Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2706/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 12 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ THEO ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ MỚI LA SƠN, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ ban hành về quy hoạch đô thị;

Căn cứ Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ ban hành về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị;

Căn cứ Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ Xây dựng về việc quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;

Căn cứ Quyết định số 2705/QĐ-UBND ngày 12/12/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt quy hoạch chung đô thị mới La Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung thị mới La Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng; Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông và Vận tải, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Công Thương; Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- VP: LĐ và các CV;
- Lưu VT, XD;

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Cao

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ THEO ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ MỚI LA SƠN, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2706/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2013 của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế)

Phần 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng áp dụng và phân công quản lý

1. Đối tượng áp dụng:

a) Quy định này áp dụng việc quản lý xây dựng các công trình theo đồ án quy hoạch chung đô thị mới La Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã được phê duyệt.

b) Ngoài những nội dung Quy định này, việc quản lý xây dựng điều chỉnh quy hoạch chung đô thị mới La Sơn còn phải tuân thủ theo các quy định pháp luật của Nhà nước có liên quan.

c) Việc điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi Quy định này phải được cấp có thẩm quyền quyết định trên cơ sở quy hoạch chung đô thị mới La Sơn.

2. Phân công trách nhiệm: UBND huyện Phú Lộc là cơ quan đầu mối thực hiện việc quản lý quy hoạch chung đô thị mới La Sơn thuộc huyện Phú Lộc theo đúng quy hoạch được duyệt.

Điều 2. Quy định về quy mô diện tích và dân số của đô thị

1. Phạm vi ranh giới: Khu vực lập quy hoạch thuộc địa bàn xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Có giới hạn như sau:

a) Phía Bắc giáp xã Lộc Bổn.

b) Phía Nam giáp xã Lộc An.

c) Phía Đông giáp đầm Cầu Hai.

d) Phía Tây giáp xã Xuân Lộc.

2. Quy mô:

a) Quy mô dân số:

- Hiện trạng (2011): 7.703 người.

- Đến năm 2020: 15.000 người.

- Đến năm 2030: 30.000 người.

b) Quy mô đất đai:

- Hiện trạng: Tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch khoảng 1.911 ha.

- Đến năm 2020: đất xây dựng đô thị 225 ha.

- Đến năm 2030: đất xây dựng đô thị 360 ha.

Điều 3. Quy định chung về quản lý phát triển không gian đô thị:

1. Tổng thể chung toàn đô thị: Phát triển không gian chung toàn đô thị phải đảm bảo và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Phú Lộc và các khu vực lân cận có liên quan nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của khu vực; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng của khu vực cũng như toàn tỉnh nói riêng. Đồng thời đảm bảo tính thống nhất đồng bộ trong quản lý xây dựng, sử dụng đất và kết nối hạ tầng kỹ thuật khu vực.

2. Các trục không gian chính:

a) Trục quốc lộ 1A: Là trục đối ngoại kết nối đô thị La Sơn với thị trấn Phú Lộc và thành phố Huế.

b) Trục đường quy hoạch mặt cắt 02a-02a có lộ giới 31m song song với đường sắt Bắc Nam: Là trục chính của đô thị, kết nối các khu chức năng đô thị. Trên trục này bố trí các tổ hợp công trình công cộng, dịch vụ thương mại, các khu ở mới, các khu công viên thể dục thể thao...

c) Tỉnh lộ 14B đoạn đi qua đô thị: Là trục vuông góc với tuyến đường quy hoạch 31m đi qua khu công nghiệp La Sơn về hướng đường Hồ Chí Minh. Kết nối đô thị với quốc lộ 1A và khu vực phía Nam đô thị.

3. Quy định về quy mô khu vực cần bảo tồn:

a) Không gian khu vực bảo tồn phải được giữ gìn, phát huy giá trị đặc trưng của không gian, kiến trúc, cảnh quan vốn có của khu vực.

b) Không gian, cảnh quan, cây xanh, mặt nước xung quanh và trong khuôn viên các công trình kiến trúc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh phải tuân thủ các quy định pháp luật về di sản văn hóa và phải được quản lý và kiểm soát chặt chẽ.

