Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 63/NQ-HĐND

Quảng Ninh, ngày 07 tháng 7 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016 - 2020) TỈNH QUẢNG NINH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA XIII - KỲ HỌP THỨ 5

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Đất đai năm 2013;

Căn cứ nghị quyết số 134/2016/NQ-QH13 ngày 09/4/2016 của Quốc hội về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia;

Căn cứ nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013;

Căn cứ Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

Xét Tờ trình số 4425/TTr-UBND ngày 20/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Quảng Ninh; báo cáo thẩm tra số 59/BC-HĐND ngày 30/6/2017 của Ban Kinh tế - ngân sách và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Quảng Ninh với những nội dung chính sau:

1. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Đơn vị tính: Ha

TT

Chỉ tiêu sử dụng đất

Điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020

I

LOẠI ĐẤT

 

1

Đất nông nghiệp

461.951

 

Trong đó:

 

1.1

Đất trồng lúa

25.752

 

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước

20.263

1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

6.456

1.3

Đất trồng cây lâu năm

17.585

1.4

Đất rừng phòng hộ

130.254

1.5

Đất rừng đặc dụng

24.875

1.6

Đất rừng sản xuất

234.424

1.7

Đất nuôi trồng thủy sản

21.062

2

Đất phi nông nghiệp

126.192

 

Trong đó:

 

2.1

Đất quốc phòng

6.610

2.2

Đất an ninh

1.706

2.3

Đất khu công nghiệp

9.501

2.4

Đất cụm công nghiệp

379

2.5

Đất thương mại dịch vụ

3.212

2.6

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

4.874

2.7

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

9.488

2.8

Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh

22.601

 

Trong đó:

 

 

- Đất cơ sở văn hóa

700

 

- Đất cơ sở y tế

158

 

- Đất cơ sở giáo dục đào tạo

1.158

 

- Đất cơ sở thể dục thể thao

1.700

2.9

Đất có di tích, danh thắng

6.990

2.10

Đất bãi thải, xử lý chất thải

646

2.11

Đất ở tại nông thôn

4.824

2.12

Đất ở tại đô thị

6.462

2.13

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

256

2.14

Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp

68

2.15

Đất cơ sở tôn giáo

256

2.16

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

2.164

3

Đất chưa sử dụng

29.636

4

Đất khu kinh tế*

361.868

5

Đất đô thị*

103.077

II

KHU CHỨC NĂNG*

 

1

Khu sản xuất nông nghiệp

31.670

2

Khu lâm nghiệp

393.238

3

Khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

48.185

4

Khu phát triển công nghiệp

28.717

5

Khu đô thị

7.294

6

Khu thương mại - dịch vụ

4.066

7

Khu dân cư nông thôn

17.033

 

 

 

 

 

Ghi chú: (*) Không tổng hợp khi tính tổng diện tích tự nhiên.

2. Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020)

a) Phân bổ diện tích các loại đất trong kỳ kế hoạch

- Đất nông nghiệp 461.951 ha, chiếm 74,78% tổng diện tích đất tự nhiên;

- Đất phi nông nghệp 126.192 ha, chiếm 20,43% tổng diện tích đất tự nhiên;

- Đất chưa sử dụng 29.636 ha, chiếm 4,79 % tổng diện tích đất tự nhiên.

b) Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất

- Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp 35.073 ha (trong đó đất trồng lúa 5.998 ha);

- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 1.409 ha.

c) Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích:

- Đất nông nghiệp 22.047 ha;

- Đất phi nông nghiệp 6.235 ha.

3. Các giải pháp tổ chức thực hiện

a) Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn trong sản xuất nông nghiệp; tạo điều kiện để nông dân góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất khi sử dụng đất vào mục đích khác và bảo hộ quyền lợi của người nông dân, tránh để nông dân vào vị thế bất lợi do không tham gia quản lý trong doanh nghiệp; đồng thời có giải pháp hỗ trợ người dân trong giai đoạn kiến thiết cơ bản khi trồng các loại cây lâu năm. Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các nhà đầu tư phát triển khu công nghiệp và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất kinh doanh tại khu vực nông thôn; quá trình chuyển dịch cơ cấu, tái cấu trúc nền kinh tế và rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch hệ thống đô thị để đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng, đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật - xã hội hiện đại, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo quỹ đất để thu hút đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm quy định về dành 10% tổng thu tiền sử dụng đất để chi cho công tác quản lý đất đai.

b) giải pháp về sử dụng đất

- Tăng cường quản lý đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất trồng lúa. Rà soát, xác định rõ chỉ tiêu khống chế về diện tích đất trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt; phân bổ, xác định ranh giới ngoài thực địa, lập bản đồ diện tích đất trồng lúa và công khai đến từng xã; giao cho ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý. Xác định rõ chỉ tiêu khống chế về diện tích đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và khu bảo tồn thiên nhiên cần bảo vệ nghiêm ngặt (đặc biệt là đất rừng tự nhiên); phân bổ, xác định ranh giới, cắm mốc; giao cho các ban quản lý rừng và ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý. Tập trung cổ phần hóa các công ty lâm nghiệp theo nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ.

