HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 178/2015/NQ-HĐND17 | Bắc Ninh, ngày 24 tháng 04 năm 2015 |
V/V THÔNG QUA ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ BẮC NINH ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 14
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 của Chính phủ về phân loại đô thị;
Sau khi xem xét Tờ trình số 64/TTr-UBND ngày 16/4/2015 của UBND tỉnh về việc đề nghị thông qua Đồ án quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách và ý kiến thảo luận của đại biểu,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đồ án quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Có nội dung chính của đồ án kèm theo).
Điều 2. Nghị quyết có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Giao UBND tỉnh trình Bộ Xây dựng thẩm định, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết được HĐND tỉnh khóa XVII, kỳ họp thứ 14 thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
NỘI DUNG CHÍNH SÁCH CỦA ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ BẮC NINH ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 178/2015/NQ-HĐND ngày 24/4/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh, khóa XVII, kỳ họp thứ 14)
1. Tên đồ án: Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Phạm vi, ranh giới, quy mô quy hoạch.
a. Phạm vi lập quy hoạch: Phạm vi lập Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh bao gồm thành phố Bắc Ninh, huyện Tiên Du, thị xã Từ Sơn và 3 xã của huyện Quế Võ là: Hán Quảng, Yên Giả và Chi Lăng.
b. Ranh giới lập quy hoạch: Phía bắc và tây bắc giáp tỉnh Bắc Giang và huyện Yên Phong; phía nam và tây nam giáp thủ đô Hà Nội và huyện Thuận Thành, phía đông và đông bắc giáp huyện Quế Võ và huyện Gia Bình, phía tây giáp thủ đô Hà Nội.
c. Quy mô quy hoạch: Tổng diện tích quy hoạch khoảng 25.940ha, dân số 891.000 người đạt tiêu chí đô thị loại I.
a. Xây dựng và phát triển đô thị Bắc Ninh trở thành thành phố văn hóa, sinh thái, hướng tới kinh tế tri thức, đô thị thông minh.
b. Xây dựng và phát triển đô thị Bắc Ninh thành đô thị loại I vào những năm 2020, làm tiền đề để xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
c. Tăng cường quản lý, thu hút đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, phát triển bền vững phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
d. Làm cơ sở để quản lý quy hoạch và xây dựng chính sách quản lý phát triển đô thị Bắc Ninh.
a. Là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giáo dục - đào tạo của tỉnh Bắc Ninh.
b. Là một trọng tâm kinh tế thuộc vùng trọng điểm phía đông và đông bắc vùng thủ đô Hà Nội, nối thủ đô Hà Nội với các cảng biển Bắc Bộ, có tiềm năng phát triển, công nghiệp, dịch vụ du lịch, thương mại và kinh tế tri thức.
c. Là đầu mối giao thông giao lưu quan trọng của vùng thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước, có ý nghĩa quốc tế, gắn kết với hai hành lang kinh tế: Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; phát triển trên cơ sở phối hợp, hỗ trợ và phân công các địa phương trong vùng trên nguyên tắc cùng phát triển bền vững.
d. Có vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh và quốc phòng.
5. Các chỉ tiêu dự báo đến năm 2030
5.1. Kinh tế:
- Nâng chỉ số thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (GDP/năm) từ 1.800 USD/người (năm 2011), lên 6.500 USD/người (năm 2020) và lên 19.925 USD/người (năm 2030).
- Xây dựng cơ cấu kinh tế toàn tỉnh trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp; từng bước chuyển dịch theo hướng dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp sau năm 2030 của thế kỷ XXI.
5.2. Chỉ tiêu sử dụng đất:
Đất dân dụng đô thị (đất đơn vị ở, đất phục vụ công cộng, đất cây xanh, đất giao thông đô thị): 120m²/người, trong đó:
- Đất đơn vị ở: 60-70m²/người, trong đó đất đơn vị ở hiện hữu theo thực tế là 75m²/người, đất đơn vị ở mới theo QCXDVN01: 2008 là 50m²/người.
- Đất công trình công cộng cấp đô thị: 10m²/người.