4. Khu vực hạn chế phát triển: Khu vực phía Đông - Bắc quốc lộ 1A là khu vực hạn chế việc phát triển mở rộng đô thị, chủ yếu là đất nông nghiệp và khu vực dự trữ phát triển đô thị.

5. Khu vực không được phép xây dựng: Khu vực hành lang hệ thống hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, lưới điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc...).

Điều 4. Các quy định chung về phát triển hạ tầng xã hội:

Tập trung phát triển hạ tầng xã hội cùng với phát triển đô thị đặc biệt là về giáo dục, y tế, văn hóa phải đảm bảo về quy mô, diện tích, cảnh quan môi trường và bán kính phục vụ. Hình thức kiến trúc mang tính hiện đại, phù hợp với cảnh quan môi trường và khí hậu.

Điều 5. Các quy định chung về hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo tính đồng bộ. Cần đảm bảo sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, đảm bảo tính kết nối tương thích phù hợp với yêu cầu cảnh quan và môi trường đô thị, đảm bảo sự an toàn cho các công trình hạ tầng kỹ thuật.

Điều 6. Các quy định chủ yếu về kiểm soát phát triển và bảo vệ môi trường đô thị

1. Đối với hệ sinh thái tự nhiên: Kiểm soát chặt chẽ và hạn chế các nguồn phát thải từ đất liền ra hệ thống sông, hồ. Chất thải phải được xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định, đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường và yêu cầu của luật pháp Việt Nam.

2. Đối với địa hình cảnh quan:

a) Hạn chế san ủi nhiều.

b) Có giải pháp chống sạt lở ven sông.

c) Quản lý khai thác cảnh quan mặt nước hợp lý.

3. Đối với không khí, tiếng ồn:

a) Xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng đô thị hợp lý.

b) Tăng cường trồng cây xanh dọc các tuyến đường, công viên, trong khuôn viên các công trình.

Phần 2.

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 7. Các khu vực xây dựng nhà ở mới:

1. Các quy định về quy hoạch:

TT

Hạng mục

Vị trí (ký hiệu)

Quy mô đến năm 2030 (ha)

Mật độ xây dựng (%)

Chiều cao xây dựng tối thiểu (tầng)

Chiều cao xây dựng tối đa (tầng)

Hệ số sử dụng đất (lần)

1

Khu ở đô thị mới

OD05 đến OD33

183,08

£50

01

03

0,5 - 1,5

2

Khu ở công nhân

OD01 đến OD04

35,70

£35

02

09

0,6 - 2,1

3

Khu ở tái định cư

Khu ở số 2

2,12

£50

01

03

0,5 - 1,5

2. Nguyên tắc kiểm soát phát triển:

a) Tổ chức quản lý quy hoạch: tổ chức thực hiện và quản lý phát triển đô thị đối với các khu ở phải tuân thủ theo đồ án quy hoạch đã được phê duyệt và theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

b) Giải pháp kiến trúc:

- Kiến trúc công trình nhà ở phải được nghiên cứu kỹ về hình khối, đường nét, màu sắc. Trang trí mặt ngoài, không sơn quét các màu đen, tối hoặc quá sặc sỡ, sử dụng quá nhiều màu trên một công trình, có nhiều chi tiết rườm rà, phản cảm.

- Đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, chiếu sáng, chống ồn; tận dụng thông gió tự nhiên. Cấu tạo hoàn thiện kiến trúc công trình phải làm bằng vật liệu có độ bền cao tránh rêu mốc, giảm thiểu các tác động xấu của môi trường.

- Xây dựng các chung cư phải đảm bảo về khoảng cách giữa các dãy nhà theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCVN01:2008/BXD.

3. Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường:

a) Cốt xây dựng: Cao độ thiết kế san nền từ +3,2m đến +7,2m.

b) Giao thông: Ngoài các tuyến giao thông chính đã được định hướng trong quy hoạch chung, các tuyến giao thông nội khu cần được xem xét cụ thể khi thiết kế quy hoạch chi tiết.

c) Cấp điện và chiếu sáng đô thị:

- Lưới điện hạ thế, sử dụng cáp ngầm đi dọc theo các tuyến giao thông.

