Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 53/NQ-HĐND

Sơn La, ngày 21 tháng 07 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ TƯ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015; Luật Khoa học và công nghệ năm 2013; Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;

Xét đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 209/TTr-UBND ngày 12/5/2017; Báo cáo thẩm tra số 300/BC-KTNS ngày 17/7/2017 của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận tại kỳ họp;

QUYẾT NGHỊ

Điều 1. Phê duyệt đề án ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 (Có nội dung chủ yếu của Đề án kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. UBND tỉnh tổ chức thực hiện nghị quyết.

2. Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, Tổ đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khoá XIV, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 19 tháng 7 năm 2017 và có hiệu lực kể từ ngày được thông qua./.

 


Nơi nhận:
- - UBTVQH, Chính phủ;
- Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc Hội;
- Ban Công tác đại biểu của UBTVQH; Ban chỉ đạo Tây Bắc;
- VP Quốc Hội, VP Chủ tịch nước, VP Chính phủ;
- Các Bộ: Kế hoạch - Đầu tư; KH&CN; NN&PTNT; Tài chính
- Cục kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy; TTHĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh; Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, ĐĐBQH tỉnh, HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Đảng ủy, HĐND, UBND xã, phường, thị trấn;
- Trung tâm Công báo tỉnh; Chi cục VTLT tỉnh;
- Lưu: VT, KTNS.

CHỦ TỊCH




Hoàng Văn Chất

 

NỘI DUNG CHỦ YẾU

CỦA ĐỀ ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Nghị quyết số 53/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của HĐND tỉnh về phê duyệt Đề án ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đến năm 2025)

I. QUAN ĐIỂM

Ứng dụng công nghệ cao phải phục vụ hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ứng dụng công nghệ cao có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội. Công nghệ cao được ứng dụng theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và các ngành kinh tế - kỹ thuật tại Luật Công nghệ cao năm 2008 và Văn bản hợp nhất Luật Công nghệ cao năm 2014.

Ứng dụng công nghệ cao phải dựa vào tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, hướng tới sản xuất hàng hóa, lấy doanh nghiệp làm trung tâm thực hiện, đồng thời tranh thủ huy động tối đa mọi thành phần kinh tế và nguồn lực của xã hội để đầu tư cho ứng dụng công nghệ cao. Tập trung ứng dụng công nghệ cao phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, xây dựng nông thôn mới, lấy nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm trọng tâm là nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Ứng dụng công nghệ cao hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh đến năm 2025.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, tăng nhanh giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, tăng khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững. Phấn đấu mức tăng trưởng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hàng năm đạt từ 4% - 5%. Phấn đấu giá trị thu nhập 300-500 triệu đồng/ha đất canh tác, trên 2 tỷ đồng/ha chăn nuôi, thủy sản;

Đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, đổi mới và hiện đại hóa công nghệ sản xuất trong các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả khai thác, chế biến; nâng cao tỷ lệ thu hồi, giảm tổn thất tài nguyên khoáng sản trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản; nâng cao mức độ an toàn lao động, đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường.

Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành; ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, công nghệ web trong quản lý cơ sở dữ liệu; xây dựng và phát triển hệ thống đô thị thông minh.

Đẩy mạnh phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh y tế và bảo vệ môi trường. Nâng cao năng lực, hiệu quả phòng ngừa, xử lý ô nhiễm, giảm thiểu suy thoái, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu mức tăng trưởng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hàng năm đạt từ 4% - 5%. Phấn đấu giá trị thu nhập 300-500 triệu đồng/ha đất canh tác, trên 2 tỷ đồng/ha chăn nuôi, thủy sản; tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 15-20% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả tỉnh giai đoạn 2017-2020 và 20-30% giai đoạn 2021-2025. Xây dựng và công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Ứng dụng công nghệ cao làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp 10 - 15% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2017-2020 và 15-20% giai đoạn 2021-2025, nâng cao chất lượng các dịch vụ, tạo ra các dịch vụ mới có giá trị tăng cao.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Đảm bảo các doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử.

- Ứng dụng công nghệ cao trong xử lý rác thải chất thải triệt để, an toàn thân thiện với môi trường.

- Đầu tư, làm chủ kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại trong chẩn đoán điều trị và phòng bệnh; đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp, hỗ trợ khám và điều trị bệnh.

III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp

Tập trung ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo, nhân nhanh các giống cây trồng vật nuôi năng suất, chất lượng; Áp dụng các công nghệ mới trong trồng trọt, chăn nuôi thủy sản; Áp dụng quy trình thâm canh, siêu thâm canh, sản xuất nông nghiệp an toàn; ứng dụng công nghệ thông tin viễn thám, từng bước cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp; ứng dụng nghệ sinh học, công nghệ chiếu xạ, công nghệ bảo quản lạnh và lạnh đông trong bảo quản nông sản; Xây dựng các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với một số sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh.

2. Ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp, giao thông, xây dựng

- Đổi mới công nghệ trong sản xuất, chế biến. Ứng dụng công nghệ enzyme; công nghệ vi sinh trong chế biến thực phẩm hóa chất; ứng dụng công nghệ tiên tiến (công nghệ nano, công nghệ sấy, công nghệ ngâm tẩm...) để bảo quản gỗ, sản xuất vật liệu từ gỗ, tre, nứa;

- Sử dụng thiết bị, công nghệ tiên tiến hiện đại trong khai thác chế biến khoáng sản, đổi mới, áp dụng công nghệ cơ giới hóa ở các mỏ, áp dụng hệ thống giám sát và tự động điều khiển để nâng cao độ an toàn và cơ giới hóa khai thác; Ứng dụng công nghệ tuyển quặng đồng sunfua phù hợp với từng quy mô

- Nâng cấp hệ thống điện, ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý vận hành lưới điện; ứng dụng công nghệ khai thác năng lượng gió, năng lượng mặt trời; lắp đặt thiết bị điều khiển hiện đại, tiết kiệm điện cho hệ thống chiếu sáng công cộng.

- Sản xuất, sử dụng vật liệu mới trong giao thông, xây dựng, nông nghiệp.

- Sử dụng máy móc thiết bị hiện đại trong quan trắc, kiểm định chất lượng.

3. Công nghệ thông tin

Ứng dụng hệ điều hành máy tính, thiết bị di động và thiết bị điều khiển tự động trong quản lý, điều hành và ứng dụng công nông nghiệp như hệ thống tưới tiêu, điều khiển nhiệt độ, đóng gói bao bì...; Phát triển hệ thống các phần mềm ứng dụng sử dụng công nghệ điện toán đám mây trong quản lý cơ sở dữ liệu, khai thác các ứng dụng trên môi trường internet.

Ứng dụng công nghệ thông tin tích hợp tư liệu, cơ sở dữ liệu viễn thám, thông tin địa lý phục vụ công tác quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực.

Ứng dụng phần mềm điều khiển các thiết bị kỹ thuật số trong nông nghiệp: điều khiển hệ thống tưới tiêu, hệ thống thiết bị thông minh nhà lưới, nhà kính, điều khiển nhiệt độ trong nhà kính, nhà lưới, hệ thống sấy, ấp trứng, nuôi cấy mô, chăn nuôi... tiến tới nền nông nghiệp thông minh; xây dựng đô thị thông minh

Ứng dụng và phát triển hệ thống phần mềm dùng chung trong quản lý nhà nước của tỉnh đối với các lĩnh vực quản lý điều hành, cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở cấp độ 3, 4 (có thể điền và gửi trực tuyến các mẫu đơn, hồ sơ).