- Đất cây xanh, thể dục thể thao đô thị: 20m²/người.
- Đất ngoài dân dụng bao gồm: Đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp, đất các trung tâm chuyên ngành, đất các di tích tôn giáo, đất an ninh và quốc phòng, đất giao thông đối ngoại và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật liên vùng và vệ sinh môi trường; đất cây xanh sinh thái, đất các khu dân cư nông thôn: tính theo nhu cầu phát triển thực tiễn và hiện trạng của từng đối tượng.
5.3. Dự báo dân số: Dân số đến năm 2030 là 891.000 người, đạt tiêu chí đô thị loại I.
Trở thành một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của vùng kinh tế Bắc Bộ và vùng thủ đô Hà Nội với trọng tâm dịch vụ, trong đó dịch vụ thương mại, đào tạo - nghiên cứu khoa học, du lịch văn hóa, y tế - nghỉ dưỡng và logistic chiếm tỷ trọng lớn với chất lượng cao.
- Trở thành đô thị lớn phát triển bền vững theo định hướng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng:
+ Văn hóa - Sinh thái -Tri thức;
+ Có cơ sở kinh tế vững chắc, sức cạnh tranh cao;
+ Có điều kiện an sinh tốt và cuộc sống có chất lượng cao;
+ An toàn, an tâm về thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
7. Định hướng phát triển đến năm 2030.
a).Cấu trúc đô thị Bắc Ninh gồm 3 hành lang là bộ khu phát triển:
- Hành lang đô thị: Là hành lang kết nối 3 phân khu đô thị Bắc Ninh - Tiên Du - Từ Sơn, đây là hành lang phát triển đô thị chủ lực của khu quy hoạch đồng thời là hành lang tăng cường liên kết giữa Bắc Ninh với thủ đô Hà Nội.
- Hành lang sáng tạo: Là trục phát triển kết nối Bắc Ninh với đô thị Nam Sơn, phát triển nghiên cứu, giáo dục đào tạo trong tương lai.
- Hành lang sinh thái: Hành lang bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch văn hóa sinh thái dọc sông Đuống, tạo động lực phát triển cho khu vực phát triển cho khu vực phía nam khu quy hoạch và nam sông Đuống, tăng cường liên kết đô thị Nam Sơn với Hà Nội.
- Ba hành lang phát triển nói trên tạo thành tam giác phát triển đô thị Bắc Ninh, Từ Sơn, Tiên Du, Nam Sơn là các trọng điểm có vai trò động lực phát triển đô thị.
b) Các phân khu vực phát triển:
Trên cơ sở khung phát triển không gian, xác định 14 phân khu vực phát triển đô thị như sau:
- 4 phân khu vực đô thị bao gồm: Phân khu đô thị Bắc Ninh; phân khu đô thị Tiên Du; phân khu đô thị Từ Sơn; phân khu đô thị Nam Sơn.
- 2 phân khu công nghiệp: Phân khu công nghiệp Quế Võ; phân khu công nghiệp đô thị Nam Sơn.
- 1 phân khu sáng tạo và giáo dục đào tạo: Khu vực tập trung các trường đại học và viện nghiên cứu tại Nam Sơn.
- 1 phân khu du lịch văn hóa sinh thái: Khu vực du lịch văn hóa sinh thái tại Phật Tích và ven sông Đuống.
- 6 phân khu vực bảo tồn tự nhiên và di sản bảo tồn không gian làng, phân khu vực bảo tồn tự nhiên và di sản quanh khu vực Phật Tích, phân khu vực bảo tồn tự nhiên và di sản núi Dạm; phân khu vực bảo tồn tự nhiên Phú Lâm; phân khu vực bảo tồn tự nhiên và di sản sông Đuống; phân khu vực bảo tồn tự nhiên và làng nghề, làng quan họ sông Ngũ Huyện Khê; phân khu vực bảo tồn tự nhiên và di sản quan họ sông Cầu. Trong các khu vực đó quy hoạch không gian bảo tồn các di sản lịch sử, văn hóa vật thể và phi vật thể; bảo tồn các không gian làng truyền thống và khung thiên nhiên các triền sông, núi sót là những yếu tố quan trọng làm nên sự khác biệt của đô thị Bắc Ninh.
