HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/NQ-HĐND | Bà Rịa-Vũng Tàu ngày 14 tháng 12 năm 2018 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ CHÍN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội;
Căn cứ Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
Căn cứ Quyết định số 124/2012/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; quy hoạch ngành hàng, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Xét Tờ trình số 185/TTr-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết thông qua quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra số 159/BC-KTNS ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Ban Kinh tế-Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:
- Khắc phục về cơ bản 04 tồn tại lớn trong nông nghiệp là: năng suất và hiệu quả thấp; Mức độ an toàn của sản phẩm nông nghiệp không cao; thị trường tiêu thụ không ổn định; nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Có những chính sách và giải pháp hợp lý để kêu gọi các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; có cơ chế phù hợp để từng bước quản lý sản xuất nông nghiệp theo chuỗi cung ứng và nâng cấp chuỗi giá trị; gắn sản xuất nông nghiệp với đào tạo nguồn nhân lực.
- Nâng cao giá trị, hiệu quả, chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường... nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của các ngành hàng và toàn ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Hình thành nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ góp phần nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Phát triển nông nghiệp trên cơ sở khai thác hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên vô hạn như nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ; tận dụng tối đa lợi thế về địa lý kinh tế và thị trường, trên nền tảng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới nhằm xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững; gắn với quá trình đô thị hóa theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân.
- Bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu.
2.1. Tốc độ tăng giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành, lĩnh vực như sau:
Lĩnh vực | Tăng bình quân (%/năm) | |||
Giai đoạn | Giai đoạn | Giai đoạn | Thời kỳ | |
Toàn khu vực I | 4,18 | 4,11 | 4,23 | 4,17 |
Nông nghiệp | 4,07 | 4,12 | 4,03 | 4,08 |
Trồng trọt | 3,45 | 3,73 | 3,70 | 3,72 |
Chăn nuôi | 4,85 | 4,44 | 4,19 | 4,31 |
Dịch vụ nông nghiệp | 5,60 | 6,00 | 6,80 | 6,40 |
Lâm nghiệp | 1,15 | 0,98 | 2,73 | 1,85 |
Trồng và chăm sóc rừng | 3,05 | 2,60 | 2,40 | 2,50 |
Khai thác gỗ và lâm sản khác | 0,33 | 0,28 | 2,50 | 1,38 |
Thu nhặt sản phẩm từ rừng | 0,76 | 0,65 | 0,80 | 0,72 |
Dịch vụ lâm nghiệp | 5,63 | 4,80 | 5,60 | 5,20 |
Thủy sản | 4,28 | 4,12 | 4,37 | 4,24 |
Khai thác | 4,26 | 4,10 | 4,40 | 4,25 |
Nuôi trồng | 4,50 | 4,10 | 3,80 | 3,95 |
Dịch vụ thủy sản | 6,50 | 7,20 | 7,80 | 7,50 |
2.2. Tỷ lệ che phủ bằng cây xanh (đất lâm nghiệp và cây lâu năm) đạt 44% - 45%; phấn đấu ổn định tỷ lệ che phủ của rừng 13% - 14%.
2.3. Đến năm 2020, mỗi ngành hàng chủ lực ở mỗi huyện, thị xã, thành phố thành lập ít nhất 01 hợp tác xã làm đại diện để liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2020, có 30% lượng sản phẩm tiêu thụ thông qua hợp đồng, đến năm 2030, tỷ lệ này là 50%.
2.4. Xây dựng và đưa vào hoạt động 07 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
2.5. Vận động trên 50% doanh nghiệp đang hoạt động đủ các điều kiện công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đăng ký để được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
2.6. Tăng giá trị sản xuất và thu nhập trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 lên gấp 1,3 lần và năm 2030 gấp 1,5-2,0 lần so với hiện nay.
