường trực HĐND, UBND Thành phố;
- Đại biểu HĐND Thành phố;
- Các Ban HĐND Thành phố;
- VP Thành ủy, các Ban Đảng Thành ủy;
- Các VP: ĐĐBQH&HĐND TP, UBND TP;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố;
- TT HĐND, UBND các quận, huyện, thị xã;
- Công báo TP; Cổng GTĐT TP;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Tuấn

 

PHỤ LỤC 01

CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CHỦ TỊCH, PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN; CHỦ TỊCH, PHÓ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN VÀ CÔNG CHỨC PHƯỜNG NGHỈ CÔNG TÁC DO THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM TỔ CHỨC MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

Nghị quyết quy định chế độ hỗ trợ đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và công chức phường nghỉ công tác do thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.

II. ĐỐI TƯỢNG HỖ TRỢ

1. Đối tượng hỗ trợ

a) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường nghỉ công tác do thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường và không được bố trí sang các chức danh cán bộ, công chức khác;

b) Các trường hợp đang là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường nhưng không đủ điều kiện để bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường và không được bố trí sang các chức danh cán bộ, công chức khác;

c) Công chức phường không đủ điều kiện chuyển thành công chức thuộc biên chế công chức do Ủy ban nhân dân quận, thị xã quản lý.

2. Thời điểm nghỉ công tác của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, công chức phường do thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị từ khi Nghị định số 32/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ có hiệu lực đến ngày 01/7/2021.

III. CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ

Hỗ trợ 03 tháng lương hiện hưởng/người đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường không đủ điều kiện để bổ nhiệm; công chức phường không được chuyển thành công chức thuộc biên chế quận, thị xã phải nghỉ công tác do thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị. Mức lương hiện hưởng bao gồm: lương theo hệ số, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

IV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN

Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, công chức phường nghỉ công tác do thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội được bố trí từ nguồn thực hiện cải cách tiền lương của ngân sách quận, thị xã./.

 

PHỤ LỤC 02

QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ THƯỜNG XUYÊN ĐỐI VỚI CÁC CHỨC DANH ĐỘI TRƯỞNG, ĐỘI PHÓ ĐỘI DÂN PHÒNG TẠI THÔN, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

l. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

Nghị quyết quy định mức hỗ trợ thường xuyên đối với chức danh Đội trưởng, Đội phó Đội dân phòng tại thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội.

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Đội trưởng, Đội phó Đội dân phòng trên địa bàn thành phố Hà Nội

III. MỨC HỖ TRỢ

1. Đội trưởng Đội dân phòng: 30% mức lương tối thiểu vùng/người/tháng.

2. Đội phó Đội dân phòng: 25% mức lương tối thiểu vùng/người/tháng.

IV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Ngân sách quận, thị xã đảm bảo đối với lực lượng dân phòng tại các tổ dân phố.

2. Ngân sách xã, thị trấn đảm bảo đối với lực lượng dân phòng tại các thôn./.

 

PHỤ LỤC 03

QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HÀNG THÁNG CHO NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ hàng tháng cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Hà Nội.

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt.

III. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

Ngoài các chính sách được quy định tại Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Hà Nội được hưởng mức hỗ trợ hàng tháng bằng 50% mức lương cơ sở/người/tháng.

Mức lương cơ sở được áp dụng thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

IV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN

Ngân sách nhà nước đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

V. THỜI GIAN HIỆU LỰC THI HÀNH

Từ ngày 01/01/2022 đến khi Chính phủ triển khai áp dụng chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp./.

 

PHỤ LỤC 04

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG PHỤ LỤC 06 BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 10/2019/NQ-HĐND NGÀY 04/12/2019 QUY ĐỊNH NỘI DUNG, MỨC CHI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI TUYỂN (XÉT TUYỂN) CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC; THI (XÉT) NÂNG NGẠCH (THĂNG HẠNG) CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

I. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG TẠI MỤC 3 “NỘI DUNG, MỨC CHI”

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức chi (đồng)

1

Mục 1 sửa thành “Chi kiểm tra danh sách và tổng hợp thí sinh đủ Điều kiện dự thi (xét); lập danh sách phòng thi và đánh số báo danh”

Thí sinh

10.000

2

Mục 2 sửa thành “Chi cho các thành viên Hội đồng, thành viên các Ban, bộ phận giúp việc của Hội đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ”

 

 

a

Bổ sung chức danh Trưởng các ban, sửa lại thành: “Phó Chủ tịch Hội đồng, Trưởng các ban”

Người/ngày

300.000

b

Điều chỉnh mức chi cho thành viên Hội đồng; bổ sung nội dung chi cho chức danh Phó Trưởng các ban, Thư ký Hội đồng

Người/ngày

250.000

c

Điều chỉnh mức chi cho thành viên các Ban, bộ phận giúp việc của Hội đồng

Người/ngày

210.000

3

Mục 3 sửa thành “Chi tiền ăn cho các thành viên Hội đồng, thành viên các Ban, bộ phận giúp việc của Hội đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ”

Người/ngày

200.000

4

Mục 7 sửa thành “Chi xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án (và hướng dẫn chấm đối với thi trác nghiệm trên giấy) các môn thi”

Câu hỏi

90.000

5

Mục 8 sửa thành “Chi thẩm định và biên tập câu hỏi các môn thi”

Câu hỏi

80.000

6

Mục 10 sửa thành “Chi xây dựng đề thi kèm đáp án và hướng dẫn chấm”

Đề và đáp án

2.000.000

7

Mục 11 sửa thành “Chi công tác làm đề thi, nhập dữ liệu đề thi vào máy chủ (thi trắc nghiệm); nhân bản đề thi; bảo vệ trông coi máy chủ, đề thi, bài thi (cách ly 24/24h)”

 

 

a

Bồi dưỡng bộ phận làm đề thi, nhập dữ liệu đề thi vào máy chủ (thi trắc nghiệm); nhân bản đề thi; bảo vệ trông coi máy chủ, đề thi, bài thi

Người/ngày đêm

1.000.000

b

Chi phục vụ ăn (2 bữa chính: trưa và tối, 2 bữa phụ: sáng và đêm)

Người/ngày đêm

500.000

8

Mục 15 sửa thành “Chi bồi dưỡng giám khảo chấm thi (xét)”

 

 

a

Chi bồi dưỡng

Người/buổi

2.000.000

b

Chi ăn trưa (khoán)

Người/ngày

200.000

c

Chi tiền đi lại (khoán 2 lượt)

Người/ngày

200.000

9

Bổ sung áp dụng mức chi cho các thành viên Hội đồng, thành viên các Ban, bộ phận giúp việc của Hội đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nếu thực hiện vào ngày nghỉ

 

 

a

Chủ tịch Hội đồng

Người/ngày

630.000

b

Phó Chủ tịch Hội đồng, Trưởng các ban

Người/ngày

600.000

c

Phó Trưởng các ban, Thư ký Hội đồng, thành viên Hội đồng

Người/ngày

500.000

d

Thành viên các ban, bộ phận giúp việc của Hội đồng

Người/ngày

420.000

10

Bổ sung nội dung chi hỗ trợ tiền đi lại cho các thành viên Hội đồng, các Ban, bộ phận giúp việc Hội đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

Người/ngày

200.000

11

Bổ sung nội dung chi xây dựng ngân hàng câu hỏi tự luận, phỏng vấn, thực hành kèm đáp án, hướng dẫn chấm các môn thi

(Đối với ngân hàng câu hỏi phỏng vấn, thực hành: số lượng câu hỏi tối đa không vượt quá 05 câu hỏi so với số lượng thí sinh được triệu tập trong buổi thi. Nếu kỳ thi diễn ra trong nhiều buổi thi, số lượng câu hỏi tối đa căn cứ vào buổi thi có nhiều thí sinh nhất).

Câu hỏi

660.000

12

Bổ sung nội dung chi xây dựng ma trận đề thi

Người/ngày

230.000

II. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NỘI DUNG TẠI MỤC 4 “NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN”

Nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp và nguồn thu được để lại của các cơ quan, đơn vị theo quy định./.

 

PHỤ LỤC 05

QUY ĐỊNH MỨC CHI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2030
(Kèm theo Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

l. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

Nghị quyết quy định mức chi hỗ trợ từ ngân sách thành phố Hà Nội thực hiện Kế hoạch số 149/KH-UBND ngày 16/6/2021 của UBND Thành phố về việc thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030.

Các nội dung khác không quy định tại Nghị quyết này thì thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 35/2021/TT-BTC.

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Kế hoạch số 149/KH-UBND ngày 16/6/2021 của UBND Thành phố về việc thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030.