- Đánh giá một cách toàn diện thực trạng sử dụng đất và môi trường trong các khu, cụm công nghiệp, làm cơ sở điều chỉnh quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, đảm bảo tính liên vùng, liên tỉnh và phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từng thời kỳ; rà soát quy hoạch sử dụng đất đô thị theo hướng bố trí sử dụng đất hợp lý, bảo đảm đồng bộ hạ tầng kỹ thuật với hạ tầng xã hội; nâng cao hệ số sử dụng, đặc biệt là đất các đô thị sử dụng đất trồng lúa; hạn chế việc thực hiện các dự án nhà ở nhỏ lẻ tại các thành phố, thị xã. Ưu tiên bố trí đất để đầu tư phát triển hạ tầng, đi trước một bước, nhằm tạo động lực thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách đồng bộ.

- Có quy trình quản lý chặt chẽ từ khâu lựa chọn địa điểm, phê duyệt quy hoạch, chủ trương đầu tư, quản lý môi trường, giao đất, cho thuê đất; tạo điều kiện bình đẳng, thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận đất đai thông qua cơ chế thị trường; đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư để lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, phát huy hiệu quả của giá trị đất đai trong thời gian tới.

c) Giải pháp về khoa học, công nghệ và kỹ thuật

Tổ chức quản lý, thống kê, theo dõi biến động đất đai toàn tỉnh trên môi trường mạng để tạo thuận lợi trong quản lý đất đai, quản lý chặt chẽ các dự án đầu tư, tránh lãng phí tài nguyên đất đai. bố trí đủ điều kiện vật chất, từng bước ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong việc lập, giám sát và tổ chức thực hiện quy hoạch; tiếp tục đổi mới và hoàn thiện nội dung, phương pháp, quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; hoàn chỉnh hệ thống các chỉ tiêu, làm cơ sở đánh giá việc sử dụng đất liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường. Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên đất, áp dụng công nghệ tiên tiến để cải thiện chất lượng điều tra quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

d) giải pháp về quản lý, giám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Thường xuyên rà soát các dự án đầu tư có sử dụng đất, mặt nước trên địa bàn tỉnh, kịp thời phát hiện các dự án chậm tiến độ, vi phạm pháp luật để tạo điều kiện hỗ trợ triển khai dự án đối với các nhà đầu tư có năng lực, tâm huyết thực hiện dự án; có biện pháp quản lý chặt chẽ, cương quyết xử lý đối với nhà đầu tư không đảm bảo năng lực, đầu cơ đất đai nhằm trục lợi; kiểm soát chặt chẽ các dự án được giao đất, cho thuê đất đối với đất rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất ở đô thị, đất công nghiệp (khai thác than, cụm công nghiệp, khu công nghiệp), đặc biệt là liên quan đến hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản. Kiểm soát các dự án phát triển kinh tế tại các địa bàn trọng điểm như hạ Long, Vân Đồn, quảng Yên, Móng Cái, Cô Tô… đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới và cương quyết không chuyển mục đích sử dụng đất cho bất kỳ trường hợp nào nhằm hợp thức hóa các sai phạm về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, đất đai.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, các trường hợp tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai; tổ chức tốt việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh về vi phạm pháp luật đất đai của tổ chức, cá nhân. giám sát thường xuyên tình hình sử dụng đất sau khi được giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp không đưa đất vào sử dụng gây lãng phí đất đai, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, lấn chiếm, không thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, không đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng quy định; quản lý chặt chẽ quỹ đất trồng lúa, quỹ đất dự trữ cho phát triển đô thị, phát triển công nghiệp, theo quy hoạch được duyệt.

- Nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các cấp, gắn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và quy hoạch các ngành, lĩnh vực.

đ) giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo, nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai. Chú trọng công tác đào tạo cán bộ chuyên môn có đủ năng lực lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đạt hiệu quả và chất lượng. nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp.

e) giải pháp về ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên nước, môi trường, cải tạo và bảo vệ đất

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư bảo vệ, cải tạo, nâng cao độ phì của đất; khai hoang, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp. Đẩy mạnh việc khoanh nuôi, bảo vệ, trồng mới rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nâng cao hệ số che phủ, phục hồi và phát triển trồng rừng ngập mặn ven biển và trồng cây xanh phân tán trong các khu vực phát triển đô thị, khu công nghiệp.

- Đầu tư các công trình xử lý chất thải ở các khu, cụm công nghiệp, bệnh viện, khu đô thị... đảm bảo chất thải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường; xây dựng hệ thống quan trắc môi trường, giám sát tài nguyên đất trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị, khu dân cư nông thôn; thiết lập hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định của pháp luật. nghiên cứu xây dựng quy chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị sản xuất hiện đại, cũng như trang thiết bị xử lý các tác động môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh; thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản. hình thành doanh nghiệp dịch vụ môi trường phục vụ hoạt động của các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư nông thôn; hỗ trợ việc di dời toàn bộ nhà máy, xí nghiệp sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư theo quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

- Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân và các tổ chức, doanh nghiệp về nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; coi ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:

- Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn chỉnh các thủ tục trình Chính phủ xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Quảng Ninh theo quy định của pháp luật. Sau khi điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) của tỉnh được phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện và định kỳ hàng năm có đánh giá kết quả thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

- Thường trực, các ban, các tổ và đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện nghị quyết.

2. Trường hợp Chính phủ phê duyệt chỉ tiêu sử dụng đất có thay đổi so với nghị quyết đã được hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổng hợp nội dung thay đổi, thống nhất với Thường trực hội đồng nhân dân tỉnh để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt và báo cáo hội đồng nhân dân tỉnh vào kỳ họp gần nhất.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIII, Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 07/7/2017 và có hiệu lực từ ngày 17/7/2017./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Đọc