Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/2018/NQ-HĐND

Quảng Bình, ngày 08 tháng 12 năm 2018

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 8

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về việc thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Qua xem xét Tờ trình số 1941/TTr-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Bình đến 2020, định hướng đến năm 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Bình đến 2020, định hướng đến năm 2025 (Có nội dung Quy hoạch kèm theo).

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này. Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề phát sinh, Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Điều 4. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khoá XVII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2018 và có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 12 năm 2018 /.

 

 

CHỦ TỊCH




Hoàng Đăng Quang

 

NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

(Kèm theo Nghị quyết số 44/2018/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình, khóa XVII, kỳ họp thứ 8)

I. Hiện trạng rừng và sử dụng đất

1. Diện tích rừng và các loại đất, loại rừng

Tổng diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp hiện là: 641.462,54 ha, trong đó: Đất có rừng 530.133,53 ha; đất chưa có rừng 111.329,01 ha.

Phân theo các loại rừng sau: Rừng đặc dụng: 121.952,06 ha; rừng phòng hộ: 176.417,62 ha; rừng sản xuất: 343.092,86 ha.

2. Trữ lượng rừng

Tổng trữ lượng rừng là 51.833.388 m3. Trong đó: Rừng tự nhiên 49.065.381 m3, rừng trồng 2.768.007 m3.

3. Kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp: 615.530,15 ha. Trong đó:

- Rừng đặc dụng: 144.310,83 ha.

- Rừng phòng hộ: 151.888,88 ha.

- Rừng sản xuất: 319.330,44 ha.

II. Nội dung điều chỉnh, định hướng quy hoạch

1. Mục tiêu, nhiệm vụ

1.1. Mục tiêu

Phát triển lâm nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Nâng cao năng suất, chất lượng của các loại rừng; góp phần đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Giảm vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, giảm diện tích rừng bị thiệt hại do các nguyên nhân. Tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích, từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo cho người dân tham gia sản xuất lâm nghiệp. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trư­ởng giá trị sản xuất lâm nghiệp 5,0 - 5,5%/năm.

1.2. Nhiệm vụ

Hạng mục

Đơn vị tính

Khối lượng phân theo giai đoạn

2008 - 2017

2018 - 2025

Tổng khối lượng

Bình quân/ năm

Tổng khối lượng

Bình quân/ năm

1. Bảo vệ rừng

Ha

7.162.311

550.947

4.329.834

541.229

- Rừng tự nhiên

Ha

5.945.264

457.328

3.798.002

474.750

- Rừng trồng

Ha

1.217.047

93.619

531.832

66.479

2. Phát triển rừng

 

 

 

 

 

2.1. Trồng rừng

Ha

49.000

3.769

68.100

8.513

2.1.1. Rừng đặc dụng

Ha

-

-

-

-

2.1.2. Rừng phòng hộ

Ha

2.500

192

1.500

188

- Trồng mới rừng phòng hộ

Ha

2.500

192

1.500

188

2.1.3. Rừng sản xuất

Ha

46.500

3.577

66.600

8.325

- Trồng mới rừng gỗ lớn

Ha

-

-

2.500

313

- Trồng mới rừng gỗ nguyên liệu

Ha

17.500

1.346

8.600

1.075

- Trồng lại rừng gỗ lớn sau khai thác

Ha

-

-

9.700

1.213

- Trồng lại rừng gỗ nguyên liệu sau khai thác

Ha

27.000

2.077

43.300

5.413

- Trồng lại rừng trồng chưa thành rừng

Ha

-

-

2.100

263

- Trồng cây phân tán (quy đổi)

Ha

2.000

154

400

50

2.2. Nâng cấp rừng phòng hộ

Ha

-

-

1.200

150

- Rừng phòng hộ

Ha

-

-

1.200

150

2.3. Cải tạo rừng

Ha

20.000

1.539

-

-

+ Rừng phòng hộ

Ha

5.000

385

-

-

+ Rừng sản xuất

Ha

15.000

1.154

-

-

2.4. Chuyển hóa rừng trồng gỗ lớn

Ha

-

-

4.800

600

+ Rừng sản xuất

Ha

-

-

4.800

600

2.5. Khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên

Ha

15.000

1.154

24.670

3.084

- Rừng phòng hộ

Ha

11.000

846

24.670

3.084

- Rừng sản xuất

Ha

4.000

308

-

-

2.6. Nuôi dưỡng rừng

Ha

20.000

1.538

7.500

938

+ Rừng trồng phòng hộ

Ha

10.000

769

-

-

+ Rừng tự nhiên sản xuất

Ha

10.000

769

7.500

938

2.7. Làm giàu rừng tự nhiên

Ha

5.000

385

6.600

825

+ Rừng phòng hộ

Ha

1.000

77

-

-

+ Rừng sản xuất

Ha

4.000

308

6.600

825

3. Khai thác sử dụng rừng

 