III. MỨC CHI

STT

Nội dung chi

Mức chi

I

Nội dung và mức chi để thực hiện công tác thông tin, truyền thông về năng suất chất lượng

1

Xây dựng chương trình truyền thông về năng suất chất lượng; phổ biến, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về nâng cao năng suất lượng

 

a)

Chi sản xuất các tài liệu, ấn phẩm dưới dạng các tác phẩm báo chí, xuất bản (các chương trình, chuyên mục, tiểu phẩm, ký sự, bài viết)

Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 của Chính phủ quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản

b)

Chi sản xuất các tài liệu, ấn phẩm dưới dạng các tác phẩm văn học nghệ thuật (tranh, pa- nô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, bảng điện tử)

Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác

c)

Chi sản xuất các tài liệu, ấn phẩm dưới dạng chương trình truyền hình, chương trình phát thanh

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT ngày 20/4/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành định mức kinh tế kỹ thuật về sản xuất chương trình truyền hình và Thông tư số 09/2020/TT-BTTTT ngày 24/4/2020 của Bộ Thông tin và truyền thông ban hành định mức kinh tế-kỹ thuật về sản xuất chương trình phát thanh;

d)

Các nội dung chi khác (chi phí in, phát hành đối với báo chí in, xuất bản phẩm)

Thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước, thanh toán theo hợp đồng và thực tế phát sinh trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả;

đ)

Tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về nâng cao năng suất lượng

Thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 03 Nghị quyết số 09/2017/NQ-HĐND ngày 05/12/2017 của HĐND thành phố Hà Nội về việc quy định một số nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân Thành phố.

2

Tạo lập, duy trì và khai thác phát triển cơ sở dữ liệu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chuẩn đối sánh, thực hành tốt về năng suất để phục vụ doanh nghiệp và các cơ sở dữ liệu liên quan khác

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

II

Nội dung và mức chi đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng

1

Xây dựng, ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn chuyên gia năng suất

Thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 02 Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND Thành phố ban hành định mức xây dựng dự toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách của Thành phố

2

Biên soạn tài liệu phục vụ công tác đào tạo, tập huấn về nâng cao năng suất chất lượng

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 76/2018/TT-BTC ngày 17/8/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

3

Chi tổ chức các khóa đào tạo

 

a)

Tổ chức các khóa đào tạo trong nước đối với chuyên gia năng suất chất lượng, giảng viên năng suất chất lượng, cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp và người lao động kiến thức, kỹ năng về năng suất chất lượng; mở rộng đào tạo kiến thức về năng suất chất lượng trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

Thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 02 Nghị quyết số 11/2018/NQ-HĐND ngày 05/12/2018 của HĐND thành phố Hà Nội về việc quy định nội dung chi, mức chi và nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng khác của thành phố Hà Nội

b)

Tổ chức các khóa đào tạo tại nước ngoài cho các chuyên gia năng suất chất lượng đạt trình độ khu vực và quốc tế

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 88/2017/TT-BTC ngày 22/8/2017 của Bộ Tài chính quy định cơ chế tài chính thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.

4

Thuê chuyên gia, giảng viên trong nước và nước ngoài tham gia các khóa đào tạo chuyên gia năng suất chất lượng đạt tiêu chuẩn quy định

Đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức các chương trình đào tạo cán cứ nội dung yêu cầu công việc thuê chuyên gia thực hiện thương thảo mức tiền thuê chuyên gia, thuyết minh rõ kết quả của việc thuê chuyên gia, tiêu chí đánh giá kết quả thuê chuyên gia để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về số lượng và mức kinh phí thuê chuyên gia theo hợp đồng khoán việc.

Căn cứ mức tiền thuê chuyên gia quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chương trình đào tạo quyết định mức chi trả cụ thể cho chuyên gia trong phạm vi dự toán được phê duyệt.

III

Nội dung và mức chi tăng cường năng lực hoạt động tiêu chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

1

Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phục vụ trực tiếp cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng, thiết lập nền tảng tiêu chuẩn hóa cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh

Thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 03 Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 23/9/2021 của HĐND thành phố Hà Nội về việc quy định nội dung chi, mức chi thực hiện xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và quy chuẩn kỹ thuật địa phương của thành phố Hà Nội

2

Hỗ trợ nâng cao năng lực tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để được công nhận, thừa nhận ở khu vực và quốc tế

Dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo mức quy định tại Phụ lục số 02 Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND Thành phố ban hành định mức xây dựng dự toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách của Thành phố và theo các quy định hiện hành về chế độ, định mức chi tiêu ngân sách nhà nước; thanh toán theo hợp đồng và thực tế phát sinh trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ.

IV

Nội dung và mức chi phục vụ công tác quản lý, hoạt động chung theo Kế hoạch thực hiện Chương trình 1322 tại Thành phố

1

Chi tư vấn xác định nhiệm vụ; tuyển chọn các nhiệm vụ của Kế hoạch thực hiện Chương trình 1322; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện dự án, nhiệm vụ của Kế hoạch thực hiện Chương trình 1322; tổ chức các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất của cơ quan thường trực hoặc đầu mối tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch thực hiện Chương trình 1322; tổ chức hội thảo khoa học

Thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 02 Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND Thành phố ban hành định mức xây dựng dự toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách của Thành phố

2

Chi cho các nhiệm vụ nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế chính sách, các giải pháp về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thúc đẩy, năng suất quốc gia, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế; các nhiệm vụ nghiên cứu, triển khai ứng dụng các giải pháp năng suất xanh và phát triển cộng đồng

Thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 02 Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND Thành phố ban hành định mức xây dựng dự toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách của Thành phố

3

Chi công tác phí, tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết Kế hoạch thực hiện Chương trình 1322

Thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 03 Nghị quyết số 09/2017/NQ-HĐND ngày 05/12/2017 của HĐND thành phố Hà Nội về việc quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội

4

Chi văn phòng phẩm, thanh toán dịch vụ công cộng (tiền điện, nước, thông tin liên lạc).

Thực hiện thanh toán theo hợp đồng và thực tế phát sinh trong phạm vi dự toán được phê duyệt.

5

Tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích cao trong hoạt động nâng cao năng suất chất lượng

Mức chi khen thưởng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.

Trong trường hợp huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác (không phải nguồn ngân sách nhà nước) từ các tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài để tôn vinh, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích cao trong hoạt động nâng cao năng suất chất lượng: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy chế khen thưởng cụ thể của các tổ chức, cá nhân tài trợ sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền đồng ý cho tổ chức, cá nhân đó tổ chức khen thưởng theo quy định của pháp luật.

6

Chi các hoạt động hợp tác quốc tế về năng suất chất lượng

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí và Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2019/NQ- HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND thành phố Hà Nội về việc quy định chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ chi tiếp khách trong nước của thành phố Hà Nội.

7

Chi hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh cơ chế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp ở các cấp độ và các khoản chi khác trực tiếp của Kế hoạch thực hiện thực hiện Chương trình 1322

Thực hiện theo các quy định hiện hành về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước, thanh toán theo hợp đồng và thực tế phát sinh trong phạm vi dự toán được phê duyệt.

V

Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh; tham gia các chương trình đào tạo của quốc tế

1

Hỗ trợ áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng; đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng đặc thù của ngành, lĩnh vực, tiêu chuẩn về hệ thống quản lý mới được công bố

Nhiệm vụ hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 02 Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND Thành phố ban hành định mức xây dựng dự toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách của Thành phố

2

Hỗ trợ áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (G.A.P), thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh

3

Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp

4

Hỗ trợ chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, môi trường, năng lượng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế

5

Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các chương trình đào tạo của Tổ chức Năng suất Châu Á và các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, khu vực

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 88/2017/TT-BTC ngày 22/8/2017 của Bộ Tài chính quy định cơ chế tài chính thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.

IV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN

Ngân sách nhà nước theo phân cấp./.

 

PHỤ LỤC 06

QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ TỪ NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ THỰC HIỆN HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ, KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP VÀ NHÃN HIỆU; ĐĂNG KÝ BẢO HỘ, CÔNG NHẬN GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI
(Kèm theo Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

Ngân sách Thành phố hỗ trợ đăng ký bảo hộ trong và ngoài nước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu; đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới để thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn Thành phố đến năm 2030.

Các nội dung khác về quản lý và sử dụng kinh phí; nội dung và mức chi; lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn Thành phố đến năm 2030 thực hiện theo quy định tại Thông tư số 75/2021/TT-BTC ngày 09/9/2021 của Bộ Tài chính quy định về tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn Thành phố đến năm 2030 và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

III. MỨC HỖ TRỢ

1. Đối với đăng ký bảo hộ trong nước:

a) Đối với đơn đăng ký bảo hộ sáng chế và đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới: 30 triệu đồng/đơn.

b) Đối với đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu: 15 triệu đồng/văn bằng bảo hộ.

2. Đối với đăng ký bảo hộ ở nước ngoài đơn đăng ký bảo hộ sáng chế; đơn đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới; đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu: 60 triệu đồng/đơn được chấp nhận hợp lệ, các văn bản tương ứng theo quy định của tổ chức quốc tế hoặc quốc gia nộp đơn.

