Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 59/2016/NQ-HĐND

Sóc Trăng, ngày 26 tháng 7 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP, TỈNH SÓC TRĂNG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 2

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 524/2012/NQ-UBTVQH13 ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về một số chế độ chi tiêu bảo đảm hoạt động của Quốc hội;

Căn cứ Nghị quyết số 1206/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 13 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về một số chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân;

Căn cứ Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc Hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

Xét Tờ trình số 43/TTr-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, tỉnh Sóc Trăng; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách; ý kiến thảo luận đóng góp của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, tỉnh Sóc Trăng.

Điều 2. Nghị quyết này thay thế các văn bản sau:

1. Nghị quyết số 07/2008/NQ-HĐND ngày 28 tháng 3 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng về ban hành một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, tỉnh Sóc Trăng.

2. Nghị quyết số 29/2010/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 1 Nghị quyết số 07/2008/NQ-HĐND ngày 28 tháng 3 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng về ban hành một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, tỉnh Sóc Trăng.

3. Quyết định số 22/QĐ-HĐND ngày 31 tháng 12 tháng 2013 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc thực hiện khoán kinh phí chi đối với hoạt động tiếp xúc cử tri, sử dụng 3G để truy cập thông tin, dữ liệu qua mạng Internet của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng khóa VIII, nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Điều 3.

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định pháp luật.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân; các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng theo chức năng, nhiệm vụ thường xuyên giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng khoá IX, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 14 tháng 7 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 26 tháng 7 năm 2016./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Ban công tác đại biểu;
- Văn phòng Quốc hội (bộ phận phía Nam);
- Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội Chủ tịch nước;
- Các Bộ: Tư pháp, Tài chính;
- TT. TU, TT. HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Sóc Trăng;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- TT. HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Lâm Văn Mẫn

 

QUY ĐỊNH

VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP, TỈNH SÓC TRĂNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 59/2016/NQ-HĐND ngày 26/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, tỉnh Sóc Trăng.

2. Đối tượng áp dụng

Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, tỉnh Sóc Trăng.

3. Nội dung:

Đơn vị tính: đồng

STT

Nội dung chi

Đơn vị tính

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

1

Chi cho hoạt động thẩm tra, giám sát, khảo sát:

 

 

 

 

1.1

Chi cho cá nhân tham gia thẩm tra

 

 

 

 

1.1.1

Bồi dưỡng người chủ trì cuộc họp

Người/ngày

200.000

150.000

100.000

1.1.2

Bồi dưỡng thành viên dự họp

Người/ngày

100.000

70.000

50.000

1.1.3

Bồi dưỡng cho việc soạn thảo báo cáo thẩm tra

Báo cáo

600.000

400.000

300.000

1.2

Chi bồi dưỡng cho giám sát, khảo sát (ngoài chế độ thanh toán công tác phí theo quy định hiện hành

1.2.1

Trưởng đoàn

Người/ngày

200.000

140.000

100.000

1.2.2

Thành viên của đoàn

Người/ngày

150.000

100.000

70.000

1.2.3

Chi cho cán bộ, công chức và người lao động phục vụ đoàn

Người/ngày

100.000

70.000

70.000

1.2.4

Chi cho tổng hợp (từ xây dựng kế hoạch đến báo cáo kết quả)

Báo cáo

1.000.000

800.000

600.000

2

Chi các cuộc họp:

 

 

 

 

2.1

Người chủ trì cuộc họp của Thường trực HĐND và các Ban của HĐND

Người/ngày

200.000

150.000

100.000

2.2

Thành viên dự cuộc họp của Thường trực HĐND và các Ban của HĐND

Người/ngày

100.000

70.000

50.000

2.3

Các cuộc họp Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân

 

 

 

 

2.3.1

Người chủ trì

Người/ngày

200.000

150.000

100.000

2.3.2

Thành viên tham dự

Người/ngày

100.000

70.000

50.000

3

Chi hỗ trợ tiếp xúc cử tri:

 

 

 

 

3.1

Chi hỗ trợ điểm tiếp xúc cử tri Hội đồng nhân dân 3 cấp (trang trí, thuê địa điểm, nước uống, bảo vệ và các khoản chi khác)

Xã/năm

 

 

5.000.000

3.2

Thực hiện khoán chi tiếp xúc cử tri với mức chi như sau:

 

 

 

 

3.2.1

Đại biểu Hội đồng nhân dân (công tác phí, phương tiện đi lại)

