Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 66/NQ-HĐND

Bình Thuận, ngày 07 tháng 12 năm 2018

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH 03 LOẠI RỪNG TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2016 - 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 7

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Nghị quyết số 134/2016/NQ-QH13 ngày 09 tháng 4 năm 2016 của Quốc hội về điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia;

Căn cứ Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Bình Thuận;

Thực hiện Công văn số 10121/BNN-TCLN ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn kỹ thuật rà soát, chuyển đổi đất, rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất gắn với điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng; Công văn số 8175/BNN-TCLN ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả rà soát, điều chỉnh Quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2025;

Sau khi xem xét Tờ trình số 5007/TTr-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua kết quả điều chỉnh Quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2025; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua việc điều chỉnh Quy hoạch 03 loại rừng giai đoạn 2016 - 2025 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu, nhiệm vụ:

a) Mục tiêu:

- Rà soát điều chỉnh lại quy mô đất lâm nghiệp và cơ cấu các loại rừng cho phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương; phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) nhằm phát huy tốt nhất công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh; Thực hiện các chính sách bảo vệ, phát triển rừng theo quy định pháp luật để thu hút đầu tư, tạo việc làm, ổn định an sinh xã hội;

- Phấn đấu độ che phủ rừng đến năm 2020 đạt 43% (độ che phủ chung bao gồm cả cây công nghiệp, ăn quả dài ngày đạt 55%). Dự kiến đến năm 2025 ổn định diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh nhằm nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, biến đổi khí hậu.

b) Nhiệm vụ:

- Bảo vệ, bảo tồn và sử dụng, phát triển bền vững đối với diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã được quy hoạch (đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên hiện có); đến năm 2025 ổn định diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh là 336.357,53 ha.

- Tăng cường công tác trồng rừng, trồng lại rừng sau khai thác rừng trồng, trồng rừng bổ sung và trồng lại rừng thay thế diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng; quan tâm đẩy mạnh phát triển trồng và chuyển hóa rừng để kinh doanh gỗ lớn nhằm tăng giá trị và chất lượng rừng.

2. Kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng:

a) Đối với rừng đặc dụng:

Quy hoạch đất rừng đặc dụng đến năm 2020 là 32.436,25 ha và dự kiến quy hoạch đến năm 2025 là 32.496,03 ha.

(Kèm theo Phụ lục 1)

b) Đối với rừng phòng hộ:

Quy hoạch đất rừng phòng hộ đến năm 2020 là 136.170,04 ha và dự kiến quy hoạch đến năm 2025 là 135.734,82 ha.

(Kèm theo Phụ lục 2)

c) Đối với rừng sản xuất:

Quy hoạch đất rừng sản xuất đến năm 2020 là 169.742,38 ha và dự kiến quy hoạch đến năm 2025 là 168.126,68 ha.

(Kèm theo Phụ lục 3)

3. Cơ cấu quy hoạch ba loại rừng sau điều chỉnh đến năm 2020 và dự kiến đến năm 2025:

a) Quy hoạch đến năm 2020:

Cơ cấu quy hoạch ba loại rừng sau điều chỉnh đến năm 2020: Rừng phòng hộ 136.170,04 ha; rừng đặc dụng 32.436,25 ha; rừng sản xuất 169.742,38 ha.

(Kèm theo Phụ lục 4)

b) Quy hoạch đến năm 2025:

Cơ cấu quy hoạch ba loại rừng sau điều chỉnh đến năm 2025: Rừng phòng hộ 135.734,82 ha; rừng đặc dụng 32.496,03 ha; rừng sản xuất 168.126,88 ha.

(Kèm theo Phụ lục 5)

4. Hội đồng nhân dân tỉnh nhấn mạnh một số giải pháp chủ yếu trong tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch 03 loại rừng của tỉnh giai đoạn 2016 - 2025 như sau:

a) Giải pháp về công tác quản lý nhà nước:

- Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cộng đồng dân cư về tầm quan trọng của công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng. Việc chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp để thực hiện các công trình, dự án cụ thể phải thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Nghị quyết số 71/NQ-CP , ngày 08/8/2017 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chương trình hành động số 27-CTr/TU, ngày 29/5/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIII) về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và các quy định khác của pháp luật.

- Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Rà soát, kiện toàn tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về lâm nghiệp; xây dựng lực lượng kiểm lâm đủ mạnh để triển khai công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nhất là đối với các dự án phát triển thuỷ điện, điện gió, điện mặt trời, khai thác khoáng sản, xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch. Kiên quyết đình chỉ, thu hồi đất, xử lý nghiêm minh đối với dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng có sai phạm, hoặc có nguy cơ gây thiệt hại lớn về rừng, môi trường sinh thái.

- Người đứng đầu đơn vị được giao quản lý rừng phải có trách nhiệm phối hợp cùng với Hạt Kiểm lâm sở tại và chính quyền địa phương rà soát, củng cố lực lượng quản lý bảo vệ rừng (bao gồm cả các hộ nhận khoán bảo vệ rừng) để thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng; chịu trách nhiệm chính đối với các vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn mình quản lý, hoặc để cho các tổ chức, cá nhân cấp dưới vi phạm các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các ban, ngành, chính quyền địa phương trong tỉnh để thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, thiết lập trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Phối hợp ngành Tài nguyên và Môi trường tích hợp số liệu quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021 - 2025 vào quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu giai đoạn (2021 - 2025) của tỉnh để trình Chính phủ phê duyệt.

b) Giải pháp về sử dụng rừng và đất lâm nghiệp:

- Rà soát, xác định cụ thể vị trí, diện tích có tiềm năng gió chồng lấn với quy hoạch 03 loại rừng nhưng hiện trạng không có rừng hoặc rừng trồng không đạt hiệu quả, có độ cao, tán rừng thấp, địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi để khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng dự án điện gió.

- Tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi sản phẩm từ trồng rừng, thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng, nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác trong lâm nghiệp; phát huy vai trò của trang trại, gia trại lâm nghiệp. Đối với các hộ gia đình miền núi, Nhà nước hỗ trợ tài chính để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nông lâm kết hợp nhằm hạn chế thấp nhất canh tác nương rẫy.

- Phát triển và khai thác mạnh mẽ thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ trong nước gắn với việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu đầu vào, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại và chế biến lâm sản nội địa.

- Đẩy mạnh công tác quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ gỗ rừng trồng theo tiêu chuẩn của Việt Nam phù hợp với quy định, thông lệ của quốc tế.

c) Giải pháp về khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo và khuyến lâm:

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện số hóa các nội dung quy hoạch (báo cáo và bản đồ), công bố công khai để người dân biết, đồng thuận, tích cực tham gia thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong quản lý, giám sát, bảo vệ rừng; tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm, đưa vào sử dụng máy bay không người lái để giám sát rừng, phòng chống phá rừng, cháy rừng trên địa bàn tỉnh nhất là vấn đề theo dõi cập nhật diễn biến rừng, theo dõi mất rừng và suy thoái rừng.

- Thực hiện có hiệu quả các nội dung tái cơ cấu ngành lâm nghiệp; việc trồng rừng phải chú ý lựa chọn giống cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của từng vùng, bảo đảm hiệu quả; đồng thời, việc khai thác rừng phải gắn liền với phát triển công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị lâm sản; Nghiên cứu lựa chọn đối tượng và biện pháp tác động để rút ngắn thời gian phục hồi rừng tự nhiên, nâng cao chất lượng rừng nhằm tăng tác dụng phòng hộ của rừng.

d) Giải pháp về đề xuất và thực hiện chính sách:

- Nghiên cứu, đề xuất và áp dụng chính sách khuyến khích trồng rừng sản xuất như: giảm lãi suất vốn vay, hỗ trợ cây giống, hỗ trợ kỹ thuật... cho các tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

- Có chính sách thu hút xây dựng các dự án bảo vệ và phát triển rừng cho 3 loại rừng để kêu gọi vốn ODA và các nguồn vốn khác, tạo cơ chế, chính sách thông thoáng nhằm thu hút nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước phát triển thị trường trong tỉnh gắn với thị trường ngoài tỉnh, thúc đẩy mạnh việc xúc tiến thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ rừng trồng.

e) Giải pháp về vốn:

- Huy động và kết hợp lồng ghép các nguồn vốn ngân sách với nguồn vốn trong nhân dân và các thành phần kinh tế khác, tập trung đầu tư những vùng trọng điểm.