IV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN

Nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp./.

 

PHỤ LỤC 07

QUY ĐỊNH MỨC CHI CHUẨN BỊ, TỔ CHỨC CÁC KỲ THI ÁP DỤNG ĐỐI VỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

Nghị quyết quy định mức chi tiền công cho các thành viên thực hiện nhiệm vụ thi đối với giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội.

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của thành phố Hà Nội; các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công tác chuẩn bị, tổ chức các kỳ thi đối với giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội.

III. MỨC CHI

1. Đối với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (Chi tiết theo biểu số 01 - Phụ lục 07 kèm theo)

2. Đối với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông, lớp 10 chuyên trung học phổ thông (Chi tiết theo biểu số 02 - Phụ lục 07 kèm theo)

3. Đối với kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp Thành phố, cấp quận, huyện, thị xã (gọi chung là cấp huyện) (Chi tiết theo biểu số 03 - Phụ lục 07 kèm theo)

4. Đối với tổ chức coi thi học sinh giỏi cấp quốc gia (Chi tiết theo biểu số 04 - Phụ lục 07 kèm theo)

Các nội dung và mức chi quy định tại Biểu số 01, 02, 04 Phụ lục 03 ban hành kèm theo Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về việc quy định một số chính sách, nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân Thành phố hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.

IV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn ngân sách nhà nước: Các khoản chi chuẩn bị, tổ chức kỳ thi thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo.

2. Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn vốn huy động hợp pháp, nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

 

Biểu số 01 - Phụ lục 07

QUY ĐỊNH MỨC CHI CHUẨN BỊ, TỔ CHỨC KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Kèm theo Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

STT

Nội dung chi

Đơn vị tính

Mức chi tiền công (đồng)

1

Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh

 

 

a

Trưởng ban

Người/ngày

750.000

b

Các Phó trưởng ban

Người/ngày

675.000

c

Các ủy viên, thư ký

Người/ngày

536.000

d

Nhân viên phục vụ

Người/ngày

285.000

2

Hội đồng thi

 

 

a

Chủ tịch

Người/ngày

675.000

b

Các phó Chủ tịch

Người/ngày

643.000

c

Ủy viên

Người/ngày

536.000

3

Ban thư ký Hội đồng thi

 

 

a

Trưởng ban

Người/ngày

643.000

b

Các Phó trưởng ban

Người/ngày

557.000

c

Các ủy viên

Người/ngày

450.000

4

Ban in sao đề thi

 

 

a

Trưởng ban (làm việc cách ly)

Người/ngày

643.000

b

Các Phó trưởng ban (làm việc cách ly)

Người/ngày

536.000

c

Các ủy viên, thư ký (làm việc cách ly)

Người/ngày

450.000

d

Nhân viên phục vụ, công an, bảo vệ (làm việc cách ly)

Người/ngày

450.000

e

Nhân viên phục vụ, công an, bảo vệ vòng ngoài

Người/ngày

246.000

5

Ban vận chuyển và bàn giao đề thi

 

 

a

Trưởng ban

Người/ngày

643.000

b

Các ủy viên

Người/ngày

450.000

c

Công an, phục vụ

Người/ngày

246.000

6

Ban coi thi

 

 

a

Trưởng ban

Người/ngày

600.000

b

Các Phó trưởng ban

Người/ngày

579.000

c

Trưởng Điểm thi

Người/ngày

557.000

d

Phó Trưởng Điểm thi

Người/ngày

536.000

e

Các ủy viên, thư ký, cán bộ coi thi, cán bộ giám sát

Người/ngày

450.000

g

Trật tự viên, y tế, công an, phục vụ

Người/ngày

246.000

7

Ban làm phách bài thi tự luận

 

 

a

Trưởng ban (làm việc cách ly)

Người/ngày

643.000

b

Các Phó trưởng ban (làm việc cách ly)

Người/ngày

536.000

c

Các ủy viên, thư ký (làm việc cách ly)

Người/ngày

450.000

d

Nhân viên phục vụ, công an bảo vệ (làm việc cách ly)

Người/ngày

450.000

e

Nhân viên phục vụ, bảo vệ vòng ngoài

Người/ngày

246.000

8

Ban Chấm thi tự luận

 

 

a

Trưởng ban

Người/ngày

643.000

b

Các Phó trưởng ban

Người/ngày

536.000

c

Các ủy viên, thư ký, kỹ thuật viên

Người/ngày

450.000

d

Chấm bài thi tự luận (Số lượng bài thi mỗi cán bộ chấm thi phải hoàn thành trong một ngày theo quy định)

Người/ngày

504.000

e

Công an, bảo vệ, y tế, phục vụ

Người/ngày

246.000

9

Chấm thi trắc nghiệm

 

 

 

Chấm bài thi trắc nghiệm (Số lượng bài thi mỗi cán bộ chấm thi phải hoàn thành trong một ngày theo quy định)

Người/ngày

504.000

10

Ban Phúc khảo bài thi tự luận

 

 

a

Trưởng ban

Người/ngày

643.000

b

Các Phó trưởng ban

Người/ngày

536.000

c

Các ủy viên, thư ký, kỹ thuật viên

Người/ngày

450.000

d

Chấm bài thi tự luận (Số lượng bài thi mỗi cán bộ chấm thi phải hoàn thành trong một ngày theo quy định)

Người/ngày

504.000

e

Công an, bảo vệ, y tế, phục vụ

Người/ngày

246.000

11

Chấm Phúc khảo bài thi trắc nghiệm

 

 

 

- Chấm bài thi trắc nghiệm (Số lượng bài thi mỗi cán bộ chấm thi phải hoàn thành trong một ngày theo quy định)

Người/ngày

504.000

Ghi chú:

- Đối với các nội dung chi còn lại thực hiện theo quy định tại Thông tư số 69/2021/TT-BTC ngày 11/8/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông. Trong trường hợp các văn bản dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư số 69/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 8 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng các văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

- Mức chi trên được tính với thời gian 8 giờ/ngày làm việc bình thường theo quy định. Tiền lương làm vào ban đêm bằng 130% mức tiền lương ngày làm việc ngày bình thường.

- Thời gian làm việc ngày lễ, tết được tính bằng 300% mức quy định trên; ngày thứ bảy, chủ nhật được tính bằng 200% mức quy định trên; hoặc do yêu cầu công việc phải làm thêm giờ được hưởng chế độ bằng 150% mức quy định trên (tiền lương giờ để tính tiền lương trả thêm giờ theo mức quy định trên/8 giờ).

- Trường hợp một người làm nhiều nhiệm vụ khác nhau trong một ngày thì chỉ được hưởng một mức thù lao cao nhất./.

 

Biểu số 02 - Phụ lục 07

QUY ĐỊNH MỨC CHI CHUẨN BỊ, TỔ CHỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, LỚP 10 CHUYÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Kèm theo Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức chi tiền công (đồng)

I

Ban chỉ đạo thi cấp Tỉnh, Hội đồng thi

 

 

1

Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh

 

 

a

Trưởng ban

Người/ngày

600.000

b

Các Phó trưởng ban

Người/ngày

540.000

c

Các ủy viên, thư ký

Người/ngày

429 000

d

Nhân viên phục vụ

Người/ngày

228.000

2

Hội đồng thi

 

 

a

Chủ tịch

Người/ngày

540.000

b

Các phó Chủ tịch

Người/ngày

514.000

c

Ủy viên

Người/ngày

429.000

3

Ban thư ký Hội đồng thi

 

 

a

Trưởng ban

Người/ngày

514.000

b

Các Phó trưởng ban

Người/ngày

446.000

c

Các ủy viên

Người/ngày

360.000

II

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông

 

 

1

Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm

 

 

1.1

Chi xây dựng và phê duyệt ma trận đề thi và bản đặc tả đề thi trác nghiệm (Chủ trì; các thành viên):

 

 

a

Người chủ trì

Người/ngày

800.000

b

Thành viên

Người/ngày

520.000

1.2

Chi soạn thảo câu hỏi thô

Câu

56.000

1.3

Chi rà soát, chọn lọc, thẩm định và biên tập câu hỏi

Câu

48.000

1.4

Chi chỉnh sửa câu hỏi sau thử nghiệm

Câu

40.000

1.5

Chi chỉnh sửa lại các câu hỏi sau khi thử nghiệm đề thi

Câu

28.000

1.6

Chi rà soát, lựa chọn và nhập các câu hỏi vào ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chuẩn hóa (được quản lý trên phần mềm máy tính)

Câu

8.000

1.7

Chi thuê chuyên gia định cỡ câu hỏi trắc nghiệm

 

 

a

Người chủ trì

Người/ngày

800.000

b

Thành viên

Người/ngày

520.000

2

Ra đề thi

 

 

2.1

Chi xây dựng và phê duyệt ma trận đề thi và bản đặc tả đề thi (đối với đề tự luận và trắc nghiệm)

 

 

a

Chủ trì

Người/ngày

600.000

b

Thành viên

Người/ngày

394.000

2.2

Chi ra đề

 