 

 

 

 

3.1. Khai thác gỗ

m3

3.180.000

244.615

5.400.717

675.090

- Khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên

m3

180.000

13.846

-

-

- Khai thác rừng trồng gỗ lớn

m3

-

-

225.000

28.125

- Khai thác rừng trồng gỗ nguyên liệu

m3

2.860.000

220.000

2.992.500

374.063

- Khai thác cây trồng phân tán

m3

140.000

10.769

1.295.664

161.958

3.2. Khai thác lâm sản ngoài gỗ

tấn

448.000

34.462

36.700

4.588

- Nhựa thông

tấn

58.000

4.462

10.500

1.313

- Song, mây các loại

tấn

110.000

8.462

6.200

775

- Dược liệu

tấn

-

-

4.000

500

- Lâm sản ngoài gỗ khác

tấn

280.000

21.538

16.000

2.000

4. Chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ

 

 

 

 

-

- Khối lượng gỗ lớn qua chế biến

m3

-

-

180.000

22.500

- Khối lượng gỗ nguyên liệu qua chế biến

m3

1.100.000

84.615

2.394.000

299.250

- Khối lượng lâm sản ngoài gỗ qua chế biến

tấn

710.000

54.615

29.360

3.670

5. Các nhiệm vụ hỗ trợ

 

 

 

 

-

- Mở mới đường lâm nghiệp

Km

710

55

25

3

- Đường ranh cản lửa

Km

720

55

100

13

- Chòi canh lửa

Chòi

150

12

10

1

- Trạm quản lý bảo vệ rừng

Trạm

50

4

12

2

- Sản xuất cây giống trồng rừng

Nghìn cây

151.800

11.677

152.462

19.058

2. Điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

(1). Điều chỉnh lại quy mô (theo hướng giảm) đất quy hoạch cho mục tiêu lâm nghiệp phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 theo Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND ; (2). Điều chỉnh tăng quy mô và giải pháp bảo vệ rừng tự nhiên trên phạm vi toàn tỉnh; (3). Điều chỉnh quy mô và bổ sung mục tiêu trồng rừng sản xuất gỗ lớn trên phạm vi toàn tỉnh; (4). Điều chỉnh kế hoạch sử dụng rừng trong đó cắt bỏ nhiệm vụ khai thác gỗ rừng tự nhiên và tăng sản lượng khai thác gỗ rừng trồng. (5). Bổ sung diện tích có rừng tự nhiên ngoài quy hoạch của kỳ quy hoạch trước; (6). Bổ sung quy hoạch vùng trồng rừng gỗ lớn tại 8 huyện, thị xã, thành phố; (7). Bổ sung các chính sách, cơ chế mới để bảo vệ và phát triển rừng.

2.1. Bảo vệ rừng

2.1.1. Đối tượng rừng cần bảo vệ: Diện tích có rừng tự nhiên, rừng trồng.

2.1.2. Khối lượng rừng cần bảo vệ theo loại rừng

Trong kỳ quy hoạch thực hiện bảo vệ 4.329.834 lượt ha. Trong đó: Rừng đặc dụng: 1.109.274 lượt ha; rừng phòng hộ: 1.138.195 lượt ha; rừng sản xuất: 2.082.365 lượt ha.

2.1.3. Giải pháp bảo vệ rừng

Bảo vệ rừng đối với tất cả các diện tích có rừng trên địa bàn tỉnh, tăng cường phòng cháy chữa cháy rừng; khoán bảo vệ rừng đối với diện tích do các chủ rừng và UBND cấp xã quản lý. Ưu tiên khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu và các cộng đồng dân cư; xây dựng cơ sở hạ tầng cho bảo vệ rừng; thành lập các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, các tổ xung kích chữa cháy rừng. Tăng cường tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng; thực hiện tốt theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, các tổ đội bảo vệ rừng cơ sở.

2.2. Phát triển rừng

2.2.1. Trồng rừng

2.2.1.1. Đối tượng trồng rừng: Đất trống được quy hoạch rừng phòng hộ và rừng sản xuất và diện tích sau khai thác rừng trồng.