- Phối hợp đồng bộ giữa các Ban ngành và lồng ghép các chương trình, dự án bảo vệ và phát triển rừng, góp phần phát triển toàn diện kinh tế, xã hội của địa phương.

- Huy động từ nguồn vốn dịch vụ môi trường rừng cho các hoạt động trồng rừng thay thế đảm bảo hiệu quả.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện đúng Nghị quyết này.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 06 tháng 12 năm 2018 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Ban Công tác Đại biểu Quốc hội;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Bình Thuận;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành và đoàn thể tỉnh;
- Các Văn phòng: HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- HĐND và UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Lưu: VT. Tấn Duy

CHỦ TỊCH




Nguyễn Mạnh Hùng

 

PHỤ LỤC 1

QUY HOẠCH ĐẤT RỪNG ĐẶC DỤNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ DỰ KIẾN ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Nghị quyết số 66 /NQ-HĐND ngày 07 /12/2018 của HĐND tỉnh)

Đơn vị: ha

Stt

Huyện

Diện tích đầu kỳ
(Thời điểm 12/2017)

Quy hoạch chuyển mục đích sử dụng
trong kỳ 2018 - 2025

Diện tích dự kiến đến năm 2020

Quy hoạch chuyển vào 2020-2025

Diện tích dự kiến đến năm 2025

Tổng
chuyển ra

Giai đoạn
2018-2020

Giai đoạn
2020-2025

1

2

3

4= 5+6

5

6

7=3-5

8

9=7-6+8

 

Tổng

32.780,51

374,86

344,26

30,60

32.436,25

90,38

32.496,03

1

Hàm Thuận Nam

18.080,29

274,1

258,5

15,6

17.821,79

90,38

17.896,57

2

Tánh Linh

14.700,22

100,76

85,76

15

14.614,46

-

14.599,46

 

PHỤ LỤC 2

QUY HOẠCH ĐẤT RỪNG PHÒNG HỘ ĐẾN NĂM 2020 VÀ DỰ KIẾN ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Nghị quyết số 66 /NQ-HĐND ngày 07 /12/2018 của HĐND tỉnh)

Đơn vị: ha

Stt

Huyện

Diện tích đầu kỳ
(Thời điểm 12/2017)

Quy hoạch chuyển mục đích trong kỳ 2018 - 2020

Diện tích dự kiến đến năm 2020

Quy hoạch chuyển ra giai đoạn 2020-2025

Diện tích dự kiến đến năm 2025

Chênh lệch

Chuyển vào

Chuyển ra

1

2

3

4= 5-6

5

6

7=3+5-6

8

9=7-8

 

Tổng

139.652,58

-3.482,54

745,97

4.228,51

136.170,04

435,22

135.734,82

1

Tuy Phong

29.135,31

-743,05

-

743,05

28.392,26

207,79

28.184,47

2

Bắc Bình

44.739,59

-1.184,09

144,33

1328,42

43.555,50

189,65

43.365,85

3

Hàm Thuận Bắc

38.553,41

-1.092,00

556,98

1.648,98

37.461,41

15,07

37.446,34

4

TP.Phan Thiết

2,39

-

-

-

2,39

-

2,39

5

Hàm Thuận Nam

10.231,34

-70,54

-

70,54

10.160,80

14,06

10.146,74

6

Hàm Tân

379,07

-379,07

-

379,07

-

-

-

7

TX.La Gi

-

-

 

-

-

-

-

8

Tánh Linh

13.939,87

40,37

41,32

0,95

13.980,24

-

13.980,24

9

Đức Linh

2.473,53

-

-

-

2.473,53

-

2.473,53

10

Huyện đảo Phú Quý

198,07

-54,16

3,34

57,5

143,91

8,65

135,26

 

