- 1 Quyết định 159/QĐ-UBND năm 2022 về Chương trình hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 2 Quyết định 523/QĐ-UBND năm 2022 về Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và đổi mới công nghệ tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025
- 3 Kế hoạch 1714/KH-UBND năm 2022 về hỗ trợ ươm tạo, phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 214/2022/NQ-HĐND | Thanh Hóa, ngày 13 tháng 4 năm 2022 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 về đăng ký doanh nghiệp; số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước;
Xét Tờ trình số 40/TTr-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị ban hành Nghị quyết về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022 - 2026; Báo cáo số 170/BC-HĐND ngày 10 tháng 4 năm 2022 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022 - 2026; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022 - 2026, với các nội dung cụ thể như sau:
1. Hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng kiến thức về khởi sự doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp
a) Đối tượng hỗ trợ:
- Bồi dưỡng kiến thức về khởi sự doanh nghiệp, gồm: Hộ kinh doanh và cá nhân có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa.
- Bồi dưỡng kiến thức về quản trị doanh nghiệp, gồm: Người quản lý các doanh nghiệp đã đăng ký thành lập và đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhu cầu nâng cao kiến thức về quản trị doanh nghiệp.
b) Nội dung và mức hỗ trợ:
- Hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh nghiệp, kiến thức quản trị doanh nghiệp. Mỗi học viên được hỗ trợ tham gia không quá 01 lớp bồi dưỡng/năm. Thời gian bồi dưỡng 02 ngày/lớp, mỗi lớp bồi dưỡng tối thiểu 50 học viên và tối đa không quá 200 học viên.
- Bồi dưỡng kiến thức về khởi sự doanh nghiệp:
Bồi dưỡng kiến thức chung (1,5 ngày), gồm các chuyên đề: (i) Kiến thức và kỹ năng cần thiết thành lập doanh nghiệp; (ii) Những vấn đề về thị trường và marketing trong khởi sự doanh nghiệp; (iii) Những vấn đề cơ bản về quản trị doanh nghiệp; (iv) Văn hóa doanh nghiệp và các chuyên đề khác có liên quan.
Cung cấp thông tin, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của đại diện lãnh đạo các ngành, địa phương hoặc các chuyên gia, doanh nhân thành đạt (0,5 ngày), gồm các nội dung: (i) Thông tin về quy hoạch, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương; (ii) Trao đổi, giải đáp những khó khăn, vướng mắc; các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp (kiến thức về chính sách thuế, hải quan, bảo hiểm, quản lý sử dụng lao động, an toàn sản xuất về lao động, an toàn trong phòng chống cháy nổ, ...); (iii) Chia sẻ, thông tin về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã tham gia ký kết, nhất là các FTA thế hệ mới.
- Bồi dưỡng kiến thức về quản trị doanh nghiệp:
Bồi dưỡng kiến thức chung (1,5 ngày), gồm các chuyên đề: (i) Quản trị nhân sự; (ii) Quản trị tài chính; (iii) Quản trị kinh doanh trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0; (iv) Đàm phán và ký kết hợp đồng; (v) Kỹ năng làm việc nhóm; (vi) Kỹ năng bán hàng và các chuyên đề khác có liên quan.
Cung cấp thông tin, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của đại diện lãnh đạo các ngành, địa phương hoặc các chuyên gia, doanh nhân thành đạt (0,5 ngày), gồm các nội dung: (i) Thông tin về quy hoạch, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương; (ii) Trao đổi, giải đáp những khó khăn, vướng mắc; các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp (kiến thức về chính sách thuế, hải quan, bảo hiểm, quản lý sử dụng lao động, an toàn sản xuất về lao động, an toàn trong phòng chống cháy nổ,...); (iii) Chia sẻ, thông tin về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã tham gia ký kết, nhất là các FTA thế hệ mới.
c) Điều kiện hỗ trợ:
- Hộ kinh doanh, cá nhân có nhu cầu thành lập doanh nghiệp, tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức về khởi sự doanh nghiệp.
- Người quản lý các doanh nghiệp đã đăng ký thành lập và đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản trị doanh nghiệp.
d) Phương thức hỗ trợ: Ngân sách tỉnh hỗ trợ thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư để thanh toán kinh phí cho đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng được lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật.
