Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 188/2009/NQ-HĐND

Việt Trì, ngày 24 tháng 7 năm 2009

 

NGHỊ QUYẾT

V/V SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NGHỊ QUYẾT SỐ 67/2006/NQ-HĐND CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔ CHỨC QUẢN LÝ, CAI NGHIỆN, CHỮA TRỊ, DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ MƯỜI BẢY

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Phòng chống ma tuý số 23/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khoá X; căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng chống ma tuý số 16/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội khóa XII;

Căn cứ Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh;

Căn cứ Nghị quyết số 67/2006/NQ-HĐND ngày 17 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phê duyệt Đề án “Tổ chức quản lý, cai nghiện, chữa trị, dạy nghề cho người nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010”;

Sau khi xem xét Tờ trình số 1779/TTr-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết số 67/2006/NQ-HĐND ngày 17 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phê duyệt Đề án “Tổ chức quản lý, cai nghiện, chữa trị, dạy nghề cho người nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010”; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hoá- Xã hội và thảo luận,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 67/2006/NQ-HĐND ngày 17 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phê duyệt Đề án “Tổ chức quản lý, cai nghiện, chữa trị, dạy nghề cho người nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010” về nội dung:

Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Mục 1.3: Phạm vi, đối tượng cai nghiện được sửa là:

Áp dụng đối với tất cả những người nghiện ma tuý, từ đủ 18 tuổi trở lên, đang sinh sống, làm việc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo hình thức tự nguyện và bắt buộc theo Nghị định 135/2004/NĐ-CP, trừ những người thuộc một trong các đối tượng sau:

- Đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang thi hành án phạt tù giam.

Mục 2.1.2: Tổ chức quản lý, cai nghiện, chữa trị, dạy nghề được sửa là:

Giai đoạn 1: Tiếp nhận, phân loại, tổ chức điều trị cắt cơn theo quy trình, phác đồ điều trị của Bộ Y tế đã ban hành và giáo dục phục hồi năng lực hành vi và nhân cách.

- Thực hiện tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh.

- Thời gian thực hiện từ 4 đến 6 tháng.

Giai đoạn 2: Tổ chức cho người cai nghiện học tập chính sách pháp luật về phòng chống ma tuý, lao động trị liệu, học nghề, chuẩn bị hoà nhập cộng đồng, chống tái nghiện.

- Thực hiện tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội (cơ sở II).

- Thời gian thực hiện giai đoạn 2 từ 18 đến 24 tháng gồm:

+ Tổ chức lao động trị liệu phù hợp với từng lứa tuổi, sức khoẻ, giới tính, trình độ, nghề nghiệp, sở trường từng người.

+ Tổ chức quản lý, phân công lao động hợp lý, từ đơn giản đến phức tạp, bảo đảm an toàn lao động. Kết hợp giữa lao động và giáo dục nhằm cai nghiện triệt để và chuẩn bị tái hoà nhập cộng đồng.

- Các hình thức lao động sản xuất:

+ Tổ chức làm gạch;

+ Khai thác đá, cát sỏi;

+ Tổ chức làm mộc, nề và một số nghề thủ công;

+ Tổ chức chăn nuôi, trồng trọt;

- Tổ chức dạy nghề: tổ chức dạy nghề ngắn hạn một số nghề: Điện dân dụng, cơ khí, gò, hàn, mộc...

- Chuẩn bị cho người nghiện tái hoà nhập cộng đồng như: Kiểm tra sức khoẻ, xét nghiệm, các thủ tục hồ sơ bàn giao người nghiện trở về cộng đồng.

Giai đoạn 3: Người nghiện hoàn thành cai nghiện giai đoạn 2 trở về với gia đình, địa phương.

- Thời gian thực hiện 24 tháng.

- Gia đình và bản thân người nghiện phải cam kết với chính quyền địa phương thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm, không tái nghiện.

- Chính quyền địa phương có trách nhiệm nhận người đã hoàn thành cai nghiện và phân công tổ chức, cá nhân quản lý, lập hồ sơ theo dõi giám sát chặt chẽ, không để tái nghiện hoặc vi phạm pháp luật. Hàng tháng có nhận xét đánh giá về quá trình rèn luyện, phấn đấu của người nghiện, kịp thời ngăn chặn những hành vi lôi kéo hoặc tái nghiện.