2.2.1.2. Khối lượng nhiệm vụ và tiến độ trồng rừng, trồng nâng cấp:

Khối lượng trồng rừng giai đoạn 2018 - 2025 là: 69.300 ha. Trong đó: Trồng rừng: 68.100 ha; nâng cấp rừng phòng hộ: 1.200 ha.

- Giai đoạn 2018 - 2020: Trồng 25.150 ha, bình quân 8.383,3 ha/năm.

- Giai đoạn 2021 - 2025: Trồng 44.150 ha, bình quân 8.830 ha/năm.

2.2.1.3. Biện pháp kỹ thuật

- Đối với trồng rừng phòng hộ: Cơ cấu cây trồng là cây có chu kỳ dài. Phương thức trồng hỗn giao.

- Đối với trồng rừng sản xuất: Mục tiêu của trồng rừng sản xuất là tập trung phát triển trồng rừng nguyên liệu cho chế biến gỗ tinh sâu; áp dụng các tiến bộ KHKT về giống và thâm canh rừng trồng.

2.2.2. Khoanh nuôi phục hồi rừng

2.2.2.1. Đối tượng khoanh nuôi phục hồi rừng

Là một phần diện tích chưa có rừng nhưng có cây tái sinh thuộc rừng phòng hộ. Diện tích này do các Ban quản lý rừng phòng hộ đang quản lý.

2.2.2.2. Khối lượng nhiệm vụ và tiến độ khoanh nuôi phục hồi

Khối lượng khoanh nuôi phục hồi rừng giai đoạn 2018 - 2025 là 24.670 ha. Bình quân mỗi năm thực hiện 3.084 ha.

2.2.3. Nuôi dưỡng rừng

2.2.3.1. Đối tượng nuôi dưỡng rừng

Rừng tự nhiên sản xuất có kiểu trạng thái rừng IIIA2 (thuộc khối rừng trung bình), kiểu trạng thái IIIA1 (thuộc khối rừng nghèo và có trữ lượng bình quân > 100 m3/ha), kiểu trạng thái IIB có mật độ cây tái sinh mục đích > 800 cây/ha.

2.2.3.2. Khối lượng nhiệm vụ và tiến độ nuôi dưỡng rừng

Diện tích nuôi dưỡng rừng là 7.500 ha (bình quân 1.500 ha/năm) và tập trung cho giai đoạn 2021 - 2025.

2.2.3.3. Biện pháp kỹ thuật

Chặt tỉa thưa loại trừ cây phẩm chất xấu, cây phi mục đích, điều chỉnh tổ thành và mật độ hợp lý cho từng giai đoạn để rừng đạt năng suất, chất lượng theo yêu cầu của mỗi loại rừng.

2.2.4. Làm giàu rừng

2.2.4.1. Đối tượng làm giàu rừng

Là rừng tự nhiên thuộc khu vực rừng sản xuất trên các kiểu trạng thái rừng trung bình, rừng nghèo.

2.2.4.2. Khối lượng nhiệm vụ và tiến độ làm giàu rừng

Diện tích làm giàu rừng là 6.600 ha, bình là 825,0 ha/năm.

2.2.4.3. Biện pháp kỹ thuật

Tùy theo tình hình thực tế của từng lô rừng mà áp dụng làm giàu theo rạch, theo băng (chiều rộng từ 4 - 8m) hoặc làm giàu theo đám.

2.2.5. Trồng cao su trên đất lâm nghiệp

Giữ nguyên hiện trạng diện tích cao su hiện có và tạm dừng việc trồng mới cao su trên đất lâm nghiệp.

3. Khai thác rừng

3.1. Khai thác gỗ rừng trồng

3.1.1. Đối tượng

Rừng trồng tập trung, rừng trồng nhỏ lẻ, cây trồng phân tán và khai thác tận dụng trong việc nuôi dưỡng rừng tự nhiên là rừng sản xuất.

3.1.2. Sản lượng gỗ khai thác

Tổng sản lượng gỗ thương phẩm khai thác toàn kỳ quy hoạch 5.400.717 m3. Trong đó: Giai đoạn 2018 - 2020 là 1.875.639 m3, bình quân 625.213 m3/năm; giai đoạn 2021 - 2025 là 3.525.078 m3, bình quân 705.016 m3/năm.

3.1.3. Biện pháp kỹ thuật

Rừng trồng được khai thác trắng hoặc khai thác theo băng. Việc khai thác được thực hiện theo trình tự thủ tục quy định của pháp luật.