Sử dụng CNTT trong quản lý y tế, khám chữa bệnh; Ứng dụng hệ thống phần mềm trong ngành giáo dục; Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của doanh nghiệp đặc biệt phát triển các hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh...

4. Ứng dụng công nghệ cao trong y tế, môi trường:

4.1. Y tế

Quản lý bệnh viện thông minh; tích hợp dữ liệu y tế phục vụ quản lý nhà nước; trang bị, hiện đại hóa và làm chủ các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong khám chữa bệnh, nâng cao năng lực kiểm nghiệm chất lượng thuốc, hóa mỹ phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm...

Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh; sử dụng các loại thuốc phòng chống, điều trị các bệnh nguy hiểm phổ biến, có mức độ lây lan nhanh; Sử dụng các loại dược liệu y học cổ truyền, nguyên liệu làm thuốc kháng sinh, vitamin và thực phẩm chức năng; sử dụng các sản phẩm điều trị được sản xuất từ tế bào gốc, các cảm biến sinh học, chip sinh học.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong khám chữa bệnh: Sử dụng các sản phẩm công nghệ sinh học trong khám và điều trị bệnh tật như vaccine DNA, protein tái tổ hợp, các vật liệu cấy ghép can thiệp vào cơ thể con người...

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cấp và bổ sung các trang thiết bị phân tích hiện đại cho phòng thí nghiệm cho trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm đạt tiêu chuẩn GLP, đáp ứng yêu cầu về điều kiện, môi trường thử nghiệm của các phép thử...

4.2. Tài nguyên và môi trường

- Xây dựng các hệ thống dự báo thời tiết kịp thời và chính xác, hệ thống cảnh báo, phòng chống thiên tai, các hệ thống thiết bị, chế phẩm vi sinh xử lý hiệu quả ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học truyền thống và hiện đại trong quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường; Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường.

- Ứng dụng công nghệ hiện đại trong xử lý chất thải rắn với các nguyên tắc công nghệ: xử lý sinh học (ủ hiếu khí, ủ yếm khí), xử lý hoá học và nhiệt độ (đốt, thủy phân, chưng không có không khí, nhiệt phân khoáng hóa hoàn toàn...), xử lý cơ học (nén, ép kiện, nghiền...) để đảm bảo mục tiêu sử dụng lại thu hồi sản phẩm - vật liệu, tái tạo tài nguyên, giải quyết yêu cầu về hiệu quả kinh tế, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên hoặc giải quyết yêu cầu bảo vệ môi trường.

- Ứng dụng công nghệ sinh học để lưu giữ, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học: Nghiên cứu, sử dụng có hiệu quả nguồn gen sinh vật tham gia vào quá trình chuyển hóa, phân hủy các chất gây ô nhiễm môi trường; Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo tồn đa dạng sinh học, ưu tiên các sinh vật quý hiếm.

- Ứng dụng trạm quan trắc tự động; quản lý dữ liệu qua mạng, cập nhật 24/24h...

5. Phát triển doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó tập trung vào các vùng có lợi thế về một số lĩnh vực đã có công nghệ cao; phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân ứng dụng công nghệ cao như sau: sản xuất hoặc chế biến chè; sản xuất hoặc chế biến cà phê; chăn nuôi (bò thịt, lợn thịt, dê và gia cầm) quy mô gia trại, trang trại; nuôi cá lồng; nuôi, chế biến cá tầm và trứng cá tầm; sản xuất giống cây nông nghiệp hoặc cây lâm nghiệp; sản xuất giống vật nuôi và giống thủ; giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; trồng cây dược liệu (gừng, sa nhân, nghệ, Actisô, bạc hà, giảo cổ lam, xả...) gắn với công nghiệp chế biến; sản xuất rau an toàn; sản xuất hoa; sản xuất quả an toàn; sản xuất sắn hoặc chế biến sắn nguyên liệu; sản xuất lúa đặc sản;

- Phát triển doanh nghiệp xử lý môi trường, tiêu hủy rác thải; sản xuất vật liệu xây dựng; khai thác khoáng sản

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Dự kiến tổng nhu cầu vốn thực hiện đề án: 3.310 tỷ đồng (Ba nghìn ba trăm mười tỷ đồng).

a. Ngân sách nhà nước: 991 tỷ đồng.

+ Giai đoạn 2017-2020: 542 tỷ đồng (Ngân sách Trung ương: 90 tỷ đồng; Ngân sách địa phương: 452 tỷ đồng).

+ Giai đoạn 2021-2025: 449 tỷ đồng (Ngân sách Trung ương: 139 tỷ đồng; ngân sách địa phương 310 tỷ đồng).

b. Vốn tự có và vốn vay của tổ chức, cá nhân (Doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân...): 2.319 tỷ đồng để triển khai các dự án ứng dụng công nghệ cao.

V. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM

1. Chương trình dự án sử dụng vốn nhà nước

a) Các dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư và được xác định cụ thể nguồn vốn thực hiện: 771,274 tỷ đồng.

- Dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng tái định cư thủy điện Sơn La theo quy định tại Quyết định số 1761/QĐ-UBND ngày 20/7/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh gồm 34 dự án lớn với 127 tiểu dự án nhỏ (Trong đó lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi: 110 tiểu dự án; Lĩnh vực thủy lợi: 9 tiểu dự án; Lĩnh vực trồng, cải tạo vườn cây ăn quả bng giống chất lượng cao: 8 tiểu dự án. Tổng kinh phí: 171,686 tỷ đồng).

- Dự án Xây dựng khu nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ về nông, lâm nghiệp tại huyện Mộc Châu, Sơn La (Dự án này đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2085/QD-UBND ngày 26/8/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Về việc phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình khu nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ về nông, lâm nghiệp tại huyện Mộc Châu, Sơn La với tổng mức đầu tư là 45 tỷ đồng, nguồn vốn: Nguồn vốn bổ sung cân đối ngân sách tỉnh).

- Dự án Khu ứng dụng công nghệ sinh học tại thành phố Sơn La (Dự án được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 130/NQ-HĐND ngày 10/9/2015 Về kế hoạch chuẩn bị đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công trong kế hoạch trung hạn 5 năm 2016 - 2020 với tổng mức đầu tư: 48 tỷ đồng).

- Dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 238/QĐ-UBND ngày 08/02/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Sơn La giai đoạn 2017 - 2020): 241,438 tỷ đồng.

- Dự án xử lý rác thải rắn tại 7 huyện, thành phố (Dự án được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 130/NQ-HĐND ngày 10/9/2015 Về kế hoạch chuẩn bị đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công trong kế hoạch trung hạn 5 năm 2016 - 2020 với tng mức đầu tư: 140 tỷ đồng).

- Dự án đầu tư trang thiết bị hiện đại cho bệnh viện đa khoa 550 giường của bệnh viện đa khoa tỉnh và dự án xây dựng bệnh viện nội tiết tỉnh. Tổng số 1.310 tỷ đồng (dự kiến đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại 90 tỷ đồng).

- Dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan đảng tỉnh Sơn La : Dự án được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 130/NQ-HĐND ngày 10/9/2015 Về kế hoạch chuẩn bị đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công trong kế hoạch trung hạn 5 năm 2016 - 2020 với tổng mức đầu tư 35,150 tỷ đồng). Nguồn vốn ngân sách tỉnh.

b) Các chương trình, dự án xác định một phần nguồn vốn thực hiện từ việc lồng ghép với các nguồn vốn của các chương trình, dự án hoặc thực hiện thông qua các chính sách do HĐND tỉnh ban hành và đề xuất cân đối ngân sách tỉnh: 219,726 tỷ đồng.