ĐB/năm

6.000.000

2.000.000

1.000.000

3.2.2

Cán bộ, công chức tham gia phục vụ tiếp xúc cử tri

Đợt

500.000

400.000

300.000

3.3

Chi xây dựng báo cáo kết quả tiếp xúc cử

 

 

 

 

3.3.1

Tổ đại biểu

Báo cáo

200.000

100.000

 

3.3.2

Thường trực Hội đồng nhân dân

Báo cáo

500.000

350.000

250.000

4

Chi tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

 

 

 

 

4.1

Chi tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân

 

 

 

 

4.1.1

Đại biểu Hội đồng nhân dân được phân công

Người/ngày

150.000

100.000

100.000

4.1.2

Cán bộ, công chức phục vụ trực tiếp đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo: Thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về chế độ chi xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo.

4.1.3

Xây dựng báo cáo đề xuất giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo trình hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền cấp tỉnh giải quyết 1.000.000đ/báo cáo.

5

Chi tiền ăn, nghỉ cho đại biểu dự kỳ họp Hội đồng nhân dân

 

 

 

 

5.1

Chi tiền bồi dưỡng trong thời gian tham dự kỳ họp

 

 

 

 

5.1.1

Đại biểu Hội đồng nhân dân và khách mời

Người/ngày

150.000

100.000

70.000

5.1.2

Cán bộ, công chức và người lao động phục vụ

Người/ngày

100.000

70.000

50.000

5.2

Chi tiền ăn, nghỉ cho Đại biểu Hội đồng nhân dân và khách mời ở huyện, xã dự kỳ họp Hội đồng nhân dân được bố trí nơi nghỉ và thành toán tiền ăn, nghỉ theo quy định hiện hành.

6

Chế độ công tác phí, hoạt động phí

6.1

Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đi công tác cho hoạt động Hội đồng nhân dân thì được thanh toán chế độ công tác phí theo quy định hiện hành (do Hội đồng nhân dân nơi đại biểu hoạt động chi trả từ ngân sách nhà nước)

6.2

Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách đang làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thời gian thực hiện nhiệm vụ đại biểu được bảo đảm trả lương, phụ cấp, các chế độ khác theo quy định tại Khoản 2 Điều 103 của Luật tổ chức chính quyền địa phương;

6.3

Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách mà không phải là người hưởng lương (kể cả người hưởng lương hưu) hoặc hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước hoặc từ quỹ bảo hiểm xã hội thì được chi trả chế độ tiền công lao động theo ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân

Mức lương cơ sở /ngày

0,14

0,12

0,10

6.4

Đại biểu Hội đồng nhân dân (bao gồm cả đại biểu hoạt động chuyên trách và hoạt động không chuyên trách) được hưởng hoạt động phí hàng tháng như sau:

Mức lương cơ sở /tháng

0,5

0,4

0,3

7

Chi thăm hỏi ốm đau, trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp mai táng cho đại biểu Hội đồng nhân dân:

7.1

Nằm viện

Đồng/lần

1.000.000

500.000

300.000

7.2

Bị bệnh hiểm nghèo

Đại biểu

5.000.000 không quá 2 lần/năm

3.500.000 không quá 2 lần/năm

2.500.000 không quá 2 lần/năm

7.3

Đại biểu Hội đồng nhân dân có cha, mẹ ruột (kể cả vợ hoặc chồng), con chết, được trợ cấp.

Đại biểu Hội đồng nhân dân, nguyên Đại biểu Hội đồng nhân dân từ trần thì gia đình được trợ cấp

Người

2.000.000

2.000.000

2.000.000

7.4

Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (đối với những đại biểu chưa được khám và chăm sóc sức khỏe theo quy định) được hỗ trợ kinh phí khám, chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng hàng năm. Riêng năm chuyển giao nhiệm kỳ, đại biểu Hội đồng nhân dân (không bao gồm đại biểu tái cử) được hỗ trợ bằng 50% mức trên.

Đại biểu/năm

5.000.000

4.000.000

3.000.000

7.5

Đại biểu Hội đồng nhân dân nếu từ trần mà người lo mai táng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp mai táng từ Quỹ bảo hiểm xã hội hoặc không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp mai táng từ ngân sách nhà nước thì được hưởng một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở do Hội đồng nhân dân cấp đó chi trả từ ngân sách nhà nước;

7.6

Đại biểu Hội đồng nhân dân được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

7.7

Đại biểu Hội đồng nhân dân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được xét khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng.