 

 

Ra đề đề xuất (đối với môn tự luận)

Đề

480.000

2.3

Chi tiền công cho cán bộ ra đề thi chính thức và dự bị có kèm theo đáp án, biểu điểm

 

 

a

Thi trắc nghiệm

Người/ngày

800.000

b

Thi tự luận

Người/ngày

800.000

2.4

Chi tiền công Hội đồng/Ban ra đề thi

 

 

a

Chủ tịch Hội đồng/Trưởng ban (làm việc cách ly)

Người/ngày

600.000

b

Các Phó chủ tịch/Phó trưởng ban (làm việc cách ly)

Người/ngày

480.000

c

Ủy viên, thư ký, công an bảo vệ vòng trong (làm việc cách ly)

Người/ngày

394.000

d

Ủy viên, thư ký, bảo vệ, phục vụ vòng ngoài

Người/ngày

197.000

3

Ban in sao đề thi

 

 

a

Trưởng ban (làm việc cách ly)

Người/ngày

514.000

b

Các Phó trưởng ban (làm việc cách ly)

Người/ngày

429.000

c

Các ủy viên, thư ký (làm việc cách ly)

Người/ngày

360.000

d

Nhân viên phục vụ, công an, bảo vệ (làm việc cách ly)

Người/ngày

360.000

e

Nhân viên phục vụ, công an, bảo vệ vòng ngoài

Người/ngày

197.000

4

Ban vận chuyển và bàn giao đề thi

 

 

a

Trưởng ban

Người/ngày

514.000

b

Các ủy viên

Người/ngày

360.000

c

Công an, phục vụ

Người/ngày

197.000

5

Ban coi thi

 

 

a

Trưởng ban

Người/ngày

480.000

b

Các Phó trưởng ban

Người/ngày

463.000

c

Trưởng Điểm thi

Người/ngày

446.000

d

Phó Trưởng Điểm thi

Người/ngày

429.000

e

Các ủy viên, thư ký, cán bộ coi thi, cán bộ giám sát

Người/ngày

360.000

g

Trật tự viên, y tế, công an, phục vụ

Người/ngày

197.000

6

Ban làm phách bài thi tự luận

 

 

a

Trưởng ban (làm việc cách ly)

Người/ngày

514.000

b

Các Phó trưởng ban (làm việc cách ly)

Người/ngày

429.000

c

Các ủy viên, thư ký (làm việc cách ly)

Người/ngày

360.000

d

Nhân viên phục vụ, công an bảo vệ (làm việc cách ly)

Người/ngày

360.000

e

Nhân viên phục vụ, bảo vệ vòng ngoài

Người/ngày

197.000

7

Ban Chấm thi tự luận, Ban chấm thẩm định bài thi tự luận

 

 

a

Trưởng ban

Người/ngày

514.000

b

Các Phó trưởng ban

Người/ngày

429.000

c

Các ủy viên, thư ký, kỹ thuật viên

Người/ngày

360.000

d

Chấm bài thi tự luận (Số lượng bài thi mỗi cán bộ chấm thi phải hoàn thành trong một ngày theo quy định)

Người/ngày

403.000

e

Công an, bảo vệ, y tế, phục vụ

Người/ngày

197.000

8

Chấm thi trắc nghiệm

 

 

 

Chấm bài thi Trắc nghiệm (Số lượng bài thi mỗi cán bộ chấm thi phải hoàn thành trong một ngày theo quy định)

Người/ngày

403.000

9

Ban Phúc khảo bài thi tự luận

 

 

a

Trưởng ban

Người/ngày

514.000

b

Các Phó trưởng ban

Người/ngày

429.000

c

Các ủy viên, thư ký, kỹ thuật viên

Người/ngày

360.000

d

Chấm bài thi tự luận (Số lượng bài thi mỗi cán bộ chấm thi phải hoàn thành trong một ngày theo quy định)

Người/ngày

403.000

e

Công an, bảo vệ, y tế, phục vụ

Người/ngày

197.000

10

Chấm Phúc khảo bài thi trắc nghiệm

 

 

 

Chấm bài thi Trắc nghiệm (Số lượng bài thi mỗi cán bộ chấm thi phải hoàn thành trong một ngày theo quy định)

Người/ngày

403.000

III

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên trung học phổ thông

 

 

1

Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm

 

 

1.1

Chi xây dựng và phê duyệt ma trận đề thi và bản đặc tả đề thi trắc nghiệm (Chủ trì; các thành viên):

 

 

a

Người chủ trì

Người/ngày

800.000

b

Thành viên

Người/ngày

520.000

1.2

Chi soạn thảo câu hỏi thô

Câu

56.000

1.3

Chi rà soát, chọn lọc, thẩm định và biên tập câu hỏi

Câu

48.000

1.4

Chi chỉnh sửa câu hỏi sau thử nghiệm

Câu

40.000

1.5

Chi chỉnh sửa lại các câu hỏi sau khi thử nghiệm đề thi

Câu

28.000

1.6

Chi rà soát, lựa chọn và nhập các câu hỏi vào ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chuẩn hóa (được quản lý trên phần mềm máy tính)

Câu

8.000

1.7

Chi thuê chuyên gia định cỡ câu hỏi trắc nghiệm

 

 

a

Người chủ trì

Người/ngày

800.000

b

Thành viên

Người/ngày

520.000

2

Ra đề thi

 

 

2.1

Chi xây dựng và phê duyệt ma trận đề thi và bản đặc tả đề thi (đối với đề tự luận và trắc nghiệm)

 

 

a

Chủ trì

Người/ngày

600.000

b

Thành viên

Người/ngày

394.000

2.2

Chi ra đề

 

 

a

Ra đề đề xuất môn không chuyên (đối với môn tự luận)

Đề

480.000

b

Ra đề đề xuất môn chuyên (đối với môn tự luận, thi nói, thi thực hành, thi tin học)

Đề

600.000

2.3

Chi tiền công cho cán bộ ra đề thi chính thức và dự bị có kèm theo đáp án, biểu điểm

 

 

a

Thi trắc nghiệm

Người/ngày

800.000

b

Thi tự luận, thi nói, thi thực hành, thi tin học

Người/ngày

800.000

2.4

Chi tiền công Hội đồng/Ban ra đề thi

 

 

a

Chủ tịch Hội đồng/Trưởng ban (làm việc cách ly)

Người/ngày

600.000

b

Các Phó chủ tịch/Phó trưởng ban (làm việc cách ly)

Người/ngày

480.000

c

Ủy viên, thư ký, công an bảo vệ vòng trong (làm việc cách ly)

Người/ngày

394.000

d

Ủy viên, thư ký, bảo vệ vòng ngoài

Người/ngày

197.000

3

Ban in sao đề thi

 

 

a

Trưởng ban (làm việc cách ly)

Người/ngày

514.000

b

Các Phó trưởng ban (làm việc cách ly)

Người/ngày

429.000

c

Các ủy viên, thư ký (làm việc cách ly)

Người/ngày

360.000

d

Nhân viên phục vụ, công an, bảo vệ (làm việc cách ly)

Người/ngày

360.000

e

Nhân viên phục vụ, công an, bảo vệ vòng ngoài

Người/ngày

197.000

4

Ban vận chuyển và bàn giao đề thi

 

 

a

Trưởng ban

Người/ngày

514.000

b

Các ủy viên

Người/ngày

360.000

c

Công an, phục vụ

Người/ngày

197.000

5

Ban coi thi

 

 

a

Trưởng ban

Người/ngày

480.000

b

Các Phó trưởng ban

Người/ngày

463.000

c

Trưởng Điểm thi

Người/ngày

446.000

d

Phó Trưởng Điểm thi

Người/ngày

429.000

e

Các ủy viên, thư ký, cán bộ coi thi, cán bộ giám sát

Người/ngày

360.000

g

Trật tự viên, y tế, công an, phục vụ

Người/ngày

197.000

6

Ban làm phách bài thi tự luận

 

 

a

Trưởng ban (làm việc cách ly)

Người/ngày

514.000

b

Các Phó trưởng ban (làm việc cách ly)

Người/ngày

429.000

c

Các ủy viên, thư ký (làm việc cách ly)

Người/ngày

360.000

d

Nhân viên phục vụ, công an bảo vệ (làm việc cách ly)

Người/ngày

360.000

e

Nhân viên phục vụ, bảo vệ vòng ngoài

Người/ngày

197.000

7

Ban Chấm thi tự luận, bài thi nói, bài thi thực hành, bài thi tin học; Ban chấm thẩm định bài thi tự luận

 

 

a

Trưởng ban

Người/ngày

514.000

b

Các Phó trưởng ban

Người/ngày

429.000

c

Các ủy viên, thư ký, kỹ thuật viên

Người/ngày

360.000

d

Chấm bài thi môn chuyên (Số lượng bài thi mỗi cán bộ chấm thi phải hoàn thành trong một ngày theo quy định)

