Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 244/2008/NQ-HĐND

Vinh, ngày 20 tháng 12 năm 2008

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ THÔNG QUA QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG BIỂN, VEN BIỂN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 14

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Xét đề nghị của của UBND tỉnh tại Tờ trình số: 8086/TTr-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2008;

Trên cơ sở xem xét báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển, ven biển tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

(Có tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã vùng biển, ven biển tỉnh Nghệ An đến 2020 kèm theo).

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XV, kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 20 tháng 12 năm 2008.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Thế Trung

 

QUY HOẠCH

TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG BIỂN, VEN BIỂN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 244/2008/NQ-HĐND ngày 20/12/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XV, kỳ họp thứ 14)

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN:

1. Phát huy vai trò mặt tiền, cửa mở của tỉnh Nghệ An và của vùng Trung Lào, Đông Bắc Thái Lan, xây dựng vùng biển và ven biển Nghệ An thành một trong những trung tâm kinh tế biển của vùng Bắc Trung Bộ. Coi phát triển kinh tế biển và vùng ven biển Nghệ An là động lực lôi kéo, thúc đẩy kinh tế Nghệ An phát triển, là "hạt nhân" tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện cho tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

2. Phát triển mạnh dịch vụ cảng biển và hàng hải; du lịch biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thuyền; khai thác và chế biến hải sản. Phát triển nhanh cảng biển Cửa Lò, Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, hệ thống đô thị và cụm dân cư ven biển, các khu công nghiệp và khu du lịch ven biển.

3. Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động kỹ thuật và quản lý đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của dải ven biển. Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ hướng vào những lĩnh vực mà vùng ven biển Nghệ An có lợi thế.

4. Phát triển bền vững, bảo đảm hài hoà các yếu tố phát triển kinh tế cùng với tiến bộ và công bằng xã hội; phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị gắn liền với yêu cầu sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và tái tạo môi trường tự nhiên làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện không ngừng.

5. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh chính trị trên từng địa bàn; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN:

1. Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng vùng biển và ven biển Nghệ An thành khu vực phát triển nhanh, năng động, cửa ngõ giao lưu để thu hút mạnh đầu tư và làm động lực thúc đẩy lôi kéo kinh tế của Nghệ An phát triển nhanh.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Mục tiêu kinh tế:

GDP (giá hiện hành) bình quân đầu người đạt khoảng 1.100 USD vào năm 2010; đạt khoảng 2.240 USD vào năm 2015 và đạt khoảng 4.860 USD vào năm 2020.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2008-2010 đạt 12,9%, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 14,5 - 15,0% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14,5 - 15,9%.

Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành phi nông nghiệp. Đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP đạt 42,3%, dịch vụ 43,5% và nông, lâm, thuỷ sản khoảng 14,2%; cơ cấu các ngành tương ứng vào năm 2015 là 44,2%; 44,9% và 10,9%; vào năm 2020 là 46,1%; 47,3% và 6,6%.

Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế biển, bao gồm hệ thống cảng biển hàng hoá, cảng du lịch, hệ thống giao thông ven biển và mạng kết nối với nội địa, hệ thống điện, cấp nước, xử lý chất thải, hệ thống công trình phòng chống thiên tai v.v…

Hình thành và phát triển nhanh các địa bàn tiến ra biển như Khu kinh tế (KKT) Đông Nam, các khu công nghiệp (KCN), các khu du lịch biển, khu dịch vụ. Tổ chức không gian, phân bố sử dụng đất hợp lý; Phát triển có chất lượng hệ thống đô thị ven biển với hạt nhân là thành phố Vinh và các thị xã: Cửa Lò, Hoàng Mai, Phủ Diễn.

Tăng nhanh tỷ lệ thu ngân sách so với GDP, phấn đấu mức thu ngân sách đạt 13% GDP vào năm 2010, đạt 20% GDP vào năm 2015 và đạt 25% GDP vào năm 2020.

b) Mục tiêu xã hội và môi trường:

Nâng cao mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa của người dân, giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo; đảm bảo công bằng xã hội. Duy trì quy mô dân số hợp lý, thu hút lao động, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

Phát triển kinh tế gắn liền với với phát triển xã hội, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ.

Phát triển hài hoà, bền vững; bảo vệ môi trường, khai thác đi đôi với bảo vệ và làm giàu tài nguyên. Giữ vững quốc phòng - an ninh, xây dựng biển Nghệ An thành một vùng biển ổn định, hợp tác và phát triển với các địa phương khác và với các nước.

III. CÁC KHÂU ĐỘT PHÁ THEO NGÀNH VÀ LĨNH VỰC:

Tập trung đầu tư để hình thành hệ thống các sản phẩm chủ lực trong những ngành và lĩnh vực có lợi thế so sánh: Kinh doanh dịch vụ cảng, vận tải biển; thương mại; du lịch biển và nghỉ dưỡng cao cấp; thuỷ sản; cơ khí đóng tàu, cơ khí chế tạo; dệt sợi, may; các sản phẩm công nghiệp phụ trợ, tự động hoá, vật liệu mới, phần mềm, thiết bị tin học, v.v…

Tập trung phát triển KKT Đông Nam Nghệ An. Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng và có cơ chế, chính sách thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển các KCN theo quy hoạch.

Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đạt tiêu chuẩn hiện đại, bao gồm hệ thống Cảng (đặc biệt là Cảng Cửa Lò); nâng cấp hệ thống giao thông cả đường bộ, đường sắt, đường không; hiện đại hoá hệ thống thông tin liên lạc; hoàn chỉnh mạng lưới cấp điện, cấp thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường.

Đẩy mạnh tốc độ đô thị thị hoá; phát triển các đô thị trung tâm, bao gồm thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, Hoàng Mai và Phủ Diễn; các đô thị ngoại vi nằm trong KKT Đông Nam và các thị trấn huyện lỵ, các thị tứ.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tiềm lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại, tạo bước ngoặt về hội nhập kinh tế quốc tế.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH VÀ LĨNH VỰC:

1. Phát triển dịch vụ

- Phát triển thương mại cảng biển: Hình thành khu phi thuế quan, trung tâm giao dịch thương mại, bán buôn, bán lẻ, trung tâm thu phát hàng xuất nhập khẩu, gắn với cảng Cửa Lò. Ưu tiên phát triển các loại hình thương mại xuất khẩu, chuyển khẩu ủy thác, tạm nhập tái xuất, các dịch vụ xúc tiến thương mại, hỗ trợ mua bán hàng hóa v.v... Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phát triển thương mại cảng biển Đông Hồi vào giai đoạn phù hợp.

- Phát triển dịch vụ vận tải biển: Từng bước xây dựng đội tàu vận tải phù hợp để tham gia vào vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. Phát triển đồng bộ, theo cơ cấu hợp lý đội tàu viễn dương gắn với nhu cầu vận chuyển, bao gồm tàu rời chuyên dụng, tàu chuyên dụng chở container,….

- Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ cảng và hàng hải khác như: Dịch vụ đại lý tàu biển và môi giới hàng hải; dịch vụ lai dắt tàu biển; dịch vụ đại lý vận tải hàng hoá tàu biển; dịch vụ cung ứng tàu biển, thủy thủ; dịch vụ giao nhận và kiểm đếm hàng hoá; dịch vụ bốc dỡ hàng hoá, kho bãi, xuất nhập khẩu, chuyển khẩu quá cảnh; dịch vụ sửa chữa tàu biển tại cảng; dịch vụ vệ sinh môi trường biển; dịch vụ cứu hộ trên biển v.v...

- Các hoạt động thương mại khác: Xây dựng các trung tâm thương mại, các siêu thị tại các đô thị, trung tâm kinh tế. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống chợ tại các đầu mối giao thông và các cụm dân cư nông thôn. Phát triển, nâng cấp hệ thống kho, đặc biệt là các kho đầu mối. Quy hoạch và đầu tư phát triển hệ thống các cửa hàng xăng dầu gắn với các tuyến giao thông ven biển, cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá.

- Phát triển mạnh dịch vụ giáo dục, đào tạo và y tế ở thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò. Phát triển có chọn lọc, vững chắc, lành mạnh, theo tiêu chuẩn quốc gia các ngành dịch vụ khác như tài chính, tư vấn, khoa học công nghệ, kinh doanh tài sản, đầu tư, các dịch vụ có hàm lượng chất xám cao, nghiên cứu ứng dụng công nghệ, văn hoá, thể thao v.v...