7.8

Chế độ thăm hỏi ốm đau, trợ cấp khó khăn đột xuất đối với cán bộ, công chức Văn phòng Hội đồng nhân dân đương nhiệm, nghỉ hưu được áp dụng như đối với đại biểu Hội đồng nhân dân. Riêng trường hợp bị bệnh hiểm nghèo, khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn thì tùy theo hoàn cảnh cụ thể, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định mức hỗ trợ nhưng không vượt quá 5.000.000 đồng/người.

8

Cung cấp thông tin, báo chí cho đại biểu Hội đồng nhân dân: Ngân sách địa phương bảo đảm cung cấp thông tin, báo chí cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, tối thiểu một tờ báo Sóc Trăng theo kỳ phát hành, ngoài ra còn được hỗ trợ như sau:

8.1

Đại biểu HĐND tỉnh được khoán cấp kinh phí truy cập trên internet để khai thác tài liệu, báo cáo thông tin phục vụ cho hoạt động Hội đồng nhân dân (sử dụng hệ thống văn bản điện tử)

Người/tháng

500.000

300.000

100.000

8.2

Một nhiệm kỳ HĐND, đại biểu HĐND tỉnh được trang bị một máy tính, mức chi cụ thể do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định, nhưng tối đa không quá 20.000.000 đồng/đại biểu/nhiệm kỳ.

9

Chi hỗ trợ đối với đại biểu Hội đồng nhân dân

 

 

 

 

9.1

Mỗi nhiệm kỳ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được cấp tiền may 02 bộ trang phục (lễ phục)

Đồng/ nhiệm kỳ

6.000.000

4.000.000

2.000.000

9.2

Mỗi nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân cán bộ, công chức, viên chức của Văn phòng Hội đồng nhân dân trực tiếp phục vụ các hoạt động của Hội đồng nhân dân được cấp tiền may một bộ trang phục (lễ phục),

Đồng/ nhiệm kỳ

4.000.000

 

 

9.3

Chi tiền trợ cấp Lễ, Tết, ăn trưa cho ĐB.HĐND chuyên trách và cán bộ, công chức người lao động Văn phòng Hội đồng nhân dân được trích từ nguồn kinh phí hoạt động của HĐND. Mức chi cụ thể do Thường trực HĐND tỉnh quyết định.

10

Chế độ công tác phí, đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu khách mời (kể cả tổ chức, cá nhân không phải là đại biểu Hội đồng nhân dân) được trưng tập để thực hiện các hoạt động của Hội đồng nhân dân đều được thanh toán công tác phí theo quy định hiện hành, từ nguồn kinh phí hoạt động Hội đồng nhân dân.

11

Chi cho công tác đối ngoại của Thường trực và các Ban HĐND tỉnh tiếp khách trong và ngoài tỉnh mức chi theo quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước

12

Chế độ tặng quà đối với các đối tượng chính sách - xã hội

 

 

 

 

 

Chế độ quà tặng được thực hiện đối với các đối tượng sau: Các đối tượng chính sách được quy định tại Khoán 1, Điều 2 của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, trong lao động sản xuất, có đóng góp đối với hoạt động Hội đồng nhân dân; gia đình và cá nhân gặp rủi ro do thiên tai; các tập thể thuộc diện chính sách xã hội, như trại điều dưỡng thương, bệnh binh, trại trẻ mồ côi, người khuyết tật; trường dân tộc nội trú, các đơn vị bộ đội, công an ở biên giới, hải đảo…, khi đoàn tổ chức thăm hỏi thì được tặng quà. Mức giá trị quà tặng tối đa cho mỗi lần thăm hỏi được quy định như sau:

12.1

Tập thể

Lần

3.000.000

 

 

12.2

Cá nhân

Lần

700.000

 

 

13

Chế độ tặng quà lưu niệm

 

 

 

 

13.1

Đại biểu Hội đồng nhân dân, cán bộ, công chức, người lao động được tặng quà lưu niệm khi kết thúc nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân, mức chi thực hiện theo chế độ chi tổng kết nhiệm kỳ.

13.2

Cán bộ, công chức, người lao động công tác tại Văn phòng Hội đồng nhân dân khi chuyển công tác sang cơ quan khác, nghỉ hưu được tặng quà lưu niệm với chi tối đa không quá 1.500.000 đồng.