đ) Trình tự thực hiện:
- Hằng năm, căn cứ vào tình hình thực tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách tỉnh hằng năm cho Sở để tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng có đủ năng lực và kinh nghiệm theo quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định của pháp luật có liên quan để ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện các lớp bồi dưỡng cho đối tượng có nhu cầu hỗ trợ.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, căn cứ kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về khởi sự doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp hằng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh, tổ chức tuyên truyền, mời và lập danh sách học viên có nhu cầu tham gia lớp bồi dưỡng trên địa bàn, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và tổ chức các lớp bồi dưỡng theo quy định.
- Hồ sơ nghiệm thu và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ: (i) Kế hoạch tổ chức lớp bồi dưỡng của đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng; (ii) Phiếu đánh giá chất lượng lớp bồi dưỡng của từng học viên; (iii) Báo cáo đánh giá kết thúc lớp bồi dưỡng; (iv) Báo cáo quyết toán kinh phí tổ chức lớp bồi dưỡng (kèm theo bản phô tô chứng từ liên quan); (v) Văn bản xác nhận việc tổ chức lớp bồi dưỡng của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nơi tổ chức lớp bồi dưỡng (số lớp, thời gian, địa điểm tổ chức, số lượng, thành phần học viên tham gia lớp bồi dưỡng); (vi) Hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư và đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng; (vii) Hóa đơn tài chính hợp lệ của đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng.
2. Hỗ trợ kinh phí chuyển phát kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp
a) Đối tượng hỗ trợ: Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa qua mạng thông tin điện tử theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% kinh phí chuyển phát kết quả thực hiện các thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp đến trụ sở làm việc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Mức hỗ trợ theo giá cước dịch vụ của đơn vị bưu chính công ích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
c) Điều kiện hỗ trợ: Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp tại trụ sở làm việc của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
d) Phương thức hỗ trợ: Ngân sách tỉnh hỗ trợ thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư để thanh quyết toán kinh phí cho đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển phát được lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật.
đ) Trình tự thực hiện:
- Hằng năm, căn cứ vào tình hình thực tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với đơn vị liên quan xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ chuyển phát kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp gửi Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách tỉnh hằng năm cho Sở để tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển phát có đủ năng lực và kinh nghiệm theo quy định của pháp luật để ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện chuyển phát kết quả thực hiện thủ tục hành chính cho đối tượng có nhu cầu hỗ trợ.
- Các doanh nghiệp gửi bản đăng ký nhu cầu hỗ trợ nhận kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp (bản scan) cùng hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Sau khi có kết quả thực hiện thủ tục hành chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, đối chiếu và phối hợp với đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển phát, chuyển kết quả thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
- Hồ sơ nghiệm thu và thanh quyết toán, gồm: (i) Phiếu báo phát theo mẫu quy định của đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển phát (doanh nghiệp xác nhận đã nhận được kết quả đăng ký doanh nghiệp); (ii) Bảng kê danh sách doanh nghiệp nhận kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp của đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển phát; (iii) Hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư và đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển phát; (iv) Hóa đơn tài chính hợp lệ của đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển phát.
3. Hỗ trợ kinh phí sử dụng chữ ký số
a) Đối tượng hỗ trợ: Doanh nghiệp đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo quy định của Luật Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng chữ ký số trong năm đầu hoạt động.
b) Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ kinh phí sử dụng 01 chữ ký số trong năm đầu hoạt động, mỗi doanh nghiệp được hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ tối đa 1,2 triệu đồng/chữ ký số/doanh nghiệp.
c) Điều kiện hỗ trợ:
- Doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ chữ ký số trong năm đầu hoạt động.
- Tại thời điểm nhận hỗ trợ chữ ký số, tình trạng pháp lý của doanh nghiệp phải ở trạng thái đang hoạt động trên Hệ thống thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
d) Phương thức hỗ trợ: Ngân sách tỉnh hỗ trợ thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư để thanh quyết toán kinh phí cho đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số được lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật.
đ) Trình tự thực hiện:
- Hằng năm, căn cứ vào tình hình thực tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ sử dụng chữ ký số gửi Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách tỉnh hằng năm cho Sở để tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số có đủ năng lực và kinh nghiệm theo quy định của pháp luật về đấu thầu để ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện cung cấp chữ ký số cho đối tượng có nhu cầu hỗ trợ.
- Các doanh nghiệp gửi bản đăng ký nhu cầu hỗ trợ chữ ký số (bản scan) cùng hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Sau khi có kết quả thực hiện thủ tục hành chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, đối chiếu và phối hợp với đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số được lựa chọn để hỗ trợ chữ ký số cho doanh nghiệp.