2. Phát triển du lịch biển

- Xây dựng các điểm, tuyến, khu du lịch mang bản sắc riêng của Nghệ An. Gắn du lịch ven biển Nghệ An với mạng lưới du lịch cả tỉnh, vùng Bắc Miền Trung, du lịch cả nước. Kết hợp khai thác thị trường du lịch trong nước với thị trường ngoài nước.

- Mở rộng nhiều hình thức, sản phẩm du lịch như: du lịch lữ hành, du lịch văn hoá (tham quan, hành hương, hoài niệm, nghiên cứu), du lịch nghỉ mát tắm biển, du lịch dưỡng bệnh, lễ hội, du lịch sinh thái nhằm thu hút ngày càng nhiều và đa dạng hơn khách du lịch.

- Mở rộng liên doanh, liên kết với các đơn vị trong nước và quốc tế nhằm huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch.

- Tăng cường đào tạo nhân lực cho ngành du lịch về trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, ngoại ngữ. Đẩy mạnh công tác tiếp thị, xúc tiến du lịch. Nâng cao ý thức, vai trò của mỗi người dân trong hoạt động du lịch nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn khách du lịch trong nước và quốc tế.

- Hoàn thiện kết cấu hạ tầng du lịch; tạo ra sự đồng bộ trong cung cấp các dịch vụ du lịch; tôn tạo, giữ gìn các di tích lịch sử văn hoá, các lễ hội truyền thống, cảnh quan môi trường.

- Phát triển trung tâm du lịch tổng hợp thành phố Vinh (cụm du lịch núi Quyết – Bến Thủy, cụm du lịch Tây Nam, cụm du lịch phía Bắc), trung tâm du lịch biển Cửa Lò, Khu du lịch Bãi Lữ. Xây dựng đảo Ngư thành đảo du lịch biển, du lịch sinh thái cao cấp.

3. Phát triển thuỷ sản, diêm nghiệp và nông, lâm nghiệp ven biển.

3.1. Phát triển thủy sản:

a) Phát triển nuôi trồng thủy sản mặn lợ

− Đẩy mạnh chương trình nuôi cá lồng trên biển với quy mô lớn tại các vùng đã được quy hoạch; mỗi năm phấn đấu tăng thêm 50-80 lồng với các loại cá đặc sản (cá song, cá giò, cá mú..).

− Từng bước phát triển vùng nuôi bãi triều ven biển để đưa vào nuôi các đối tượng phù hợp và có giá trị kinh tế cao như ngao, hàu, vẹm,...

− Phát triển nuôi trồng mặn lợ bền vững theo hướng đầu tư thâm canh vụ 01, đa dạng hoá và lồng ghép các đối tượng nuôi vào vụ 02, từng bước xây dựng các vùng nuôi sạch, an toàn tại các vùng nuôi tập trung. Phấn đấu đến năm 2020, ổn định diện tích nuôi mặn lợ ở mức 3.500-3.700 ha, trong đó nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh 1.800 đến 2.000 ha.

− Chú trọng việc xây dựng và nhân nhanh các mô hình nuôi trồng thuỷ sản hiệu quả, bền vững.

− Quy hoạch, đầu tư chiều sâu, xây dựng mới và mở rộng các cơ sở sản xuất giống tập trung để chủ động về giống cho nhu cầu sản xuất.

b) Phát triển khai thác thủy sản

− Tăng nhanh số lượng tàu thuyền có công suất lớn (>90 CV) để tham gia khai thác ở vùng đánh cá chung - Vịnh Bắc bộ; phấn đấu đến năm 2010 có trên 800 tàu và năm 2020 có trên 1.500 tàu có công suất >90 CV. Tăng cường đổi mới công nghệ, dự báo ngư trường nhằm khai thác bền vững. Quan tâm sắp xếp lại nghề khai thác, du nhập nghề mới.

− Tăng cường cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá, các đội tàu dịch vụ, thu mua sản phẩm để tăng số ngày bám biển của tàu thuyền khai thác, đảm bảo an toàn cho các hoạt động đánh bắt trên biển. Kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở đóng, sửa chữa tàu thuyền công suất lớn để đáp ứng yêu cầu đánh bắt xa bờ.

− Tập trung phát triển khai thác các sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Từng bước quy hoạch khu bảo tồn sinh thái, vùng cấm đánh bắt, đánh bắt có thời vụ, có kế hoạch thả giống xuống biển để tái tạo nguồn lợi thủy sản.

c) Phát triển chế biến và xuất khẩu thủy sản

− Tiếp tục nâng cấp, đầu tư chiều sâu các cơ sở chế biến đã có, xây dựng mới các cơ sở chế biến tập trung khác theo hướng sử dụng công nghệ, áp dụng quy trình quản lý hiện đại, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm. Từng bước hình thành các trung tâm chế biến thuỷ sản.

− Phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của các làng nghề chế biến hải sản, đẩy mạnh xây dựng các cụm chế biến tập trung.

− Đẩy mạnh xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường xuất khẩu, chú trọng thị trường trong nước.

3.2. Phát triển diêm nghiệp

− Tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch vùng sản xuất muối, xác định rõ các vùng sản xuất phục vụ cho công nghiệp và tiêu dùng. Gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất muối nguyên liệu với các cơ sở chế biến.

− Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng để thâm canh cao trên diện tích sản xuất muối.

3.3. Phát triển nông nghiệp ven biển

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi; chú trọng phát triển các cây, con có giá trị kinh tế cao; sử dụng hiệu quả quỹ đất nông nghiệp.

- Phát triển trồng trọt: Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, tiến hành quy hoạch chi tiết theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung. Tiếp tục phát triển các loại cây lương thực (lúa, ngô) theo hướng thâm canh cao, đưa nhanh các loại giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất; chuyển diện tích không chủ động tưới nước từ trồng lúa sang trồng các loại cây khác có hiệu quả hơn. Tiếp tục đầu tư thủy lợi, kết hợp cải tạo đồng ruộng để phát triển và nâng cao hiệu quả vùng sản xuất lạc tập trung. Mở rộng diện tích đi đôi với đầu tư thâm canh phát triển cây vừng trên đất trồng lạc. Dành 70-80% diện tích trồng cây thực phẩm tập trung ở khu vực vành đai thành phố, các đô thị và các xã đồng bằng ven biển, vùng bãi ngang để trồng rau sạch, rau cao cấp phục vụ cho đô thị và các khu công nghiệp, du lịch. Đầu tư theo chiều sâu, áp dụng công nghệ cao để sản xuất hoa, cây cảnh phục vụ nhu cầu tiêu thụ ở các đô thị trong tỉnh.

- Phát triển chăn nuôi: Phát triển mạnh chăn nuôi lợn, gia cầm, theo hướng chăn nuôi tập trung và mô hình công nghiệp; phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sữa theo hình thức trang trại ở các hộ gia đình.

- Phát triển dịch vụ: Tiếp tục hoàn thiện công tác dịch vụ thuỷ lợi; làm tốt việc dự báo sâu, bệnh đối với cây trồng, vật nuôi để có biện pháp phòng trừ hữu hiệu. Đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

3.4. Phát triển lâm nghiệp ven biển

- Quan tâm tới việc chăm sóc, bảo vệ rừng trên đất đồi, đất cát, đất ngập mặn, hải đảo của diện tích đất rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Hoàn thành việc trồng mới diện tích đất lâm nghiệp theo quy hoạch nhưng chưa có rừng trước năm 2015. Đặc biệt ưu tiên việc trồng, bảo vệ, chăm sóc diện tích rừng phòng hộ các tuyến đê biển xung yếu. Quan tâm việc bảo tồn, phát triển diện tích rừng ngập mặn, không để diện tích rừng ngập mặn bị mất vì phát triển các ngành khác.

- Khuyến khích xây dựng các mô hình trang trại lâm nghiệp trên đất đồi và đất cát ven biển, trang trại nuôi trồng thuỷ sản - lâm nghiệp kết hợp trên đất ngập mặn ven biển.

- Phát triển trồng cây phân tán ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch, khu công viên và trồng cây xanh dọc các đường giao thông..., phấn đấu đạt tỷ lệ cây xanh từ 8-10 m2/người.

4. Phát triển công nghiệp

− Phát triển các ngành công nghiệp gắn với các lợi thế về tài nguyên, nguồn nguyên liệu, lao động của vùng ven biển; các ngành công nghiệp gắn với khai thác biển và cảng biển; các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động; các ngành công nghiệp hướng đến xuất khẩu; các ngành công nghiệp có công nghệ tiên tiến, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

− Ưu tiên thu hút các doanh nghiệp lớn, các công ty xuyên quốc gia để làm đầu tàu lôi kéo phát triển của vùng ven biển Nghệ An.