- Chương trình Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đáp ứng các điều kiện và quy mô theo quy định của cấp có thẩm quyền.

- Đề tài, dự án, đề án khoa học công nghệ liên quan đến nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao (cấp quốc gia, Chương trình Tây Bắc, cấp tỉnh...).

- Chương trình hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với các nông sản ứng dụng công nghệ cao của tỉnh.

- Chương trình phát triển công nghiệp chế biến gắn với phát triển vùng nguyên liệu sản phẩm nông nghiệp (chế biến rau quả, chè, cà phê, dược liệu...) ứng dụng công nghệ cao.

- Dự án xây dựng khu xử lý rác thải rắn 12 huyện, thành phố (áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại trong xử lý rác thải).

- Dự án Ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông trong quản lý và dự báo tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản.

- Dự án Ứng dụng công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý, hệ thống định vị toàn cầu trong quản lý và bảo vệ rừng; quản lý và khai thác các nguồn lợi thủy sản; quản lý vùng nuôi trồng thủy sản; quản lý khai thác và điều hành các công trình thủy lợi.

- Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ cao trong nông nghiệp thuộc các lĩnh vực: Sản xuất rau an toàn, hoa, quả an toàn, cây công nghiệp (chè, cà phê, mía), vùng nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ thủy điện, chăn nuôi (bò sữa, bò thịt), dược liệu.

- Dự án xây dựng và duy trì trang thông tin điện tử về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Sơn La.

- Xây dựng các trạm đo mưa chuyên dùng theo hướng xã hội hóa để cảnh báo lũ sớm; hệ thống quan trắc điều khiển từ xa để quản lý công trình hồ chứa.

- Dự án đầu tư mua sắm hệ thống công nghệ thông tin y tế từ xa Telemedicine.

- Mua sắm trang thiết bị y tế.

2. Chương trình, dự án kêu gọi đầu tư

(Kinh phí đầu tư do doanh nghiệp tổ chức, cá nhân quyết định)

- Dự án đầu tư vào khu nông nghiệp công nghệ cao

- Dự án Phát triển vùng nguyên liệu chè an toàn.

- Dự án Phát triển vùng nguyên liệu cà phê.

- Dự án Phát triển chăn nuôi (bò thịt, lợn thịt, dê và gia cầm) quy mô gia trại, trang trại.

- Dự án Nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện; dự án nuôi thủy sản đặc sản giá trị kinh tế cao.

- Dự án nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tầm trên địa bàn tỉnh Sơn La.

- Dự án Sản xuất giống cây nông nghiệp, lâm nghiệp.

- Dự án Sản xuất giống vật nuôi và giống thủy sản.

- Dự án trồng nấm an toàn.

- Dự án phát triển cây dược liệu (gừng, sa nhân, nghệ, Actisô, bạc hà, giảo cổ lam, xả...) gắn với công nghiệp chế biến.

- Dự án phát triển vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy ván tre ghép thanh trên địa bàn huyện Mộc Châu, Vân Hồ.

- Dự án chế biến ván MDF, ván dăm, tre ép công nghiệp tại một số huyện Phù Yên, Mường La, Sông Mã...

- Dự án chế biến sản phẩm từ quả Sơn tra, cây dược liệu và các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ;

- Dự án phát triển sản xuất rau an toàn.

- Dự án phát triển sản xuất hoa.

- Dự án phát triển sản xuất quả an toàn.

- Dự án bảo quản chế biến sau thu hoạch củ Khoai Sọ (ứng dụng công nghệ bảo quản bằng kho lạnh).

- Dự án phát triển vùng nguyên liệu chanh leo khu vực Tây Bắc

- Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản Nafoot Tây Bắc

- Dự án xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm từ cây ăn quả do tập đoàn TH triển khai.

- Nghiên cứu chế biến thức ăn gia súc từ các sản phẩm phụ phẩm nông nghiệp.

- Dự án khai thác năng lượng gió, năng lượng mặt trời đấu nối lưới điện.

- Dự án sản xuất vật liệu xây dựng (Gạch không nung, cát nhân tạo....)

VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về tuyên truyền, phổ biến

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng về các thành tựu ứng dụng và phát triển công nghệ cao trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giới thiệu phổ biến kiến thức khoa học, công nghệ cao đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và mọi tầng lớp nhân dân.

- Xây dựng tài liệu tuyên truyền, phổ biến về các mô hình, cơ chế chính sách ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

2. Về quy hoạch

- Tổ chức lập quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch đã được phê duyệt và đề xuất xây dựng mới các quy hoạch thuộc lĩnh vực ngành quản lý gắn với chiến lược, nhiệm vụ ứng dụng công nghệ cao; Tăng cường công tác quản lý, giám sát và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch.

3. Về đất đai

- Khuyến khích nông dân, tổ chức, cá nhân dồn điền, đổi thửa, cho thuê đất và tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Tạo điều kiện thuận lợi về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho các tổ chức, cá nhân triển khai các chương trình, dự án ứng dụng công nghệ cao.

- Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phục vụ chương trình ứng dụng công nghệ cao của tỉnh đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.

4. Về vốn

- Đa dạng hóa và tập trung nguồn vốn thực hiện đề án: Huy động các nguồn vốn của xã hội, tập trung và tăng dần nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện đề án. Lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các đề án, dự án đã được phê duyệt của tỉnh để thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ cao.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn, nhất là các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho hoạt động ứng dụng công nghệ cao. Hàng năm ngân sách tỉnh dành từ 20 tỷ đồng trở lên để tổ chức triển khai các cơ chế, chính sách, chương trình, dự án, xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao.

- Nghiên cứu và xây dựng các chính sách sử dụng vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư vào vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy hoạch, kế hoạch phát triển đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Về cơ chế, chính sách

Nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định, chính sách nhằm thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư ứng dụng công nghệ cao: chính sách ưu đãi về đất đai, thuế doanh nghiệp, hỗ trợ vốn vay... Nghiên cứu, đề xuất trình HĐND tỉnh ban hành các chính sách đặc thù của tỉnh để phát triển ứng dụng công nghệ cao như sau:

- Hỗ trợ, ưu đãi dự án ứng dụng công nghệ cao.

- Phát triển doanh nghiệp công nghệ cao.

- Hỗ trợ đối với vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Thu hút, sử dụng nhân lực công nghệ cao.

6. Phát triển thị trường, dịch vụ hỗ trợ hoạt động công nghệ cao

- Hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp tiếp nhận, ứng dụng công nghệ cao. Hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân quảng bá sản phẩm ứng dụng công nghệ cao.

- Thực hiện các hình thức xúc tiến đầu tư như hội nghị, quảng cáo trên trang Web....

- Tổ chức liên doanh, liên kết (liên kết 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, người nông dân) trong hoạt động sản xuất ứng dụng công nghệ cao. Chủ động tham gia các hội chợ, triển lãm về các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh trong nước và nước ngoài. Liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản ứng dụng công nghệ cao tại các chợ đầu mối, hệ thống siêu thị tại những thành phố lớn, nhất là thị trường Hà Nội và tìm thị trường xuất khẩu.

- Tăng cường công tác quảng bá nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý đã được chứng nhận và tiếp tục thực hiện xây dựng các nhãn hiệu hàng hóa các loại rau, hoa và chè.

- Khuyến khích các tổ chức khoa học đầu tư các cơ sở nghiên cứu ứng dụng, trình diễn, chuyển giao cũng như tổ chức sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.

- Sớm hoàn thành và đưa vào hoạt động khu nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ về nông, lâm nghiệp tại huyện Mộc Châu, Sơn La nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu với các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao của tỉnh.