Tổng diện tích quy hoạch 25.960 ha, bao gồm:
- Đất dân dụng đô thị khoảng 11.000 ha, trong đó đất dân dụng đô thị xây dựng mới khoảng 6.000 ha;
- Đất ngoài dân dụng và đất khác khoảng 14.940 ha.
9.1. Nhà ở:
Tổng diện tích đất xây dựng nhà ở (đất dân cư) 8.440 ha, đảm bảo đáp ứng nhu cầu nhà ở và phù hợp với điều kiện địa phương, trong đó:
- Nhà ở đô thị 6.306 ha, trong đó đất nhà ở xây dựng mới 3.298 ha, đất nhà ở đô thị hiện hữu và đất làng xóm đô thị hóa tổng cộng 3008 ha.
- Nhà ở nông thôn 2.134 ha.
9.2. Công trình công cộng:
a) Các công trình cấp tỉnh, cấp vùng:
- Trung tâm hành chính cấp tỉnh: Giữ nguyên tại vị trí hiện tại.
- Trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng cấp tỉnh, cấp vùng Thủ đô: Xây dựng mới tại khu vực mới phía Tây.
- Trung tâm y tế: Trung tâm y tế cấp tỉnh giữ nguyên tại vị trí hiện tại gồm bệnh viện đa khoa tỉnh và các bệnh viện chuyên khoa theo quy hoạch y tế tỉnh đến năm 2020. Đề xuất xây dựng thêm công trình y tế - nghỉ dưỡng cấp tỉnh tại đô thị Nam Sơn phục vụ nhu cầu khu vực Nam Sơn và các vùng khác trong tỉnh.
- Trung tâm giáo dục đào tạo nghiên cứu khoa học: Xây dựng trường đại học I và làng đại học II theo quy hoạch phân khu đã được duyệt, đề xuất bố trí trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, công nghệ kỹ thuật cao tại Nam Sơn.
- Trung tâm thể thao cấp tỉnh: Xây dựng mới trung tâm thể thao cấp tỉnh tại Nam Sơn, với quy mô và tính chất đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
- Trung tâm văn hóa cấp tỉnh: Giữ nguyên tại vị trí hiện tại, đồng thời là trung tâm văn hóa của khu đô thị Bắc Ninh.
b) Các công trình cấp đô thị:
- Trung tâm hành chính (TTHC) Xây dựng mới TTHC của đô thị Bắc Ninh tại khu đô thị mới Tây Bắc, mở rộng TTHC huyện Tiên Du tại khu vực đã dược quy hoạch, tại Lim (gần đường QL1A), TTHC đô thị Từ Sơn giữ nguyên tại vị trí hiện tại, xây mới TTHC đô thị mới Nam Sơn tại khu vực ga gần đường sắt đô thị Nam Sơn.
- Trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng: Xây mới và mở rộng một số trung tâm tại khu vực đô thị Bắc Ninh, Từ Sơn, Tiên Du, Nam Sơn và trục đường 295C.
- Trung tâm y tế: Xây mới bệnh viện đa khoa Từ Sơn trên trục 295C, nâng cấp bệnh viện huyện Tiên Du tại vị trí hiện tại.
- Trung tâm thể thao: Trung tâm thể thao cấp tỉnh hiện tại chuyển thành cấp đô thị Bắc Ninh, xây dựng mới trung tâm thể thao cấp đô thị tại Tiên Du, Từ Sơn.
- Trung tâm văn hóa: Trung tâm văn hóa cấp đô thị sử dụng kết hợp với trung tâm văn hóa cấp tỉnh, nâng cấp mở rộng trung tâm văn hóa đô thị Tiên Du kết hợp là trung tâm văn hóa cấp đô thị, xây dựng mới trung tâm văn hóa tại Từ Sơn, Nam Sơn.