Người/ngày

504.000

e

Chấm bài thi tự luận môn không chuyên (Số lượng bài thi mỗi cán bộ chấm thi phải hoàn thành trong một ngày theo quy định)

Người/ngày

403.000

g

Công an, bảo vệ, y tế, phục vụ

Người/ngày

197.000

8

Chấm thi trắc nghiệm

 

 

 

Chấm bài thi Trắc nghiệm (Số lượng bài thi mỗi cán bộ chấm thi phải hoàn thành trong một ngày theo quy định)

Người/ngày

403.000

9

Ban Phúc khảo bài thi tự luận

 

 

a

Trưởng ban

Người/ngày

514.000

b

Các Phó trưởng ban

Người/ngày

429.000

c

Các ủy viên, thư ký, kỹ thuật viên

Người/ngày

360.000

d

Chấm bài thi tự luận môn chuyên (Số lượng bài thi mỗi cán bộ chấm thi phải hoàn thành trong một ngày theo quy định)

Người/ngày

504.000

e

Chấm bài thi tự luận (Số lượng bài thi mỗi cán bộ chấm thi phải hoàn thành trong một ngày theo quy định)

Người/ngày

403.000

g

Công an, bảo vệ, y tế, phục vụ

Người/ngày

197.000

10

Chấm Phúc khảo bài thi trắc nghiệm

 

 

 

Chấm bài thi trắc nghiệm (Số lượng bài thi mỗi cán bộ chấm thi phải hoàn thành trong một ngày theo quy định)

Người/ngày

403.000

Ghi chú:

- Đối với các nội dung chi còn lại thực hiện theo quy định tại Thông tư số 69/2021/TT-BTC ngày 11/8/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông. Trong trường hợp các văn bản dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư số 69/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 8 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng các văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

- Mức chi trên được tính với thời gian 8 giờ/ngày làm việc bình thường theo quy định. Tiền lương làm vào ban đêm bằng 130% mức tiền lương ngày làm việc ngày bình thường.

- Thời gian làm việc ngày lễ, tết được tính bằng 300% mức quy định trên; ngày thứ bảy, chủ nhật được tính bằng 200% mức quy định trên; hoặc do yêu cầu công việc phải làm thêm giờ được hưởng chế độ bằng 150% mức quy định trên (tiền lương giờ để tính tiền lương trả thêm giờ theo mức quy định trên/8 giờ).

- Trường hợp một người làm nhiều nhiệm vụ khác nhau trong một ngày thì chỉ được hưởng một mức thù lao cao nhất./.

 

Biểu số 3 - Phụ lục 07

QUY ĐỊNH MỨC CHI CHUẨN BỊ, TỔ CHỨC KỲ THI SINH GIỎI CÁC MÔN VĂN HÓA
(Kèm theo Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức chi tiền công đối với kỳ thi cấp Thành phố (đồng)

Mức chi tiền công đối với kỳ thi cấp quận, huyện, thị xã (đồng)

1

Ban Chỉ đạo thi

 

 

 

a

Trưởng ban

Người/ngày

600.000

525.000

b

Các Phó trưởng ban

Người/ngày

540.000

473.000

c

Các ủy viên, thư ký

Người/ngày

429.000

375.000

d

Nhân viên phục vụ

Người/ngày

228.000

200.000

2

Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm

 

 

 

2.1

Chi xây dựng và phê duyệt ma trận đề thi và bản đặc tả đề thi trắc nghiệm (Chủ trì; các thành viên):

 

 

 

a

Người chủ trì

Người/ngày

800.000

800.000

b

Thành viên

Người/ngày

520.000

520.000

2.2

Chi soạn thảo câu hỏi thô

Câu

56.000

56.000

2.3

Chi rà soát, chọn lọc, thẩm định và biên tập câu hỏi

Câu

48.000

48.000

2.4

Chi chỉnh sửa câu hỏi sau thử nghiệm

Câu

40.000

40.000

2.5

Chi chỉnh sửa lại các câu hỏi sau khi thử nghiệm đề thi

Câu

28.000

28.000

2.6

Chi rà soát, lựa chọn và nhập các câu hỏi vào ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chuẩn hóa (được quản lý trên phần mềm máy tính)

Câu

8.000

8.000

2.7

Chi thuê chuyên gia định cỡ câu hỏi trắc nghiệm

 

 

 

a

Người chủ trì

Người/ngày

800.000

800.000

b

Thành viên

Người/ngày

520.000

520.000

3

Ra đề thi

 

 

 

3.1

Chi ra đề

 

 

 

 

Ra đề đề xuất đối với môn tự luận, thi nói, thi thực hành, thi tin học

Đề theo phân môn

800.000

700.000

3.2

Chi tiền công cho cán bộ ra đề thi chính thức và dự bị có kèm theo đáp án, biểu điểm

 

 

 

 

Chi ra đề thi

Người/ngày

800.000

700.000

3.3

Chi tiền công Hội đồng/Ban ra đề thi

 

 

 

a

Chủ tịch Hội đồng/Trưởng ban (làm việc cách ly)

Người/ngày

600.000

480.000

b

Các Phó chủ tịch/Phó trưởng ban (làm việc cách ly)

Người/ngày

480.000

384.000

c

Ủy viên, thư ký, công an bảo vệ vòng trong ((làm việc cách ly))

Người/ngày

394.000

315.000

d

Ủy viên, thư ký, bảo vệ, phục vụ vòng ngoài

Người/ngày

197.000

158.000

3.4

Ban in sao đề thi

 

 

 

a

Trưởng ban (làm việc cách ly)

Người/ngày

514.000

450.000

b

Các Phó trưởng ban (làm việc cách ly)

Người/ngày

429.000

375.000

c

Các ủy viên, thư ký (làm việc cách ly)

Người/ngày

360.000

315.000

d

Nhân viên phục vụ, công an, bảo vệ (làm việc cách ly)

Người/ngày

360.000

315.000

e

Nhân viên phục vụ, công an, bảo vệ vòng ngoài

Người/ngày

197.000

172.000

4

Ban coi thi

 

 

 

a

Trưởng ban

Người/ngày

480.000

420.000

b

Các Phó trưởng ban

Người/ngày

463.000

405.000

c

Trưởng Điểm thi

Người/ngày

446.000

390.000

d

Phó Trưởng Điểm thi

Người/ngày

429.000

375.000

e

Các ủy viên, thư ký, cán bộ coi thi, cán bộ giám sát

Người/ngày

360.000

315.000

g

Trật tự viên, y tế, công an, phục vụ

Người/ngày

197.000

172.000

5

Ban làm phách bài thi tự luận

 

 

 

a

Trưởng ban (làm việc cách ly)

Người/ngày

514.000

450.000

b

Các Phó trưởng ban (làm việc cách ly)

Người/ngày

429.000

375.000

c

Các ủy viên, thư ký (làm việc cách ly)

Người/ngày

360.000

315.000

d

Nhân viên phục vụ, công an bảo vệ (làm việc cách ly)

Người/ngày

360.000

315.000

e

Nhân viên phục vụ, bảo vệ vòng ngoài

Người/ngày

197.000

172.000

6

Ban Chấm thi tự luận, thi nói, thi thực hành, thi tin học

 

 

 

a

Trưởng ban

Người/ngày

514.000

450.000

b

Các Phó trưởng ban

Người/ngày

429.000

375.000

c

Các ủy viên, thư ký, kỹ thuật viên

Người/ngày

360.000

315.000

d

Chấm bài thi tự luận, thi nói, thi thực hành, thi tin học (Số lượng bài thi mỗi cán bộ chấm thi phải hoàn thành trong một ngày theo quy định)

Người/ngày

800.000

700.000

e

Công an, bảo vệ, y tế, phục vụ

Người/ngày

197.000

172.000

7

Chấm thi trắc nghiệm

 

 

 

 

Chấm bài thi trắc nghiệm (Số lượng bài thi mỗi cán bộ chấm thi phải hoàn thành trong một ngày theo quy định)

Người/ngày

403.000

353.000

8

Ban Phúc khảo bài thi tự luận, thi nói, thi thực hành, thi tin học

 

 

 

a

Trưởng ban

Người/ngày

514.000

450.000

b

Các Phó trưởng ban

Người/ngày

429.000

375.000

c

Các ủy viên, thư ký, kỹ thuật viên

Người/ngày

360.000

315.000

d

Chấm bài thi tự luận (Số lượng bài thi mỗi cán bộ chấm thi phải hoàn thành trong một ngày theo quy định)

Người/ngày

403.000

353.000

e

Công an, bảo vệ, y tế, phục vụ

Người/ngày

197.000

172.000

9

Chấm Phúc khảo bài thi trắc nghiệm

 

 

 

 

Chấm bài thi trắc nghiệm (Số lượng bài thi mỗi cán bộ chấm thi phải hoàn thành trong một ngày theo quy định)

Người/ngày

403.000

353.000

Ghi chú:

- Đối với các nội dung chi còn lại thực hiện theo quy định tại Thông tư số 69/2021/TT-BTC ngày 11/8/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông. Trong trường hợp các văn bản dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư số 69/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 8 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng các văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

- Mức chi trên được tính với thời gian 8 giờ/ngày làm việc bình thường theo quy định. Tiền lương làm vào ban đêm bằng 130% mức tiền lương ngày làm việc ngày bình thường.