- Hồ sơ nghiệm thu và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ, gồm: (i) Hợp đồng, biên bản bàn giao chữ ký số giữa đơn vị cung cấp chữ ký số được lựa chọn và doanh nghiệp mới thành lập được hỗ trợ; (ii) Bảng kê danh sách doanh nghiệp nhận chữ ký số của đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số; (iii) Hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư và đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số; (iv) Hóa đơn tài chính hợp lệ của đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số.
a) Đối tượng hỗ trợ: Doanh nghiệp đã thành lập và đang hoạt động kinh doanh tại tỉnh Thanh Hóa theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ không thu phí kết nối, chia sẻ thông tin, giới thiệu, quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh (trừ các cơ quan, đơn vị thông tấn, truyền thông).
c) Điều kiện hỗ trợ:
- Doanh nghiệp có nhu cầu kết nối, chia sẻ thông tin, quảng bá, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh.
- Các sản phẩm được chia sẻ, quảng bá, giới thiệu trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh phải do các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trực tiếp sản xuất.
d) Phương thức hỗ trợ: Ngân sách tỉnh cấp bổ sung trong dự toán kinh phí chi thường xuyên hằng năm cho các cơ quan, đơn vị để duy trì, kết nối, chia sẻ, giới thiệu, quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh theo quy định.
đ) Trình tự thực hiện:
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành, địa phương hỗ trợ doanh nghiệp liên kết trang thông tin điện tử của doanh nghiệp với Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh để chia sẻ thông tin, quảng bá, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp đã có Trang thông tin điện tử.
- Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp để chia sẻ thông tin, quảng bá, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh đối với các doanh nghiệp chưa có Trang thông tin điện tử.
5. Hỗ trợ kinh phí tư vấn chuyển đổi số và áp dụng công nghệ số
a) Đối tượng hỗ trợ: Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đăng ký thành lập và đang hoạt động kinh doanh tại tỉnh Thanh Hóa theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Nội dung và mức hỗ trợ:
Mỗi doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ duy nhất một trong các nội dung và mức hỗ trợ của chính sách này trong năm, cụ thể:
- Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp về quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ và chuyển đổi mô hình kinh doanh nhưng không quá 55 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ và không quá 110 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa. Mỗi doanh nghiệp được hỗ trợ tối đa không quá 01 hợp đồng/năm.
- Hỗ trợ tối đa 50% chi phí cho doanh nghiệp thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số để tự động hóa, nâng cao hiệu quả quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ trong doanh nghiệp và chuyển đổi mô hình kinh doanh nhưng không quá 22 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp siêu nhỏ; không quá 55 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ và không quá 110 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa. Mỗi doanh nghiệp được hỗ trợ tối đa không quá 01 hợp đồng/năm.
c) Điều kiện hỗ trợ:
Doanh nghiệp được hỗ trợ khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ tư vấn chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, tận dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tư vấn viên (bên cung cấp dịch vụ) doanh nghiệp lựa chọn để thực hiện các hợp đồng tư vấn quy định tại điểm b mục này phải được các bộ, cơ quan ngang bộ công nhận và công bố trên Trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ hoặc trên Cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp tại địa chỉ www.business.gov.vn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021.
- Kết quả cung cấp dịch vụ của tư vấn phải được doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ và cơ quan được giao nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi số, áp dụng công nghệ số và phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp; được doanh nghiệp cam kết ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
d) Phương thức hỗ trợ: Ngân sách tỉnh hỗ trợ thông qua Sở Thông tin và Truyền thông để thực hiện thanh toán kinh phí cho đối tượng được hỗ trợ theo quy định.
đ) Trình tự thực hiện: Hằng năm, căn cứ vào tình hình thực tế Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách tỉnh hằng năm cho Sở để triển khai thực hiện. Quy trình, thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 5 Điều 32 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ, cụ thể:
- Căn cứ nhu cầu hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa gửi hồ sơ đề xuất hỗ trợ đến Sở Thông tin và Truyền thông bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến để xem xét, quyết định hỗ trợ. Hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ, gồm: (i) Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và đề xuất nhu cầu hỗ trợ theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ; (ii) Những tài liệu, hồ sơ liên quan đến nội dung đề xuất hỗ trợ (nếu có).
- Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp: Sở Thông tin và Truyền thông xem xét hồ sơ, quyết định và có thông báo cho doanh nghiệp (bằng văn bản hoặc trực tuyến). Trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện hỗ trợ, Sở Thông tin và Truyền thông thông báo để doanh nghiệp biết. Trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện hỗ trợ nhưng chưa đầy đủ hồ sơ, Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện hỗ trợ và đầy đủ hồ sơ, Sở Thông tin và Truyền thông thông báo về việc hỗ trợ cho doanh nghiệp.