9.3. Các trung tâm chuyên ngành:
- Xây dựng các trung tâm chuyên ngành đủ lớn có sức mạnh cao, có bán kính phục vụ toàn vùng, nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của vùng thủ đô Hà Nội bao gồm: Trung tâm giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học, các trung tâm y tế; nghỉ dưỡng; du lịch; logistic; các trung tâm dịch vụ thương mại CBD; các trung tâm văn hóa thể dục thể thao; hệ thống công viên cây xanh mặt nước…, góp phần tạo ra động lực phát triển đô thị và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
- Hình thành và phát triển bộ khung thiên nhiên trên cơ sở gắn kết các núi sót, hệ thống các sông Đuống, sông Cầu, sông Ngũ Huyện Khê, khôi phục sông Tiêu Tương.
10. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
10.1. Giao Thông:
a. Đường bộ:
- Hình thành các trục giao thông chủ đạo, gồm các đường giao thông quốc gia, đường tỉnh và các trục đường liên kết các khu vực đô thị;
+ Trục liên kết vùng: Cao tốc (CT) QL1A, CT Bắc Ninh - Nội Bài - Quảng Ninh, QL18( cũ ), CT QL3, QL17, QL37, QL38, VĐ4, đường Nhật Tân - Nội Bài, 295B…;
+ Trục liên kết đô thị: (CT) QL1A, QL18 cũ, QL38, QL3, QL17, VĐ4, ĐT295B, 295C; 287, 276…;
+ Trục liên kết khu vực: ĐT 285, ĐT 282B, ĐT 287, ĐT295C, ĐT 276, ĐT 281...;
Hình thành 7 “cửa ngõ’’ chính gồm: Bắc Ninh - Hà Nội trên QL1; Bắc Ninh - Nội Bài trên QL18; Bắc Ninh - Thái Nguyên trên VĐ3, Bắc Ninh - Bắc Giang trên QL1, Bắc Ninh - Hạ Long trên QL18, Bắc Ninh - Hưng Yên trên VĐ4, Bắc Ninh - Hải Dương trên QL38;
b) Đường sắt:
- Giữ nguyên các tuyến đường sắt Quốc gia, đề nghị xây mới tuyến đường sắt trên cao Bắc Ninh - Hà Nội, tuyến đường sắt trên cao kết nối Bắc Ninh - Nam Sơn - Phật Tích - Từ Sơn - Tiên Du - Bắc Ninh.
- Xây dựng mới các ga gắn với các trung tâm thương mại dịch vụ lớn; phát triển hiệu quả không gian đô thị đường sắt.
c) Đường thủy:
Nạo vét khai thông dòng chảy và tăng cường khai thác cát sông Cầu, sông Đuống, và sông Ngũ Huyện Khê, phục hồi một số khu vực của sông Tiêu Tương, xây dựng hệ thống cảng vận tải hàng hóa, hành khách và phục vụ du lịch.
d) Đường hàng không:
Sử dụng sân bay quốc tế Nội Bài cách đô thị Bắc Ninh khoảng 31 km theo QL18.
e) Các tuyến xe buýt công cộng:
(1) Tuyến Bắc Ninh - Tiên Du - Từ Sơn - Hà Nội (tuyến làm riêng BRT); (2) tuyến Nam Sơn - Phật Tích - Từ Sơn - Hà Nội (tuyến BRT); (3) tuyến Nam Sơn - Tiên Du - Từ Sơn - Hà Nội (tuyến BRT); (4) tuyến Bắc Ninh - Nam Sơn - Hồ; (5) tuyến Chờ - Bắc Ninh - Phố Mới - Hồ - Gia Bình - Lương Tài; (6) tuyến Chờ - Từ Sơn - Phật Tích - Hồ; (7) tuyến Lim - Phật Tích - Hồ.
10.2. Chuẩn bị kỹ thuật đất đai:
- Cốt san nền: Khu vực Bắc Ninh 4,5m - 5,0m; khu vực Từ Sơn và Lim 6,0m -6,5m; khu vực Nam Sơn 5,0m - 5.0m.
