- 1 Nghị định 91/2005/NĐ-CP về Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng
- 2 Thông tư 36/2006/TT-BVHTT hướng dẫn thực hiện Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng kèm theo Nghị định 91/2005/NĐ-CP do Bộ Văn hóa Thông tin ban hành
- 3 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6 Nghị quyết 07/2020/NQ-HĐND về đặt tên các tuyến đường trên địa bàn huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An
- 7 Nghị quyết 68/NQ-HĐND năm 2019 về đặt tên các tuyến đường trên địa bàn thị trấn Yên Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
- 8 Nghị quyết 23/NQ-HĐND năm 2020 về đặt tên các tuyến đường và điều chỉnh chiều dài tuyến đường trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
- 9 Nghị quyết 22/2021/NQ-HĐND về đặt tên 19 tuyến đường trên địa bàn thị trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2020/NQ-HĐND | Long An, ngày 08 tháng 12 năm 2020 |
VỀ VIỆC ĐẶT TÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TÂN AN, TỈNH LONG AN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
KHÓA IX - KỲ HỌP KỲ HỌP LẦN THỨ 24
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa- Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ;
Xét Tờ trình số 206/TTr-UBND ngày 10/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đặt tên các tuyến đường trên địa bàn thành phố Tân An, tỉnh Long An; Báo cáo thẩm tra số 939/BC-HĐND ngày 27/11/2020 của Ban pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định đặt tên 20 tuyến đường trên địa bàn thành phố Tân An, tỉnh Long An (theo phụ lục đính kèm).
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Long An khóa IX, kỳ họp lần thứ 24 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 12 năm 2020./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐẶT TÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG TÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TÂN AN
(Kèm theo Nghị quyết số 24/2020/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của HĐND tỉnh)
STT | Tên đường tạm thời | Điểm đầu | Điểm cuối | Độ dài (m) | Bề rộng trung bình (m) | Kết cấu | Tên đường mới | Tóm tắt tiểu sử | Chú thích | |
Nền rộng | Mặt rộng | |||||||||
1 | Đường sau Tỉnh ủy | Phan Văn Đạt (hiện hữu) | Cách Mạng Tháng 8 | 400 | 12 | 7 | Bê tông nhựa | Phan Văn Đạt | Cử nhân Phan Văn Đạt (1827 - 1861), hiệu là Minh Trai, người thôn Bình Thanh, huyện Tân Thạnh, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay là xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An). Ông là một nho sĩ có khí tiết và là người lãnh đạo có khí phách trong phong trào kháng Pháp vào cuối thế kỷ XIX tại Nam Kỳ, năm 1861 cùng với Trịnh Quang Nghị khởi binh chống thực dân Pháp, bị bắt ngày 01/9/1861 trong trận đánh tại vùng Cầu Biện Trẹt thuộc làng Bình Thanh, sau khi hy sinh ông được vua Tự Đức truy phong hàm Tri phủ và ban chỉ cho lập đền thờ. | Điểm đầu là đường Phan Văn Đạt hiện hữu (dài 570m) nối dài thêm đoạn 400m, điểm cuối là đường Cách Mạng Tháng Tám. |
2 | Đường nhánh Huỳnh Thị Mai | Huỳnh Thị Mai | Bạch Đằng | 144 | 12 | 7 | Bê tông nhựa | Lê Văn Hiếu | Liệt sĩ Lê Văn Hiếu (1940 - 1968) còn gọi là Mười Lê - Phạm Lê, quê quán xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Ông tham gia cách mạng năm 1959, trưởng thành từ phong trào Đoàn, tháng 10/1963, công tác trong phong trào học sinh - sinh viên trên địa bàn thị xã Tân An, có công trong việc phát triển phong trào học sinh, sinh viên, trí thức và phụ nữ trong nội thị những năm 1963 - 1964, Thị ủy viên - Bí thư Thị đoàn Tân An năm 1965 - 1968, hy sinh trong đợt 2 Mậu Thân 1968 khi về đứng chân bám trụ tại xã Nhơn Thạnh Trung. |
