HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2007/NQ-HĐND | Vĩnh Yên, ngày 19 tháng 12 năm 2007 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2008
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Quyết định số 1569/2007/QĐ-TTg ngày 19/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2008;
Căn cứ Quyết định số 3658/QĐ-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2008.
Sau khi xem xét Báo cáo số 132/BC-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2007 của UBND tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ NSNN năm 2007 và phương án phân bổ dự toán NSNN năm 2008; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và thảo luận,
QUYẾT NGHỊ:
I - Dự toán ngân sách tỉnh năm 2008, như sau:
1. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 6.250.000 triệu đồng, bằng 102,4% Trung ương giao, trong đó thu nội địa 5.150.000 triệu đồng, chiếm trên 82% tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn.
Nguồn thu ngân sách địa phương được điều hành chi năm tài chính 2008 là: 3.618.937 triệu đồng.
2. Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2008 là 3.618.937 triệu đồng bằng 103% dự toán Trung ương giao. Trong đó chi đầu tư phát triển cân đối từ ngân sách địa phương 1.622.688 triệu đồng (chưa bao gồm nguồn vốn NSTW bổ sung mục tiêu), chiếm 44,8% tổng chi ngân sách tỉnh.
II - Một số giải pháp chủ yếu:
Thông qua các biện pháp triển khai thực hiện dự toán ngân sách năm 2008 do UBND tỉnh trình, đồng thời nhấn mạnh một số biện pháp sau:
1. Căn cứ Nghị quyết HĐND tỉnh, UBND tỉnh giao chỉ tiêu thu, chi ngân sách cho các cấp, các ngành, trong đó giao chỉ tiêu thu phấn đấu tăng 5% so với nhiệm vụ thu ngân sách đã được HĐND tỉnh thông qua.
2. Tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác thu ngân sách, các biện pháp huy động nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế đặc biệt cho đầu tư phát triển, hàng năm tranh thủ nguồn vốn nhàn rỗi vay đầu tư mức luân chuyển tương ứng 30% vốn đầu tư phát triển NSĐP, đồng thời với việc trả nợ đúng hạn.
3. Phân cấp triệt để, đồng bộ, toàn diện đi liền với đầu tư có trọng tâm, trọng điểm không dàn trải để tạo thế và lực mới từ cơ sở, đơn vị kinh tế, hành chính và sự nghiệp với quan điểm tự chịu trách nhiệm, tự chủ về tính hiệu quả của đồng vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường phát triển bền vững và đóng góp ngày càng tăng cho NSNN.
4. Thực hành triệt để tiết kiệm, chống lãng phí chống tham nhũng, nhũng nhiễu trong thừa hành nhiệm vụ, công khai rộng rãi, minh bạch hóa dự toán ngân sách các cấp, dự toán của các đơn vị thụ hưởng ngân sách và ngân sách hỗ trợ cho các tổ chức…theo quy định của pháp luật; đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhằm lành mạnh hóa nền tài chính, đi liền với cải cách hành chính nâng cao năng lực quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính ngân sách.
5. Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ, các quy định của Nhà nước, của địa phương về định mức kinh tế - kỹ thuật, về chi tiêu ngân sách về sử dụng tài chính công nhất là tài sản như ô tô, phương tiện làm việc, tiếp khách, hội nghị, lễ kỷ niệm ngày truyền thống, đón nhận huân chương… thực hiện theo các Nghị quyết của Tỉnh ủy khóa XIII - XIV nhằm tạo nguồn lực từ trong nội hàm nền kinh tế - xã hội cho đầu tư phát triển. Thực hiện chính sách khen thưởng đối với những điểm sáng về tính hiệu quả thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách; đồng thời phê phán và có biện pháp hành chính với các trường hợp vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính, hiệu quả và sử dụng đồng vốn kém.
6. Trên cơ sở chính sách phát triển kinh tế - xã hội với các biện pháp, giải pháp để đạt được mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ Vĩnh Phúc đã đề ra, công tác tài chính - ngân sách thực hiện đi trước một bước đón đầu, dự báo, dự tính vừa phục vụ hội nhập vừa phục vụ tăng trưởng của nền kinh tế vừa phân phối hợp lý nguồn lực tài chính - ngân sách đảm bảo tăng trưởng bền vững nền kinh tế.
7. Đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả của khu vực DNNN, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng. Thu hút mạnh nguồn lực từ bên ngoài vào tỉnh phát triển mạnh công nghiệp chú ý công nghiệp có tính cạnh tranh cao đảm bảo bền vững khi vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) để củng cố, phát triển thị trường tài chính, thị trường vốn, an toàn phát triển khi hội nhập.
8. Trong quá trình điều hành ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2008, UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành phấn đấu thu vượt dự toán. Số tăng thu ngân sách Nhà nước được sử dụng tối thiểu 50% để thực hiện cải cách tiền lương; số còn lại bố trí chi trả nợ số vay cân đối ngân sách, thanh toán nợ XDCB và một số nhiệm vụ cần thiết khác. UBND tỉnh trình phương án sử dụng số tăng thu ngân sách địa phương, thống nhất ý kiến với Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh, báo cáo kết quả trước HĐND tỉnh vào kỳ họp gần nhất.
9. Tổ chức tốt công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán thường xuyên và giám sát thực hiện ngân sách Nhà nước ở các ngành, các cấp và đơn vị dự toán, tiến hành xử lý dứt điểm những vấn đề thanh tra tài chính, kiểm toán Nhà nước đã kết luận, kiến nghị.
III -Tổ chức thực hiện:
- HĐND tỉnh giao UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
- Thường trực HĐND tỉnh, các Ban và đại biểu HĐND tỉnh theo dõi, đôn đốc giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
- Nghị quyết có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày HĐND tỉnh thông qua.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XIV, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 14-12-2007./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2017 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 2 Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2017 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3 Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2017 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 4 Quyết định 3658/QĐ-BTC năm 2007 giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2008 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 1 Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2017 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 2 Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2017 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3 Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2017 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 do tỉnh Lâm Đồng ban hành