- Chiếu sáng công cộng và chiếu sáng mặt ngoài công trình phải đảm bảo mỹ quan, an toàn, hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, phù hợp với các quy định hiện hành.

d) Cấp thoát nước: Các đường ống cấp, thoát nước phải được thiết kế xây dựng, lắp đặt đồng bộ, sử dụng vật liệu thích hợp, đúng quy cách, bền vững, đảm bảo mỹ quan, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho sử dụng.

đ) Yêu cầu về bảo vệ môi trường:

- Chất thải rắn được thu gom về các điểm tập kết, sau đó được vận chuyển đến khu xử lý chất thải rắn chung của khu vực.

- Nước thải sinh hoạt được thiết kế hệ thống nửa riêng có hệ thống cống bao tách nước thải sau đó đưa về các trạm xử lý nước thải.

Điều 8. Các khu vực chỉnh trang

1. Các quy định về quy hoạch:

TT

Hạng mục

Vị trí (ký hiệu)

Quy mô đến năm 2030 (ha)

Mật độ xây dựng (%)

Chiều cao xây dựng tối thiểu (tầng)

Chiều cao xây dựng tối đa (tầng)

Hệ số sử dụng đất (lần)

 

Khu ở chỉnh trang

ON01 đến ON05

23,57

£25

01

03

0,25 - 0,75

2. Nguyên tắc kiểm soát phát triển: Ngoài những nội dung được quy định tại điểm 2 - Điều 7 thì cần bổ sung thêm một số nội dung sau: việc xây dựng cải tạo, chỉnh trang khu vực này phải tạo được sự hài hòa, giữ được không gian kiến trúc cảnh quan. Bố trí lại hoặc điều chỉnh các khu chức năng, các công trình công cộng cho phù hợp, bổ sung hoặc mở rộng một số công trình đồng thời nâng cao chất lượng và tiện nghi phục vụ.

3. Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Ngoài những nội dung được quy định tại mục 3 - Điều 7 thì cần điều chỉnh, bổ sung hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường. Tăng cường trồng cây xanh trong các khu ở và theo các tuyến đường.

Điều 9. Khu trung tâm hành chính

1. Các quy định về quy hoạch:

TT

Hạng mục

Vị trí (ký hiệu)

Quy mô đến năm 2030 (ha)

Mật độ xây dựng (%)

Chiều cao xây dựng tối thiểu (tầng)

Chiều cao xây dựng tối đa (tầng)

Hệ số sử dụng đất (lần)

 

Khu trung tâm hành chính

CC01

1,92

£35

01

05

0,35-1,75

2. Nguyên tắc kiểm soát phát triển:

a) Nâng cấp mở rộng các cơ quan hành chính trên cơ sở các địa điểm đã có và ổn định; Bố trí quỹ đất để đầu tư xây dựng trung tâm hành chính, các công trình trụ sở cơ quan, sự nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị trong tương lai.

b) Giải pháp kiến trúc: Khuyến khích xây dựng công sở nhiều tầng, giảm mật độ xây dựng và tạo sự bề thế, trang nghiêm, hiện đại; giải quyết tốt mối quan hệ giữa xây dựng trước mắt và dự kiến phát triển trong tương lai; đảm bảo mật độ xây dựng hợp lý cho từng cấp công sở phù hợp với quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

3. Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Ngoài những nội dung được quy định tại mục 3 Điều 7 cần phải đảm bảo theo các yêu cầu sau:

a) Tổ chức tổng mặt bằng cần đảm bảo thuận lợi cho việc kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật: cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, giao thông, sân vườn...theo yêu cầu sử dụng. Trong khuôn viên xây dựng công sở có chỗ để xe phù hợp với quy mô và cấp công sở.

b) Cây xanh: tỷ lệ diện tích cây xanh tối thiểu 30%.