- Phát huy vai trò của các tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ của tỉnh hiện nay, như: Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; các doanh nghiệp khoa học và công nghệ... trong nghiên cứu chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất.

7. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Đào tạo ngắn hạn và khuyến nông, khuyến công nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại... để tự xây dựng, thực hiện và giám sát kế hoạch sản xuất và quản lý sản xuất.

- Quy hoạch đào tạo trong nước và nước ngoài cho các nhà khoa học và cán bộ có trình độ chuyên sâu đối với các lĩnh vực then chốt là công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin và khoa học quản lý.

- Tổ chức tham quan học tập các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế trong nước, ngoài nước.

- Phối hợp với các cơ quan trung ương, các viện, trường đại học đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý cho đội ngũ cán bộ các ngành của tỉnh, huyện, xã.

8. Tăng cường quản lý nhà nước trong tổ chức triển khai đề án

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh các đoàn thể chính trị xã hội trong triển khai hoạt động ứng dụng công nghệ cao. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong tổ chức triển khai đề án, lồng ghép triển khai hoạt động ứng dụng công nghệ cao với các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn các huyện, thành phố.

Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai đề án. Đặc biệt làm rõ những nội dung nhà nước đầu tư, hỗ trợ và nhân dân, cộng đồng, doanh nghiệp đóng góp ủng hộ để thực hiện các Chương trình, dự án trong đề án.

 

PHỤ LỤC I

DỰ KIẾN ĐỊA ĐIỂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
(Kèm theo Nghị quyết số 53/NQ-HĐND ngày 21/07/2017 của HĐND tỉnh)

TT

Lĩnh vực

Dự kiến địa điểm phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Dự kiến địa điểm phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Thời gian thực hiện

1

Sản xuất hoặc chế biến chè

07 huyện, gồm: Mộc Châu, Vân Hồ, Yên Châu, Thuận Châu, Mai Sơn, Phù Yên, Bắc Yên.

07 huyện, gồm: Mộc Châu, Vân Hồ, Yên Châu, Thuận Châu, Mai Sơn, Phù Yên, Bắc Yên.

2017 - 2025

2

Sản xuất hoặc chế biến cà phê

05 huyện, gồm: Thuận Châu, Mai Sơn, Sốp Cộp, Yên Châu và thành phố Sơn La.

05 huyện, gồm: Thuận Châu, Mai Sơn, Sốp Cộp, Yên Châu và thành phố Sơn La.

2017 - 2025

3

Chăn nuôi (bò thịt, lợn thịt, dê và gia cầm) quy mô gia trại, trang trại

Trên địa bàn 12 huyện, thành phố

Trên địa bàn 12 huyện, thành phố

2017 - 2025

4

Nuôi cá lồng

08 huyện, gồm: Mường La, Quỳnh Nhai, Phù Yên, Bắc Yên, Mộc Châu, Mường La, Thuận Châu và Vân Hồ

08 huyện, gồm: Mường La, Quỳnh Nhai, Phù Yên, Bắc Yên, Mộc Châu, Mường La, Thuận Châu và Vân Hồ.

2017 - 2025

5

Nuôi hoặc chế biến cá tầm

03 huyện, gồm: Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La.

03 huyện, gồm: Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La.

2017 - 2025

6

Sản xuất giống cây nông nghiệp hoặc cây lâm nghiệp

06 huyện, gồm: Mộc Châu, Vân Hồ, Yên Châu, Thuận Châu, Mai Sơn và thành phố Sơn La.

06 huyện, gồm: Mộc Châu, Vân Hồ, Yên Châu, Thuận Châu, Mai Sơn và thành phố Sơn La.

2017 - 2025

7

Sản xuất giống vật nuôi hoặc giống thủy sản

07 huyện, gồm: Mộc Châu, Vân Hồ, Yên Châu, Thuận Châu, Mai Sơn, Phù Yên và thành phố Sơn La.

10 huyện, thành phố gồm: Mộc Châu, Vân Hồ, Yên Châu, Thuận Châu, Mai Sơn, Phù Yên, Quỳnh Nhai, Mường La, Sông Mã và thành phố Sơn La.

2017 - 2025

8

Giết mổ gia súc, gia cầm tập trung

Trên địa bàn 12 huyện, thành phố

Trên địa bàn 12 huyện, thành phố

2017 - 2025

9

Cây dược liệu (gừng, sa nhân, nghệ, Actisô, bạc hà, giảo cổ lam, xả...) gắn với công nghiệp chế biến

Trên địa bàn 12 huyện, thành phố

Trên địa bàn 12 huyện, thành phố

2017 - 2025

10

Rau an toàn

07 huyện, gồm: Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Vân Hồ, Phù Yên, Mường La và thành phố Sơn La.

09 huyện, gồm: Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Thuận Châu, Vân Hồ, Phù Yên, Mường La, Sông Mã và thành phố Sơn La.

2017 - 2025

11

Hoa

04 huyện, gồm: Mường La, Mộc Châu, Vân Hồ và thành phố Sơn La.

04 huyện, gồm: Mường La, Mộc Châu, Vân Hồ và thành phố Sơn La.

2017 - 2025

12

Quả an toàn

08 huyện, gồm: Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Mường La, Vân Hồ, Sông Mã, Phù Yên và thành phố Sơn La.

09 huyện, gồm: Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Mường La, Vân Hồ, Sông Mã, Phù Yên, Thuận Châu và thành phố Sơn La.

2017 - 2025

13

Sắn hoặc chế biến sắn nguyên liệu

Trên địa bàn 11 huyện.

Trên địa bàn 11 huyện

2017 - 2025

14

Sản xuất lúa đặc sản

04 huyện, gồm: Phù Yên, Sốp Cộp, Mường La, Mai Sơn.

04 huyện, gồm: Phù Yên, Sốp Cộp, Mường La, Mai Sơn.

2017 - 2025

 

PHỤ LỤC II

DỰ KIẾN DANH MỤC MỘT SỐ DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC CÓ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO VÀO SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
(Kèm theo Nghị quyết số 53/NQ-HĐND ngày 21/07/2017 của HĐND tỉnh)

STT

Tên đơn vị

Địa chỉ

Lĩnh vực hoạt động

Công nghệ dự kiến áp dụng

1

Chi nhánh tổng công ty chè Việt Nam tại Sơn La - Công ty chè Mộc Châu

TK Chè Đen 1, TT. Nông Trường, huyện Mộc Châu

Chế biến chè

Công nghệ sản xuất an toàn, dây truyền thiết bị hiện đại

2

Doanh nghiệp tư nhân Mộc Sương

Tiểu khu 34, xã Tân Lập huyện Mộc Châu

Sản xuất chè

Công nghệ sản xuất an toàn, dây truyền thiết bị hiện đại

3

Công Ty chè Cờ Đỏ Mộc Châu

Tiểu Khu Cờ Đỏ Thị Trấn Nông Trường huyện Mộc Châu

Sản xuất chè

Công nghệ sản xuất an toàn, dây truyền thiết bị hiện đại

4

HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp bản Noong Lào

Bản Noong Lào, Chiềng Pha, Thuận Châu

Sản xuất chè

Công nghệ sản xuất an toàn

5

Hợp tác xã Dịch vụ chế biến chè Phiêng Khoài

Bản Kim Chung 2, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu

Trồng, chế biến chè

Công nghệ sản xuất an toàn

6

Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh chè Tân Lập Mộc Châu

Bản Dọi xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Trồng, chế biến chè

Công nghệ sản xuất an toàn, dây truyền thiết bị hiện đại

7

Công ty CP Chè Chiềng Ve Mộc Châu

Tiểu khu 5 xã Chiềng Sơn huyện Mộc Châu

Trồng trọt và chế biến (chè)