- Sau khi có thông báo về việc hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Sở Thông tin và Truyền thông cùng với bên cung cấp và doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành ký hợp đồng; trong hợp đồng phải thể hiện rõ phần kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ, chi phí do doanh nghiệp nhỏ và vừa chi trả, chi phí khác (nếu có) và điều khoản thanh toán. Trên cơ sở kết quả triển khai thực hiện hợp đồng, ba bên nghiệm thu, thanh lý và thanh quyết toán chi phí hợp đồng theo quy định.
- Hồ sơ thanh toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm: (i) Thông báo về việc hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; (ii) Hợp đồng, thanh lý hợp đồng và nghiệm thu (nếu có) giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ; (ii) Các hóa đơn, chứng từ tài chính có liên quan.
6. Hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa
a) Đối tượng hỗ trợ: Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đăng ký thành lập và đang hoạt động kinh doanh sản xuất, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tại tỉnh Thanh Hóa theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ chi phí thuê địa điểm, thiết kế và dàn dựng gian hàng, vận chuyển sản phẩm trưng bày, chi phí đi lại, chi phí ăn, ở cho đại diện của doanh nghiệp tham gia tại hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại tổ chức ở trong nước nhưng không quá 55 triệu đồng/năm/doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể được hỗ trợ tham gia một hoặc nhiều hội chợ trong nước/năm nhưng tổng cộng các lần hỗ trợ tối đa cho một doanh nghiệp trong một năm là 55 triệu đồng.
c) Điều kiện hỗ trợ:
Doanh nghiệp được hỗ trợ khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có nhu cầu hỗ trợ tham gia tại hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại tổ chức ở trong nước.
- Có các giấy tờ chứng minh đã tham gia các gian hàng tại các hội chợ, triển lãm xúc tiến thương mại tổ chức trong nước.
d) Phương thức hỗ trợ: Ngân sách tỉnh hỗ trợ thông qua Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh để thanh toán kinh phí cho đối tượng được hỗ trợ theo quy định.
đ) Trình tự thực hiện:
Hằng năm, căn cứ vào tình hình thực tế, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách tỉnh hằng năm cho Trung tâm để triển khai thực hiện theo quy định. Quy trình, thủ tục hỗ trợ thực hiện đúng theo quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 5 Điều 32 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ, cụ thể:
- Căn cứ nhu cầu hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa gửi hồ sơ đề xuất hỗ trợ đến Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến để xem xét, quyết định hỗ trợ. Hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ, gồm: (i) Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và đề xuất nhu cầu hỗ trợ theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ; (ii) Những tài liệu, hồ sơ liên quan đến nội dung đề xuất hỗ trợ (nếu có).
- Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh xem xét hồ sơ, quyết định và có thông báo (bằng văn bản hoặc trực tuyến). Trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện hỗ trợ, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh thông báo để doanh nghiệp biết. Trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện hỗ trợ nhưng chưa đầy đủ hồ sơ, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện hỗ trợ và đầy đủ hồ sơ, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh thông báo về việc hỗ trợ cho doanh nghiệp.
- Trên cơ sở kết quả triển khai thực hiện, các bên nghiệm thu, thanh lý và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định. Hồ sơ thanh toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm: (i) Thông báo về việc hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; (ii) Hợp đồng, thanh lý hợp đồng và nghiệm thu (nếu có) giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ; (iii) Các hóa đơn, chứng từ tài chính có liên quan.
7. Hỗ trợ tư vấn chuyên sâu cho các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận thị trường xuất khẩu mới
a) Đối tượng hỗ trợ: Doanh nghiệp đã đăng ký thành lập và đang hoạt động kinh doanh sản xuất, chế biến các sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu tại tỉnh Thanh Hóa theo quy định của Luật Doanh nghiệp (không bao gồm doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
b) Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn chuyên sâu cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu tiếp cận thị trường xuất khẩu mới. Kinh phí hỗ trợ theo định mức tiêu chuẩn về chuyên gia tư vấn áp dụng tại Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các văn bản hiện hành của nhà nước nhưng tối đa không quá 250 triệu đồng/doanh nghiệp/thị trường xuất khẩu mới.
c) Điều kiện hỗ trợ:
Doanh nghiệp được hỗ trợ khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị dây chuyền sản xuất, chế biến các sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường mới theo hợp đồng tư vấn (kim ngạch xuất khẩu tối thiểu 300 nghìn USD).
d) Phương thức hỗ trợ: Ngân sách tỉnh hỗ trợ thông qua Sở Công Thương để thanh toán kinh phí cho đối tượng được hỗ trợ.