− Xúc tiến, vận động và tạo môi trường thuận lợi kêu gọi các dự án đầu tư để lấp đầy các KCN đã có và KKT Đông Nam; hình thành thêm một số KCN hiện đại; tập trung đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng các KCN, KKT; chú trọng phát triển các cụm công nghiệp, các loại hình công nghiệp vừa và nhỏ để làm vệ tinh cho các KCN, KKT.

− Tiếp tục mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp đã có hiện nay, phát triển thêm các sản phẩm chủ lực mới, có tầm ảnh hưởng lớn như: công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, cơ khí chế tạo, các ngành công nghiệp công nghệ cao (thiết bị điện, điện tử, tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, vật liệu mới,...), các ngành công nghiệp phụ trợ khác.

5. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế

a) Phát triển hệ thống giao thông

Hệ thống cảng biển

Cảng Cửa Lò: Tiếp tục nâng cấp, mở rộng thêm 02 cầu tàu; hoàn thiện hệ thống kè chắn cát; xây dựng mới các bến số 5, số 6; thực hiện nạo vét luồng vào cảng và vũng quay tàu bến trước đảm bảo cho tàu trên 01 vạn tấn ra vào thuận lợi; mở rộng mặt bằng của cảng; xây dựng cầu cảng du lịch để phục vụ khách du lịch đường biển.

Cảng Đông Hồi: Kêu gọi đầu tư để xây dựng cảng Đông Hồi phục vụ nhà máy nhiệt điện chạy than, vận chuyển xi măng, các KCN trong vùng và phát triển kinh tế vùng phía Bắc và Tây Bắc của tỉnh. Nghiên cứu chi tiết để phát triển cảng Đông Hồi thành cảng tổng hợp, quy mô lớn khi đủ điều kiện cho phép.

Các cảng khác: Nâng cấp các cảng Cửa Hội, Lạch Quèn, Lạch Thơi, Lạch Vạn; xây dựng mới cảng Cửa Cờn, cảng Bến Thủy về phía hạ lưu, đầu tư để chuyển đổi cảng Bến Thủy hiện nay sang phục vụ hành khách; nạo vét luồng Cửa Hội – Bến Thuỷ.

Hệ thống giao thông đường bộ

- Xây dựng đường cao tốc đoạn Hà Nội – Vinh; Tuyến Quốc lộ ven biển Nghi Sơn (Thanh Hoá) - Quỳnh Lưu - Diễn Châu - Nghi Lộc - Cửa Lò;

- Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua các khu đô thị, KKT, KCN: Hoàng Mai, Cầu Giát, KKT Đông Nam, Quán Hành, Quán Bánh, v.v..; xây dựng cầu vượt đường sắt trên Quốc lộ 1A tại các điểm trọng yếu;

- Xây dựng đường Quốc lộ 46 tránh thành phố Vinh từ Quán Bánh cắt Quốc lộ 1A tránh thanh phố Vinh đến Nam Đàn đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng; mở rộng, nâng cấp tuyến đường Quốc lộ 46 từ Vinh lên phía Tây;

- Hoàn thành và đưa vào sử dụng đường ven sông Lam từ Cửa Hội - Vinh - Nam Đàn dài 56 km;

- Xây dựng tuyến đường Thái Hoà - Hoàng Mai - Đông Hồi để kết nối với cảng Nghi Sơn (Thanh Hoá);

- Xây dựng mới, nâng cấp các tuyến để kết nối đường bộ, đường sắt cao tốc, các tuyến quốc lộ với các vùng kinh tế, khu du lịch trọng điểm ven biển; tiếp tục nâng cấp các tuyến tỉnh lộ trong vùng theo quy hoạch đã được phê duyệt; nâng cấp giao thông nông thôn;

- Xây dựng cầu Bến Thuỷ 2 nối đường tránh Vinh tại xã Hưng Lợi và cầu vượt sông Lam tại Cửa Hội qua Nghi Xuân (Hà Tĩnh);

- Xây dựng đường trục dọc nối Vinh – Cửa Lò; nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường tại thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò theo quy hoạch. Xây dựng và trang bị hệ thống thiết bị điều khiển, xử lý giao thông tự động tại thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các đô thị khác;

- Xây dựng mới đồng bộ một số bến xe tại thành phố Vinh.

Hệ thống đường sắt: Xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Vinh - Hà Nội. Hiện đại hoá ga Vinh, tách ga hàng hoá ra khỏi ga hành khách hiện nay; nâng cấp các ga phụ, phục hồi ga Diễn Châu, xây dựng mới ga hàng hoá Phủ Diễn. Xây dựng mới một số tuyến đường sắt lên các huyện phía Tây, xuống Cửa Lò. Đầu tư mới, nâng cấp hệ thống các công trình bảo đảm an toàn cho đường sắt Bắc Nam.

Sân bay Vinh: Nâng cấp sân bay Vinh đạt cấp cảng Hàng không 4C (Theo ICAO) và sân bay quân sự cấp II theo Quyết định số 06/QĐ-BGTVT ngày 03/01/2006 của Bộ Giao thông Vận tải; Mở thêm một số tuyến bay mới Vinh - Viêng Chăn, Vinh - Đông Bắc Thái Lan, Vinh - Hải Nam (Trung Quốc).

b) Phát triển hệ thống cấp điện

− Hệ thống đường dây, trạm 220 KV: Thực hiện theo quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

− Đường dây 110 KV: Cải tạo, xây dựng mới hệ thống đường dây mạch kép, mạch đơn đến khu kinh tế, khu công nghiệp và các địa bàn tiêu thụ điện khác;

− Xây dựng mới, cải tạo hệ thống đường dây trung thế (35 KV, 22 KV) của mạng lưới điện ở các đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp và khu vực nông thôn;

− Trạm 110 KV và hệ thống các trạm phân phối khác: Tiếp tục xây dựng mới và cải tạo các trạm để đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển sản xuất và sinh hoạt;

− Nghiên cứu phương án cấp điện cho Đảo Ngư để phục vụ du lịch kết hợp với quốc phòng.

c) Hệ thống cấp, thoát nước

Cấp nước: Xây dựng quy hoạch về nguồn và phương án cung cấp nước cho các vùng và đối tượng sử dụng. Đánh giá lại chính xác nguồn nước ngầm và nước mặt. Khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch. Tiếp tục hoàn thiện và nối dài mạng lưới đường ống dẫn nước nhằm phát huy hết công suất các nhà máy nước đã được xây dựng ở thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các đô thị khác. Nâng công suất các nhà máy đã có theo nhu cầu dùng nước ở các thời kỳ. Khẩn trương kêu gọi, xúc tiến đầu tư xây dựng các nhà máy nước để đáp ứng nhu cầu của KKT Đông Nam, thị xã Hoàng Mai và các KCN khác. Sử dụng tổng hợp các biện pháp cung cấp nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân vùng nông thôn như: xây dựng nhà máy, nối mạng từ nhà máy ở các đô thị, giếng đào, giếng khoan, bể chứa nước mưa,v v...

Thoát nước: Quy hoạch và đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước mưa, nước thải cho các đô thị, KKT, KCN, cụm công nghiệp. Đối với khu vực nông thôn, nhất là những điểm dân cư tập trung, ven biển, có phương án xử lý nước thải phù hợp để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và sức khoẻ người dân.

d) Hệ thống thuỷ lợi và phòng chống sạt lở ven biển

Thuỷ lợi :

- Thường xuyên làm tốt công tác duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống hồ đập để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ, cung cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân;

- Tiếp tục nâng cấp hệ thống thủy nông Bắc và thủy nông Nam. Hoàn thiện bê tông hoá kênh mương, đặc biệt chú trọng kênh cấp I và cấp II. Tiếp tục phát triển hệ thống thủy lợi tưới tiêu chủ động cho vùng chuyên canh lạc, vừng và vùng sản xuất rau tập trung;

- Hoàn thành việc sửa chữa, nâng cấp hồ Vực Mấu; xây dựng hệ thống thủy lợi lấy nước từ hồ Vực Mấu, Khe Lại để cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của đô thị Hoàng Mai và các KCN trong vùng;

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cấp, thoát nước phục vụ nuôi trồng thủy sản ven biển; Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất vùng muối của các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu;

- Tiếp tục đầu tư mở rộng các hệ thống tiêu úng và nâng cấp, cải tạo công trình tiêu úng thoát lũ.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống đê biển, đê cửa sông một cách vững chắc, hoàn thành việc xây dựng hệ thống đê biển giai đoạn từ nay đến năm 2015, đê cửa sông đến năm 2020.