Công nghệ sản xuất an toàn, dây truyền thiết bị hiện đại

8

DNTN Châu Tứ

Tiểu Khu 68 - thị trấn Nông trường, huyện Mộc Châu

Chế Biến Chè

Công nghệ sản xuất an toàn, dây truyền thiết bị hiện đại

9

Công ty TNHH Hưng Hán

Tiểu khu 30/4, Xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu

Chế Biến Chè

Công nghệ sản xuất an toàn, dây truyền thiết bị hiện đại

10

Công ty TNHH kinh doanh nông sản Thân Nga

Bản Kiến Xương, xã Phỏng lái, huyện Thuận Châu

Sản xuất chè xanh

Công nghệ sản xuất an toàn

11

Công ty TNHH Chế biến chè Tân Lập Mộc Châu

Bản Hoa, Xã Tân Lập, huyện Mộc Châu

Chế biến nông nghiệp

Công nghệ sản xuất an toàn, dây truyền thiết bị hiện đại

12

Chi nhánh Sơn La - DNTN Cà phê Minh Tiến

Đường Nguyễn Thị Minh Khai, tổ 5, Phường Quyết Tâm, TP. Sơn La

Kinh doanh cà phê

Công nghệ sản xuất an toàn, Công nghệ xử lý môi trường

13

Hợp tác xã rau an toàn Ta Niết

Bản Ta Niết, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu

Sản xuất rau

Công nghệ sản xuất an toàn

14

Hợp tác xã nông nghiệp Chiềng Phú

Bàn Chiềng Phú, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu

Sản xuất rau

Công nghệ sản xuất an toàn, sử dụng giống năng suất, chất lượng cao

15

Công ty cổ phần thực phẩm Sạch RASA Việt Nam

Tiểu khu 1, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu

Sản xuất rau

Công nghệ sản xuất an toàn, sử dụng giống năng suất, chất lượng cao

16

Hợp tác xã rau an toàn Tự Nhiên

Bản Tự Nhiên, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu

Sản xuất rau

Công nghệ sản xuất an toàn, sử dụng giống năng suất, chất lượng cao

17

Công ty cổ phần Greenfarm

Bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu

Cà chua

Công nghệ ghép sản xuất giống, công nghệ sx an toàn, sử dụng giống năng suất, chất lượng cao

18

Hợp tác xã Tiên Sơn

Bản Mai Tiên, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn

Sản xuất rau

Công nghệ sản xuất an toàn, sử dụng giống năng suất, chất lượng cao

19

Công ty Cổ phần Hoa cảnh Cao Nguyên

Bản áng, Xã Đông Sang, huyện Mộc Châu

Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa, cây cảnh

Công nghệ sản xuất an toàn, sử dụng giống hoa từ nuôi cấy mô, sử dụng công nghệ nhà kính, nhà lưới

20

Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn tổ 7 phường Chiềng Sinh

Tổ 7, phường Chiềng Sinh, TP. Sơn La

Sản xuất rau

Công nghệ sản xuất an toàn

21

Công ty TNHH 1TV MCI Saga Mộc Châu

Bản Muống, xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu

Sx quả dâu tây tươi

Công nghệ sản xuất an toàn, sử dụng giống năng suất, chất lượng cao

22

Hợp tác xã Hương Xoài

Bản Lắc Kén, xã Tú Nang, huyện Yên Châu

Sản xuất quả: Xoài, nhãn.

Công nghệ sản xuất an toàn

23

HTX nông nghiệp Ngọc Hoàng

TK7, xã Nà Bó, huyện Mai Sơn

Sx quả thanh long ruột đỏ

Công nghệ sản xuất an toàn

24

HTX Ngọc Lan

Bản Noong Xôm, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn

Sx quả xoài Đài Loan, bưởi da xanh

Công nghệ sản xuất an toàn, sử dụng giống năng suất, chất lượng cao

25

HTX dịch vụ nông nghiệp và thương mại Thanh Sơn

TK32, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn

Quả Na dai

Công nghệ sản xuất an toàn

26

Hợp tác xã Hoa quả Quyết Tâm

Bản Trung Tâm, xã Tú Nang, huyện Yên Châu

Quả nhãn (giống nhãn Miền Thiết)

Công nghệ sản xuất an toàn

27

HTX Nông Nghiệp dược Liệu Mộc Châu Xanh

Bản Áng 2 xã Đông Sang huyện Mộc Châu

Sản xuất quả

Công nghệ sản xuất an toàn

28

Hợp tác xã dịch vụ và nông nghiệp nhãn chín muộn

TK Nà Sản, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn

Sản xuất ban đầu quả nhãn

Sản xuất giống chất lượng cao

29

Hợp tác xã Hưng Thịnh

Xã Mường Bú, Huyện Mường La

Cây ăn quả (Táo, Xoài, Nhãn, Bưởi...)

Sản xuất an toàn VietGAP; dây chuyền chế biến hiện đại

30

HTX Thành Công

Xã Ngọc Chiến, huyện Mường La

Sản xuất rau, củ quả

Sản xuất rau, củ quả an toàn VietGAP.

31

HTX Xuân Vân

TT It Ong, huyện Mường La

Sản xuất xả an toàn

Sản xuất an toàn, dây truyền thiết bị chiết suất hiện đại.

32

HTX Bình Minh

Xã Chiềng Lao, huyện Mường La

Mô hình cá lồng trên lòng hồ Thủy điện Sơn La

Dùng dây truyền thiết bị điều khiển tự động cho cá ăn; và hệ thống tự động nâng hạ, vệ sinh và thu hoạch cá.

33

Hợp tác xã Phương Nam

Bản Pha Cúng, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu

Chăn nuôi lợn

Công nghệ sản xuất an toàn, công nghệ bán tự động

34

Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu

Thị trấn Nông Trường huyện Mộc Châu

Nuôi bò sữa

Công nghệ sản xuất an toàn, cấy chuyển phôi sản xuất giống...

35

Doanh nghiệp tư nhân Minh Thúy

TK19/5, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn

Chăn nuôi lợn

Công nghệ sản xuất an toàn, hệ thống chuồng trại hiện đại, tự động hóa trong chăn nuôi

36

Cơ sở nuôi ong mật Hồ Văn Sâm

Bản Nà Hạ 2, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn

Nuôi ong mật

Công nghệ sản xuất an toàn, công nghệ hạ thủy phần

37

Công ty TNHH chăn nuôi Chiềng Hặc

Bản Nà Phiêng, xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu

Chăn nuôi lợn

Công nghệ sản xuất an toàn

38

Nhà máy tinh bột sắn Sơn La

Xã Mường Bon, huyện Mai Sơn

Chế biến nông sản

Dây truyền thiết bị hiện đại, Công nghệ xử lý môi trường

39

Công ty CP Chế biến nông sản Hồng Hà Sơn La

Bản Cung Tà Làng, xã Tú Nang, huyện Yên Châu

Chế biến nông nghiệp

Công nghệ sản xuất an toàn, công nghệ sấy bảo quản nông sản

40

Công ty CP Thực phẩm Sơn La

274 đường Trần Đăng Ninh, tổ 8, phường Quyết Tâm, Tp. Sơn La

Chế biến thực phẩm

Công nghệ sản xuất an toàn, dây truyền thiết bị hiện đại

41

Công ty CP Mía đường Sơn La

Tiểu khu 1, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn

Sản xuất, chế biến nông sản

Công nghệ sản xuất an toàn, dây truyền thiết bị hiện đại, công nghệ xử lý môi trường