2.7. Thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư có tiềm lực về vốn, công nghệ và thị trường để đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, làm nòng cốt hỗ trợ, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật công nghệ cho người nông dân. Đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 30% giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
3. Phân vùng quy hoạch phát triển nông nghiệp:
3.1. Vùng I (Phía Bắc tỉnh): Phát triển nông nghiệp, nông thôn. Diện tích tự nhiên khoảng 90.000ha, bao gồm: một phần phường Hắc Dịch, xã Sông Xoài thuộc thị xã Phú Mỹ; một phần huyện Châu Đức (trừ diện tích các xã Nghĩa Thành, Suối Nghệ, Đá Bạc, Suối Rao) và một phần huyện Xuyên Mộc (trừ một phần các xã Bình Châu, Bưng Riềng, Xuyên Mộc, Phước Thuận và thị trấn Phước Bửu).
Định hướng phát triển: hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cao su, hồ tiêu, cây ăn quả đặc sản, rau an toàn, các vùng chăn nuôi tập trung cho các trang trại, doanh nghiệp với phương thức chăn nuôi công nghiệp; xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; trồng cây lâm nghiệp theo quy hoạch 03 loại rừng; xây dựng mô hình vườn cây ăn quả đặc sản kết hợp du lịch sinh thái; nuôi thủy sản nước ngọt.
3.2. Vùng II (Phía Nam tỉnh): Phát triển nông nghiệp đô thị phục vụ du lịch, công nghiệp và kinh tế biển: diện tích tự nhiên khoảng 108.000ha bao gồm một phần thị xã Phú Mỹ (phần các xã); toàn bộ thành phố Bà Rịa, huyện Long Điền, huyện Đất Đỏ, huyện Côn Đảo, thành phố Vũng Tàu và một phần huyện Xuyên Mộc (một phần các xã Bình Châu, Bưng Riềng, Xuyên Mộc, Phước Thuận và thị trấn Phước Bửu).
Định hướng: phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái, ứng dụng công nghệ cao; trồng các loại rau, hoa, cây cảnh, trái cây đặc sản, nuôi trồng sinh vật cảnh, tạo mảng xanh đô thị... làm hậu cần cho du lịch, công nghiệp và kinh tế biển.
4. Phương án quy hoạch các ngành, lĩnh vực:
4.1. Ngành thủy sản:
a) Khai thác thủy sản:
- Khuyến khích đóng mới các loại tàu công suất lớn trên 400CV để khai thác ngoài khơi; duy trì và phát triển các nghề có hiệu quả cao như: lưới vây, lưới rê và câu khơi; giữ ổn định và không khuyến khích đóng mới loại phương tiện có công suất dưới 400CV. Khuyến khích đóng mới tàu cá bằng các loại vật liệu như tàu vỏ thép, tàu composite và một số vật liệu mới khác khi có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
- Cơ cấu nghề chuyển đổi theo hướng phát triển đánh bắt xa bờ. Tăng cường nghề khai thác có tính chọn lọc cao, giảm thiểu những nghề mang tính sát hại nguồn lợi, hủy hoại môi trường, nhất là những phương tiện hoạt động ở vùng nước ven bờ.
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại cho tàu cá, đặc biệt là nâng cấp hầm bảo quản lạnh.
b) Nuôi trồng thủy sản:
- Nuôi nước ngọt: Tăng diện tích nuôi trồng ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, thuộc diện tích của đất nông nghiệp bao gồm diện tích nuôi ao trong các đất thổ cư, nuôi cá mặt nước lớn trên hồ chứa thủy lợi, nuôi trong các ruộng trũng, mương vườn; đối tượng khuyến khích nuôi là các loại cá nước ngọt và thủy đặc sản.
- Nuôi nước lợ: Vùng nuôi tập trung chủ yếu tại các hạ lưu sông Chà Và, sông Dinh, sông Rạch Tranh và các khu đất trũng nhiễm mặn giáp theo các cửa sông; các khu rừng ngập mặn ven biển.
- Nuôi ngoài biển: Chủ yếu ở huyện Côn Đảo sẽ phát triển nuôi có chọn lọc ở vịnh Côn Sơn, vịnh Bến Đầm và vịnh Đông Bắc; đối tượng nuôi chủ yếu là ngọc trai và một số thủy đặc sản phục vụ khách du lịch.
c) Dịch vụ thủy sản:
- Quy hoạch khu công nghiệp chế biến tập trung: thu hút các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng; cơ cấu lại sản lượng thủy sản chế biến theo hướng tăng nhóm hàng đông lạnh, đồ hộp, nhóm hàng khô có giá trị và chất lượng cao; giảm chế biến bột cá; nâng cấp và đổi mới thiết bị và dây chuyền công nghệ theo hướng chế biến thủy sản ứng dụng công nghệ cao.
