HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2008/NQ-HĐND | Rạch Giá, ngày 12 tháng 12 năm 2008 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN; DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TỈNH NĂM 2009
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ HAI MƯƠI MỐT
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 225/BC-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách năm 2009; Báo cáo thẩm tra số 80/BC-BKTNS ngày 09 tháng 12 năm 2008 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành Báo cáo số 225/BC-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh, cụ thể như sau:
- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 2.244,890 tỷ đồng (hai ngàn hai trăm bốn mươi bốn tỷ, tám trăm chín mươi triệu đồng). Trong đó thu thuế xuất nhập khẩu 29 tỷ đồng; các khoản thu quản lý qua ngân sách 591,390 tỷ đồng (trong đó thu từ xổ số kiến thiết 350 tỷ); thu nội địa 1.612,5 tỷ đồng;
- Tổng chi ngân sách địa phương 3.617,632 tỷ đồng (ba ngàn sáu trăm mười bảy tỷ, sáu trăm ba mươi hai triệu đồng). Trong đó chi đầu tư phát triển 1.260,243 tỷ đồng (vốn xổ số kiến thiết 350 tỷ đồng, tiền sử dụng đất dự án 280 tỷ đồng), chi thường xuyên 1.929,058 tỷ đồng, dự phòng ngân sách 65,740 tỷ đồng;
- Phân bổ chi ngân sách cấp tỉnh năm 2009 là 2.030,397 tỷ đồng, mức phân bổ cho ngân sách cấp huyện là 1.361,355 tỷ đồng, ngân sách cấp xã là 225,880 tỷ đồng;
- Cân đối ngân sách còn thiếu nguồn 1.386,713 tỷ đồng, xử lý bằng nguồn bổ sung từ ngân sách Trung ương, trong đó: bổ sung cân đối ổn định là 621,071 tỷ đồng; bổ sung có mục tiêu là 765,642 tỷ đồng.
Điều 2. Thông qua các biện pháp thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 do Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh tại Kỳ họp thứ hai mươi mốt, các biện pháp tại Báo cáo thẩm tra số 80/BC-BKTNS ngày 09 tháng 12 năm 2008 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và nhấn mạnh một số vấn đề cơ bản như sau:
1. Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai giao dự toán thu ngân sách năm 2009, đảm bảo mức phấn đấu cao hơn Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh giao, việc phân bổ và giao dự toán thu ngân sách trên cơ sở đánh giá thực hiện thu năm 2008, căn cứ các Luật Thuế (sửa đổi), chế độ thu, mức tăng trưởng kinh tế của từng ngành, từng lĩnh vực, khả năng phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các doanh nghiệp, tổ chức hộ kinh doanh, tăng cường các biện pháp xử lý dứt điểm các khoản nợ đọng thuế, chống thất thu, trốn thuế và gian lận thương mại. Dự toán thu nội địa (không kể tiền sử dụng đất các dự án, xổ số kiến thiết) tăng bình quân 10 - 17% so dự toán Trung ương giao năm 2008.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần hóa theo lộ trình Chính phủ phê duyệt cho tỉnh Kiên Giang; rà soát, kiểm tra, tổ chức thực hiện các khoản thu phí, lệ phí theo quy định của Pháp lệnh về phí, lệ phí; đình chỉ và bãi bỏ ngay các khoản thu phí, lệ phí không có tên trong danh mục; kịp thời sửa đổi các khoản thu phí, lệ phí đã có trong danh mục không còn phù hợp.
2. Nguồn tăng thu ngân sách hằng năm (nếu có), sử dụng 50% (không bao gồm thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết) để thực hiện cải cách tiền lương, 50% chi đầu tư xây dựng cơ bản và tăng dự phòng ngân sách để chi khắc phục thiên tai... Ủy ban nhân dân tỉnh khi sử dụng, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân và báo cáo tại kỳ họp gần nhất, đối với nguồn thưởng vượt thu phân chia với ngân sách Trung ương hằng năm (nếu có) báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định sử dụng và thưởng cho ngân sách cấp huyện.
3. Về chi đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 cần tập trung bố trí chi đầu tư phát triển cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội được tỉnh quyết định trong kế hoạch 5 năm (2006-2010), đảm bảo vốn đối ứng các dự án ODA, lưới điện nông thôn, giao thông theo nghị quyết của Tỉnh ủy; thực hiện tốt phương châm “Đổi đất, tạo vốn xây dựng kết cấu hạ tầng” đầu tư phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, ưu tiên bố trí vào các công trình chuyển tiếp, các dự án, công trình trọng điểm mang lại hiệu quả, thanh toán khoản nợ khối lượng xây dựng cơ bản đã hoàn thành các công trình năm 2008.
- Nguồn thu xổ số kiến thiết ghi thu, ghi chi quản lý qua ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh phân bổ, đầu tư các công trình giáo dục, y tế, dành một phần để xây dựng các Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện ở những nơi chưa xây dựng và các công trình phúc lợi xã hội đúng quy định của Chính phủ.
- Ngưng xây dựng trụ sở, trừ những nơi mới chia tách. Kiên quyết đình hoãn các dự án không có trong quy hoạch được duyệt, chưa đủ thủ tục, còn nhiều vướng mắc về thủ tục đầu tư, chưa giải phóng mặt bằng, không mang lại hiệu quả. Tập trung thu hồi tạm ứng từ ngân sách và các dự án để hoàn trả nợ vay, giảm gánh nặng ngân sách.