42

Công ty CP Nông sản thực phẩm H2PT

TK Tiền Phong 1, TT Hát Lót, huyện Mai Sơn

Công nghiệp thực phẩm

Công nghệ sản xuất an toàn

43

Công ty TNHH Cà phê Sơn La

Số 48, Đường Tôn Thất Tùng, Tiểu khu 15, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn

Sản xuất chế biến thực phẩm

Công nghệ sản xuất an toàn, công nghệ bảo quản lạnh, công nghệ sinh học

44

Công ty TNHH Chế biến chè Tân Lập Mộc Châu

Bản Hoa, Xã Tân Lập, huyện Mộc Châu

Chế biến nông nghiệp

Công nghệ sản xuất an toàn, dây truyền thiết bị hiện đại

45

Công ty CP Rượu Việt Pháp

Tiểu Khu 1 Thị Trấn Yên Châu, huyện Yên Châu

Sản xuất, kinh doanh rượu

Nâng cấp dây truyền thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất an toàn

46

Công ty CP Cấp nước Sơn La

Số 55 đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, Tp. Sơn La

Môi trường (xử lý và cung cấp nước sạch)

Công nghệ xử lý môi trường

47

Công ty CP Cơ khí Sơn La

Khu công nghiệp Chiềng Sinh, Phường Chiềng Sinh, Tp. Sơn La

Cơ khí

 

48

Công ty CP Đầu tư Vạn An

Tiểu khu 3, Thị trấn Bắc Yên, huyện Bắc Yên

Kinh doanh đa ngành nghề

 

49

Công ty CP Đầu tư xây dựng Hồng Long

Khối 01, Thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên

Xây dựng

Công nghệ sản xuất vật liệu không nung

50

Công ty CP Sản xuất tre công nghiệp Mộc Châu

Cụm Công nghiệp Bó Ban, Thị trấn Mộc Châu huyện Mộc Châu

Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện

Dây truyền thiết bị hiện đại trong sản xuất

51

Công ty CP Sơn Hà

Số 100, tiểu khu Chiềng Đi, thị trấn Nông trường Mộc Châu

Sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác

Công nghệ sản xuất an toàn, dây truyền thiết bị hiện đại

52

Công ty TNHH Bắc Sơn

Số 597, Tổ 1, Phiêng Ban 3, thị trấn Bắc Yên, huyện Bắc Yên

Sản xuất đồ uống, nước khoáng

Công nghệ sản xuất an toàn, công nghệ bảo quản lạnh, công nghệ sinh học

53

Công ty TNHH một thành viên cá tầm Việt Nam Sơn La

Tiểu khu 4, thị trấn Ít Ong, huyện Mường La

Nuôi trồng thủy sản

Siêu âm soi trứng trong sản xuất giống, công nghệ nuôi thâm canh công nghệ xử lý môi trường

54

Chi nhánh Tây bắc, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Ngô Việt Nam

Xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn

Công nghệ sinh học

Công nghệ sinh học

55

Công ty TNHH Năng lượng Mộc Châu Xanh

Tiểu khu Bó Bun, TT Nông trường Mộc Châu

Than sinh khối

Công nghệ sản xuất năng lượng sinh khối

56

Công ty TNHH MTV Thương mại Thủy Tráng

Tiểu khu II TT Thuận Châu

Bếp hòa khí từ nguyên liệu sinh khối

Công nghệ sản xuất năng lượng sinh khối

57

Công ty TNHH và Đầu tư NANO

Số 445, đường Trần Đăng Ninh, tổ 4, P. Quyết Tâm, TP. Sơn La

Nghiên cứu khoa học; Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và chuyển giao công nghệ xử lý môi trường; thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ

 

58

Công ty TNHH nhà nước một thành viên Lâm nghiệp Sông Mã

Xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La

Nông nghiệp, lâm nghiệp

Trồng rừng thâm canh

59

Công ty cổ phần Khoáng sản Tây Bắc (nhà máy đồng Sao Tua)

Số 144, Đường Trường Chinh, Tổ 4, Phường Quyết Thắng, TP. Sơn La.

Khoáng sản, nghiên cứu sản xuất đồng sun phát, luyện đồng

Công nghệ tuyển quặng

60

Công ty cổ phần thủy điện Sơn La

Đường Lò Văn Giá, phường Chiềng Lề, TP.Sơn La

Vận hành nhà máy thủy điện Sơn La 2.400MW

Công nghệ thông tin, tự động hóa trong sản xuất kinh doanh

61

Công ty Điện lực Sơn La

Công ty Điện lực Sơn La

Vận hành lưới 110KV trở xuống

Công nghệ thông tin, tự động hóa trong sản xuất kinh doanh

62

Công ty cổ phần năng lượng Sông Lam Sơn La

Tổ 7 phường Tô Hiệu-Thành Phố Sơn La, tỉnh Sơn La

Nhà máy điện mặt trời 10MW

Công nghệ thông tin, tự động hóa trong sản xuất kinh doanh

63

Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tâm việt

Xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

Sản xuất hàng may mặc

Dây truyền thiết bị hiện đại, tự động hóa một số khâu sản xuất..

 

PHỤ LỤC III.1

CÁC DỰ ÁN ĐÃ ĐƯỢC CẤP CÓ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ VÀ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH CỤ THỂ NGUỒN VỐN
(Kèm theo Nghị quyết số 53/NQ-HĐND ngày 21/07/2017 của HĐND tỉnh)

TT

Nội dung

Tổng số

(Triệu đồng)

Ngân sách Nhà nước

(Triệu đồng)

Nguồn vốn hợp pháp khác (Triệu đồng)

Thời gian thực hiện

Quyết định phê duyệt nguồn vốn

1

Dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng tái định cư thủy điện Sơn La theo quy định tại Quyết định số 1761/QĐ-UBND ngày 20/7/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh gồm 34 dự án lớn với 127 tiểu dự án nhỏ.

171.686

171.686

 

2017 - 2020

Quyết định số 1761/QĐ-UBND ngày 20/7/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh gồm 34 dự án lớn với 127 tiểu dự án nhỏ (Trong đó lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi: 110 tiểu dự án; Lĩnh vực thủy lợi: 9 tiu dự án; Lĩnh vực trồng, cải tạo vườn cây ăn quả bằng giống chất lượng cao: 8 tiểu dự án). Nguồn vốn: Di dân tái định cư thủy điện Sơn La (sử dụng vốn còn dư theo công văn số 575/TTg-KTN).

2

Dự án Khu ứng dụng công nghệ sinh học tại thành phố Sơn La.

48.000

48.000

 

2021 - 2025

Dự án được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 130/NQ-HĐND ngày 10/9/2015 Về kế hoạch chuẩn bị đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công trong kế hoạch trung hạn 5 năm 2016 - 2020 với tổng mức đầu tư: 48.000 triệu đồng). Nguồn vốn các chương trình mục tiêu (ngân sách Trung ương)

3

Dự án Xây dựng khu nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ về nông, lâm nghiệp tại huyện Mộc Châu, Sơn La.

45.000

45.000

 

2017 - 2020

Quyết định số 2085/QĐ-UBND ngày 26/8/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Về việc phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình khu nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ về nông, lâm nghiệp tại huyện Mộc Châu. Nguồn vốn: Nguồn vốn bổ sung cân đối ngân sách tỉnh

4

Dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2020

241.438

241.438

 

2021 - 2025

Ban hành kèm theo Quyết định số 238/QĐ-UBND ngày 08/02/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Sơn La giai đoạn 2017 - 2020). Vốn Ngân sách tỉnh (gồm vốn đầu tư phát triển) và Chương trình mục tiêu ứng dụng CNTT

5

Dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan đảng

35.150

35.150

 

2017 - 2020

Dự án được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 130/NQ-HĐND ngày 10/9/2015 Về kế hoạch chuẩn bị đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công trong kế hoạch trung hạn 5 năm 2016 - 2020 với tổng mức đầu tư: 35.150 triệu đồng). Nguồn vốn ngân sách tỉnh.