- Tăng số lượng tàu làm dịch vụ thu mua hải sản trên biển để đảm bảo thu mua được 65% - 70% sản lượng khai thác của ngư dân khai thác.
- Quy hoạch mạng lưới cung ứng giống thủy sản với các trại giống tôm, cá biển tập trung ở các huyện Đất Đỏ và Xuyên Mộc. Trại sản xuất nuôi dưỡng cá nước ngọt và thủy đặc sản ở các huyện Đất Đỏ, Xuyên Mộc và thành phố Bà Rịa.
4.2. Ngành nông nghiệp:
a) Trồng trọt:
- Giảm diện tích lúa để tăng diện tích trồng rau thực phẩm, hoa cây cảnh. Giảm diện tích cao su và một phần diện tích đất rừng sản xuất để tăng nhanh diện tích cây ăn quả các loại (trong đó có các loại cây chủ lực như nhãn xuồng, mãng cầu ta, sầu riêng, thanh long ruột đỏ và bưởi da xanh). Ổn định diện tích trồng hồ tiêu; tăng thêm diện tích trồng cây ăn quả.
- Tạo quỹ đất để kêu gọi, phát triển doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 5.192,95ha (đất công chưa cho thuê, đất đã cho các doanh nghiệp thuê để trồng cao su, trồng rừng sản xuất) tại Châu Đức, Xuyên Mộc, Đất Đỏ và thị xã Phú Mỹ.
- Các loại cây trồng chủ lực gồm hồ tiêu, rau, hoa cây cảnh, cây ăn quả đặc sản (nhãn xuồng, mãng cầu ta, bưởi da xanh, thanh long ruột đỏ…) và cao su.
b) Chăn nuôi:
- Các loại vật nuôi chính gồm: heo, gà, bò và dê. Chuyển hướng sang chăn nuôi trang trang trại và doanh nghiệp; ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Xắp xếp các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm đối với từng địa phương; khuyến khích các doanh nghiệp bổ sung dự án đầu tư cơ sở giết mổ với quy trình giết mổ công nghiệp, hiện đại, tham gia chuỗi liên kết từ chăn nuôi - giết mổ - sơ chế, chế biến – phân phối, bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và hướng tới xuất khẩu.
c) Dịch vụ nông nghiệp:
- Quy hoạch các loại hình dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gồm: dịch vụ cung ứng giống cây trồng, vật nuôi; dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp; dịch vụ cơ khí, vận tải nông thôn; các dịch vụ khuyến nông, thú y và tư vấn nông nghiệp; dịch vụ về thị trường và tiêu thụ sản phẩm...
4.3. Ngành lâm nghiệp:
- Rà soát chuyển đổi hợp đồng giao khoán từ Nghị định số 135/2015/NĐ-CP sang Nghị định số 168/2016/NĐ-CP của Chính phủ về giao khoán rừng trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp.
- Trồng mới 5.745,89ha; trong đó, trồng mới rừng đặc dụng, phòng hộ 586,07ha, trồng nâng cao chất lượng rừng phòng hộ, đặc dụng 606,76ha, trồng rừng thay thế 2.154,06ha, trồng rừng ngập mặn 150ha, trồng rừng sản xuất (trồng lại sau khai thác) 2.239 ha và trồng rừng bảo vệ hồ thủy lợi 10 ha.
- Rà soát, quy hoạch các cơ sở chế biến gỗ trên toàn tỉnh theo nhóm sản phẩm chủ yếu. Đầu tư công nghệ tiên tiến, chuyển từ chế biến cơ lý sang chế biến cơ lý hóa tổng hợp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm.
- Tiếp tục thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn toàn tỉnh. Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng, đầu tư phương tiện, máy móc thiết bị, xây dựng các công trình phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng.