- Thời gian làm việc ngày lễ, tết được tính bằng 300% mức quy định trên; ngày thứ bảy, chủ nhật được tính bằng 200% mức quy định trên; hoặc do yêu cầu công việc phải làm thêm giờ được hưởng chế độ bằng 150% mức quy định trên (tiền lương giờ để tính tiền lương trả thêm giờ theo mức quy định trên/8 giờ).

- Trường hợp một người làm nhiều nhiệm vụ khác nhau trong một ngày thì chỉ được hưởng một mức thù lao cao nhất./.

 

Biểu số 04 - Phụ lục 07

QUY ĐỊNH MỨC CHI COI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP QUỐC GIA
(Kèm theo Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức chi tiền công (đồng)

 

Hội đồng coi thi

 

 

1

Chủ tịch

Người/ngày

600.000

2

Các Phó Chủ tịch

Người/ngày

579.000

3

Trưởng Điểm thi

Người/ngày

557.000

4

Phó Trưởng Điểm thi

Người/ngày

536.000

5

Các ủy viên, thư ký, cán bộ coi thi, cán bộ giám sát

Người/ngày

450.000

6

Trật tự viên, y tế, công an, phục vụ

Người/ngày

246.000

 

 

 

 

Ghi chú:

- Đối với các nội dung chi còn lại thực hiện theo quy định tại Thông tư số 69/2021/TT-BTC ngày 11/8/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông. Trong trường hợp các văn bản dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư số 69/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 8 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng các văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

- Mức chi trên được tính với thời gian 8 giờ/ngày làm việc bình thường theo quy định. Tiền lương làm vào ban đêm bằng 130% mức tiền lương ngày làm việc ngày bình thường.

- Thời gian làm việc ngày lễ, tết được tính bằng 300% mức quy định trên; ngày thứ bảy, chủ nhật được tính bằng 200% mức quy định trên; hoặc do yêu cầu công việc phải làm thêm giờ được hưởng chế độ bằng 150% mức quy định trên (tiền lương giờ để tính tiền lương trả thêm giờ theo mức quy định trên/8 giờ).

- Trường hợp một người làm nhiều nhiệm vụ khác nhau trong một ngày thì chỉ được hưởng một mức thù lao cao nhất./.

 

PHỤ LỤC 08

QUY ĐỊNH MỨC CHI TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỚI, SÁCH GIÁO KHOA MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

Nghị quyết quy định mức chi tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới của thành phố Hà Nội quy định tại Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Quy định mức chi tập huấn, bồi dưỡng năng lực triển khai chương trình, sách giáo khoa mới cho nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội quy định tại Mục III.2.a Điều 1 Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”.

Quy định này không điều chỉnh đối với việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục về sách giáo khoa do các nhà xuất bản thực hiện.

Các nội dung khác không quy định tại Nghị quyết này thực hiện theo quy định tại Thông tư số 83/2021/TT-BTC ngày 04/10/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới giáo dục phổ thông.

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của thành phố Hà Nội; các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập; công chức trong cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của thành phố Hà Nội; giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập (sau đây gọi tắt là học viên); các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.

III. MỨC CHI

TT

Nội dung chi

Mức chi

1

Chi điều tra, khảo sát xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng

Áp dụng mức chi quy định tại Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của HĐND Thành phố (Phụ lục 01 quy định nội dung và mức chi của các cuộc Điều tra thống kê do ngân sách Thành phố bảo đảm).

2

Chi tổ chức các cuộc họp, hội thảo, hội nghị có liên quan; chi đi công tác để kiểm tra, giám sát, đảm bảo chất lượng, đánh giá kết quả tập huấn, bồi dưỡng

Thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 09/2017/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2017 của HĐND Thành phố (Phụ lục 03 quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội).

3

Chi biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng mới; Chi chỉnh sửa, bổ sung cập nhật chương trình, giáo trình tài liệu tập huấn, bồi dưỡng

Căn cứ quy định tại Thông tư số 76/2018/TT- BTC ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, các cơ quan, đơn vị chủ trì biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu quyết định mức chi cho phù hợp với từng chương trình tập huấn, bồi dưỡng.

4

Chi số hóa tài liệu phục vụ tập huấn, bồi dưỡng trực tuyến

 

a

Các khoản tiền công: Xây dựng kịch bản dạy học (chuỗi các hoạt động dạy học) của bài học; Xây dựng nội dung chi tiết của bài học (từng hoạt động) theo kịch bản dạy học (Sản phẩm bao gồm nội dung các hoạt động dạng text và các chỉ dẫn/cài đặt để sử dụng các tư liệu trong từng hoạt động, chưa bao gồm các tài liệu đa phương tiện (multimedia) như hình ảnh, âm thanh, phương tiện điện tử ghi, sao chép (video), đồ họa (infographics)...); Chuyên gia/giáo viên ghi hình (Nghiên cứu kịch bản và nội dung tiết học; phối hợp với kĩ thuật viên video để chuẩn bị; phối hợp ghi hình); Xây dựng bản yêu cầu/hướng dẫn biên tập video (hậu kỳ, thời lượng video tối đa 90 phút); Thống kê và xử lý cơ bản dữ liệu kết quả của khóa tập huấn, bồi dưỡng (danh sách điểm, phân nhóm đối tượng, phổ điểm, tỷ lệ - tối thiểu cho 250 học viên)

Áp dụng theo quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước. Căn cứ vào khả năng kinh phí, vai trò, nhiệm vụ, yêu cầu về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác của từng cá nhân trong việc thực hiện các nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng; Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định mức tiền công cụ thể cho từng thành viên thực hiện các nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng ở địa phương.

b

Chi phí quay video bài giảng (thời lượng tối đa của video không quá 90 phút; giá bao gồm công kỹ thuật viên và thiết bị; chưa bao gồm phí di chuyển, lưu trú, ăn uống của kỹ thuật viên (01-02 người))

Áp dụng theo quy định tại Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình truyền hình.

c

Chi biên tập video (cắt/ghép video theo yêu cầu của chuyên gia; chuyển đổi định dạng, độ phân giải, làm việc theo chỉ đạo của chuyên gia)

Áp dụng theo quy định tại Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình truyền hình.

đ

Chi nhập liệu nội dung dạng văn bản (bao gồm chèn ảnh có sẵn); Chi số hóa câu hỏi vào hệ thống học tập trực tuyến gắn với hoạt động học (dữ liệu có cấu trúc; yêu cầu bản ghi (file) câu hỏi, trong đó nêu rõ đáp án); Chi số hóa nội dung văn bản vào hệ thống quản lý học tập; Chi phí gia công bài giảng điện tử tương tác

Áp dụng theo quy định tại Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính Hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

5

Chi tiền công giảng viên, trợ giảng, báo cáo viên

Căn cứ yêu cầu chất lượng khóa tập huấn, bồi dưỡng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng quyết định mức chi tiền công cho giảng viên, trợ giảng (nếu có), báo cáo viên trong nước (gồm cả hình thức tập huấn, bồi dưỡng trực tiếp và trực tuyến); tiền công cho nhân viên giám sát, vận hành hệ thống học tập trực tuyến (trường hợp thuê hệ thống quản lý học tập trực tuyến thì tiền công cho người giám sát, vận hành hệ thống học tập trực tuyến tính trong tổng mức kinh phí thuê) trên cơ sở thỏa thuận theo hình thức hợp đồng công việc phù hợp với chất lượng, trình độ của giảng viên, báo cáo viên trong phạm vi dự toán được giao. Tổng mức chi tiền công: 2.000.000 đồng/buổi (một buổi giảng được tính bằng 4 tiết học), được tính cho tất cả các thành viên trực tiếp tham gia hướng dẫn, giảng dạy trong 1 buổi tập huấn, bồi dưỡng, số lượng các thành viên tham gia hướng dẫn, giảng dạy trong 1 buổi học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Số giờ giảng vượt định mức của các giảng viên chuyên nghiệp làm nhiệm vụ giảng dạy trong các cơ sở tổ chức tập huấn, bồi dưỡng; giờ giảng của các giảng viên là giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cốt cán làm nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng ở địa phương cho những giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục còn lại được thanh toán theo quy định hiện hành về chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08 tháng 3 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập. Trường hợp các giảng viên này được mời tham gia giảng dạy tại các lớp tập huấn, bồi dưỡng do các cơ sở đào tạo khác tổ chức thì vẫn được hưởng theo chế độ tiền công giảng viên theo quy định.