- Chi bổ sung có mục tiêu của Trung ương cho tỉnh (kinh phí sự nghiệp có tính chất xây dựng cơ bản) phân bổ đúng dự toán quyết định của Chính phủ giao.
4. Phân bổ dự toán chi thường xuyên năm 2009 tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương từ: một phần số thu vượt để lại theo quy định, tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên ngoài lương và có tính chất lương của đơn vị dự toán; riêng đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có thu sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2009 (các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành Y tế sử dụng tối thiểu 35% số thu để lại theo chế độ sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao); tăng thu ngân sách 50% so thực hiện năm 2008 và tăng thu dự toán năm 2009, nguồn thực hiện cải cách tiền lương chưa sử dụng hết (nếu có) chuyển sang năm 2009 để tiếp tục thực hiện; toàn bộ nguồn kinh phí chi cải cách tiền lương được hạch toán riêng, không sử dụng chi các mục đích khác.
- Các ngành, các cấp cần tập trung thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp của Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế. Thực hiện nghiêm chủ trương: tiết kiệm chi tiêu, chống lãng phí, giảm các khoản chi, giảm các cuộc hội nghị không cần thiết, không bổ sung kinh phí ngoài dự toán, trừ các nhiệm vụ khi được tỉnh giao thêm.
- Thực hiện tốt việc công khai minh bạch tài chính đối với ngân sách các cấp, đơn vị dự toán, các tổ chức được ngân sách hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách được phân bổ đúng quy định; thực hiện tốt khoán kinh phí biên chế, tăng thu nhập đối với người hưởng lương từ ngân sách.
- Đối với lĩnh vực chi giáo dục - đào tạo, chi khoa học công nghệ, chi môi trường, chi chương trình mục tiêu, phân bổ dự toán đúng quy định. Ưu tiên bố trí tăng chi lĩnh vực y tế cao hơn năm 2008.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp các dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chỉ đạo của tỉnh; đầu tư ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất. Tiếp tục thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với đơn vị dự toán; đối với đơn vị sự nghiệp công lập phải gắn với việc thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định và tổ chức sơ kết tình hình thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP và 130/2005/NĐ-CP.
- Phân bổ cân đối đủ kinh phí thực hiện mua thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, hộ nghèo, đối tượng cận nghèo, các chính sách về an sinh xã hội, đảm bảo kịp thời thực hiện năm 2009, chi học bổng các trường, chi trợ giá, trợ cước và cấp không thu tiền một số mặt hàng chính sách theo quy định.
5. Tập trung đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong ngành tài chính, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong ngành. Tiếp tục rà soát các quy chế, quy định, thủ tục trên lĩnh vực tài chính ngân sách để điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp khắc phục chồng chéo, sơ hở. Đồng thời, tập trung hoàn thiện các cơ chế chính sách quản lý tài chính mới đáp ứng yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng, chống tham nhũng. Tăng cường phân cấp về tài chính đi đôi với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị về phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản công.
6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và tự kiểm tra trong việc quản lý và sử dụng ngân sách; quản lý, sử dụng đất đai; các dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ, công trình phúc lợi công cộng; mua sắm, trang bị, quản lý sử dụng trang thiết bị, phương tiện đi lại, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, cương quyết xuất toán các khoản chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức.
7. Nguồn dự phòng ngân sách chỉ bố trí chi: phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, các nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng an ninh, nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán trong năm ngân sách. Ủy ban nhân dân báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân tình hình sử dụng dự phòng và báo cáo Hội đồng nhân dân vào kỳ họp gần nhất.
8. Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh cho từng đơn vị dự toán; phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện, xã và mức bổ sung từ ngân sách tỉnh cho ngân sách cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân bổ ngân sách trong tháng 12 năm 2008.
Điều 3. Thời gian thực hiện: từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai, các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giám sát việc phân bổ, giao và chấp hành dự toán ngân sách năm 2009.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa VII, kỳ họp thứ hai mươi mốt thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Nghị quyết số 49/2008/NQ-HĐND về phân bổ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2009 do Hội đồng nhân dân quận 4 ban hành
- 2 Nghị quyết số 79/2008/NQ-HĐND về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách quận Bình Tân năm 2009 do Hội đồng nhân dân quận Bình Tân ban hành
- 3 Nghị quyết 19/2006/NQ-HĐND về dự toán ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách tỉnh Bình Phước năm 2007
- 4 Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 5 Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước
- 6 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 7 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 8 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 9 Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001
- 1 Nghị quyết số 49/2008/NQ-HĐND về phân bổ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2009 do Hội đồng nhân dân quận 4 ban hành
- 2 Nghị quyết số 79/2008/NQ-HĐND về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách quận Bình Tân năm 2009 do Hội đồng nhân dân quận Bình Tân ban hành
- 3 Quyết định 2293/QĐ-UBND năm 2011 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành hết hiệu lực thi hành
- 4 Nghị quyết 19/2006/NQ-HĐND về dự toán ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách tỉnh Bình Phước năm 2007