4.4. Ngành diêm nghiệp:
Quy hoạch diện tích làm muối trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 là 800ha, đến năm 2025 giảm còn 620ha và đến năm 2030 giảm còn 380ha; trong đó, diện tích muối sản xuất theo phương pháp trải bạt là 100ha và không phát triển muối công nghiệp. Nâng năng suất bình quân từ 70 tấn/ha năm 2017 lên 75 tấn/ha năm 2020 và 80 tấn/ha năm 2025 và ổn định đến năm 2030. Sản lượng muối năm 2020 là 60.000 tấn, năm 2025 là 49.600 tấn và năm 2030 là 30.400 tấn.
(Kèm theo Phụ lục các chỉ tiêu quy hoạch và Bản đồ quy hoạch).
5. Danh mục các đề án và dự án ưu tiên đầu tư:
5.1. Triển khai thực hiện các dự án đã đề xuất trong Đề án số 04-ĐA/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
5.2. Dự án đầu tư xây dựng chợ cá đầu mối trong Trung tâm nghề cá tại Gò Găng, xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu.
5.3. Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm nghề cá tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
5.4. Dự án cơ giới hóa nông nghiệp, ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước và công nghệ sau thu hoạch.
5.5. Đề án di dời các trang trại, gia trại chăn nuôi vào vùng quy hoạch.
5.6. Dự án chuyển đổi phương thức chăn nuôi từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại, doanh nghiệp.
5.7. Dự án đầu tư xây dựng chuỗi liên kết giá trị gia tăng trong chăn nuôi và chuỗi liên kết an toàn vệ sinh thực phẩm trong chăn nuôi.
5.8. Đề án phát triển nông nghiệp đô thị, tiến tới hình thành nền nông nghiệp thông minh.
5.9. Đề án ngăn chặn, khắc phục tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu.
6. Các nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch:
- Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách.
- Nhóm giải pháp về đào tạo và bố trí sử dụng nguồn nhân lực.
- Nhóm giải pháp về khoa học – công nghệ.
- Nhóm giải pháp nâng cao giá trị hàng nông sản trong bảo quản, chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch.
- Nhóm giải pháp về đổi mới cơ cấu vốn đầu tư.
- Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng.
- Nhóm giải pháp về tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết.
- Nhóm giải pháp về xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm.
- Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đầu tư công. Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện cụ thể các nhóm giải pháp trên.
7. Kinh phí thực hiện và phân kỳ đầu tư:
7.1. Kinh phí thực hiện: Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ước cần 61.260,62 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn ngân sách (bao gồm: trung ương, tỉnh, huyện): Chiếm 12%, trong đó tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến nông, xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư…
- Vốn tín dụng: Chiếm 40%.
- Vốn tự có của doanh nghiệp, nông hộ, chủ trang trại, kinh tế hợp tác…: Chiếm 40%.
- Các nguồn vốn khác (Vốn liên doanh, liên kết, kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài…: Chiếm 8%.
7.2. Phân kỳ đầu tư: Dự kiến phân kỳ đầu tư phát triển ngành nông nghiệp theo giai đoạn, phân theo ngành, lĩnh vực như sau:
Hạng mục | Nhu cầu vốn đầu tư (Tỷ đồng) | |||
2017-2020 | 2021-2025 | 2026-2030 | Cộng | |
Phân theo ngành | 13.011,63 | 22.035,25 | 26.213,75 | 61.260,62 |
Thủy sản | 6.931,14 | 13.792,50 | 16.940,47 | 37.664,11 |
Nông nghiệp | 6.072,14 | 8.228,15 | 9.231,11 | 23.531,40 |
Lâm nghiệp | 7,90 | 13,85 | 41,42 | 63,16 |
Diêm nghiệp | 0,45 | 0,75 | 0,75 | 1,95 |
Phân theo nguồn vốn | 13.011,63 | 22.035,25 | 26.213,75 | 61.260,62 |
Vốn ngân sách | 1.561,40 | 2.644,23 | 3.145,65 | 7.351,27 |
Vốn tự có | 5.204,65 | 8.814,10 | 10.485,50 | 24.504,25 |
Vốn tín dụng | 5.204,65 | 8.814,10 | 10.485,50 | 24.504,25 |
Nguồn khác | 1.040,93 | 1.762,82 | 2.097,10 | 4.900,85 |
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Khóa VI, Kỳ họp thứ Chín thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 14 tháng 12 năm 2018./.