Điều 10. Khu trung tâm các công trình công cộng

1. Các quy định về quy hoạch:

TT

Hạng mục

Vị trí (ký hiệu)

Quy mô đến năm 2030 (ha)

Mật độ xây dựng gộp (%)

Chiều cao xây dựng tối thiểu (tầng)

Chiều cao xây dựng tối đa (tầng)

Hệ số sử dụng đất (lần)

1

Khu giáo dục đào tạo

GD01 đến GD12

13,17

£40

01

05

0,4-1,6

2

Khu các công trình y tế

CC04; CC09

1,01

£40

01

05

0,4-1,6

3

Khu các công trình văn hóa

CC02; CC05; CC10; CC11

2,57

£40

01

05

0,4-1,6

4

Chợ

CC03;CC06;CC08

1,54

£40

01

05

0,4-1,6

2. Nguyên tắc kiểm soát phát triển: Ngoài những nội dung được quy định tại mục 2 - Điều 7 còn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Đối với công trình giáo dục đào tạo:

- Bố trí sử dụng đất: Khu vực xây dựng trường học cần đảm bảo an toàn thuận tiện cho việc đi lại của học sinh, yên tĩnh cho việc học tập và giảng dạy; không được bố trí gần các cơ sở thường xuyên tiếng ồn và thải chất độc hại như bệnh viện cửa hàng, chợ...

- Giải pháp kiến trúc: Tổng mặt bằng của trường học phải được nghiên cứu thiết kế hoàn chỉnh, giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc xây dựng trước mắt và phát triển tương lai; hình thức kiến trúc của các khối chức năng trong trường học phải hài hòa và có sự thống nhất chung.

b) Đối với công trình y tế:

- Bố trí sử dụng đất:

+ Khu đất xây dựng phải đảm bảo thông thoáng, yên tĩnh, không gây ô nhiễm cũng như ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh, thuận tiện cho việc đi lại và liên hệ với các cơ quan liên quan.

+ Đảm bảo về mật độ xây dựng, tỷ lệ cây xanh và dãi cây xanh cách ly.

- Giải pháp kiến trúc:

+ Giải pháp mặt bằng kiến trúc phải bảo đảm hợp lý, không chồng chéo giữa các bộ phận và trong từng bộ phận. Có điều kiện vệ sinh và phòng bệnh tốt nhất cho khu chữa bệnh nội trú, có đất dự trữ cho yêu cầu phát triển.

+ Khoảng lùi của công trình so với chỉ giới đường đỏ không nhỏ hơn 10m, bảo đảm khoảng cách ly vệ sinh và phòng cháy chữa cháy theo quy định.

+ Màu sắc đảm bảo màu dịu cho phòng bệnh nhân, màu sáng cho phòng nghiệp vụ, màu vui tươi cho phòng sinh hoạt. Công trình phải được hoàn thiện với chất lượng cao.

c) Đối với công trình văn hóa:

- Khuyến khích việc triển khai các công trình kiến trúc có ý tưởng mới, có bản sắc, ứng dụng công nghệ mới, kiến trúc xanh (tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, sử dụng vật liệu mới...). Cần tổ chức thi tuyển các công trình có quy mô lớn, các công trình có yêu cầu kiến trúc đặc thù và có tính chất quan trọng trong đô thị.

- Ưu tiên bố trí các không gian chức năng phục vụ công cộng, diện tích sân bãi cho người ra vào, đỗ xe thuận tiện.

d) Đối với công trình chợ: Bao gồm chợ đầu mối nông lâm sản (khu CC03) và chợ kinh doanh tổng hợp phục vụ khu đô thị (khu CC06,CC08).

- Bố trí sử dụng đất:

+ Vị trí xây dựng chợ phải phù hợp với mạng lưới hiện có, gắn với các khu vực dân cư, các trung tâm của đô thị và thuận lợi cho các nguồn cung cấp hàng hóa, đảm bảo bán kính phục vụ.

+ Khu vực xây dựng chợ phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường, địa hình thoáng, cao ráo; Khu đất xây dựng chợ phải đảm bảo các khoảng cách về an toàn phòng cháy chữa cháy, không bố trí chợ gần trường học, trạm y tế, bệnh viện hoặc các công trình có yêu cầu cách ly về tiếng ồn.

- Giải pháp kiến trúc: Quy hoạch mặt bằng tổng thể chợ cần đáp ứng yêu cầu sử dụng hiện tại, đồng thời phải tính đến khả năng phát triển của chợ trong tương lai; thuận tiện cho người tiếp cận sử dụng. Đối với chợ đầu mối nông lâm sản cần tổ chức không gian kinh doanh hợp lý giữa khu vực nhà chợ chính và khu vực ngoài trời.

3. Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Ngoài những nội dung được quy định tại mục 3 Điều 7 thì cần bổ sung một số nội dung sau:

a) Đối với công trình giáo dục đào tạo: Khu vực xây dựng trường học phải đảm bảo đủ diện tích sân vườn, cây xanh, khu thể dục thể thao và chỗ đỗ xe. Khuyến khích bố trí dãi cây xanh kết hợp làm hàng rào chung quanh trường nhằm chắn bụi và chống ồn.

b) Đối với công trình y tế:

- Cấp thoát nước: phòng khám đa khoa, trạm y tế phải có hệ thống cấp thoát nước hoàn chỉnh, có hệ thống xử lý nước thải cục bộ trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của đô thị.

- Cây xanh: Tỷ lệ diện tích cây xanh tối thiểu 30%. Trong bệnh viện, trạm y tế không trồng các loại cây có hoa quả thu hút côn trùng, loại cây dễ đổ, giữ ẩm và loại cây có nhựa độc.

c) Đối với công trình văn hóa: Như quy định tại mục 3 Điều 7 và điểm a, b mục 3 Điều 10.

d) Đối với công trình chợ:

- Bố trí đủ, hợp lý các nhà vệ sinh công cộng; Chất thải rắn, nước thải cần được thu gom và xử lý theo đúng quy định vệ sinh môi trường.

- Bố trí mạng lưới giao thông nội bộ hợp lý, đầy đủ sân bãi đỗ xe.

Điều 11. Khu vực thương mại dịch vụ

1. Các quy định về quy hoạch:

TT

Hạng mục

Vị trí (Ký hiệu)

Quy mô đến năm 2030 (ha)

Mật độ xây dựng gộp (%)

Chiều cao xây dựng tối thiểu (tầng)

Chiều cao xây dựng tối đa (tầng)

Hệ số sử dụng đất (lần)

 

Khu thương mại dịch vụ

HH01 đến HH24

30,25

£60

01

09

0,6 - 5,4

2. Nguyên tắc kiểm soát phát triển

a) Phát triển tập trung chủ yếu dọc theo tỉnh lộ 14B, theo hướng Tây - Nam kết nối với đường Hồ Chí Minh. Một số yêu cầu khác: như quy định tại điểm c mục 2 Điều 10.

3. Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Ngoài những nội dung được quy định tại mục 3 - Điều 7 thì: Ưu tiên bố trí các bãi đỗ xe nổi hoặc ngầm dưới công trình. Chất thải rắn, nước thải cần được thu gom và xử lý theo đúng quy định về vệ sinh môi trường.

Điều 12. Khu trung tâm thể dục thể thao

1. Các quy định về quy hoạch:

TT

Hạng mục

Vi trí (ký hiệu)

Quy mô đến năm 2030 (ha)

Mật độ xây dựng (%)

Chiều cao xây dựng tối thiểu (tầng)

Chiều cao xây dựng tối đa (tầng)

Hệ số sử dụng đất (lần)

 

Khu trung tâm thể dục thể thao

CX01

3,39

£10

01

02

0,1-0,2

2. Nguyên tắc kiểm soát phát triển:

- Giải pháp kiến trúc:

+ Thiết kế tổng mặt bằng công trình đảm bảo công năng sử dụng của từng loại công trình, phù hợp với quy hoạch được duyệt.

+ Bố cục và khoảng cách kiến trúc phải đảm bảo an toàn thuận tiện cho người sử dụng đồng thời đảm bảo các yêu cầu thi đấu, luyện tập, phòng cháy chữa cháy; Công trình được hoàn thiện với chất lượng và độ bền vững cao.

3. Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Ngoài những nội dung được quy định tại mục 3 - Điều 7 còn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Phải bố trí đầy đủ các thùng rác công cộng, các khu vệ sinh công cộng. Các công trình dịch vụ trong khu vực cũng phải có đầy đủ khu vệ sinh và đảm bảo vệ sinh môi trường.

b) Việc xây dựng công trình trong khu vực không làm ảnh hưởng đến môi trường.