Phòng chống sạt lở và nước biển dâng do sự ấm lên của khí hậu trái đất:

− Kiên cố hoá hệ thống đê biển kết hợp để sử dụng làm hệ thống đường giao thông ven biển, xây dựng theo hướng kiên cố hoá đối với đê cửa sông. Đối với vùng biển bị xói lở nghiêm trọng, cần đầu tư hoàn thiện hệ thống hộ đê. Bảo tồn, phát triển rừng ngập mặn ven biển, cửa sông và rừng phòng hộ ven biển khác.

− Xây dựng các cơ sở cảnh báo sớm ở những khu vực có thể bị sạt lở mạnh. Tránh xây dựng các công trình lớn, dài hạn ở các khu vực dự báo có nguy cơ sạt lở, bị ngập do nước biển dâng. Tham gia và thực hiện tốt Chương trình quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.

e) Hệ thống viễn thông:

- Phát triển mạng lưới thông tin, truyền thông hiện đại và đồng bộ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội vùng ven biển, hoạt động tìm kiếm cứu nạn và đảm bảo an ninh, quốc phòng trên biển; đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong hệ thống lãnh đạo và quản lý. Nâng cấp các tổng đài và cáp quang hoá toàn bộ hệ thống truyền dẫn; phủ sóng di động toàn vùng. Phát triển mạng lưới Internet tốc độ cao, truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số đến tất cả các xã;

− Hoàn chỉnh xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin. Có cổng điện tử kết nối với tất cả các cơ quan, các hoạt động của các cơ quan, tổ chức sẽ được thực hiện qua mạng, trực tuyến;

− Nâng cao năng lực thông tin liên lạc giữa biển và bờ, tăng cường quản lý các phương tiện thông tin nghề cá để tạo điều kiện thực hiện tốt công tác giám sát các hoạt động và đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi hoạt động trên biển. Chủ động phối hợp thông tin phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn trên biển.

6. Phát triển các lĩnh vực xã hội, môi trường

a) Giáo dục, đào tạo

- Đưa giáo dục mầm non và phổ thông đạt mức tiên tiến của cả nước; đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục bậc THPT vào năm 2015. Tăng tỷ lệ trẻ em học bán trú, học sinh học tại các trường bán công. Tăng cường các hoạt động giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông, từng bước phân luồng hợp lý học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu; đảm bảo đủ số lượng, đồng bộ và cân đối chất lượng giữa các vùng đô thị, nông thôn và vùng ven biển; tăng cường công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng phục vụ hoạt động giáo dục, đào tạo.

- Đảm bảo 100% số phòng học được kiên cố hóa vào năm 2010 và đến năm 2015 có 100% số trường đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng mới hệ thống trường học ở khu đô thị mới, các khu công nghiệp, khu kinh tế... đảm bảo có đủ trường học ở các cấp cho học sinh.

- Phát triển thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của khu vực Bắc Miền Trung. Thành lập thêm một số trường (đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề) hoặc một số ngành ở các trường để đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với định hướng phát triển của vùng ven biển. Năm 2010, phấn đấu tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 45-50% và năm 2020 đạt khoảng 75-80%.

- Xã hội hóa giáo dục, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển giáo dục, đào tạo.

b) Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân

- Đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất mạng lưới y tế đặc biệt là tuyến huyện và xã, đảm bảo 100% các trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế vào năm 2015, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân;

- Tập trung ưu tiên cho công tác đào tạo bác sĩ tuyến xã, bác sĩ chuyên khoa và sau đại học đạt bằng mức bình quân cả nước về số bác sỹ/vạn dân vào năm 2015, bồi dưỡng cán bộ quản lý về lĩnh vực y tế, có chính sách khuyến khích đội ngũ cán bộ y tế về phục vụ tuyến cơ sở; đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên khoa đầu ngành, bác sỹ chuyên môn sâu đủ sức đảm đương nhiệm vụ Trung tâm y tế cấp khu vực Bắc Miền Trung;

- Gắn kết hoạt động chữa bệnh với du lịch nghỉ dưỡng. Thực hiện tốt việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm y tế cũng như dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao cho người dân có nhu cầu;

- Đầu tư xây dựng mới ở Cửa Lò một bệnh viện đa khoa quy mô 300 giường với trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao cho nhân dân và các thủy thủ, chuyên gia và khách du lịch người nước ngoài;

- Gắn kết hoạt động y tế với hoạt động cứu hộ, cứu nạn trên biển. Tăng cường đầu tư cho việc nghiên cứu ứng dụng y học cổ truyền trên các mặt phòng bệnh, chữa bệnh và sản xuất thuốc. Thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình, nhất là các xã vùng ven biển, bãi ngang.

c) Văn hoá, thông tin, thể dục thể thao

- Xây dựng thiết chế VHTT - TT đồng bộ ở các phường xã, nâng cấp trang thiết bị mạng lưới thông tin - truyền thanh ở các xã; hoàn thiện hệ thống các nhà bưu điện - văn hóa xã; đảm bảo đến năm 2015, 60% phường xã có thiết chế VHTT - TT đạt chuẩn quốc gia, 100% huyện có thiết chế VHTT đạt chuẩn quốc gia;

- Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá theo hướng xây dựng đời sống văn hoá, văn minh đô thị. Đến năm 2015, có 85% số gia đình đạt gia đình văn hoá, 60-70% làng, khối phố văn hoá;

- Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới đài phát thanh, truyền hình với trang thiết bị hiện đại ở các huyện, khu vực trong vùng;

- Đầu tư xây dựng trung tâm thể thao đồng bộ ở các huyện, thành, thị và một số cơ sở vật chất thể dục thể thao khác phù hợp cho các khu công nghiệp và các khu tập trung dân cư.

- Bảo tồn tôn tạo hệ thống di tích văn hoá, lịch sử gắn với tổ chức các hoạt động lễ hội và phát triển kinh tế du lịch

d) Phát triển khoa học-công nghệ

- Nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ nghiên cứu biển và ven bờ. Xây dựng khoa học - công nghệ biển trở thành động lực của phát triển. Hình thành hệ thống khoa học - công nghệ biển đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển của vùng biển và ven biển.

- Đẩy mạnh nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu với các cơ quan nghiên cứu trong và nước ngoài trong việc ứng dụng khoa học - công nghệ phục vụ cho công tác điều tra cơ bản, dự báo các yếu tố tự nhiên, tài nguyên, môi trường của vùng biển Nghệ An.

- Tăng cường nghiên cứu du nhập các công nghệ mà thế giới đã có, đã áp dụng, nâng cao tỷ lệ đổi mới công nghệ hàng năm trong lĩnh vực sản xuất các ngành liên quan đến kinh tế biển, ven biển để tăng hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm. Chú trọng phát triển dịch vụ khoa học - công nghệ trong các lĩnh vực tiêu chuẩn chất lượng, sở hữu công nghiệp, tư vấn và chuyển giao công nghệ.

e) Bảo vệ môi trường

− Lựa chọn công nghệ sạch, cụ thể hoá các quy định về nhập khẩu công nghệ, thiết bị theo các tiêu chuẩn về hệ số tiêu hao năng lượng, hệ số thải;

− Các dự án đầu tư phải giải trình phương án cụ thể về công nghệ và quy trình xử lý chất thải đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định;

- Đảm bảo đến năm 2010, 90% chất thải rắn đô thị được thu gom và xử lý hợp vệ sinh và nâng tỷ lệ này lên 95-100% vào năm 2020; xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn, hệ thống thoát nước và các cơ sở xử lý nước thải. Khuyến khích phát triển các cơ sở dịch vụ xử lý chất thải, tăng cường đào tạo nhân lực về công nghệ môi trường.

− Tăng cường thanh tra, giám sát các nguồn thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp, du lịch, các tàu thuyền tại vùng biển, thực hiện kiểm tra môi trường đối với các dự án đã hoạt động để đánh giá hiệu quả công nghệ sản xuất, hiệu quả của hệ thống xử lý chất thải. Đẩy mạnh việc giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường.

− Áp dụng thu phí ô nhiễm và các biện pháp hành chính khác đối với các nhà máy thải ra môi trường khối lượng lớn khí thải, nước thải.