| CHỦ TỊCH |
TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 38/NQ-HĐND ngày 14/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
Stt | Chỉ tiêu | HT. 2017 | KH. 2020 | QH. 2025 | ĐH. 2030 |
A | Sử dụng đất nông nghiệp |
|
|
|
|
I | Đất nông nghiệp (ha) | 146.019 | 129.432 | 121.463 | 117.272 |
1 | Đất sản xuất nông nghiệp | 105.159 | 94.555 | 86.818 | 82.587 |
1.1 | Đất trồng cây hàng năm | 29.343 | 26.261 | 23.586 | 22.355 |
| - Đất trồng lúa | 12.632 | 11.997 | 10.370 | 9.750 |
| - Đất trồng cây hàng năm khác | 16.711 | 14.264 | 13.216 | 12.605 |
1.2 | Đất trồng cây lâu năm | 75.816 | 68.294 | 63.232 | 60.232 |
| * Cây công nghiệp lâu năm | 49.288 | 44.779 | 41.710 | 39.040 |
| * Cây ăn quả | 7.183 | 9.427 | 12.167 | 14.992 |
| * Cây lâu năm khác | 19.345 | 14.088 | 9.355 | 6.200 |
2 | Đất lâm nghiệp | 33.794 | 27.675 | 27.675 | 27.675 |
2.1 | Đất rừng sản xuất | 4.458 | 2.516 | 2.516 | 2.516 |
2.2 | Đất rừng phòng hộ | 12.574 | 8.559 | 8.559 | 8.559 |
2.3 | Đất rừng đặc dụng | 16.762 | 16.600 | 16.600 | 16.600 |
3 | Đất nuôi trồng thủy sản | 5.148 | 4.712 | 4.570 | 4.550 |
4 | Đất làm muối | 1.142 | 800 | 620 | 380 |
5 | Đất nông nghiệp khác | 775 | 1.691 | 1.780 | 2.080 |
II | Đất phi nông nghiệp (ha) | 49.467 | 68.148 | 76.314 | 80.675 |
III | Đất chưa sử dụng (ha) | 2.612 | 517 | 320 | 150 |
B | Khai thác thủy sản |
|
|
|
|
I | Số lượng tàu thuyền (chiếc) | 6.284 | 5.000 | 5.000 | 5.000 |
1 | Phân theo nhóm công suất | 6.284 | 5.000 | 5.000 | 5.000 |
- | < 20 CV (chiếc) | 1.558 | 600 | 500 | 400 |
- | 20 ÷< 50 CV (chiếc) | 1.333 | 750 | 650 | 500 |
- | 50 ÷< 90 CV (chiếc) | 297 | 200 | 150 | 100 |
- | 90 ÷<400 CV (chiếc) | 1.374 | 1.300 | 1.200 | 1.100 |
| >400 CV (chiếc) | 1.722 | 2.150 | 2.500 | 2.900 |
2 | Phân theo nghề khai thác | 6.284 | 5.000 | 5.000 | 5.000 |
- | Nghề lưới kéo (chiếc) | 1.700 |
|
|
|
- | Nghề lưới rê (chiếc) | 502 | 509 | 500 | 500 |
- | Nghề lưới vây (chiếc) | 254 | 1.041 | 1.050 | 1.050 |
- | Nghề câu (chiếc) | 919 | 1.950 | 1.950 | 1.950 |
- | Họ nghề khác (chiếc) | 2.909 | 1.500 | 1.500 | 1.500 |
II | Tổng công suất (Cv) | 1.404.777 | 1.500.000 | 1.831.000 | 2.000.000 |
- | < 20 CV (chiếc) | 14.022 | 9.000 | 7.000 | 6.000 |
- | 20 ÷< 50 CV (chiếc) | 37.324 | 21.000 | 18.000 | 14.000 |
| 50 ÷< 90 CV (chiếc) | 18.414 | 12.000 | 9.000 | 6.000 |
- | 90 ÷<400 CV (chiếc) | 331.134 | 322.000 | 297.000 | 264.000 |
- | >400 CV (chiếc) | 1.003.883 | 1.136.000 | 1.500.000 | 1.710.000 |
III | Sản lượng khai thác (tấn) | 322.955 | 323.000 | 325.000 | 330.000 |
| Tôm các loại | 9.930 | 9.950 | 10.000 | 11.000 |
| Cá các loại | 259.232 | 259.250 | 261.000 | 264.000 |
| Thủy sản lhác | 53.793 | 53.800 | 54.000 | 55.000 |
C | Nuôi trồng thủy sản |
|
|
|
|
I | Tổng diện tích nuôi (ha) | 6.883 | 6.800 | 6.000 | 6.000 |