6

Phụ cấp tiền ăn cho giảng viên, trợ giảng, báo cáo viên

Tùy theo địa điểm, thời gian tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng, các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng quyết định chi phụ cấp tiền ăn cho giảng viên, trợ giảng, báo cáo viên phù hợp với mức chi phụ cấp lưu trú được quy định tại Nghị quyết số 09/2017/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2017 của HĐND Thành phố (Phụ lục 03 quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội).

7

Chi phí thanh toán tiền phương tiện đi lại, tiền thuê phòng nghỉ cho giảng viên, trợ giảng, báo cáo viên

Thực hiện theo mức chi theo quy định hiện hành tại Nghị quyết số 09/2017/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2017 của HĐND Thành phố (Phụ lục 03 quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội). Áp dụng trong trường hợp cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng không bố trí được phương tiện, không có điều kiện bố trí chỗ nghỉ cho giảng viên, trợ giảng, báo cáo viên mà phải đi thuê.

8

Chi thuê biên dịch, phiên dịch

Thực hiện mức chi dịch thuật theo quy định tại Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐND ngày 08 tháng 7 năm 2019 của HĐND Thành phố (Phụ lục 02 quy định chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ chi tiếp khách trong nước của thành phố Hà Nội).

9

Chi nước uống phục vụ lớp học

Áp dụng mức chi nước uống tổ chức các cuộc hội nghị theo quy định tại Nghị quyết số 09/2017/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2017 của HĐND Thành phố (Phụ lục 03 quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội).

10

Chi ra đề thi, coi thi, chấm thi

Áp dụng mức chi ra đề của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại Thông tư số 69/2021/TT- BTC ngày 11 tháng 8 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông; mức chi coi thi, chấm thi của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông do HĐND thành phố Hà nội quy định.

Riêng đối với các giảng viên chuyên nghiệp làm nhiệm vụ giảng dạy trong các cơ sở tổ chức tập huấn, bồi dưỡng; các giảng viên là giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cốt cán làm nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng ở địa phương cho những giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục còn lại (nếu có): thực hiện quy đổi thời gian ra giờ chuẩn theo quy định tại Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

11

Chi khen thưởng cho học viên đạt loại giỏi, loại xuất sắc

Căn cứ khả năng nguồn kinh phí, căn cứ số lượng học viên đạt loại giỏi, loại xuất sắc của từng lớp tập huấn, bồi dưỡng, cơ sở tổ chức tập huấn, bồi dưỡng được quyết định chi khen thưởng cho học viên đạt loại giỏi, loại xuất sắc theo mức tối đa không quá 200.000 đồng/học viên.

12

Chi phí tổ chức cho học viên đi khảo sát, thực tế

Chỉ áp dụng cho các lớp có thời gian đi học tập nghiên cứu thực tế được quy định trong chương trình học được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

a

Chi trả tiền phương tiện đưa, đón học viên đi khảo sát, thực tế

Thanh toán theo hợp đồng, chứng từ chi thực tế.

b

Hỗ trợ một phần tiền ăn, tiền nghỉ cho học viên trong những ngày đi thực tế

Do Thứ trưởng các cơ quan, đơn vị, cơ sở tổ chức tập huấn, bồi dưỡng quyết định mức hỗ trợ phù hợp với mức chi công tác phí quy định tại Nghị quyết số 09/2017/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2017 của HĐND Thành phố (Phụ lục 03 quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội) và phải bảo đảm trong phạm vi dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được giao.

13

Chi hỗ trợ một phần tiền ăn cho học viên trong thời gian tập huấn, bồi dưỡng tập trung; chi hỗ trợ chi phí đi lại cho học viên từ cơ quan đến nơi tập huấn, bồi dưỡng (một lượt đi và về); chi thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ cho học viên trong thời gian tập huấn, bồi dưỡng tập trung tại cơ sở tập huấn, bồi dưỡng (trong trường hợp cơ sở tập huấn, bồi dưỡng và đơn vị tổ chức tập huấn, bồi dưỡng xác nhận không bố trí được chỗ nghỉ)

Căn cứ địa điểm tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng và khả năng ngân sách, Sở Giáo dục và Đào tạo (cơ quan cử học viên tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cốt cán), các cơ sở giáo dục (cơ quan cử học viên tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) chi hỗ trợ cho giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục được cử đi tập huấn, bồi dưỡng các khoản chi phí này đảm bảo nguyên tắc: Các khoản chi hỗ trợ này phù hợp với mức chi hiện hành về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị quy định tại Nghị quyết số 09/2017/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2017 của HĐND Thành phố (Phụ lục 03 quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội). Không hỗ trợ tiền ăn trong trường hợp học viên chỉ tham gia học nửa ngày.

Các nội dung chi không quy định tại Nghị quyết này thực hiện theo quy định tại Thông tư số 83/2021/TT-BTC ngày 04/10/2021 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý kinh phí tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới giáo dục phổ thông.

IV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp.

2. Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của các cơ sở giáo dục công lập.

3. Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn vốn huy động hợp pháp, nguồn thu khác theo quy định của pháp luật của các cơ sở giáo dục; đóng góp của học viên.

4. Nguồn tài chính hợp pháp của các cơ sở giáo dục ngoài công lập./.

 

PHỤ LỤC 09

QUY ĐỊNH MỨC CHI HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

Nghị quyết quy định mức chi hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

III. MỨC HỖ TRỢ

Mức chi hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội là 12.000.000 đồng/Ban/năm.

IV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN

Ngân sách quận, thị xã đảm bảo đối với chi hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân phường; ngân sách xã, thị trấn đảm bảo đối với chi hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân xã, thị trấn./.

 

PHỤ LỤC 10

QUY ĐỊNH NỘI DUNG, MỨC CHI ĐẶC THÙ PHỤC VỤ CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
(Kèm theo Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

Nghị quyết quy định một số nội dung chi, mức chi đặc thù phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Các nội dung, mức chi khác phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội không quy định tại Nghị quyết này thì thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 01/2018/TT-BTC ngày 02/01/2018 quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Thông tư số 28/2019/TT-BTC ngày 21/5/2019 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 01/2018/TT-BTC ngày 02/01/2018 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm TTATGT và các quy định khác có liên quan.

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Ban An toàn giao thông Thành phố.

2. Ban An toàn giao thông quận, huyện, thị xã.

3. Công an Thành phố.

4. Sở Giao thông vận tải (Thanh tra Sở Giao thông vận tải).

5. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm TTATGT.

III. NỘI DUNG CHI, MỨC CHI

1. Các nội dung chi thuộc cấp Thành phố:

a) Chi hỗ trợ ban đầu cho cán bộ bị thương, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ đảm bảo TTATGT: 2.000.000 đồng/người. Mức độ bị thương tai nạn do Thủ trưởng đơn vị được giao dự toán xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật, tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

b) Chi hỗ trợ ban đầu cho gia đình cán bộ hy sinh đang làm nhiệm vụ đảm bảo TTATGT: 5.000.000 đồng/người.

c) Chi hoạt động kiểm tra, giám sát về công tác bảo đảm TTATGT của lực lượng Công an, Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Ban An toàn giao thông Thành phố: 100.000 đồng/người/ca (01 ca từ đủ 04 giờ trở lên)

d) Chi bồi dưỡng lực lượng Thanh tra Sở giao thông vận tải trực tiếp tham gia công tác bảo đảm TTATGT: 1.000.000 đồng/người/tháng. Số lượng, đối tượng tham gia trực tiếp do Thủ trưởng đơn vị được giao dự toán phân công, tự chịu trách nhiệm.

e) Chi bồi dưỡng cho thành viên của Ban An toàn giao thông Thành phố: 700.000 đồng/người/tháng.

g) Chi bồi dưỡng cho tổ giúp việc của Ban An toàn giao thông Thành phố: 500.000 đồng/người/tháng.

h) Chi bồi dưỡng cho cán bộ, lực lượng khác thuộc các tổ chức, đơn vị của Thành phố tham gia trực tiếp, phối hợp giữ gìn TTATGT: 50.000 đồng/người/ca.

2. Các nội dung chi thuộc cấp quận, huyện, thị xã:

a) Chi hỗ trợ ban đầu cho cán bộ bị thương, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ đảm bảo TTATGT: 2.000.000 đồng/người. Mức độ bị thương tai nạn do Thủ trưởng đơn vị được giao dự toán xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật, tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

b) Chi hỗ trợ ban đầu cho gia đình cán bộ hy sinh đang làm nhiệm vụ đảm bảo TTATGT: 5.000.000 đồng/người.

c) Chi bồi dưỡng cho thành viên của Ban An toàn giao thông quận, huyện, thị xã: 600.000 đồng/người/tháng.

d) Chi bồi dưỡng cho cán bộ, lực lượng khác thuộc các tổ chức, đơn vị tham gia trực tiếp, phối hợp giữ gìn TTATGT: 50.000 đồng/người/ca.