− Tăng cường công tác cảnh báo về dư chấn, nước biển dâng, tràn dầu, vv... nhằm phục vụ, hỗ trợ cho công tác phòng chống các sự cố về môi trường.

V. PHÁT TRIỂN CÁC LÃNH THỔ TRONG VÙNG VEN BIỂN

1. Phát triển KKT, các KCN, cụm công nghiệp và làng nghề

− Phát triển KKT Đông Nam Nghệ An thành trung tâm kinh tế tổng hợp, đa chức năng; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; đô thị văn minh, kiến trúc tiên tiến.

− Phát triển các Khu công nghiệp: Tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng và tăng cường thu hút đầu tư sản xuất vào KCN Nam Cấm và Hoàng Mai. Tiến hành tổ chức khảo sát địa điểm tại các huyện để lập thêm một số KCN mới như: Đông Hồi (Quỳnh Lưu), Thọ Lộc (Diễn Châu), Nghi Hoa (Nghi Lộc).

− Các khu công nghiệp nhỏ (khu CNN): Triển khai đầu tư hoàn chỉnh và lấp đầy các khu CNN đã được quy hoạch; tiếp tục điều tra, khảo sát lập thêm các khu CNN, phấn đấu mỗi huyện có ít nhất từ 4-5 khu CNN.

− Tập trung xây dựng các làng nghề TTCN trên địa bàn các huyện để hoạt động các lĩnh vực như chế biến nông, hải sản, mộc dân dụng, mây tre đan xuất khẩu v.v.., phấn đấu đến năm 2020, mỗi làng của các xã ven biển có ít nhất 01 nghề đặc thù, trong đó có 40-50% số làng có nghề được công nhận là làng nghề.

2. Phát triển hệ thống đô thị ven biển

− Thành phố Vinh: Phát triển thành phố Vinh để xứng tầm là Đô thị loại I, trung tâm kinh tế - văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ. Định hướng mở rộng theo hướng Bắc và Đông Bắc nối liền thị xã Cửa Lò nhằm tạo chuỗi đô thị du lịch và dịch vụ thương mại; mở rộng về hướng Tây theo đường tránh Vinh. Hình thành các đô thị vệ tinh ở phía Bắc là KKT Đông Nam, phía Tây là cụm đô thị Nam Đàn - Hưng Nguyên.

− Phát triển các thị xã: Đến năm 2010, thành lập thị xã Hoàng Mai, đóng vai trò là đô thị kinh tế công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ. Sau năm 2010, thành lập thị xã Phủ Diễn (Diễn Châu), đóng vai trò là đô thị kinh tế dịch vụ gắn với phát triển KKT Đông Nam.

− Tăng cường đầu tư phát triển các thị trấn, thị tứ để làm điểm tựa phát triển cụm khu dân cư nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn, điều hoà quá trình tăng trưởng và phát triển của các đô thị lớn.

3. Phát triển kinh tế - xã hội ở các xã ven biển, bãi ngang

- Thực hiện tốt các chính sách để nâng cao khả năng tiếp cận và đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản thiết yếu với chất lượng ngày càng cao cho người nghèo. Đảm bảo 100% người nghèo được thụ hưởng chính sách chăm sóc sức khoẻ, tất cả đối tượng trẻ em nghèo được hưởng chính sách trợ giúp về giáo dục.

- Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; Chăm sóc người có công với nước; Chăm lo đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm cho con em gia đình chính sách;

- Thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các chương trình xoá đói giảm nghèo; tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến nông v.v…; Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tính tự lực của các hộ nghèo.

- Phát triển kết cấu hạ tầng, chú trọng mạng lưới giao thông, hệ thống thuỷ lợi, cung cấp nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường và các hạ tầng xã hội khác. Bố trí lại cơ cấu kinh tế, đa dạng hoá ngành nghề để nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Quy hoạch lại các điểm dân cư tập trung, có cơ chế hỗ trợ di dân, vay vốn để kiên cố nhà ở đối với vùng thường bị thiên tai; từng bước hình thành các điểm dân cư đô thị.

4. Phát triển du lịch đảo Ngư

- Xây dựng đảo Ngư thành đảo du lịch biển, du lịch sinh thái cao cấp để cùng với Cửa Lò tạo dựng thành Khu du lịch Cửa Lò - Đảo Ngư có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.

- Đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch. Phát triển các sản phẩm du lịch tiêu biểu như nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tắm biển, vui chơi, giải trí, thể thao trên biển, trên núi, câu cá, lặn biển, nghiên cứu biển, tham quan chùa, di tích quân sự và các sản phẩm đặc thù, có chất lượng cao khác phù hợp với đối tượng khách du lịch cao cấp, có thu nhập cao.

- Phát triển du lịch phải bảo đảm giữ gìn môi trường cho đảo; công trình kiến trúc xây dựng phải hài hòa với môi trường tự nhiên, hạn chế thấp nhất việc san lấp, chặt phá cây xanh; giữ lại các di tích quân sự trên đảo; bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên tự nhiên, đặc biệt là hệ sinh thái rừng và biển; gắn với quốc phòng, an ninh.

VI. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ

 (Có biểu phụ lục kèm theo)

VII. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về vốn đầu tư

- Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, có khả năng cạnh tranh với các thị trường đầu tư hấp dẫn khác. Thực hiện chế độ công khai, minh bạch hóa, ổn định chính sách thu hút đầu tư nhằm tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư. Đảm bảo cung cấp dịch vụ hạ tầng, lao động theo yêu cầu cho nhà đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng;

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá, giới thiệu các tiềm năng, thế mạnh của vùng biển, ven biển Nghệ An. Xây dựng và ban hành danh mục các dự án khuyến khích kêu gọi đầu tư với những thông tin đầy đủ làm cơ sở cho các doanh nghiệp tìm hiểu cơ hội đầu tư.

− Khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm hạ tầng KKT, KCN. Có cơ chế quản lý tốt để huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất cho phát triển hạ tầng. Đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, khoa học - công nghệ. Tập trung vốn đầu tư từ ngân sách cho các công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm, mang tính gắn kết cao giữa các vùng, không có khả năng thu hồi vốn.

2. Phát triển nguồn nhân lực.

− Xây dựng chương trình và đa dạng hoá hình thức đào tạo phù hợp với từng đối tượng và định hướng phát triển kinh tế – xã hội vùng biển, ven biển, bao gồm chương trình đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ công nhân kỹ thuật, lao động quản lý, đội ngũ doanh nhân.

− Đẩy mạnh xã hội hoá và mở rộng hợp tác quốc tế công tác đào tạo. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức. Chú trọng phát triển và có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, nhất là đối với lao động vùng nông thôn bị mất đất do quá trình đô thị hoá và phát triển các ngành phi nông nghiệp.

− Có chính sách hấp dẫn để khuyến khích đội ngũ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi. Thu hút các chuyên gia, lao động trình độ cao từ bên ngoài vào những lĩnh vực ưu tiên mà lực lượng tại chỗ còn thiếu.

− Chú trọng việc đào tạo nâng cao dân trí cho người dân, gắn với thay đổi các tập quán lạc hậu của một bộ phận dân cư vùng ven biển, bãi ngang.

3. Phát triển khoa học - công nghệ (KHCN)

- Nắm bắt KHCN cao và ứng dụng vào sản xuất, khai thác, chế biến sản phẩm từ biển: công nghệ đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, công nghệ sinh học biển, công nghệ dược phẩm biển, công nghệ hoá học, phát triển nguồn năng lượng thuỷ triều và năng lượng sóng...

- Tăng cường ứng dụng và đổi mới KHCN trong các ngành, lĩnh vực kinh tế biển và ven biển: công nghệ cơ khí chế tạo tàu biển, công nghệ vận tải biển, xây dựng công trình trên biển, ven biển, công nghệ xử lý chất thải vv,..

- Tăng cường công tác nghiên cứu cơ bản, giải quyết các vấn đề mang tính công nghệ quan trọng như nghiên cứu đánh giá tiềm năng tài nguyên, dự báo các tai biến tự nhiên... Nâng cao công nghệ quan trắc các yếu tố tự nhiên và môi trường nhằm phục vụ hiệu quả công tác phòng tránh giảm nhẹ thiên tai.

- Tăng cường đào tạo, đầu tư trang thiết bị phục vụ khoa học, đổi mới công tác nghiên cứu và cơ chế quản lý khoa học.

4. Giải pháp hợp tác với các địa phương trong vùng, cả nước và hợp tác quốc tế

- Đẩy mạnh hợp tác với Thanh Hóa về khai thác cảng Nghi Sơn, mở rộng Khu kinh tế Nghi Sơn sang địa phận của tỉnh Nghệ An.