1 | Phân theo loại thủy sản (ha) | 6.883 | 6.800 | 6.000 | 6.000 |
| Nuôi tôm | 4.039 | 4.000 | 3.500 | 3.500 |
| Nuôi cá | 2.327 | 2.300 | 2.000 | 2.000 |
| Nuôi thủy sản khác | 517 | 500 | 500 | 500 |
2 | Phân theo phương thức nuôi (ha) | 6.883 | 6.800 | 6.000 | 6.000 |
| Thâm canh | 620 | 650 | 700 | 800 |
| Bán thâm canh | 1.549 | 1.500 | 1.500 | 1.500 |
| Quảng canh cải tiến | 4.714 | 4.650 | 3.800 | 3.700 |
3 | Phân theo loại nước nuôi (ha) | 15.383 | 6.800 | 6.000 | 6.000 |
| Nước Ngọt | 1.732 | 1.800 | 2.000 | 2.500 |
| Nước mặn, lợ | 13.651 | 5.000 | 4.000 | 3.500 |
4 | Nuôi lồng bè (lồng) | 8.500 | 9.000 | 9.500 | 10.000 |
II | Sản lượng thủy sản nuôi (tấn) | 16.319 | 17.000 | 20.000 | 22.500 |
| Tôm các loại | 5.010 | 5.200 | 6.000 | 7.000 |
| Cá các loại | 7.230 | 7.300 | 9.000 | 10.000 |
| Thủy sản khác | 4.079 | 4.500 | 5.000 | 5.500 |
D | Trồng trọt |
|
|
|
|
| Tổng diện tích gieo trồng (ha) | 137.822 | 128.235 | 121.920 | 117.451 |
I | Cây hàng năm (ha) | 62.006 | 59.941 | 58.688 | 57.219 |
1 | Lúa (ha) | 24.745 | 24.195 | 22.560 | 20.600 |
| Năng suất (tấn/ha) | 4,94 | 5,19 | 5,54 | 5,9 |
| Sản lượng (tấn) | 122.124 | 125.634 | 125.076 | 121.630 |
2 | Rau đậu các loại (ha) | 9.760 | 12.721 | 15.390 | 18.036 |
| Năng suất (tấn/ha) | 16,29 | 18,26 | 20,53 | 23,44 |
| Sản lượng (tấn) | 159.016 | 232.347 | 316.020 | 422.727 |
3 | Hoa, cây cảnh các loại (ha) | 220 | 300 | 440 | 660 |
4 | Cây TAGS và HN khác (ha) | 5.095 | 3.705 | 3.255 | 2.836 |
II | Cây lâu năm (ha) | 75.816 | 68.294 | 63.232 | 60.232 |
1 | Cao su tổng số (ha) | 21.725 | 19.780 | 18.600 | 17.500 |
| Diện tích thu hoạch (ha) | 11.553 | 14.287 | 14.761 | 16.081 |
| Năng suất (tấn/ha) | 1,28 | 1,51 | 1,7 | 1,9 |
| Sản lượng (tấn) | 14.768 | 21.529 | 25.126 | 30.486 |
2 | Hồ tiêu tổng số (ha) | 12.690 | 12.620 | 12.610 | 12.600 |
| Diện tích thu hoạch (ha) | 9.834 | 10.880 | 11.222 | 11.363 |
| Năng suất (tấn/ha) | 1,92 | 2,04 | 2,26 | 2,46 |
| Sản lượng (tấn) | 18.885 | 22.219 | 25.320 | 28.003 |
3 | Cà phê tổng số (ha) | 5.698 | 4.709 | 4.205 | 3.600 |
| Diện tích thu hoạch (ha) | 5.468 | 4.412 | 3.933 | 3.384 |
| Năng suất (tấn/ha) | 1,91 | 1,98 | 2,11 | 2,22 |
| Sản lượng (tấn) | 10.469 | 8.725 | 8.285 | 7.501 |
4 | Điều tổng số (ha) | 9.175 | 7.670 | 6.295 | 5.340 |
| Diện tích thu hoạch (ha) | 8.909 | 7.006 | 5.877 | 4.982 |
| Năng suất (tấn/ha) | 1,33 | 1,49 | 1,61 | 1,78 |
| Sản lượng (tấn) | 11.836 | 10.407 | 9.467 | 8.882 |
5 | Cây ăn quả tổng số (ha) | 7.183 | 9.427 | 12.167 | 14.992 |
| Diện tích thu hoạch (ha) | 6.033 | 7.489 | 10.237 | 12.825 |
| Năng suất (tấn/ha) | 7,38 | 8,97 | 11,13 | 13,67 |
| Sản lượng (tấn) | 44.514 | 67.176 | 113.895 | 175.381 |
5.1 | Nhãn tổng số (ha) | 1.184 | 1.480 | 1.810 | 2.390 |
