HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2007/NQ-HĐND7 | Thủ Dầu Một, ngày 12 tháng 12 năm 2007 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ KẾT QUẢ RÀ SOÁT, QUY HOẠCH 3 LOẠI RỪNG TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2008 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
KHÓA VII – KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về việc thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 5 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng;
Sau khi xem xét Tờ trình số 5273/TTr-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc thông qua kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bình Dương giai đoạn 2008 - 2020; Báo cáo thẩm tra số 50/BC-HĐND-KTNS ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Ban Kinh tế - Ngân sách và các ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bình Dương giai đoạn 2008 - 2020 với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Quan điểm phát triển lâm nghiệp
Phát triển lâm nghiệp phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp, trước hết là công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội.
Phát triển lâm nghiệp đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển sử dụng hợp lý tài nguyên đến trồng rừng, cải tạo rừng, khai thác, chế biến lâm sản, dịch vụ môi trường và du lịch sinh thái.
Phát triển lâm nghiệp phải đóng góp ngày càng tăng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và bảo vệ môi trường.
Phát triển lâm nghiệp phải trên cơ sở đẩy nhanh và làm sâu sắc hơn chủ trương xã hội hóa nghề rừng, thu hút các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng.
2. Định hướng phát triển lâm nghiệp
Căn cứ vào tiêu chí về rừng phòng hộ và nhu cầu phát triển rừng sản xuất đáp ứng các mục tiêu kinh tế - xã hội; định hướng quy hoạch diện tích rừng và đất lâm nghiệp đến năm 2020.
Rừng phòng hộ đầu nguồn: Rà soát và sắp xếp hợp lý các dự án hiện có, đồng thời tập trung xây dựng các dự án đầu tư bảo vệ và khôi phục rừng phòng hộ núi Cậu Dầu Tiếng.
Rừng sản xuất: Phải chú trọng xây dựng các vùng rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung; quản lý sử dụng bền vững theo hướng đa mục đích. Rừng tự nhiên nghèo kiệt được sử dụng để phục hồi rừng và sản xuất nông lâm kết hợp.
3. Mục tiêu chủ yếu
Thực hiện việc rà soát quy hoạch ba loại rừng nhằm xác định diện tích các loại rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất hiện có của tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở đó: Xác lập lâm phần 3 loại rừng ổn định, có quy mô diện tích hợp lý, đúng đối tượng góp phần sử dụng quỹ đất một cách hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2008 – 2020.
Đảm bảo có sự tham gia của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp, nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn vùng sâu, vùng xa và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng.
4. Quy hoạch lâm nghiệp giai đoạn 2008 – 2020
a) Tổng diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp là: 10.844,10 ha, trong đó:
- Đất lâm nghiệp có rừng: 9.254,40 ha.
+ Rừng tự nhiên: 1.147,50 ha
+ Rừng trồng: 8.106,90 ha (cây lâm nghiệp: 3.024 ha; cây công nghiệp: 5.082,90 ha)
- Đất chưa có rừng: 857,60 ha (đất Ia, Ib, Ic núi Cậu Dầu Tiếng)
- Đất khác: 732,10 ha
b) Quy hoạch đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng, như sau:
- Rừng đặc dụng: không có
- Rừng phòng hộ: 4.023,9 ha, trong đó:
+ Đất có rừng: 3.234,7 ha gồm:
. Rừng tự nhiên: 698,9 ha;
. Rừng trồng: 2.535,8 ha.(cây lâm nghiệp: 504,00 ha; cây công nghiệp: 2.031,80 ha)
+ Đất lâm nghiệp chưa có rừng: 783,00 ha (gồm các loại đất Ia,Ib,Ic).
+ Đất khác: 6,20 ha.
- Rừng sản xuất: 6.820,20 ha, trong đó:
+ Đất có rừng: 6.019,70 ha gồm:
. Rừng tự nhiên: 448,60 ha;
. Rừng trồng: 5.571,10 ha. (cây lâm nghiệp: 2.520 ha; cây công nghiệp 3.051,10 ha)
+ Đất lâm nghiệp chưa có rừng: 74,60 ha (gồm các loại đất trống Ia,Ib,Ic).
+ Đất khác: 725,90 ha (đất nông nghiệp, đường và mặt nước).
Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh
Chỉ đạo khẩn trương hoàn chỉnh kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bình Dương giai đoạn 2008 - 2020 để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tổ chức điều hành thực hiện quy hoạch, cần căn cứ vào tình hình thực tế và điều kiện cụ thể để xác định rõ việc tăng, giảm các chỉ tiêu trong kế hoạch 5 năm và hàng năm theo đúng định hướng quy hoạch đã đề ra.
Đổi mới tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển lâm nghiệp và làm nghề rừng.
Đổi mới lâm trường quốc doanh, sắp xếp lại các đơn vị đang hoạt động có hiệu quả thành các công ty lâm nghiệp nhà nước quy mô vừa sản xuất kinh doanh đa dạng, gắn với công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản.
Chú trọng phát triển hình thức sản xuất lâm nghiệp hộ gia đình, trang trại. Đối với các hộ gia đình khuyến khích thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nông lâm kết hợp, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm nạn phá rừng làm nương rẫy.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa VII, kỳ họp thứ 9 thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Nghị quyết 89/2013/NQ-HĐND về điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An
- 2 Quyết định 110/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bình Định do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 3 Quyết định 2755/2007/QĐ-UBND phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006-2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá ban hành
- 4 Nghị quyết 174/2006/NQ-HĐND thông qua kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Nghệ An
- 5 Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 6 Chỉ thị 38/2005/CT-TTg về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 9 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 2755/2007/QĐ-UBND phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006-2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá ban hành
- 2 Quyết định 110/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bình Định do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 3 Nghị quyết 89/2013/NQ-HĐND về điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An
- 4 Nghị quyết 174/2006/NQ-HĐND thông qua kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Nghệ An