|
3 | Đường Số 1 | Trà Quý Bình (hiện hữu) | Trương Văn Bang | 409 | 16 | 9 | Bê tông nhựa | Trà Quý Bình | Trà Quý Bình (1828 - 1894), chí sĩ cận đại, nhà thơ yêu nước, tên thật là Duy Minh, tiểu danh Văn Cẩn, tự là Quý Bình, hiệu là Tịnh Trai, biệt hiệu là Cô Sơn Pha Tẩu, quê ở thôn Bình Quới, tổng Thạnh Hội Thượng, huyện Tân Thạnh, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay là xã Bình Quới, huyện Châu Thành, tỉnh Long An). Từ năm 1869 - 1876 ông lần lượt làm Tri phủ phủ Tĩnh Gia (Thanh Hóa), Án Sát các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi rồi làm Bố chánh tỉnh Quảng Bình. Ở mọi cương vị, ông đều tỏ rõ là viên quan có năng lực điều hành, yêu nước, cương trực, là người đầu tiên đề nghị Triều đình chính thức ghi công Trương Định và được chấp thuận. Ông mất tại Huế ngày 20/02/1894. | Điểm đầu là Trà Quý Bình hiện hữu (dài 170m) nối dài thêm đoạn 409m, điểm cuối là đường Trương Văn Bang. |
4 | Hẻm 68 Hùng Vương | Hùng Vương | Nguyễn Thị Nhỏ | 620 | 8 | 6 | Bê tông nhựa | Nguyễn Thị Rành | Mẹ VNAH, AHLLVTND Nguyễn Thị Rành (1898 - 1979), quê quán ở xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh, cư trú ở thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa, là “Bà mẹ chiến sĩ’ của 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, có 08 người con hy sinh, 03 người cháu là liệt sĩ. |
|
5 | Đường 62 | Đường số 1 | Nguyễn Cửu Vân | 372 | 12 | 7 | Bê tông nhựa | Phạm Văn Phùng | Liệt sĩ Phạm Văn Phùng (1927- 1950) còn gọi là Ba Phùng, nguyên quán ở thôn Bình Quân, làng Lợi Bình Nhơn (nay thuộc khu phố Bình Yên Đông 2, phường 4, thành phố Tân An, tỉnh Long An). Tháng 6/1945, ông là Thanh niên Tiền phong làng Lợi Bình Nhơn. Đầu năm 1948 là một trong 7 đảng viên của Chi bộ Lợi Bình Nhơn được tái lập và được cử làm Chính trị viên thôn đội (tháng 02/1948). Ông tổ chức nhiều hoạt động vũ trang quấy rối sau lưng địch, trừ gian, diệt tề, đánh phá giao thông, đặc biệt là cuộc tập kích táo bạo vào bót Bình Quân... làm cho địch gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát địa bàn ven tỉnh lỵ Tân An, hy sinh ngày 25/8/1950 trong trận càn quét khu vực Xuân Sanh. |
|
6 | Đường số 1 | Trần Phong Sắc | Nguyễn Cửu Vân | 440 | 12 | 7 | Bê tông nhựa | Huỳnh Thị Thanh | Mẹ VNAH Huỳnh Thị Thanh (1903 - 2003), quê quán xã Nhơn Thạnh Trung, TP.Tân An, tỉnh Long An. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Mẹ là thành viên Mặt trận Liên Việt và MTDTGP tỉnh Long An với công tác bình vận, làm liên lạc cho các tổ chức tôn giáo, trí thức có cảm tình với cách mạng từ nội thị vào chiến khu Bình Hòa Bắc hoặc đường lên Ba Thu, có chồng và 7/8 người con đều tham gia cách mạng, trong đó có 3 người con hy sinh. |
|
7 | Hẻm 139 Nguyễn Đình Chiểu | Nguyễn Đình Chiểu | Hẻm 70 Thủ Khoa Huân | 437 | 5 | 4 | Bê tông xi măng | Bạch Văn Tư | Liệt sĩ Bạch Văn Tư (1945 - 1973) còn gọi là Tư Bầu, quê quán xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, tham gia cách mạng năm 1961. Năm 1961 - 1963, ông hoạt động trong phong trào học sinh thị xã (rải truyền đơn, tham gia các cuộc biểu tình đấu tranh trực diện với địch), tháng 01/1964 ông vào quân đội và tham gia nhiều trận đánh. Ngày 20/10/1967, ông đã trực tiếp trừ khử đại úy Trần Văn Mẹo (Chỉ huy trưởng biệt kích ở Tân An) đã gây chấn động cả thị xã và toàn tỉnh Long An thời kỳ bấy giờ. Ông là phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự thị xã Tân An năm 1968, hy sinh tháng 10/1973 trong một lần bị địch đánh điểm nơi đóng quân ở Trung Hòa (Chợ Gạo - Tiền Giang). |