| Diện tích thu hoạch (ha) | 1.040 | 1.306 | 1.597 | 2.117 |
| Năng suất (tấn/ha) | 7,69 | 8,26 | 9,87 | 11,78 |
| Sản lượng (tấn) | 7.994 | 10.784 | 15.770 | 24.938 |
Trong đó | Nhãn xuồng (ha) | 866 | 1.015 | 1.243 | 1.560 |
| Diện tích thu hoạch (ha) | 783 | 919 | 1.126 | 1.413 |
| Năng suất (tấn/ha) | 6,7 | 7,69 | 8,94 | 10,42 |
| Sản lượng (tấn) | 5.251 | 7.061 | 10.065 | 14.725 |
5.2 | Mãng cầu ta (ha) | 512 | 822 | 1.132 | 1.502 |
| Diện tích thu hoạch (ha) | 463 | 745 | 1.024 | 1.360 |
| Năng suất (tấn/ha) | 6,49 | 7,83 | 9,71 | 12,48 |
| Sản lượng (tấn) | 3.005 | 5.839 | 9.942 | 16.973 |
5.3 | Sầu riêng (ha) | 297 | 800 | 1.790 | 2.850 |
| Diện tích thu hoạch (ha) | 251 | 377 | 1.182 | 2.159 |
| Năng suất (tấn/ha) | 6,69 | 8,54 | 10,51 | 13,38 |
| Sản lượng (tấn) | 1.676 | 3.223 | 12.424 | 28.888 |
5.4 | Xoài (ha) | 618 | 835 | 920 | 1.015 |
| Diện tích thu hoạch (ha) | 361 | 671 | 824 | 910 |
| Năng suất (tấn/ha) | 7,33 | 7,81 | 11,14 | 13,3 |
| Sản lượng (tấn) | 2.647 | 5.238 | 9.183 | 12.109 |
5.5 | Bưởi và cây ăn quả có múi (ha) | 211 | 735 | 860 | 1.020 |
| Diện tích thu hoạch (ha) | 169 | 282 | 756 | 890 |
| Năng suất (tấn/ha) | 7,12 | 8,99 | 10,92 | 12,96 |
| Sản lượng (tấn) | 1.204 | 2.533 | 8.253 | 11.532 |
5.6 | Thanh long (ha) | 281 | 350 | 550 | 650 |
| Diện tích thu hoạch (ha) | 199 | 276 | 412 | 547 |
| Năng suất (tấn/ha) | 16,4 | 19,08 | 22,22 | 24,33 |
| Sản lượng (tấn) | 3.270 | 5.259 | 9.150 | 13.308 |
5.7 | Cây ăn quả khác (ha) | 4.080 | 4.405 | 5.105 | 5.565 |
| Diện tích thu hoạch (ha) | 3.550 | 3.833 | 4.442 | 4.842 |
| Năng suất (tấn/ha) | 6,96 | 8,95 | 11,07 | 13,97 |
| Sản lượng (tấn) | 24.718 | 34.300 | 49.171 | 67.633 |
6 | Diện tích cây lâu năm khác (ha) | 19.345 | 14.088 | 9.355 | 6.200 |
E | Chăn nuôi |
|
|
|
|
I | Quy mô đàn (con) |
|
|
|
|
1 | Đàn trâu | 521 | 397 | 285 | 200 |
2 | Đàn bò | 40.987 | 43.590 | 44.530 | 50.210 |
| Bò sữa | 429 | 3.800 | 5.200 | 6.500 |
| Cái vắt sữa | 386 | 2.820 | 4.360 | 5.100 |
3 | Đàn heo | 379.187 | 383.000 | 392.800 | 404.500 |
| Heo nái | 28.619 | 40.978 | 40.792 | 39.945 |
4 | Đàn dê | 54.168 | 63.000 | 73.575 | 84.000 |
5 | Đàn gia cầm | 4.222.000 | 4.580.000 | 5.112.000 | 5.812.000 |
| Đàn gà | 2.939.275 | 3.461.000 | 4.171.000 | 5.000.000 |
| Gà đẻ | 682.668 | 943.032 | 1.081.116 | 1.219.880 |
| Đàn vịt, ngan ngỗng | 1.282.725 | 1.119.000 | 941.000 | 812.000 |
| Vịt đẻ | 467.395 | 400.314 | 336.497 | 290.246 |
II | Sản phẩm chăn nuôi |
|
|
|
|
1 | Thịt hơi các loại (tấn) | 90.404 | 103.293 | 113.412 | 121.388 |
1.1 | Thịt trâu | 18 | 16 | 12 | 8 |
1.2 | Thịt bò | 5.004 | 7.161 | 7.079 | 7.866 |
1.3 | Thịt heo | 65.145 | 74.124 | 80.464 | 82.860 |
1.4 | Thịt dê | 655 | 788 | 920 | 1.050 |
1.5 | Thịt gà | 16.552 | 18.545 | 22.701 | 27.673 |
1.6 | Thịt vịt, ngan ngỗng | 3.030 | 2.660 | 2.237 | 1.930 |