6

Dự án xây dựng khu xử lý rác thải rắn 12 huyện, thành phố (áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại trong xử lý rác thải).

140.000

140.000

 

2017 - 2020

Nguồn vốn ngân sách địa phương bổ sung cân đối được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 130/NQ-HĐND ngày 10/9/2015 về kế hoạch chuẩn bị đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công trong kế hoạch trung hạn 5 năm 2016 - 2020 với tổng mức đầu tư 07 huyện: 140 tỷ đồng

7

Dự án đầu tư trang thiết bị hiện đại cho bệnh viện đa khoa 550 giường

80.000

80.000

 

2017 - 2020

Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La (Tổng Kinh phí: 1.170.000 triệu đồng)

8

Dự án xây dựng bệnh viện nội tiết tỉnh

10.000

10.000

 

2017-2020

Quyết định số 737/QĐ-UBND ngày 30/3/2016 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn La (giai đoạn 1) (Tổng kinh phí 140.000 triệu đồng)

 

PHỤ LỤC III.2

CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN XÁC ĐỊNH MỘT PHẦN NGUỒN VỐN THỰC HIỆN TỪ VIỆC LỒNG GHÉP VỚI CÁC NGUỒN VỐN CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN HOẶC THỰC HIỆN THÔNG QUA CÁC CHÍNH SÁCH DO HĐND TỈNH BAN HÀNH
(Kèm theo Nghị quyết số 53/NQ-HĐND ngày 21/07/2017 của HĐND tỉnh)

TT

Nội dung

Tổng số

(Triệu đồng)

Ngân sách Nhà nước

(Triệu đồng)

Nguồn vốn của tổ chức, cá nhân (Triệu đồng)

Thời gian thực hiện

Đề xuất nguồn vốn ngân sách

1

Dự án Ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông trong quản lý và dự báo tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản.

2.000

2.000

 

2021-2025

Ngân sách trung ương

2

Dự án Ứng dụng công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý, hệ thống định vị toàn cầu trong quản lý và bảo vệ rừng; quản lý và khai thác các nguồn lợi thủy sản; quản lý vùng nuôi trồng thủy sản; quản lý khai thác và điều hành các công trình thủy lợi.

3.000

3.000

 

2021-2025

Ngân sách trung ương

3

Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ cao trong nông nghiệp thuộc các lĩnh vực: Sản xuất rau an toàn, hoa, quả an toàn, cây công nghiệp (chè, cà phê, mía), vùng nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ thủy điện, chăn nuôi (bò sữa, bò thịt), dược liệu; xây dựng và duy trì trang thông tin điện tử về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Sơn La.

2.000

2.000

 

2017 - 2025

Ngân sách SNKH

4

Chương trình Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đáp ứng các điều kiện và quy mô theo quy định của cấp có thẩm quyền.

21.000

21.000

 

2017 - 2020

Nguồn vốn chương trình dự án khuyến nông, ngân sách UBND các huyện, thành phố, Chương trình hỗ trợ HTX phát triển cây ăn quả, dược liệu theo Nghị quyết số 17/2016/NQ-HĐND; Nghị quyết số 28/2017/NQ-HĐND

5

Dự án, đề tài, đề án khoa học công nghệ liên quan đến nghiên cứu, ứng dụng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

40.000

40.000

 

2017 - 2025

Nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học

6

Chương trình hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với các nông sản ứng dụng công nghệ cao của tỉnh.

30.000

30.000

 

2017 - 2025

Nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học

7

Chương trình phát triển công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu sản phẩm nông nghiệp (chế biến rau quả, chè, cà phê, dược liệu...)

600.000

40.000

560.000

2017-2025

Nguồn vốn ngân sách trung ương cho phương án liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng mẫu lớn (Theo chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp nông thôn (theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP).

- Ngân sách tỉnh thực hiện Nghị quyết số 88/2014/NQ-HĐND và Nghị quyết số 11/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Sơn La

8

Xây dựng các trạm đo mưa chuyên dùng theo hướng xã hội hóa để cảnh báo lũ sớm; hệ thống quan trắc điều khiển từ xa để quản lý công trình hồ chứa.

2.000

2.000

 

2021-2025

Nguồn ngân sách phòng chống bão lũ và giảm nhẹ thiên tai

9

Dự án đầu tư mua sắm hệ thống công nghệ thông tin y tế từ xa Telemedicine

31.000

31.000

 

2021-2025

Cân đối ngân sách của tỉnh

10

Mua sắm trang thiết bị y tế

48.000

48.000

 

2021-2025

Cân đối ngân sách của tỉnh

11

Giải pháp quản lý kiểm tra và giám sát bảo trì đường bộ Govone

650

650

 

2021-2025

Cân đối ngân sách của tỉnh

 

PHỤ LỤC III.3

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ
(Kèm theo Nghị quyết số 53/NQ-HĐND ngày 21/07/2017 của HĐND tỉnh)

TT

Tên dự án

Thời gian thực hiện

Dự kiến kinh phí

1

Dự án Phát triển chăn nuôi (bò thịt, lợn thịt, dê và gia cầm) quy mô gia trại, trang trại.

2017 - 2025

70.000

2

Dự án Nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện.

2017 - 2025

70.000

3

Dự án nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tầm trên địa bàn tỉnh Sơn La.

2017 - 2025

54.000

4

Dự án Sản xuất giống cây nông nghiệp, lâm nghiệp.

2017 - 2025

20.000

5

Dự án Sản xuất giống vật nuôi và giống thủy sản.

2017 - 2025

30.000

6

Dự án Trồng nấm an toàn.

2017 - 2025

50.000

7

Dự án phát triển cây dược liệu (gừng, sa nhân, nghệ, Actisô, bạc hà, giảo cổ lam, xả...) gắn với công nghiệp chế biến.

2017 - 2025

70.000

8

Dự án phát triển sản xuất rau an toàn.

2017 - 2025

55.000

9

Dự án phát triển sản xuất hoa.

2017 - 2025

30.000

10

Dự án phát triển sản xuất quả an toàn.

2017 - 2025

50.000

11

Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản (sản phẩm rau, quả)

2017-2020

100.000

12

Dự án phát triển vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy ván tre ghép thanh trên địa bàn huyện Mộc Châu, Vân Hồ

2017-2020

60.000

13

Dự án chế biến ván MDF, ván dăm, tre ép công nghiệp tại một số huyện Phù Yên, Mường La, Sông Mã...

2017-2020

50.000

14

Dự án chế biến sản phẩm từ quả Sơn tra, cây dược liệu và các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ

2017-2020

50.000

15

Dự án khai thác năng lượng gió, năng lượng mặt trời đấu nối lưới điện

2017-2025

300.000

16

Dự án sử dụng phụ phẩm nông nghiệp vào phát điện

2017-2025

200.000

17

Tự động hóa quản lý lưới điện (thiết bị công tơ điện tử) của Công ty điện lực Sơn La

2017-2025

400.000

18

Dự án sản xuất vật liệu xây dựng: (Gạch không nung, cát nhân tạo....)