- Khu dân cư phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức xã hội ở địa phương đề xuất hỗ trợ, tạo điều kiện bố trí việc làm, được vay vốn và định hướng học nghề tại nơi cư trú. Nếu người đã hoàn thành cai nghiện có nhu cầu học nghề thì UBND cấp xã có trách nhiệm liên hệ với các trung tâm đào tạo nghề của tỉnh tiếp nhận dạy nghề.

- Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đưa ra khỏi danh sách người nghiện ma tuý sau khi có xác nhận của tổ chức, cá nhân được phân công theo dõi, giám sát và xét nghiệm của cơ quan Y tế có thẩm quyền về việc người nghiện đã từ bỏ ma tuý.

Mục 2.2.1: Thành lập Công trường 06 được sửa là: Tổ chức lao động, sản xuất tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội (cơ sở II):

- Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội (cơ sở II) tại xã Trị Quận - huyện Phù Ninh là nơi tổ chức hoạt động quản lý, giáo dục, dạy nghề, lao động phục hồi năng lực, hành vi nhân cách cho người nghiện ma tuý, đặt dưới sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Không tiếp tục xây dựng Công trường 06 khu vực tại các huyện Thanh Ba, Yên Lập.

2.2.1.1 Quy mô, đầu tư xây dựng

- Quy mô đầu tư xây dựng Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội (cơ sở II) có sức chứa để phục vụ cho công tác cai nghiện, giáo dục và lao động trị liệu từ 140 đến 160 người nghiện gồm: Nhà quản lý điều hành; nhà ở, nhà ăn cho người nghiện; nhà thăm gặp, nhà y tế, nhà bếp, nhà vệ sinh và các trang thiết bị nội thất, hạ tầng cơ sở, máy móc, thiết bị, dụng cụ lao động sản xuất.

Nguồn kinh phí thực hiện:

- Kinh phí xây dựng Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội, mua sắm trang thiết bị và chi thường xuyên hàng năm gồm các nguồn:

+ Kinh phí chủ yếu là từ nguồn ngân sách địa phương.

+ Trích từ nguồn kinh phí phòng chống ma tuý của Trung ương.

+ Tranh thủ sự hỗ trợ ủng hộ của các cơ quan, đơn vị.

Đầu tư bổ sung cho Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội (cơ sở II):

- Kinh phí đầu tư xây dựng bổ sung các hạng mục thiết yếu (tạm ứng nguồn kinh phí năm 2010 từ nguồn kinh phí dự phòng năm 2009): Nhà y tế, nhà kỷ luật, nhà xưởng sản xuất dạy nghề, trạm biến áp, trang thiết bị...

- Kinh phí của giai đoạn cai nghiện cắt cơn, giáo dục phục hồi nhân cách của người đi cai nghiện tự nguyện do người nghiện hoặc gia đình người nghiện đóng góp theo Nghị quyết số 166/2008/NQ-HĐND ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Hội đồng Nhân dân tỉnh.

2.2.1.2 Tổ chức biên chế và hoạt động của Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội (cơ sở II):

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và định mức biên chế của Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội (cơ sở II) thực hiện theo quy định của Nghị định 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 21/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 8 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ.

Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội (Cơ sở II) đi vào hoạt động từ quý II năm 2010.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:

- Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn chỉnh đề án, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghị quyết;

- Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khoá XVI, kỳ họp thứ mười bảy thông qua ngày 17 tháng 7 năm 2009./.

 

 Nơi nhận:

- UBTV QH, Chính Phủ;
- VPQH, VPCP;
- Các Bộ: Tư pháp, Lao động-TB&XH,
 Công an, Y tế, Tài chính;
- Bộ tư lệnh Quân khu II;
- TTTU, TTHĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Viện KSND, TAND tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- TTHĐND, UBND huyện, thành, thị;
- CPVP;
- TPP, CV;
- Lưu VT.

CHỦ TỊCH




Ngô Đức Vượng