|
8 | Hẻm 46 Lê Anh Xuân | Lê Anh Xuân | Hẻm 70 TK Huân | 370 | 5 | 4 | Bê tông xi măng | Nguyễn Văn Bé | Liệt sĩ Nguyễn Văn Bé (1942 - 1968) còn gọi là Hai Thi, quê quán xã Hòa Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Ông tham gia bộ đội năm 1960, tham gia lực lượng vũ trang của thị xã Tân An thời kỳ chống Mỹ, phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự thị xã Tân An vào năm 1966. Ông hy sinh anh dũng trong đợt 1 Mậu Thân, đêm ngày 05 rạng ngày 6/2/1968 trong tổng tiến công vào tỉnh lỵ Tân An. |
|
9 | Hẻm 61 Sương Nguyệt Anh | Sương Nguyệt Anh | QL62 | 224 | 5 | 4 | Bê tông xi măng | Trần Kỳ Phong | Trần Kỳ Phong (chưa rõ năm sinh, năm mất), người thôn Tân Lân, huyện Phước Lộc, tỉnh Gia Định (nay thuộc xã Tân Lân, Cần Đước, tỉnh Long An). Ông là người tham gia, hỗ trợ tích cực trong phong trào kháng Pháp vào nửa cuối thế kỷ XIX ở Nam Kỳ như phong trào của Trương Định, Võ Duy Dương, Thủ Khoa Huân lãnh đạo... trong đó, sự kiện nổi bật nhất là việc tháng 11 năm Tự Đức thứ 14 (1861) ông tổ chức đánh úp quân Pháp ở huyện Phước Lộc, sau sự kiện đó ông được cấp bằng Thương biện Quân vụ đạo Phước Lộc. |
|
10 | Hẻm 42 Trịnh Quang Nghị | Trịnh Quang Nghị | Sương Nguyệt Anh | 110 | 5 | 4 | Bê tông xi măng | Lê Công Trình | Lê Công Trình (chưa rõ năm sinh, năm mất), nhân vật lịch sử, tuyên truyền là người có công đánh giặc cứu nước trong phong trào võ trang kháng Pháp nửa cuối thế kỷ XIX ở vùng đất Tân An xưa, hy sinh tại Giồng Đế, làng Mỹ Thạnh Đông (nay là ấp 4, xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ), được người dân địa phương tôn kính lập miếu thờ gọi là Miếu Ông (hay Miếu Ông Lê Công Trình). Miếu Ông Lê Công Trình được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2007. |
|
11 | Hẻm 46 Trịnh Quang Nghị | Trịnh Quang Nghị | Sương Nguyệt Anh | 117 | 5 | 4 | Bê tông xi măng | Dương Văn Hữu | AHLĐ Dương Văn Hữu (1925 - 2010) còn gọi là Hai Hữu, quê quán xã Mỹ An Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, một nông dân giàu kinh nghiệm về đồng ruộng, có thành tích trong chọn lọc và nhân giống lúa mới, được nông dân tỉnh Long An gieo trồng rộng rãi, chiếm khoảng 70% - 80% trong cơ cấu lúa giống của tỉnh và được trường Đại học Cần Thơ phổ biến ra các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long năm 1988, được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba năm 1996, và danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới năm 2002. |
|
12 | Hẻm 48 Trịnh Quang Nghị | Trịnh Quang Nghị | Sương Nguyệt Anh | 114 | 5 | 4 | Bê tông xi măng | Nguyễn Văn Tây | Liệt sĩ Nguyễn Văn Tây (1919 - 1967), bí danh Hai Tài, quê quán làng Long Phú, quận Trưng Quận, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An), là Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Chính ủy Trường Lục quân Miền, là tấm gương chỉ huy trung kiên, tài năng của quân đội ta, người con ưu tú của quê hương Long An, tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng I, Huân chương Chiến sĩ Giải phóng hạng I, II, III; Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng II, III; và nhiều Huân chương Quân công, huy chương khác. |