2 | Trứng gia cầm (ngàn quả) | 151.233 | 176.636 | 186.400 | 198.561 |
3 | Sữa bò tươi (tấn) | 502 | 3.882 | 5.992 | 7.035 |
F | Lâm nghiệp |
|
|
|
|
| Đất lâm nghiệp (ha) | 33.794 | 27.675 | 27.675 | 27.675 |
1 | Đất rừng sản xuất (ha) | 4.458 | 2.516 | 2.516 | 2.516 |
2 | Đất rừng phòng hộ (ha) | 12.574 | 8.559 | 8.559 | 8.559 |
3 | Đất rừng đặc dụng (ha) | 16.762 | 16.600 | 16.600 | 16.600 |
G | Diêm nghiệp |
|
|
|
|
1 | Diện tích làm muối (ha) | 879 | 800 | 620 | 380 |
2 | Sản lượng muối (tấn) | 61.530 | 60.000 | 49.600 | 30.400 |
- 1 Nghị quyết 221/2018/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch nông nghiệp, phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 2 Nghị quyết 117/NQ-CP năm 2018 về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3 Nghị quyết 112/NQ-HĐND năm 2018 thông qua điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 4 Quyết định 807/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch đổi mới, phát triển hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp gắn với thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2018-2020
- 5 Quyết định 157/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025
- 6 Quyết định 1819/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 3796/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua Đổi mới, phát triển hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm 2012 góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 8 Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước
- 9 Nghị định 135/2015/NĐ-CP Quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
- 10 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015
- 11 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 12 Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 13 Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14 Quyết định 124/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15 Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 16 Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 1 Quyết định 3796/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua Đổi mới, phát triển hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm 2012 góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2 Quyết định 157/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025
- 3 Quyết định 807/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch đổi mới, phát triển hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp gắn với thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2018-2020
- 4 Nghị quyết 221/2018/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch nông nghiệp, phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 5 Nghị quyết 112/NQ-HĐND năm 2018 thông qua điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030