IV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Ngân sách các cấp của Thành phố bố trí hàng năm theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành trong dự toán chi thường xuyên của các đơn vị.

2. Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách thành phố Hà Nội để thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

3. Các khoản hỗ trợ, viện trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cho hoạt động đảm bảo TTATGT.

4. Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật./.

 

PHỤ LỤC 11

QUY ĐỊNH MỨC CHI ĐỐI VỚI CÁC GIẢI THI ĐẤU THỂ THAO DO THÀNH PHỐ HÀ NỘI TỔ CHỨC
(Kèm theo Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

I. PHẠM VI CHỈNH

Nghị quyết quy định mức chi đối với các giải thi đấu thể thao do thành phố Hà Nội tổ chức bao gồm:

1. Đại hội thể dục thể thao;

2. Giải thi đấu thể thao từng môn thể thao;

3. Hội thi thể thao quần chúng;

4. Giải thi đấu thể thao dành cho người khuyết tật.

Nghị quyết này không áp dụng cho các giải thi đấu bóng đá.

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Thành viên Ban chỉ đạo, Ban tổ chức và các Tiểu ban Đại hội thể dục thể thao, hội thi thể thao.

2. Thành viên Ban tổ chức và các Tiểu ban chuyên môn từng giải thi đấu;

3. Trọng tài, giám sát hành, thư ký các giải thi đấu;

4. Vận động viên, huấn luyện viên.

5. Công an, y tế, phiên dịch, bảo vệ, nhân viên phục vụ và các lực lượng khác liên quan hoặc phục vụ tại các điểm tổ chức thi đấu.

III. MỨC CHI

STT

Nội dung chi

Mức chi

1

Chi tiền ăn

 

 

Tiền ăn trong quá trình tổ chức giải (bao gồm cả thời gian tối đa 02 ngày trước ngày thi đấu để làm công tác chuẩn bị tổ chức giải, tập huấn trọng tài và 1 ngày sau thi đấu) cho các đối tượng: Thành viên Ban chỉ đạo, Ban Tổ chức và các Tiểu ban; thành viên Ban Tổ chức và các tiểu ban chuyên môn từng giải thi đấu; trọng tài, giám sát điều hành, thư ký các giải thi đấu

150.000 đồng/người/ngày

 

Đối với các đối tượng thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước đã được đảm bảo chế độ chi tiền ăn trong thời gian tham dự giải thi đấu thể thao sẽ không được thanh toán phụ cấp tiền lưu trú công tác phí theo quy định tại chế độ công tác phí hiện hành trong thời gian tham dự giải thi đấu thể thao

 

2

Tiền bồi dưỡng làm nhiệm vụ được tính theo ngày làm việc thực tế, hoặc theo buổi thi đấu, trận đấu thực tế. Đối với các đối tượng mà tiền bồi dưỡng không tính được theo ngày làm việc mà tính theo buổi thi đấu, hoặc trận đấu, thì mức thanh toán tiền bồi dưỡng được tính theo thực tế, nhưng tối đa không được vượt quá 3 buổi hoặc 3 trận đấu/người/ngày

 

 

Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Trưởng, phó các Tiểu ban chuyên môn

95.000 đồng/người/ngày

 

Thành viên các tiểu ban chuyên môn

70.000 đồng/người/ngày

 

Giám sát, trọng tài chính

70.000 đồng/người/buổi

 

Thư ký, trọng tài khác

60.000 đồng/người/buổi

 

Công an, y tế

50.000 đồng/người/buổi

 

Lực lượng làm nhiệm vụ trật tự, bảo vệ, nhân viên phục vụ

50.000 đồng/người/buổi

3

Chi sáng tác, dàn dựng, đạo diễn các màn đồng diễn

Thanh toán theo hợp đồng kinh tế giữa đơn vị tổ chức giải với các tổ chức hoặc cá nhân, mức chi căn cứ Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác và Công văn số 230/CP-KGVX ngày 20/5/2015 của Chính phủ về việc đính chính sai sót trong Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ

4

Bồi dưỡng đối tượng tham gia đồng diễn, diễu hành, xếp hình, xếp chữ

 

a

Người tập

 

 

Tập luyện

30.000 đồng/người/buổi

 

Tổng duyệt

40.000 đồng/người/buổi

 

Chính thức

70.000 đồng/người/buổi

b

Giáo viên quản lý, hướng dẫn

60.000 đồng/người/buổi

5

Các khoản chi khác

 

 

Tiền tàu xe đi về, tiền thuê chỗ ở cho các đối tượng áp dụng của Nghị quyết

Thực hiện theo Nghị quyết số 09/2017/NQ-HĐND ngày 05/12/2017 của HĐND Thành phố về việc quy định một số nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (Phụ lục số 03 quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội)

 

Các khoản chi cho in ấn, huy chương, cờ, cúp, trang phục, đạo cụ, khai mạc, bế mạc...

Tùy theo quy mô, tính chất giải để chi phù hợp với nguồn kinh phí được ngân sách nhà nước cấp. Đồng thời, căn cứ theo chế độ hiện hành, hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ và được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện

 

Các khoản chi khác không quy định tại Nghị quyết này thực hiện theo các quy định chi tiêu tài chính hiện hành

 

Trường hợp một người được phân công nhiều nhiệm vụ khác nhau trong quá trình điều hành tổ chức giải chỉ được hưởng một mức bồi dưỡng cao nhất.

IV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành.

2. Nguồn thu bán vé xem thi đấu.

3. Nguồn thu tài trợ, quảng cáo, bán bản quyền phát thanh, truyền hình.

4. Nguồn thu hợp pháp khác./.

 

PHỤ LỤC 12

NỘI DUNG CHI DUY TU, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ CẤP BÁCH SỰ CỐ ĐÊ HỆ THỐNG ĐÊ DO THÀNH PHỐ HÀ NỘI QUẢN LÝ
(Kèm theo Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

I. Nội dung chi duy tu, bảo dưỡng đê gồm:

1. Sửa chữa, cải tạo, gia cố mặt đê: San lấp ổ gà, rãnh nước mặt đê; san gạt lề đê; San lấp rãnh xói mái đê; sửa chữa hư hỏng mặt đường đê kết cấu nhựa; sửa chữa hư hỏng mặt đường đê kết cấu bê tông.

2. Sửa chữa gia cố đường gom, đường hành lang chân đê, dốc lên xuống đê trong phạm vi bảo vệ đê điều.

3. Sửa chữa và trồng cỏ mái đê, cơ đê, chân đê, mái kè; bảo trì cỏ kỹ thuật trên đê; phát quang mái, chân đê, mái kè.

4. Đắp đất, trồng cây chắn sóng; duy trì, chăm sóc và bảo vệ tre chắn sóng.

5. Khảo sát, phát hiện và xử lý mối và các ẩn họa trong thân đê; khoan phụt vữa gia cố chất lượng thân đê.

6. Kiểm tra đánh giá chất lượng cống dưới đê; xử lý các hư hỏng nhỏ; nạo vét thượng, hạ lưu của cống dưới đê.

7. Kiểm tra hiện trạng kè bảo vệ đê; chi tu sửa các hư hỏng nhỏ của kè; nạo vét rãnh thoát nước đỉnh kè.

8. Bổ sung, sửa chữa các công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ đê điều: Cột mốc trên đê; cột chỉ giới, cột thủy chí; biển báo đê; trạm và thiết bị quan trắc; kho, bãi chứa vật tư dự phòng bão lũ.

9. Sửa chữa các công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ đê điều: Công trình phân lũ, làm chậm lũ; công trình tràn sự cố; giếng giảm áp; điếm canh đê.

10. Bổ sung, bảo dưỡng, thu gom vật tư dự trữ phòng, chống lụt bão liên quan đến đê điều.

11. Khảo sát địa hình, địa chất, khảo sát mặt cắt cố định ngang sông định kỳ, đo đạc sơ họa diễn biến lòng dẫn; bổ sung cơ sở dữ liệu về đê điều phục vụ công tác quản lý đê điều và phòng, chống lụt bão.

II. Nội dung chi xử lý cấp bách sự cố đê điều gồm:

1. Xử lý sạt trượt mái đê, mái kè.

2. Xử lý nứt đê.

3. Xử lý sập tổ mối trên đê.

4. Xử lý sụt, lún thân đê.

5. Xử lý đoạn bờ sông bị sạt trượt có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn đê điều.

6. Xử lý rò rỉ, thấm, tổ mối và các khuyết tật khác trong thân đê.

7. Xử lý lỗ sủi, mạch sủi, bãi sủi, mạch đùn, bục đất, giếng phụt.

8. Xử lý trường hợp nước lũ tràn qua đỉnh đê.

9. Xử lý các sự cố hư hỏng cống qua đê.

10. Hàn khẩu đê.

11. Xử lý giếng giảm áp làm việc không bình thường: Nước từ trong giếng, khu vực cát thấm lọc có hiện tượng nước đục và kéo theo bùn cát thoát ra ngoài./.