2017-2025

100.000

 

PHỤ LỤC IV

DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Kèm theo Nghị quyết số 53/NQ-HĐND ngày 21/07/2017 của HĐND tỉnh)

TT

Tên chương trình, dự án

Cơ quan chủ trì thực hiện

Thời gian thực hiện

1

Dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng tái định cư thủy điện Sơn La theo quy định tại Quyết định số 1761/QĐ-UBND ngày 20/7/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh gồm 34 dự án lớn với 127 tiểu dự án nhỏ

UBND các huyện, thành phố; Các doanh nghiệp, hợp tác xã

2017 - 2020

2

Dự án Khu ứng dụng công nghệ sinh học tại thành phố Sơn La.

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp tỉnh Sơn La

2021 - 2025

3

Dự án Xây dựng khu nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ về nông, lâm nghiệp tại huyện Mộc Châu, Sơn La.

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp tỉnh Sơn La

2017 - 2020

4

Dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2020

Sở Thông tin và truyền thông, các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố

2021-2025

5

Dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan đảng

Tỉnh ủy Sơn la

2017-2020

6

Dự án Ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông trong quản lý và dự báo tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản.

Sở Nông nghiệp và PTNT

2021-2025

7

Dự án Ứng dụng công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý, hệ thống định vị toàn cầu trong quản lý và bảo vệ rừng; quản lý và khai thác các nguồn lợi thủy sản; quản lý vùng nuôi trồng thủy sản; quản lý khai thác và điều hành các công trình thủy lợi.

Sở Nông nghiệp và PTNT

2021 - 2025

8

Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ cao trong nông nghiệp thuộc các lĩnh vực: Sản xuất rau an toàn, hoa, quả an toàn, cây công nghiệp (chè, cà phê, mía), vùng nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ thủy điện, chăn nuôi (bò sữa, bò thịt), dược liệu; xây dựng và duy trì trang thông tin điện tử về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Sở Khoa học và Công nghệ

2017 - 2025

9

Chương trình Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đáp ứng các điều kiện và quy mô theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố

2017 - 2025

10

Dự án, đề tài, đề án khoa học công nghệ liên quan đến nghiên cứu, ứng dụng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Sở Khoa học và Công nghệ

2017 - 2020

11

Chương trình hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với các nông sản ứng dụng công nghệ cao của tỉnh.

Sở Khoa học và Công nghệ

2017 - 2025

12

Chương trình phát triển công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu sản phẩm nông nghiệp (chế biến rau quả, chè, cà phê, dược liệu...)

Sở Công thương

2017 - 2025

13

Xây dựng các trạm đo mưa chuyên dùng theo hướng xã hội hóa để cảnh báo lũ sớm; hệ thống quan trắc điều khiển từ xa để quản lý công trình hồ chứa.

Sở Nông nghiệp và PTNT

2017 - 2025

14

Dự án xây dựng khu xử lý rác thải rắn 12 huyện, thành phố (áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại trong xử lý rác thải).

Sở Tài nguyên và môi trường, UBND các huyện, thành phố

2017-2025

15

Dự án đầu tư trang thiết bị hiện đại cho bệnh viện đa khoa 550 giường

Sở Y tế

2017-2020

16

Dự án xây dựng bệnh viện nội tiết tỉnh

Sở Y tế

2017-2020

17

Dự án đầu tư mua sắm hệ thống công nghệ thông tin y tế từ xa Telemedicine

Sở y tế

2021-2025

18

Mua sắm trang thiết bị y tế

Sở y tế

2021-2025

19

Giải pháp quản lý kiểm tra và giám sát bảo trì đường bộ Govone

Sở Giao thông vận tải

2017-2020

 

PHỤ LỤC V

DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO KÊU GỌI THU HÚT ĐẦU TƯ
(Kèm theo Nghị quyết số 53/NQ-HĐND ngày 21/07/2017 của HĐND tỉnh)

TT

Danh mục dự án

Địa điểm triển khai

Thời gian thực hiện

1

Dự án Phát triển vùng nguyên liệu chè an toàn.

07 huyện, gồm: Mộc Châu, Vân Hồ, Yên Châu, Thuận Châu, Mai Sơn, Phù Yên, Bắc Yên.

2017 - 2025

2

Dự án Phát triển vùng nguyên liệu cà phê chất lượng cao.

05 huyện, gồm: Thuận Châu, Mai Sơn, Sốp Cộp, Yên Châu và thành phố Sơn La.

2017 - 2025

3

Dự án Phát triển chăn nuôi (bò thịt, lợn thịt, dê và gia cầm) quy mô gia trại, trang trại.

Trên địa bàn 12 huyện, thành phố

2017 - 2025

4

Dự án Nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện.

06 huyện, gồm: Mường La, Quỳnh Nhai, Phù Yên, Bắc Yên, Mộc Châu và Thuận Châu.

2017 - 2025

5

Dự án nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tầm trên địa bàn tỉnh Sơn La.

03 huyện, gồm: Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La

2017 - 2025

6

Dự án Sản xuất giống cây nông nghiệp, lâm nghiệp.

06 huyện, gồm: Mộc Châu, Vân Hồ, Yên Châu, Thuận Châu, Mai Sơn và thành phố Sơn La.

2017 - 2025

7

Dự án Sản xuất giống vật nuôi và giống thủy sản.

06 huyện, gồm: Mộc Châu, Vân Hồ, Yên Châu, Thuận Châu, Mai Sơn và thành phố Sơn La.

2017 - 2025

8

Dự án Trồng nấm an toàn.

Trên địa bàn 12 huyện, thành phố

2017 - 2025

9

Dự án phát triển cây dược liệu (gừng, sa nhân, nghệ, Actisô, bạc hà, giảo cổ lam...) gắn với công nghiệp chế biến.

Trên địa bàn 12 huyện, thành phố

2017 - 2025

10

Dự án phát triển sản xuất rau an toàn.

Trên địa bàn 12 huyện, thành phố. Trong đó, tập trung trên địa bàn huyện Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Vân Hồ, Phù Yên, Mường La và thành phố Sơn La.

2017 - 2025

11

Dự án phát triển sản xuất hoa.

Trên địa bàn 12 huyện, thành phố. Trong đó, tập trung trên địa bàn huyện Mường La, Mộc Châu, Vân Hồ và thành phố Sơn La.

2017 - 2025

12

Dự án phát triển sản xuất quả an toàn.

Trên địa bàn 12 huyện, thành phố. Trong đó, tập trung trên địa bàn huyện Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Mường La, Vân Hồ, Sông Mã, Phù Yên và thành phố Sơn La.

2017 - 2025

13

Xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm nông sản (công ty Nafood; tập đoàn TH)

Trên địa bàn huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Mai Sơn

2017-2025

14

Dự án phát triển vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy ván tre ghép thanh trên địa bàn huyện Mộc Châu, Vân Hồ

Mộc Châu, Vân Hồ

2017-2025

15

Dự án chế biến ván MDF, ván dăm, tre ép công nghiệp tại một số huyện Phù Yên, Mường La, Sông Mã...

Phù Yên, Mường La, Sông Mã

2017-2025

16

Dự án chế biến sản phẩm từ quả Sơn tra, cây dược liệu và các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ

Bắc Yên, Mường La, Thuận Châu...

2017-2020

17

Dự án sử dụng phụ phẩm nông nghiệp vào phát điện

Mộc Châu, Mai Sơn

2017-2020

18

Tự động hóa quản lý lưới điện (thiết bị công tơ điện tử) của Công ty điện lực Sơn La

Công ty điện lực Sơn La

2017-2025

19

Dự án khai thác năng lượng gió, năng lượng mặt trời đấu nối lưới điện

Mộc Châu, Mai Sơn

2017-2025

20

Dự án sản xuất vật liệu xây dựng (gạch không nung, cát nhân tạo)

Các huyện, thành phố

2017-2025