|
13 | Hẻm 48 Huỳnh Việt Thanh | Huỳnh Việt Thanh | Chợ phường 2 | 220 | 11 | 7 | Bê tông xi măng | Trang Văn Nguyên | Trang Văn Nguyên (1936 - 1968) còn gọi là Năm Nguyên, bí danh Năm Nghĩa, quê quán xã An Nhựt Tân (nay là xã Tân Bình), huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, tham gia cách mạng từ năm 1956, Bí thư chi bộ An Nhựt Tân năm 1960 - 1963, Huyện ủy viên, Trưởng ban Tuyên Văn Giáo Huyện ủy Tân Trụ năm 1966 - 1967, Ban cán sự Đảng thị xã, giữ chức vụ Trưởng ban Tuyên Văn Giáo tháng 5/1967, hy sinh trong lần công tác phát động quần chúng ven thị xã vào đêm 22/8/1968. |
|
14 | Bình Cư 3 | Trịnh Quang Nghị (hiện hữu) | Lưu Văn Tế | 237 | 12 | 7 | Bê tông xi măng | Trịnh Quang Nghị | Trịnh Quang Nghị (chưa rõ năm sinh, năm mất), danh nhân yêu nước, tên chữ là Tử Vũ, quê ở huyện Bình Dương tỉnh Gia Định. Ông lãnh đạo nghĩa quân hoạt động ở An Giang, tiếng tăm lừng lẫy, được dân gọi là “Binh Gia Nghị” (quân của ông Nghị quê ở Gia Định). Tương truyền trong bối cảnh triều đình bạc nhược nghị hòa, nghĩa quân của Trịnh Quang Nghị lập nhiều công và được đồng bào ngợi ca: “Thà thua xuống láng xuống bừng, Quyết không đầu giặc lỗi chưng quần thần” Về sau, tình thế suy kiệt, nghĩa quân giải tán khi ông bị giặc bắt và xử chém (cũng có tài liệu chép ông biệt tích). | Điểm đầu là đường Trịnh Quang Nghị hiện hữu (dài 546m) nối dài thêm đoạn 237m, điểm cuối là đường Lưu Văn Tế. |
15 | Đường số 3 | Nguyễn Thị Nhỏ | Nguyễn Văn Tạo | 272 | 5 | 4 | Bê tông xi măng | Nguyễn Thanh Tâm | Nguyễn Thanh Tâm (1932 - 1960) còn gọi là Sáu Tâm, quê quán khu phố Bình Yên Đông 1, Phường 4, TP.Tân An, tỉnh Long An, năm 1957 khi đang rải truyền đơn tại khu vực Nhà thương Cô Hoàng (nay là đường Thủ Khoa Huân, TP.Tân An), ông bị địch bắt và giam giữ ở nhà lao Sài Gòn, sau đó bị đày ra Côn Đảo và hy sinh. Trong thời gian giam giữ ông bị địch tra tấn hết sức dã man, mắt bị giập mù. Khí tiết ngoan cường trong nhà lao của ông làm cho địch phải nể sợ, đồng chí và đồng đội khâm phục. |
|
16 | Đường liên huyện | Mai Bá Hương (hiện hữu) | Ranh Thủ Thừa | 570 | 6 | 4 | Sỏi đỏ | Mai Bá Hương | Mai Bá Hương (chưa rõ năm sinh), danh thần đời chúa Nguyễn, quê ở làng Tân Hương, Cái Quao, Vĩnh Long (nay thuộc tỉnh Trà Vinh), là Xá Sai Ty của dinh Phiên Trấn. Năm Ất Dậu (1705), ông phụng mệnh triều đình vận lương cho quân ta đang giao chiến với quân Cao Miên tại Rạch Gầm, đến sông Bao Ngược (ngã ba Bần Quỳ hiện nay) bị quân Cao Miên chặn đánh, không để lương thực lọt vào tay giặc, ông đục thuyền chìm và nhảy sông tử tiết, được chúa Nguyễn truy phong “Vị quốc tử nghĩa thần” và lập miếu thờ, người dân địa phương gọi là Miễu Ông Bần Quỳ ở xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ, được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh năm 1993. | Điểm đầu là đường Mai Bá Hương hiện hữu (dài 1.200m) nối dài thêm đoạn 570m, điểm cuối là ranh Thủ Thừa. |