3.2. Khai thác lâm sản ngoài gỗ

3.2.1. Đối tượng

Đối tượng khai thác chủ yếu có tre, vầu, nhựa thông, mủ cao su (rừng trồng), song, mây, dược liệu, đót... dưới tán rừng sản xuất và phòng hộ.

3.2.2. Khối lượng dự kiến

Trong kỳ quy hoạch khai thác lâm sản ngoài gỗ các loại là 36.700 tấn. Trong đó, giai đoạn 2018 - 2020 là 13.200 tấn, bình quân 4.400 tấn/năm; giai đoạn 2021 - 2025 là 23.500 tấn, bình quân 4.700 tấn/năm.

3.2.3. Biện pháp: Chủ rừng tổ chức khai thác và lưu thông theo quy định.

4. Chế biến gỗ và lâm sản

4.1. Nhiệm vụ khối lượng nguyên liệu chế biến

4.1.1. Nhiệm vụ chế biến

Tập trung chế biến toàn bộ sản lượng gỗ rừng trồng khai thác được.

4.1.2. Khối lượng nguyên liệu chế biến

- Giai đoạn 2018 - 2020: Dự kiến, khối lượng nguyên liệu đưa vào chế biến khoảng 450.000 - 500.000 m3/năm, trong đó nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm gỗ khoảng 150.000 - 200.000 m3/năm.

- Giai đoạn 2020 - 2025: Dự kiến cơ cấu khối lượng nguyên liệu chế biến khoảng như sau: Chế biến gỗ nhân tạo: 250.000 - 300.000 m3/năm; chế biến các sản phẩm gỗ: 350.000 - 400.000 m3/năm; lâm sản ngoài gỗ các loại và khoảng 3.500 - 4.000 tấn lâm sản ngoài gỗ/năm.

4.2. Loại sản phẩm chế biến chủ yếu

Các sản phẩm đồ gỗ chiếm khoảng 45 - 50%; gỗ nhân tạo (ván ghép thanh, ván sợi MDF) chiếm 50 - 55%; sản phẩm lâm sản ngoài gỗ: Hàng thủ công mỹ nghệ từ song mây, tre, đót...các sản phẩm sau Colophan, mật ong; tinh dầu các loại (tràm chổi, trầm...); các loại nấm ăn và nấm dược liệu; các loại rau thực phẩm thông thường và đặc sản...

5. Chi trả dịch vụ môi trường rừng

Xúc tiến thành lập các trung tâm cung ứng dịch vụ tham quan đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên; xúc tiến và đẩy nhanh việc thực hiện Dự án REDD+ về hấp thu và lưu trữ cacbon rừng theo Chương trình hành động thực hiện REDD+ cấp tỉnh; xây dựng và thực hiện Đề án thu phí dịch vụ môi trường rừng.

6. Các hoạt động khác

6.1. Khảo nghiệm, tuyển chọn giống cây trồng lâm nghiệp

Tập trung lựa chọn được các dòng có năng suất, chất lượng cho trồng rừng gỗ lớn phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai của tỉnh. Dự kiến giai đoạn 2018 - 2025 sẽ tiến hành khảo nghiệm, tuyển chọn khoảng hơn 10 dòng giống lâm nghiệp.

6.2. Quy hoạch nguồn giống cây lâm nghiệp

Diện tích quy hoạch nguồn giống cây lâm nghiệp đến năm 2020 là 137,1 ha. Dự kiến giai đoạn 2018 - 2025 tuyển chọn thêm 50 ha rừng giống keo các loại để phục vụ trồng rừng gỗ lớn.

6.3. Xây dựng vườn ươm

Tập trung nâng cao chất lượng sản xuất giống của các vườn ươm hiện có. Hỗ trợ đầu tư công nghệ nuôi cấy mô để sản xuất giống.

6.4. Xây dựng trang trại lâm nghiệp, vườn rừng

Trên cơ sở các trang trại hiện có để đánh giá nhân rộng. Xúc tiến thành lập các hợp tác xã lâm nghiệp; khuyến khích và ưu tiên quỹ đất lâm nghiệp cho phát triển các hợp tác xã và trang trại lâm nghiệp. Phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 45 - 50 trang trại, hợp tác xã lâm nghiệp.

6.5. Xây dựng cơ sở lâm sinh và hạ tầng giao thông lâm nghiệp

Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng lâm sinh. Trong đó, phát triển mạnh hệ thống đường lâm nghiệp trong các vùng nguyên liệu tập trung. Xây dựng đường ranh phòng chống cháy rừng, chòi canh lửa rừng và trạm quản lý bảo vệ rừng: Phấn đấu xây dựng khoảng 100 km đường ranh cản lửa; 10 chòi canh và 12 trạm bảo vệ rừng cho các vùng trồng rừng tập trung, vùng trọng điểm cháy.