- Nghiên cứu khả năng hợp tác với Hà Tĩnh trong phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ đào tạo lao động cho KKT Vũng Áng.

- Hợp tác với các tỉnh liên quan khác trong quản lý, bảo vệ và khai thác nguồn lợi hải sản; trong việc xây dựng và khai thác các trung tâm hậu cần nghề cá.

- Tăng cường hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch, xây dựng các tuyến, điểm du lịch nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách.

5. Tăng cường khảo sát, thăm dò, đánh giá nguồn lợi biển của Nghệ An

- Quan tâm đến công tác khảo sát, thăm dò, đánh giá nguồn lợi biển để bổ sung số liệu, dữ liệu cơ bản về biển Nghệ An, phục vụ cho định hướng phát triển các ngành kinh tế biển phù hợp hơn.

- Tăng cường hợp tác với các cơ quan khoa học trong và ngoài nước để ứng dụng thành tựu mới về khoa học kỹ thuật trong công tác khảo sát, thăm dò, đánh giá nguồn lợi biển.

- Hằng năm cần đầu tư khoản kinh phí thích đáng cho công tác khảo sát, thăm dò, đánh giá nguồn lợi biển.

6. Đảm bảo quốc phòng, an ninh

- Giữ quan hệ tốt với các quốc gia có biển liền với tỉnh, hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố dẫn đến xung đột, ngăn chặn và làm thất bại mọi ý đồ, hành động xâm phạm vùng biển, đảo;

- Chủ động chuẩn bị chu đáo từ xây dựng, bố trí lực lượng, thế trận phù hợp nhằm sẵn sàng đối phó, ngăn chặn có hiệu quả với các xung đột có thể xảy ra trên biển để giữ vững độc lập chủ quyền, quyền chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của đất nước;

- Phát huy sức mạnh tổng hợp về lực lượng và cơ sở vật chất trong quản lý bảo vệ vùng biển;

- Phát triển kinh tế biển phải gắn liền với quốc phòng - an ninh. Xây dựng khu kinh tế - quốc phòng trên biển, ven biển gắn với hướng, tuyến và khu vực phòng thủ biển, gắn kết cảng quân sự với hệ thống cảng biển trên địa bàn tỉnh.

VIII- TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

- Công bố rộng rãi Quy hoạch sau khi được phê duyệt.

- Triển khai rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực có liên quan đến biển, ven biển. Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thành, thị có biển đồng bộ với quy hoạch này.

- Triển khai quy hoạch bằng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm.

- Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để đảm bảo thực hiện quy hoạch.

- Giám sát, kiểm tra việc thực hiện đầu tư phát triển theo quy hoạch. Trong quá trình thực hiện, quy hoạch cần được thường xuyên rà soát, bổ sung cho phù hợp với thực tế.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển, ven biển tỉnh Nghệ An đến năm 2020, đã được HĐND tỉnh khoá XV, kỳ họp thứ 14 thông qua tại Nghị quyết số 244/2008/NQ-HĐND ngày 20 tháng 12 năm 2008)

TT

DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN

DỰ KIẾN ĐỊA ĐIỂM

DỰ KIẾN QUY MÔ

A

CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ ĐẦU TƯ

 

 

I

Các dự án nông, lâm nghiệp

 

 

1

Sản xuất hoa, cây cảnh

Ven các đô thị trong vùng

200 ha

2

Nuôi tôm công nghiệp

Q. Lưu, D.Châu, N.Lộc, TP Vinh

1.400 ha

3

Nuôi cá lồng trên biển

Quỳnh Lưu, Cửa Lò

500 lồng

4

Dự án xây dựng và phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ (bao gồm trang thiết bị phục vụ đánh bắt)

Q.Lưu, D.Châu, N.Lộc, Cửa Lò

500 tàu x 300 CV

II

Dự án công nghiệp

 

 

5

Đá trắng siêu mịn xuất khẩu

KCN Nam Cấm

40.000-60.000 tấn/năm

6

Nhà máy Xi măng Tân Thắng

Quỳnh Lưu

1,8 triệu tấn/năm

7

Nhà máy Sản xuất Xi măng trắng

KCN Nam Cấm hoặc KCN Hoàng Mai

200.000 tấn/năm

8

Các nhà máy gạch ốp lát

KCN Nam Cấm

1 triệu m2/năm

9

Sản xuất gạch chịu nhiệt

Hoàng Mai

20 triệu viên/năm

10

Nhà máy gốm sứ cao cấp

KCN Nam Cấm, KCN Hoàng Mai

200.000 SP/năm

11

Nhà máy bia Nam Cấm

KCN Nam Cấm

100 triệu lít/năm

12

Nhà máy bánh kẹo

Cửa Lò

5 ha

13

Nâng công suất nhà máy chế biến dứa và hoa quả Quỳnh Lưu

Quỳnh Lưu

10.000 tấn/năm

14

Nhà máy chế biến thịt hộp

KCN Nam Cấm

5.000 tấn/năm

15

Nâng công suất nhà máy chế biến sữa

Cửa Lò

30 triệu lít/năm

16

Nhà máy chế biến thuỷ sản

KKT Đông Nam, Hoàng Mai

10.000 tấn/năm

17

Nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản

KCN Nam Cấm, KCN Hoàng Mai

20.000 tấn/năm

18

Các nhà máy chế biến thức ăn gia súc

KCN Nam Cấm

20.000 tấn/năm

19

Nhà máy Chế biến bột giấy và giấy

KCN Hoàng Mai

130.000 tấn/năm

20

Chế biến gỗ, đồ gỗ xuất khẩu

KCN Nam Cấm

5.000 m3 thương phẩm/năm

21

Cụm công nghiệp sợi, dệt, may

KCN Thọ Lộc, Cửa Lò, Nghi Lộc

15.000 tấn, 6-8 triệu sản phẩm/năm

22

SX máy kéo, máy cày nhỏ đa chức năng

KCN Nam Cấm

6.000 sản phẩm/năm

23

Nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô

KCN Bắc Vinh, Nam Cấm

15.000 – 20.000 chiếc/năm

24

Nhà máy sản xuất, lắp ráp máy vi tính

KCN Bắc Vinh, KCN Nam Cấm

10.000 chiếc/năm

25

Nhà máy sản xuất, lắp ráp điện thoại di động

Cửa Lò

500.000 chiếc/năm

26

Nhà máy sản xuất, lắp ráp các thiết bị đầu cuối viễn thông

KCN Nam Cấm

15 triệu USD

27

Nhà máy cán thép

KCN Nam Cấm

200.000 tấn/năm

28

Nhà máy sản xuất phôi thép

KCN Hoàng Mai, KKT Đông Nam

125.000 tấn/năm

29

Nhà máy sản xuất tấm lợp tôn màu

KCN Hoàng Mai

2 triệu m2/năm

30

Nhà máy sản xuất hàng da

KCN Nam Cấm

500.000 sản phẩm/năm

31

NM SX đồ chơi trẻ em và dụng cụ thể thao

KCN Nam Cấm

10 triệu sản phẩm/năm

32

Nhà máy sản xuất sô đa

Diễn Châu hoặc KKT Đông Nam

200.000 tấn/năm

33

Nhà máy sản xuất thuốc chữa bệnh

Vinh

500 tấn sản phẩm/năm

34

Nhà máy đóng và sửa chữa tàu biển

Nghi Thái (Nghi Lộc), Hưng Hoà (TP Vinh)

8.000 công nhân; 3.000 tỷ đồng

35

NM SX SP nhựa dân dụng và công nghiệp

KCN Nam Cấm, KCN Hoàng Mai

10.000 tấn sản phẩm/năm

36

Công nghiệp hoá dầu

KCN Hoàng Mai

50 triệu USD

37

Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập

Quỳnh Lưu

1.800-2.400 MW

38

Nâng cấp, xây dựng mới nhà máy nước phục vụ các đô thị, KKT, KCN và các điểm dân cư tập trung khác

Các đô thị, KKT, KCN và điểm dân cư tập trung

KTT 10 vạn m3/ngày. Các nơi khác 4,5 vạn m3/ngày

III

Dự án dịch vụ

 

 

39

Các trung tâm Thương mại, Tài chính, Ngân hàng của các đô thị Cửa Lò, Hoàng Mai và các huyện ven biển

C.Lò, H.Mai, Q.Lưu, D.Châu, Ng.Lộc

1 ha/1 trung tâm

40

Hạ tầng du lịch biển Quỳnh, Diễn Thành, Bãi Lữ, Cửa Hiền, Cửa Lò.