17 | Đường Trường tiểu học Phú Nhơn | Nguyễn Văn Tiếp | Trường TH phú nhơn | 285 | 12 | 7 | Láng nhựa | Trần Văn Thiện | Liệt sĩ Trần Văn Thiện (1924 - 1964), bí danh là Ba Rùa, tên thường gọi là Ba Thầy Rùa, quê quán ấp Bình Trung, xã Nhơn Thạnh Trung, TP.Tân An, tỉnh Long An. Ông thoát ly tham gia cách mạng vào năm 1959, sau đó là Ban kinh tài của xã, Bí thư xã Nhơn Thạnh Trung. Trên cương vị Bí thư xã Nhơn Thạnh Trung ông cùng các đồng chí của mình lãnh đạo các phong trào diệt ác, phá kềm, trấn áp bọn trưởng ấp và tề xã, diễn ra liên tục, quyết liệt làm cho địch vô cùng lo lắng. Bọn đầu sỏ ở tỉnh Long An điên tiết, trong đó chính Tỉnh trưởng Long An đã phải treo giải nếu ai bắt sống hoặc lấy được thủ cấp của “Ba thầy Rùa” sẽ được tưởng thưởng xứng đáng. Trong trận càn ác liệt ngày 21/6/1964 tại ấp 4, xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ, ông cùng cán bộ, chiến sĩ anh dũng chống trả đến viên đạn cuối cùng và hy sinh anh dũng. |
|
18 | Hẻm Ba Tằng | QL62 | KDC Kiến Phát | 179 | 5 | 4 | Bê tông xi măng | Nguyễn Văn Hiệp | Liệt sĩ Nguyễn Văn Hiệp (1944 - 1972) còn gọi là Út Hải, quê quán xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Năm 1962 - 1963, ông tham gia cách mạng trong phong trào học sinh thị xã, cán bộ Thị đoàn từ tháng 4/1964 - 1968. Năm 1969 - 12/1972 là Bí thư Thị đoàn. Trong giai đoạn cam go, ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ tại Long An, ông cùng đồng đội kiên trì bám trụ, luồn sâu vào lòng địch, giác ngộ quần chúng, xây dựng được nhiều cơ sở cách mạng, hy sinh khi về thị xã móc nối cơ sở tại nội thị. |
|
19 | Đường 299 | QL 62 | QL62 | 935 | 7 | 4,5 | Láng nhựa | Hồ Ngọc Dần | AHLLVTND Hồ Ngọc Dần (1930 - 1999),tên khai sinh là Dương Tấn Mão, bí danh Hồ Ngọc Danh, quê quán làng Thạnh Hòa, quận Mộc Hóa, tỉnh Tân An (nay thuộc xã Kiến Bình, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An), Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Long An. Ông là một chiến sỹ cách mạng trải qua nhiều trọng trách và thử thách trong chiến tranh ác liệt, luôn chiến đấu mưu trí, dũng cảm, lập được nhiều thành tích vẻ vang, được Đảng, Nhà nước trao tặng: 1 Huân chương Độc lập hạng hai; 3 Huân chương chiến công hạng nhất, nhì, ba; 3 Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng nhất, nhì, ba; Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng ba; Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất; 3 Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, nhì, ba; 3 Danh hiệu “Dũng sĩ quyết thắng”; 3 Danh hiệu “Dũng sĩ Ấp Bắc”; Huân chương hữu nghị Cam-pu-chia; Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng. |
|
20 | Đường Trường TH Nhơn Thạnh Trung | Bùi Tấn | Mai Thu | 950 | 6 | 3,5 | Sỏi đỏ | Lê Văn Yên | Liệt sĩ Lê Văn Yên (1938 - 1965), quê quán ở ấp Nhơn Hòa, xã Nhơn Thạnh Trung, TP.Tân An, tỉnh Long An, trước khi trở thành Xã Đội trường Nhơn Thạnh Trung vào đầu năm 1965, ông đã thực hiện trót lọt kế hoạch nội tuyến của Huyện ủy Tân Trụ, góp phần đánh úp đồn Tổng Uẩn, cái gai trong mắt của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân xã Nhơn Thạnh Trung, anh dũng hy sinh trong một trận chiến đấu với giặc tại xã nhà vào ngày 11/7/1965. |
|
- 1 Nghị quyết 07/2020/NQ-HĐND về đặt tên các tuyến đường trên địa bàn huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An
- 2 Nghị quyết 68/NQ-HĐND năm 2019 về đặt tên các tuyến đường trên địa bàn thị trấn Yên Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
- 3 Nghị quyết 23/NQ-HĐND năm 2020 về đặt tên các tuyến đường và điều chỉnh chiều dài tuyến đường trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
- 4 Nghị quyết 22/2021/NQ-HĐND về đặt tên 19 tuyến đường trên địa bàn thị trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An