Điều 13. Khu công viên cây xanh

1. Các quy định về quy hoạch:

TT

Hạng mục

Vị trí (ký hiệu)

Quy mô đến năm 2030 (ha)

Mật độ xây dựng (%)

Chiều cao xây dựng tối thiểu (tầng)

Chiều cao xây dựng tối đa (tầng)

Hệ số sử dụng đất (lần)

 

Khu công viên cây xanh

CX02 đến CX09

26,95

£5

01

02

0,05-0,1

2. Nguyên tắc kiểm soát phát triển:

a) Không gian cây xanh phải đạt các yêu cầu thông thoáng, thẩm mỹ thuận lợi cho người dân đô thị tiếp cận và sử dụng vào mục đích luyện tập thể dục thể thao, dạo bộ, nghỉ ngơi, giải trí... Trong công viên kết hợp xây dựng các sân thể dục thể thao công cộng.

b) Công trình xây dựng trong công viên, tiểu cảnh kiến trúc phải được nghiên cứu kỹ về hình khối, màu sắc bảo đảm sự hài hòa và nhẹ nhàng.

c) Việc trồng cây xanh không ảnh hưởng đến công trình giao thông, không hư hại công trình ngầm, không gây nguy hiểm và làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.

3. Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Như quy định tại mục 3 - Điều 12.

Điều 14. Khu vực di tích

1. Các quy định về quy hoạch:

TT

Hạng mục

Vị trí (Ký hiệu)

Quy mô đến năm 2030 (ha)

Mật độ xây dựng (%)

Chiều cao xây dựng tối thiểu (tầng)

Chiều cao xây dựng tối đa (tầng)

Hệ số sử dụng đất (lần)

 

Khu di tích

DT01; DT02

9,23

£25

01

02

0,25-0,5

2. Nguyên tắc kiểm soát phát triển: Có giải pháp bảo tồn, tôn tạo, khoanh vùng bảo vệ đối với các công trình di tích văn hóa lịch sử theo Luật di sản, các quy định quản lý xây dựng các công trình xung quanh.

3. Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Như quy định tại mục 3 - Điều 7.

Điều 15. Khu vực đất trồng lúa và nông lâm ngư nghiệp khác

1. Các quy định về quy hoạch:

TT

Hạng mục

Vị trí (Ký hiệu)

Quy mô đến năm 2030 (ha)

Mật độ xây dựng (%)

Chiều cao xây dựng tối thiểu (tầng)

Chiều cao xây dựng tối đa (tầng)

Hệ số sử dụng đất (lần)

1

Đất trồng lúa

 

1153,99

 

 

 

 

2

Khu nông lâm ngư nghiệp khác

 

725,64

£5

01

02

0,05-0,1

2. Nguyên tắc kiểm soát phát triển:

a) Đối với khu vực trồng lúa: Giữ nguyên hiện trạng là đất nông nghiệp, không sử dụng quỹ đất phía Đông Quốc lộ 1A để sử dụng cho việc phát triển đô thị.

b) Đối với khu nông lâm ngư nghiệp khác: Đất nông lâm ngư nghiệp khác được bố trí xây dựng các trang trại và các công trình phục vụ sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Diện tích này dùng để dự phòng cho phát triển đô thị sau năm 2030 và có thể xem xét được chuyển đổi sang các chức năng khác trong giai đoạn 2010-2030 nếu quỹ đất hỗn hợp và dự trữ đã sử dụng hết.

Điều 16. Khu công nghiệp, kho tàng: Tổ chức quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/2000) Khu công nghiệp La Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt tại Quyết định số 525/QĐ-UBND ngày 30/3/2012.

Điều 17. Khu vực dự trữ phát triển

1. Vị trí, quy mô:

a) Vị trí: phía Đông Bắc quốc lộ 1A

b) Quy mô: diện tích khoảng 24,66 ha.

2. Nguyên tắc kiểm soát phát triển:

a) Tuân thủ theo quy hoạch đã được phê duyệt và theo các giai đoạn phát triển đô thị.

b) Có kế hoạch và phương án sử dụng đất hiệu quả trong thời gian chưa triển khai xây dựng.

