Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 56/2012/NQ-HĐND

Quảng Nam, ngày 19 tháng 9 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CƠ CHẾ ĐẦU TƯ CẤP NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 5

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn;

Sau khi xem xét Tờ trình số 3283/TTr-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đề nghị thông qua Đề án và ban hành Nghị quyết về cơ chế đầu tư cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2012-2015; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thống nhất thông qua cơ chế đầu tư cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2012-2015 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Thực hiện quy hoạch cấp nước sạch và VSMTNT tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, cải thiện điều kiện cung cấp nước sạch và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh.

b) Mục tiêu cụ thể

- Về cấp nước: 90% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 45% sử dụng nước đạt Quy chuẩn QCVN 02: 2009/BYT với số lượng ít nhất là 60 lít/người/ngày; 100% các trường học mầm non, phổ thông, trạm y tế xã, chợ và các công trình công cộng khác ở nông thôn đủ nước sạch.

- Về vệ sinh môi trường: 75% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 65% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh; 100% các trường học mầm non, phổ thông, trạm y tế, trụ sở Ủy ban nhân dân xã, chợ, làng nghề ở nông thôn đủ nhà tiêu hợp vệ sinh.

2. Cơ chế hỗ trợ

a) Về vốn đầu tư phát triển

- Đối với công trình cấp nước tập trung:

+ Đối với các xã đồng bằng: Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 60%, ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã) hỗ trợ 30%, nhân dân đóng góp 10%.

+ Đối với các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo: Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ tối đa 90%, nhân dân đóng góp 05%, phần còn lại do ngân sách địa phương (tỉnh, huyện) hỗ trợ.

+ Đối với các xã nông thôn khác: Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 75%, ngân sách địa phương (tỉnh, huyện) hỗ trợ 15%, nhân dân đóng góp 10%.

- Đối với công trình cấp nước nhỏ lẻ (nơi không sử dụng được nguồn cấp nước tập trung): Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 70% đối với hộ nghèo, gia đình chính sách và 35% đối với hộ cận nghèo; các hộ gia đình khác được dùng nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi theo quy định.

- Đối với các công trình cấp nước và vệ sinh trường học và trạm y tế thuộc loại hình công lập: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100%. Riêng đối với các công trình cấp nước và vệ sinh trường học và trạm y tế thuộc loại hình ngoài công lập, giao UBND tỉnh xem xét, quyết định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước phù hợp theo quy định về phân cấp quản lý đầu tư xây dựng.

b) Về vốn sự nghiệp

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% đối với các hoạt động đào tạo, bao gồm: Đào tạo nâng cao năng lực, thông tin - giáo dục - truyền thông, kiểm tra, giám sát đánh giá tình hình thực hiện, kiểm soát chất lượng nước, quy hoạch, ứng dụng chuyển giao công nghệ, hỗ trợ mạng lưới cơ sở…

- Đối với việc xây dựng các mô hình nhà tiêu và chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh để nhân rộng, ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% đối với hộ nghèo, gia đình chính sách và 35% đối với hộ cận nghèo, các hộ gia đình khác dùng nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi.

3. Nguồn vốn đầu tư

a) Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư

- Vốn ngân sách nhà nước (36%): Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và VSMTNT; ngân sách địa phương (tỉnh và huyện).

- Vốn đối ứng (27%): Nhân dân đóng góp và vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 01 tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ.

- Các nguồn vốn khác (37%): Vốn các tổ chức nước ngoài.

b) Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện : 334.240.000.000 đồng. (Bằng chữ: Ba trăm ba mươi bốn tỷ, hai trăm bốn mươi triệu đồng) Trong đó:

- Vốn đầu tư xây dựng : 318.320.000.000 đồng.

+ Công trình cấp nước nông thôn : 261.220.000.000 đồng.

+ Công trình VSMT nông thôn : 57.100.000.000 đồng.

- Công tác tuyên truyền : 15.920.000.000 đồng.

c) Nguồn vốn đầu tư:

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

Hạng mục

2012

2013

2014

2015

Giai đoạn 2012-2015

 

Tổng cộng vốn đầu tư

44.210

102.690

100.020

87.320

334.240

1

Nguồn vốn NSNN (36%):

14.120

36.220

37.210

32.720

120.270

 

- Vốn từ Chương trình MTQG

9.400

24.120

24.780

21.790

80.100

 

- Vốn ngân sách địa phương

4.720

12.100

12.430

10.930

40.170

2

Vốn đối ứng (27%):

26.070

22.360

21.570

19.100

89.100

 

- Vốn dân đóng góp

15.640

13.420

12.940

11.460

53.460

 

- Vốn vay từ NHCS

10.430

8.940

8.630

7.640

35.640

3

Nguồn vốn khác (37%)

4.020

44.110

41.240

35.500

124.870

4. Quản lý đầu tư

Chủ đầu tư dự án xây dựng là đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành khai thác công trình. Trường hợp đơn vị trực tiếp quản lý vận hành không đủ năng lực thì Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định giao cho đơn vị khác có đủ năng lực làm chủ đầu tư. Trong quá trình chuẩn bị đầu tư, cần lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư về dự án đầu tư. Khuyến khích thực hiện hình thức giao cho cộng đồng dân cư hưởng lợi trực tiếp từ công trình thực hiện các hạng mục công trình có tính kỹ thuật đơn giản nếu có đủ năng lực để thực hiện.

5. Quản lý sau đầu tư

- Chú trọng quản lý sau đầu tư, đặc biệt quan tâm đến mô hình và cơ chế quản lý các công trình cấp nước tập trung, công trình công cộng; điều chỉnh phương thức quản lý từ phục vụ sang dịch vụ.

- Các công trình sau khi hoàn thành xong phải xây dựng quy trình vận hành; quy định rõ thời gian, trình tự và các nội dung bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế các trang thiết bị.

- Giá thành nước sạch phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí hợp lý trong sản xuất, phân phối, thuế và lợi nhuận. Trường hợp giá tiêu thụ thấp hơn giá thành, cơ quan quyết định giá tiêu thụ có trách nhiệm cấp bù chênh lệch cho đơn vị cấp nước từ ngân sách địa phương.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam Khóa VIII, Kỳ họp thứ 05 thông qua ngày 19 tháng 9 năm 2012./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sỹ