6.6. Sản xuất nông ngư nghiệp và hoạt động du lịch

Tổ chức quản lý, giám sát thực hiện canh tác nương rẫy theo vùng quy hoạch và kỹ thuật canh tác trên đất dốc. Khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có nguồn gốc bản địa, từ rừng. Kết hợp sản xuất nông nghiệp, thủy sản theo một cách bền vững. Thực hiện liên kết du lịch đa hình thức, đa dạng phù hợp với các hình thức cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

V. Tổng hợp vốn đầu tư và nguồn vốn

Tổng vốn đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2018 - 2025: 3.239 tỷ đồng: Bình quân vốn đầu tư  404,9 tỷ đồng/năm.

Nguồn vốn nhà nước hoặc có nguồn gốc từ Nhà nước 956 tỷ đồng chiếm 29,5% tổng vốn đầu tư.

Vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân (bao gồm cả vốn tự có, vay, liên doanh) 2.283 tỷ đồng, chiếm 70,5% tổng vốn đầu tư.

VI. Các giải pháp thực hiện

1. Giải pháp tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất

Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của hệ thống cơ quan chuyên trách QLNN về rừng và đất lâm nghiệp từ cấp xã đến tỉnh, thành lập các hợp tác xã lâm nghiệp. Xây dựng chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ nhằm thu hút các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng gỗ lớn, gỗ nguyên liệu, đầu tư cơ sở chế biến với công nghệ hiện đại; liên kết chuỗi sản phẩm từ khâu sản xuất nguyên liệu, khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; nhà nước hướng dẫn, hỗ trợ các chủ rừng trồng, xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng trồng.

Tăng cường kiểm soát, kiểm tra việc chuyển mục đích sử dụng đất có rừng sang mục đích khác; duy trì cung cấp thông tin cảnh báo cháy rừng, theo dõi diển biến rừng.

Rà soát lại quy mô, năng lực và hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng của tất cả các chủ rừng tạo quỹ đất để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển lâm nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo mô hình chuỗi sản phẩm; thành lập các hợp tác xã sản xuất lâm nghiệp; kết nối thông tin giữa sản xuất và thị trường.

 2. Giải pháp về giao, cho thuê, thu hồi rừng và đất lâm nghiệp

Rà soát lại năng lực đầu tư phát triển rừng của các chủ thể đã được Nhà nước giao đất, giao rừng hoặc cho thuê đất, thuê rừng để có giải pháp hợp lý thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp. Các địa phương xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể về giao đất, giao rừng hoặc cho thuê đất, thuê rừng để thực hiện.

3. Giải pháp về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và khuyến lâm

Khuyến khích các chủ đầu tư nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh nhất là công nghệ sản xuất giống và chế biến; tuyển chọn và khảo nghiệm giống; thúc đẩy công nghệ nuôi cấy mô.

4. Giải pháp về vận dụng hệ thống chính sách

Triển khai các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ đầu tư và tín dụng để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng gỗ lớn, đầu tư các cơ sở chế biến. Ưu tiên các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cho lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp.

5. Giải pháp về vốn

Cân đối nguồn ngân sách nhà nước để bảo đảm nhu cầu kinh phí cho các hoạt động: Bảo vệ rừng tự nhiên, các hoạt động công ích phục vụ bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện thu nộp về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng để bổ sung nguồn vốn cho bảo vệ và phát triển rừng; huy động nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân, các chương trình, dự án để đầu tư phát triển lâm nghiệp.

6. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Tăng cường đào tạo cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp, ưu tiên con em nông dân các dân tộc, vùng sâu, vùng xa và con em nông thôn; có chính sách thu hút và sử dụng nhân tài trong lĩnh vực lâm nghiệp; tăng cường công tác khuyến lâm, bồi dưỡng kiến thức và thực hành tại chỗ.

7. Giải pháp hỗ trợ của Trung ương, các ngành và hợp tác quốc tế

Tranh thủ sự giúp đỡ của các ngành từ Trung ương và địa phương về hỗ trợ vốn, kỹ thuật, cơ chế chính sách,.... tranh thủ tối đa việc huy động các nguồn vốn từ Quỹ ủy thác lâm nghiệp (TFF) và Quỹ bảo tồn Việt Nam (VCF).../.