Điều 18. Khu công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật

1. Các quy định về quy hoạch:

TT

Hạng mục

Vị trí (ký hiệu)

Quy mô đến năm 2030 (ha)

Mật độ xây dựng gộp (%)

Chiều cao xây dựng tối thiểu (tầng)

Chiều cao xây dựng tối đa (tầng)

Hệ số sử dụng đất (lần)

1

Khu xử lý chất thải rắn

RA01

7,01

<5

01

01

0,05

2

Trạm xăng

HH16; HH24

0,99

 

 

 

 

3

Nghĩa trang

ND01; ND02

22,39

 

 

 

 

2. Nguyên tắc kiểm soát phát triển:

a) Đối với trạm điện trong khu vực đô thị nên dùng trạm kín; các công trình cấp nước, xử lý nước thải xây dựng phải đảm bảo mỹ quan và an toàn về môi trường.

b) Trạm xăng trong đô thị: Bố trí theo quy hoạch xăng dầu của tỉnh Thừa Thiên Huế; bảo đảm an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ và bảo vệ cảnh quan.

c) Nghĩa trang đô thị: Phải đảm bảo theo các quy định tại mục 6.1.3, Chương IV Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCVN:01/2008/BXD về quy hoạch nghĩa trang cho đô thị và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan.

d) Đối với khu xử lý chất thải rắn: Phải đảm theo các quy định tại mục 6.1.2, Chương IV Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCVN:01/2008/BXD về quy hoạch quản lý chất thải rắn và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan.

3. Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Tuân thủ đúng theo các quy định của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Điều 19. Quy định kiểm soát không gian, kiến trúc các tuyến phố, trục đường chính, không gian mở, các điểm nhấn, cây xanh, mặt nước

1. Đối với các tuyến phố, trục đường chính:

a) Tạo lập các không gian công cộng, cảnh quan đô thị và nâng cao chất lượng, môi trường đô thị; các công trình phải đảm bảo khoảng lùi theo quy định.

b) Tại các tuyến phố chính, trục đường chính của đô thị thì việc dùng màu sắc, vật liệu hoàn thiện bên ngoài công trình phải đảm bảo sự hài hòa chung cho toàn tuyến, khu vực và phải được quy định trong giấy phép xây dựng. Đối với cảnh quan khu vực quảng trường, công trình xây dựng mới phải đáp ứng về tương quan tỷ lệ; thể hiện rõ tính chất, ý nghĩa của từng không gian quảng trường.

c) Các tiện ích đô thị như ghế ngồi nghỉ, tuyến dành cho người khuyết tật, cột đèn chiếu sáng, biển hiệu, biển chỉ dẫn phải đảm bảo mỹ quan, an toàn, thuận tiện, thống nhất, hài hòa với tỷ lệ công trình kiến trúc.

d) Hè phố, đường đi bộ trong đô thị phải được xây dựng đồng bộ, phù hợp về cao độ, vật liệu, màu sắc từng tuyến phố, khu vực trong đô thị; hố trồng cây phải có kích thước phù hợp, đảm bảo an toàn cho người đi bộ, đặc biệt đối với người khuyết tật; thuận tiện cho việc bảo vệ, chăm sóc cây.

2. Các điểm nhấn kiến trúc quan trọng: Bố trí tổ hợp các công trình dịch vụ tại các vị trí có ảnh hưởng trực tiếp đến diện mạo cảnh quan kiến trúc đô thị (giao lộ lớn, khu vực trung tâm, hướng mở của tầm nhìn...) nhằm định hướng tầm nhìn và tạo ấn tượng cho đô thị.

3. Đối với cây xanh, mặt nước:

a) Cây xanh trong đô thị phải được trồng, chăm sóc, duy trì, bảo vệ, phân loại và bố trí theo quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn và pháp luật hiện hành.

b) Cây cổ thụ trong đô thị, trong khuôn viên các công trình, trong các vườn tự nhiên, biệt thự, nhà vườn, chùa, đền, am, miếu, nhà thờ, các di tích lịch sử - văn hóa, công trình công cộng đô thị được bảo vệ, quản lý theo quy định của pháp luật.

c) Khuyến khích trồng các loại cây phù hợp với chức năng của các khu vực và tính chất của đô thị, khu vực đô thị, đảm bảo môi trường sinh thái; lựa chọn loại cây trồng có sự phối hợp màu sắc hài hòa, sinh động tạo nét đặc trưng riêng cho khu vực và cho đô thị.

d) Đối với cảnh quan nhân tạo như ao, hồ, suối, tiểu cảnh, cây xanh, giả sơn phải được thiết kế hợp lý, xây dựng phải đồng bộ, hài hòa cảnh quan, môi trường và phù hợp với chức năng, đặc điểm vùng miền, tính chất của đô thị, khu vực đô thị.