Q.Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Cửa Lò

1.000 ha

41

Du lịch biển Nghi Yên, Nghi Tiến

Nghi Lộc

300 ha

42

Hạ tầng khu du lịch đảo Ngư

Cửa Lò

200 ha

43

Khu du lịch sinh thái ven Sông Lam

TP Vinh

126 ha

44

Khu du lịch sinh thái Cửa Hội

Cửa Hội-Cửa Lò

150 ha

45

Khu du lịch sinh thái lâm viên sông Cấm, hồ Xuân Dương

Nghi Lộc, Diễn Châu

500 ha

46

Khu du lịch Đền Cuông - Cửa Hiền

Diễn Châu

2,5 ha

47

Khu du lịch Nghi Thiết

Nghi Lộc

300 ha

48

Công viên Trung tâm

Vinh

15 ha

49

Khu du lịch Hồ Cửa Nam

Vinh

10 ha

50

Tổ hợp sân golf, khách sạn và biệt thự

Cửa Lò

132 ha

IV

Dự án hạ tầng kỹ thuật

 

 

a

Giao thông

 

 

51

Đường bộ cao tốc Bắc Nam, đoạn Hà Nội - Vinh

Toàn Vùng

85 Km

52

Cầu Nghi Hải (Cửa Hội) - Nghi Xuân (Hà Tĩnh) qua sông Lam gắn liền với quốc lộ ven biển

Cửa Hội - Nghi Xuân (Hà Tĩnh)

15 triệu USD

53

Cầu Nghi Thiết gắn liền với quốc lộ ven biển

Nghi Lộc

15 triệu USD

54

Cầu Bến Thủy 2

Hưng Nguyên-Hà Tĩnh

15 triệu USD

55

Cầu Yên Xuân (cầu đường bộ-nối đường 8B sang Hà tĩnh)

Vinh-Hà Tĩnh

15 triệu USD

56

Khu dịch vụ vận tải đường bộ Nam TP Vinh (bến xe, dịch vụ TM, cửa hàng xăng dầu)

TP Vinh

45.000 m2

57

Khu dịch vụ vận tải đường bộ Bắc TP Vinh (bến xe, dịch vụ TM, cửa hàng xăng dầu)

TP Vinh

45.000 m2

58

Đường nối Vinh - Cửa Lò

Vinh-Cửa Lò

12 km

59

Xây dựng mới, nâng cấp các tuyến để kết nối đường bộ, đường sắt cao tốc, các tuyến Quốc lộ với các vùng kinh tế, khu du lịch trọng điểm ven biển (đoạn Vinh-ga đường sắt cao tốc; QL 46 đoạn CLò-Kim Liên, Nam Đàn; v.v…)

Đường bộ cao tốc-các huyện, thành, thị ven biển

100 km

60

Tỉnh lộ 534 (đoạn Nghi Lộc – Yên Thành )

Nghi Lộc, Yên Thành

42 Km

61

Mở rộng, nâng cấp cảng Cửa Lò

Cửa Lò

Lên 6 - 8 triệu tấn/năm

62

Cải tạo cảng hàng hoá Bến Thuỷ thành cảng hành khách; xây dựng cảng hàng hoá mới về phía hạ lưu

Vinh

10 triệu USD

63

Nâng cấp, mở rộng hệ thống các cảng cá (Cửa Hội, Lạch Quèn, Lạch Thơi, Lạch Vạn), xây dựng mới cảng cá Cửa Cờn

Các huyện ven biển

20 triệu USD

64

Xây dựng cảng Đông Hồi

Quỳnh Lưu

Tàu 10.000 tấn

65

XD đường sắt cao tốc Bắc Nam, đoạn Hà Nội – Vinh

Toàn Vùng

85 Km

66

Xây dựng tuyến đường sắt xuống Cửa Lò, đi Đô Lương, Tân Kỳ

Cửa Lò, Đô Lương, Tân Kỳ

90 Km

b

Bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin

 

 

67

Xây dựng, nâng cấp hệ thống cáp quang

Toàn vùng

20 tỷ đồng

68

Tăng diện phủ sóng điện thoại di động

Toàn vùng

50 tỷ đồng

69

Nâng cấp, hoàn thiện mạng lưới thông tin liên lạc giữa đất liền và vùng biển, đảo

Toàn vùng

50 tỷ đồng

70

Xây dựng, cải tạo, ngầm hoá mạng ngoại vi

Toàn vùng

30 tỷ đồng

71

Lắp đặt, nâng cấp hệ thống tổng đài, chuyển sang mạng thế hệ mới (NGN)

Các tổng đài

50 tỷ đồng

72

Xây dựng mạng chính phủ điện tử, trang bị thiết bị phần cứng

Toàn vùng

30 tỷ đồng

73

Phát triển internet băng thông rộng đến tất cả các xã

Các huyện ven biển

20 tỷ đồng

c

Khu kinh tế, khu công nghiệp

 

 

74

Đầu tư, xây dựng, kinh doanh hạ tầng Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An

Cửa Lò, Nghi Lộc, Diễn Châu

1.500 tỷ đồng

75

Đầu tư, xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu A, C KCN Nam Cấm

KCN Nam Cấm

245,6 ha; 131 tỷ đồng

76

Đầu tư, xây dựng, kinh doanh hạ tầng KCN Hoàng Mai

Quỳnh Lưu

297 ha; 600 tỷ đồng

77

Đầu tư, XD, KD hạ tầng KCN Đông Hồi

Quỳnh Lưu

200 tỷ đồng

78

Đầu tư, xây dựng, kinh doanh hạ tầng KCN Thọ Lộc

Diễn Châu

250 tỷ đồng

79

Đầu tư, xây dựng, kinh doanh hạ tầng KCN Nghi Hoa

Nghi Lộc

250 tỷ đồng

D

Môi trường

 

 

80

Hệ thống bãi rác và nhà máy xử lý chất thải

Các Đ/thị, KCN và điểm D/cư T/trung

2 triệu USD/bãi

81

Nghĩa trang sinh thái Vinh Hưng

Vinh

2 triệu USD

V

Dự án Văn hoá - xã hội

 

 

82

Truyền hình kỹ thuật số mặt đất

Vinh

50 tỷ đồng

83

Xây dựng trường quay tổng hợp

Vinh

30 tỷ đồng

84

Trung tâm Điện ảnh đa chức năng

Vinh

20 tỷ đồng

VI

Dự án Y tế

 

 

85

Bệnh viện Đa khoa Khu vực Bắc miền Trung

Vinh

700 giường

86

Mở rộng, nâng cấp Bệnh viện Nhi

Vinh

500 giường

87

Xây dựng Bệnh viện Phụ sản

Vinh

300 giường

88

Xây dựng thêm một số Bệnh viện chuyên khoa khu vực Bắc trung bộ (tim mạch, nội tiết, mắt, chuẩn đoán và điều trị ung thư, …)

Vinh

150 giường/bệnh viện

89

XD Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ cao vào công tác y tế

Vinh

1.000 m2

90

XD Trung tâm nghiên cứu sản xuất thuốc chữa bệnh

Vinh

10 ha

91

Xây dựng Bệnh viện Đa khoa cao cấp

Cửa Lò

300 giường

VII

Dự án Giáo dục - Đào tạo

 

 

92

Nâng cấp trường ĐH Vinh để ngang tầm với trường đại học cấp vùng Bắc Trung Bộ

Vinh

50 triệu USD

93

Nâng cấp trường Cao đẳng Y khoa lên Đại học Y Dược Nghệ An

Vinh

50 triệu USD

94

Nâng cấp trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An thành trường ĐH Kinh tế

Vinh

25 triệu USD

95

Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trường Đại học Sư phạm kỹ thuật

Vinh

10 triệu USD

96

Nâng cấp Phân hiệu Đại học Xây dựng Hà Nội thành trường Đại học Xây dựng Nghệ An

Cửa Lò

25 triệu USD

97

Nâng cấp cơ sở vật chất trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức

Vinh

25 triệu USD

98

Nâng cấp trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc thành trường nghề cấp vùng

Vinh

25 triệu USD

99

Nâng cấp trường Cao đẳng nghề Du lịch và Thương mại thành trường nghề Du lịch và Thương mại cấp vùng

Cửa Lò

25triệu USD

100

Thành lập trường Đại học Công nghệ Thông tin

Nghi Lộc

1000 sinh viên

101

Thành lập Trường Cao đẳng du lịch Hoan Châu

Diễn Châu

1000 sinh viên

102

Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực miền Trung

Vinh

2ha

B.