- Chiều cao đê 8,2m - 12,0m.
- Thoát nước mưa: Hình thành 3 lưu vực thoát nước mưa với các trục thoát nước chính theo hướng sông Cầu, sông Ngũ Huyện Khê,…
Các giải pháp: Xây dựng đồng bộ hệ thống đường tiêu thoát, hồ điều hòa, kênh tiêu, các trạm bơm, hệ thống sông và xây dựng hệ thống thoát nước riêng.
10.3. Cấp nước: Tổng nhu cầu cấp nước sạch là: 300.136m3/ngày đêm, trong đó nhu cầu cấp nước cho đô thị là 206.630m3/ngày đêm, công nghiệp là 67.424m3/ngày đêm. Nguồn nước ngầm và nước mặt, trong đó nước mặt sông Đuống là chủ yếu.
10.4. Cấp điện: Tổng nhu cầu: 1490,75 MVA. Nguồn cấp: Từ hệ thống lưới điện 220 - 110KV đến các trạm 220KV Bắc Ninh và các phụ tải.
10.5. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
a) Thoát nước thải: Nhu cầu thoát nước thải là 270.0003/ngày đêm. Giải pháp: xây dựng đồng bộ hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt trong đô thị; tại các khu công nghiệp và các bệnh viện, xây dựng hệ thống thu gom, xử lý riêng.
b) Thu gom, xử lý chất thải rắn: Tổng lượng chất thải rắn phát sinh: 1170,0 tấn/ngày đêm; thu gom đạt trên 95%. Xây dựng các khu xử lý tại Từ Sơn khoảng 15 ha, tại Tiên Du khoảng 8 ha sử dụng đến năm 2030. Sau năm 2030, toàn bộ giác thải chuyển về Khu liên hợp xử lý của tỉnh tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ.
c) Nghĩa trang: Nhu cầu xây dựng đất nghĩa trang khoảng 100ha. Xây dựng 04 nghĩa trang quy mô trung bình theo mô hình công viên nghĩa trang gắn với từng khu vực đô thị Bắc Ninh, Từ Sơn, Tiên Du. Bố trí địa điểm quy hoạch để xây dựng nghĩa trang theo phương pháp điện táng; đồng thời khoanh các khu vực nghĩa địa hiện trạng để cải tạo, chỉnh trang theo hướng “nghĩa trang xanh”.
d) Bảo vệ môi trường:
- Xử lý hiện trạng ô nhiễm môi trường; đảm bảo an toàn cho nguồn cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu, bảo vệ môi trường nước, đất, môi trường không khí, bảo vệ quỹ rừng, các hệ sinh thái tự nhiên.
- Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường thông qua các biện pháp: Giám sát, xử lý các vi phạm gây ô nhiễm, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường đối với từng dự án; tuyên truyền vận động; nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thích hợp trong các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Xây dựng Quy chế quản lý bảo vệ môi trường và có biện pháp kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm môi trường đối với các vùng bảo tồn, vùng hạn chế phát triển; vùng dân cư đô thị và khu du lịch; vùng rừng phòng hộ,vành đai xanh, hành lang xanh và hệ thống cây xanh công cộng, vùng nông thôn và làng nghề, hệ sinh thái rừng, sông hồ.
10.6. Hạ ngầm hệ thống đường dây, đường ống kỹ thuật: Quy hoạch hạ ngầm hệ thống đường dây, đường ống kỹ thuật, xây dựng hạ ngầm tại các khu vực có hiện trạng đi nổi theo đề án đã được duyệt.
11. Các biện pháp thực hiện quy hoạch.
11.1. Xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình trọng điểm ĐTXD gồm:
- Chương trình phát triển đô thị Bắc Ninh đến năm 2030.
- Chương trình bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng các dự án cấp vùng thủ đô, cấp vùng tỉnh, cấp đô thị theo thứ tự ưu tiên, đặc biệt cho giai đoạn 2016 - 2020.