Điều 20. Quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng các tuyến phố chính:

1. Chỉ giới đường đỏ:

a) Giao thông đối ngoại:

- Mặt cắt 1-1 (quốc lộ 1A đoạn đi qua đô thị), lộ giới 36,0m (6,0m + 10,5m + 3,0m + 10,5m + 6,0m).

- Tỉnh lộ 14B đoạn từ nút giao N45 đến N28: đến năm 2020 (mặt cắt 2b-2b) có lộ giới: 31m (8m+15m+8m); đến năm 2030 (mặt cắt 2a-2a) có lộ giới 31,0m (4,0m+10,5m+2,0m+10,5m+ 4,0m).

- Tỉnh lộ 14B đoạn từ nút giao N28 đến N6: đến năm 2020 (mặt cắt 2b-2b) có lộ giới: 31m (8m+15m+8m); đến năm 2030 cải tạo có các nút giao khác cốt.

- Hành lang an toàn giao thông đường sắt: Chiều rộng giới hạn hai bên đường sắt tính từ mép chân nền đường đắp, mép đỉnh mái đường đào, mép ray ngoài cùng của đường không đào, không đắp trở ra mỗi bên là 15m.

b) Giao thông đối nội:

- Mặt cắt 2a-2a (đoạn từ nút giao N26 đến N30), lộ giới 31,0m (4,0m + 10,5m + 2,0m + 10,5m + 4,0m).

- Mặt cắt 3-3, lộ giới 23,0m (4,0m+15,0+4,0m).

- Mặt cắt 4-4, lộ giới 19,5m (4,0m+11,5+4,0m).

- Mặt cắt 5-5, lộ giới 15,5m (4,0m+7,5+4,0m).

- Mặt cắt 6-6 (đoạn từ nút giao N31 đến N47), lộ giới 9,0m (0,75m+7,5+0,75m).

- Mặt cắt 7-7 (đoạn từ nút giao N45 đến N47), lộ giới 20,0m (3,0m+14,0+3,0m).

2. Chỉ giới xây dựng:

a) Đối với tuyến đường mặt cắt 1-1 (quốc lộ 1A đoạn đi qua đô thị), lộ giới 36,0m: lùi ³ 6,0m so với chỉ giới đường đỏ.

b) Đối với các tuyến đường mặt cắt 6-6 (đoạn từ nút giao N31 đến N47), lộ giới 9,0m: lùi ³ 10,0m so với chỉ giới đường đỏ.

c) Đối với các tuyến đường mặt cắt 3-3, lộ giới 23,0m; Mặt cắt 5-5, lộ giới 15,5m; Mặt cắt 7-7 (đoạn từ nút giao N45 đến N47), lộ giới 20,0m: lùi ³ 5,0m so với chỉ giới đường đỏ.

d) Đối với tuyến đường mặt cắt 4-4, lộ giới 19,5m: lùi ³ 3,0m so với chỉ giới đường đỏ.

đ) Các tuyến đường còn lại: lùi ³ 4,0m so với chỉ giới đường đỏ.

Điều 21. Quy định về phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn đối với công trình hạ tầng kỹ thuật chính và công trình ngầm

Đảm bảo theo các Nghị định, Thông tư, Quy chuẩn xây dựng và các văn bản pháp luật hiện hành.

Phần 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 22. Sở Xây dựng, UBND huyện Phú Lộc, UBND xã Lộc Sơn có trách nhiệm quản lý chặt chẽ việc xây dựng các công trình tại khu quy hoạch này.

Điều 23. Việc quản lý xây dựng được các cơ quan chức năng thực hiện dựa trên Quy định quản lý xây dựng này. Các quy định trước đây trái với quy định này đều bị loại bỏ. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về UBND huyện Phú Lộc để có hướng giải quyết.

Điều 24. Quy định này và đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế được ấn hành lưu giữ lại tại các nơi dưới đây và phổ biến để nhân dân biết và thực hiện:

1. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế;

2. Sở Xây dựng Thừa Thiên Huế;

3. UBND huyện Phú Lộc;

4. Phòng Công Thương huyện Phú Lộc;

5. UBND xã Lộc Sơn.