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH, VỐN KHÁC

 

 

I

Các dự án nông, lâm, nghiệp

 

 

1

Chuyên canh sản xuất rau an toàn

Toàn Vùng

500 ha

2

Nuôi cá rô phi và các con nuôi mặn, lợ khác

Toàn Vùng

1.000 ha

3

Đầu tư theo chiều sâu cơ sở sản xuất giống thuỷ sản mặn, lợ

Q. Lưu, D.Châu

70 trại

4

Dự án trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất ven biển

Toàn Vùng

1.700 ha

II

Dự án công nghiệp

 

 

5

Nâng công suất Nhà máy Xi măng Hoàng Mai

Hoàng Mai

3 triệu tấn/năm

III

Dự án dịch vụ

 

 

6

Trung tâm Thương mại và Hội chợ triển lãm Nghệ An

Vinh

20 ha

7

Dự án khu du lịch sinh thái lâm viên núi Quyết

Vinh

50 ha

8

Khu Lâm viên thành phố Vinh

Vinh

500 ha

IV

Dự án hạ tầng kỹ thuật

 

 

a

Giao thông

 

 

9

Đường Quốc lộ ven biển Nghi Sơn (Thanh Hoá) - Quỳnh Lưu - Diễn Châu - Nghi Lộc - Cửa Lò

Q.Lưu, D.Châu, N.Lộc, C.Lò

102 Km

10

Nâng cấp, mở rộng QL1A đoạn qua các khu đô thị, KKT, KCN: Hoàng Mai, Cầu Giát, KKT Đông Nam, Quán Hành, Quán Bánh,…

Quỳnh Lưu, D.Châu, N.Lộc, Vinh

50 Km

11

Cầu vượt đường sắt Quốc lộ 1 tại các điểm trọng yếu.

Vinh, Diễn Châu

10 triệu USD

12

Nâng cấp QL7 đoạn Km0 - Km36

Diễn Châu- Đô Lương

36 Km

13

Xây dựng tuyến QL46: Quán Bánh - QL1A tránh Vinh - Nam Giang

Vinh - Nam Đàn

18 Km

14

Xây dựng tuyến Thái Hoà - Hoàng Mai - Đông Hồi để kết nối với cảng Nghi Sơn

Thái Hoà, Quỳnh Lưu

42 Km

15

Nâng cấp, xây dựng mới các tuyến tỉnh lộ trong vùng theo quy hoạch (TL 558, đoạn Vinh-Hưng Châu; TL 535, đoạn Vinh-Cửa Hội; v.v…)

Toàn Vùng

100 Km

16

Đường gom phía Đông đường sắt Vinh-Nam Cấm

Vinh, Nghi Lộc

14,5 Km

17

Nâng cấp giao thông nông thôn

Toàn Vùng

500 Km

18

Tách ga hàng hoá ra ga hành khách ở ga Vinh, xây mới ga hàng hoá Phủ Diễn

Vinh, Diễn Châu

20 triệu USD

19

Nâng cấp Sân bay Vinh

Vinh

Mở rộng đường vào sân bay, hệ thống đèn đêm, mở rộng sân đỗ máy bay,…

b

Thuỷ lợi, phục vụ thuỷ sản

 

 

20

Sửa chữa, nâng cấp cụm và hệ thống các công trình thuỷ lợi

Toàn Vùng

15 công trình chính

21

Xây dựng hồ chứa nước khe Lại

Quỳnh Lưu

20 triệu m3

22

Sửa chữa, nâng cấp hồ Vực Mấu

Quỳnh Lưu

75 triệu m3

23

Mở rộng các hệ thống tiêu úng và nâng cấp, cải tạo công trình tiêu úng thoát lũ

Các huyện ven biển

5.000 ha

24

Đầu tư hệ thống thuỷ lợi cho cây công nghiệp ngắn ngày

Các huyện ven biển

10.000 ha

25

Cải tạo, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển

Toàn Vùng

178 Km

26

Cải tạo, nâng cấp hạ tầng đồng muối

Quỳnh Lưu, Diễn Châu

900 Ha

27

Nâng cấp, xây dựng mới hệ thống cấp nước nuôi trồng thuỷ sản

Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Vinh

2.500 ha

28

Nâng cấp, đầu tư xây dựng mới các công trình cảnh báo, phòng tránh thiên tai, trung tâm cứu hộ cứu nạn, các khu neo đậu tàu thuyền tránh bão

Toàn vùng

2 Trung tâm cảnh báo, phòng tránh thiên tai; 4 Khu neo đậu

c

Hệ thống Điện

 

 

29

Nâng cấp, xây dựng mới đường dây và trạm biến thế điện

Toàn vùng

30 triệu USD

30

Hệ thống cấp điện cho đảo Ngư

Đảo Ngư

10 tỷ đồng

d

Bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin

 

 

31

Thành lập Công viên Công nghệ Thông tin

TP Vinh

20 ha

e

Khu kinh tế, khu công nghiệp

 

 

32

Xây dựng các Khu Công nghiệp nhỏ

Toàn vùng

230 ha

f

Môi trường

 

 

33

Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị

Vinh và các đô thị khác

100 triệu USD

34

Đầu tư xây dựng hệ thống các Trạm quan trắc theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Khu vực ven biển, cửa sông

3 triệu USD

g

Dự án nhà ở

 

 

35

Hỗ trợ kiên cố hoá nhà ở cho dân cư ven biển

Các huyện, thị ven biển

20 triệu USD

36

Xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư

Toàn vùng

20 triệu USD

V

Dự án Văn hoá - xã hội

 

 

37

Trung tâm hôi nghị cấp vùng

Cửa Lò

5 ha

38

Phục hồi khu Văn miếu Nghệ An

Vinh

2 ha

39

Trung tâm tiếp sóng PTTH khu vực

Vinh

5.000 m2

40

Nâng cấp Đài PTTH tỉnh

Vinh

25 triệu USD

41

Xây dựng hệ thống cáp quang về đài huyện

Các huyện ven biển

20 triệu USD

42

Xây dựng tháp truyền hình

Vinh

5.000 m2

43

Thư viện tỉnh

Vinh

10 triệu USD

44

Trung tâm văn hoá thành phố Vinh

Vinh

5 triệu USD

45

Trung tâm Văn hoá Thanh - Thiếu niên Nghệ An

Vinh

5 triệu USD

46

Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh Nghệ An

Vinh

5 triệu USD

47

Bảo tàng dân tộc học Bắc Trung Bộ

Vinh

5 triệu USD

48

Trung tâm bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân ca Nghệ Tĩnh

Vinh

5 triệu USD

49

Xây dựng thiết chế VHTT thể thao đồng bộ ở cơ sở

Toàn vùng

5 triệu USD

VI

Dự án Thể dục - thể thao

 

 

50

XD khu liên hợp thể thao Vinh (cấp vùng)

Vinh

50 triệu USD

51

Xây dựng các Trung tâm văn hoá - thể thao cấp huyện

Các huyện ven biển

20 triệu USD

VII

Dự án Y tế

 

 

52

Nâng cấp các Bệnh viện huyện

Các huyện ven biển

100 - 150 giường/ huyện, thành, thị

53

Xây dựng Trung tâm y tế dự phòng đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp II (cấp khu vực)

Vinh

5 triệu USD

54

Xây dựng mới, nâng cấp các trạm y tế phường, xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế

Toàn vùng

35 triệu USD

55

Nâng cấp các Trung tâm y tế dự phòng huyện

Các huyện ven biển

10 triệu USD

56

XD Trung tâm kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm

Vinh

5 triệu USD

VIII

Dự án Giáo dục - Đào tạo

 

 

57

Nâng cấp trường CĐ văn hoá nghệ thuật thành Trường ĐH Văn hoá - Nghệ thuật Vinh

Vinh

5 triệu USD

58

Thành lập thêm các khoa, ngành đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đã có; thành lập thêm các trường để đào tạo các ngành, lĩnh vực về kinh tế biển (Hàng hải, du lịch biển, hải sản, …)

Vinh, Cửa Lò

50 triệu USD

IX

Dự án Khoa học và công nghệ

 

 

59

Xây dựng, nâng cấp các trung tâm đo lường, thử nghiệm, kiểm định đạt tiêu chuẩn quốc gia

Vinh

5 Triệu USD

60

Thành lập một số phân viện khoa học cấp vùng nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học vào phát triển các ngành kinh tế biển

Vinh

10 triệu USD