11.2. Các giải pháp thực hiện đồ án quy hoạch:
- Đẩy mạnh công tác lập quy hoạch, chương trình kế hoạch xây dựng đô thị, trước mắt ưu tiên lập chương trình phát triển đô thị Bắc Ninh đến năm 2030 và các đồ án quy hoạch phân khu.
- Xây dựng các chương trình đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, khu đô thị, khu nhà ở theo kế hoạch.
- Chủ động chuẩn bị quỹ đất sạch, làm tốt công tác tái định cư phục vụ cho thu hút đầu tư, phát triển các dự án đầu tư xây dựng.
- Xác định các lộ trình và nguồn lực thực hiện.
- Tăng cường công tác thu hút đầu tư.
- Xây dựng các kết cấu hạ tầng hiện đại và đồng bộ, coi trọng việc phát triển kết cấu hạ tầng diện rộng gắn với thủ đô, vùng thủ đô và vùng Bắc Bộ.
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện quy hoạch.
- Coi trọng công tác tư tưởng, chính trị, truyền thông, phát huy dân chủ trong cộng đồng và vai trò tham dự của nhân dân.
- Tăng cường phát triển các mối quan hệ liên vùng, đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế, đặc biệt với thủ đô Hà Nội, vùng thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước, nhằm huy động các nguồn lực xây dựng và phát triển đô thị.
- Thực hiện quy định quản lý theo quy hoạch được duyệt.
11.3. HĐND tỉnh giao UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các nội dung:
- Thành lập ban chỉ đạo thực hiện Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do đồng chí Lãnh đạo UBND tỉnh làm trưởng ban và các thành viên là Lãnh đạo các Sở, Ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trong quy hoạch; xây dựng quy chế phối hợp thực hiện quy hoạch giữa các địa phương trong khu vực quy hoạch.
- Trình Bộ xây dựng thẩm định, Thủ tướng chính phủ phê duyệt và tổ chức công bố, công khai đồ án quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo đúng quy định hiện hành.
- Triển khai lập chương trình phát triển đô thị Bắc Ninh đến năm 2030.
- Tổ chức lập các Đồ án quy hoạch phân khu làm cơ sở thu hút đầu tư, lập quy hoạch chi tiết và triển khai các dự án.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng đến năm 2020 và giai đoạn tiếp theo; lập Đề án chuyển đổi các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và chuyển đổi, điều chỉnh các dự án; sớm tổ chức triển khai các dự án ưu tiên đầu tư như Đồ án đề xuất.
-Rà soát, điều chỉnh quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc từng đô thị trong khu vực quy hoạch phù hợp với Đồ án quy hoạch này./.
- 1 Quyết định 1023/QĐ-UBND năm 2015 về Quy định quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch chung đô thị Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 2 Quyết định 2966/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch chung Đô thị vệ tinh Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/5.000
- 3 Quyết định 2281/QĐ-UBND năm 2015 điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới An Hưng tại ô đất quy hoạch ký hiệu TH-01, tỷ lệ 1/500 (phần Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất và Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan) địa điểm: Phường Dương Nội, Quận Hà Đông do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 4 Chỉ thị 37/CT-UBND năm 2014 đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các đồ án quy hoạch do Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5 Quyết định 40/2014/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 6 Quyết định 2706/QĐ-UBND năm 2013 về quản lý theo đồ án quy hoạch chung đô thị mới La Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7 Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- 8 Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 9 Nghị định 42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị
- 10 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 2706/QĐ-UBND năm 2013 về quản lý theo đồ án quy hoạch chung đô thị mới La Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2 Quyết định 40/2014/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 3 Quyết định 2281/QĐ-UBND năm 2015 điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới An Hưng tại ô đất quy hoạch ký hiệu TH-01, tỷ lệ 1/500 (phần Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất và Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan) địa điểm: Phường Dương Nội, Quận Hà Đông do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 4 Quyết định 2966/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch chung Đô thị vệ tinh Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/5.000
- 5 Chỉ thị 37/CT-UBND năm 2014 đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các đồ án quy hoạch do Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6 Quyết định 1023/QĐ-UBND năm 2015 về Quy định quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch chung đô thị Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030