đ) Trình tự thực hiện:
- Hằng năm, căn cứ vào tình hình thực tế, Sở Công Thương xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chính sách gửi Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách tỉnh hằng năm cho Sở để triển khai thực hiện.
- Doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí tư vấn chuyên sâu cho doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận thị trường mới đến Sở Công Thương bằng hình thức trực tiếp, qua đường bưu chính hoặc trực tuyến để xem xét, quyết định hỗ trợ. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: (i) Văn bản đề nghị hỗ trợ theo mẫu ban hành kèm theo Nghị quyết này (bản chính); (ii) Hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn của doanh nghiệp với đơn vị tư vấn (bản chính); (iii) Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng của doanh nghiệp với đơn vị tư vấn (bản chính); (iv) Tài liệu chứng minh xuất khẩu sang thị trường mới: Tờ khai hải quan, hóa đơn/invoice (bản sao chứng thực); (v) Các hóa đơn, chứng từ tài chính có liên quan (bản sao chứng thực).
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương xem xét, kiểm tra hồ sơ đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp. Trong quá trình xem xét, kiểm tra hồ sơ, Sở Công Thương lấy ý kiến xác nhận của cơ quan Hải quan về kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường mới theo hợp đồng tư vấn. Trên cơ sở xem xét, kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện hỗ trợ, Giám đốc Sở Công Thương ban hành quyết định hỗ trợ. Trường hợp không đủ điều kiện hỗ trợ, Sở Công Thương thông báo (bằng văn bản hoặc trực tuyến) cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định hỗ trợ, Sở Công Thương thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp qua tài khoản ngân hàng.
Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện
Nguồn ngân sách tỉnh.
Điều 3. Thời gian thực hiện và nguyên tắc áp dụng chính sách
1. Thời gian thực hiện
- Đối với 04 chính sách tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị quyết này, thực hiện từ ngày Nghị quyết có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2025.
- Đối với 03 chính sách tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 1 Nghị quyết này, thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến ngày 31 tháng 12 năm 2026.
2. Nguyên tắc áp dụng
- Trường hợp đối tượng được hỗ trợ đồng thời đáp ứng các điều kiện và mức hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết này và các văn bản có liên quan khác thì được lựa chọn một mức hỗ trợ có lợi nhất.
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ trước được hỗ trợ trước.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ Nghị quyết này và các quy định của pháp luật tổ chức triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 13 tháng 4 năm 2022 và có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 4 năm 2022./.
| CHỦ TỊCH |
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 214/2022/NQ-HĐND ngày 13 tháng 4 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh)
CÔNG TY …………….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / | Thanh Hoá, ngày tháng năm 20... |
Kính gửi: Sở Công Thương Thanh Hóa
Tên doanh nghiệp: Công ty ……………......................................................
Mã số doanh nghiệp:..................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính:...................................................................................
Ngành nghề kinh doanh:
Họ và tên người đại diện theo pháp luật:..................; Chức danh:.............
Doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị dây chuyền sản xuất, chế biến các sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu (ghi cụ thể địa chỉ nhà máy sản xuất, chế biến sản phẩm doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường mới).
Năm 20…., doanh nghiệp xuất khẩu đạt ………. USD, trong đó có xuất khẩu sang thị trường (ghi rõ thị tên thị trường)……… đạt ……USD, đây là thị trường mới lần đầu doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa.
Đối chiếu các quy định tại Nghị quyết số /2022/NQ-HĐND ngày tháng năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022 - 2026. Doanh nghiệp đề nghị được hỗ trợ kinh phí tư vấn chuyên sâu tiếp cận thị trường mới là:……………VNĐ, kèm theo sơ đề nghị hỗ trợ (ghi cụ thể các loại tài liệu kèm theo):
Doanh nghiệp cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực về các thông tin, nội dung kê khai nêu trên.
Kính đề nghị Sở Công Thương xem xét, hỗ trợ theo quy định./.
| ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP |
- 1 Quyết định 159/QĐ-UBND năm 2022 về Chương trình hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 2 Quyết định 523/QĐ-UBND năm 2022 về Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và đổi mới công nghệ tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025
- 3 Kế hoạch 1714/KH-UBND năm 2022 về hỗ trợ ươm tạo, phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025