PHỤ LỤC 3

QUY HOẠCH ĐẤT RỪNG SẢN XUẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ DỰ KIẾN ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Nghị quyết số 66 /NQ-HĐND ngày 07 /12/2018 của HĐND tỉnh)

Đơn vị: ha

Stt

Huyện

Diện tích đầu kỳ
(Thời điểm 12/2017)

Quy hoạch chuyển mục đích trong kỳ 2018 - 2020

Diện tích dự kiến đến năm 2020

Quy hoạch chuyển ra giai đoạn 2020 - 2025

Diện tích dự kiến đến năm 2025

Chênh lệch

Chuyển vào

Chuyển ra

1

2

3

4= 5-6

5

6

7=3+5-6

8

9=7-8

 

Tổng

175.188,59

-5.446,21

5.089,41

10.535,62

169.742,38

1.615,70

168.126,68

1

Tuy Phong

19.788,46

956,27

1.163,79

207,52

20.744,73

33,66

20.711,07

2

Bắc Bình

47.830,95

-277,65

860,32

1.137,97

47.553,30

1325,56

46.227,74

3

Hàm Thuận Bắc

28.057,81

303,87

2.203,39

1.899,52

28.361,68

0,76

28.360,92

4

TP.Phan Thiết

3.169,83

-1.281,02

30,03

1.311,05

1.888,81

26,17

1.862,64

5

Hàm Thuận Nam

23.552,17

-1.110,46

425,86

1.536,32

22.441,71

117,29

22.324,42

6

Hàm Tân

8.524,63

-3.270,22

78,86

3.349,08

5.254,41

78,7

5.175,71

7

TX.La Gi

1.863,18

-434,71

29,51

464,22

1.428,47

28,12

1.400,35

8

Tánh Linh

38.771,67

-316,47

297,65

614,12

38.455,20

5,44

38.449,76

9

Đức Linh

3.629,89

-15,82

-

15,82

3.614,07

-

3.614,07

10

Huyện đảo Phú Quý

-

-

-

-

-

-

-

 

PHỤ LỤC 4

CƠ CẤU QUY HOẠCH BA LOẠI RỪNG SAU CHỈNH ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 66 /NQ-HĐND ngày 07 /12/2018 của HĐND tỉnh)

Đơn vị: ha

STT

Huyện

QH ba loại rừng
đến năm 2020

(ha)

Theo chức năng rừng

Rừng
phòng hộ

Rừng
đặc dụng

Rừng
sản xuất

1

2

3=4+5+6

4

5

6

 

Tổng

338.348,67

136.170,04

32.436,25

169.742,38

1

Tuy Phong

49.136,99

28.392,26

-

20.744,73

2

Bắc Bình

91.108,80

43.555,50

-

47.553,30

3

Hàm Thuận Bắc

65.823,09

37.461,41

-

28.361,68

4

TP.Phan Thiết

1.891,20

2,39

-

1.888,81

5

Hàm Thuận Nam

50.424,30

10.160,80

17.821,79

22.441,71

6

Hàm Tân

5.254,41

-

-

5.254,41

7

TX.La Gi

1.428,47

-

-

1.428,47

8

Tánh Linh

67.049,90

13.980,24

14.614,46

38.455,20

9

Đức Linh

6.087,60

2.473,53

-

3.614,07

10

Huyện đảo Phú Quý

143,91

143,91

-

-

 

PHỤ LỤC 5

CƠ CẤU QUY HOẠCH BA LOẠI RỪNG SAU CHỈNH ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Nghị quyết số 66 /NQ-HĐND ngày 07 /12/2018 của HĐND tỉnh)

Đơn vị: ha

STT

Huyện

QH ba loại rừng
đến năm 2025

(ha)

Theo chức năng rừng (ha)

Rừng
phòng hộ

Rừng
đặc dụng

Rừng
sản xuất

1

2

3=4+5+6

4

5

6

 

Tổng

336.357,53

135.734,82

32.496,03

168.126,68

1

Tuy Phong

48.895,54

28.184,47

-

20.711,07

2

Bắc Bình

89.593,59

43.365,85

-

46.227,74

3

Hàm Thuận Bắc

65.807,26

37.446,34

-

28.360,92

4

TP.Phan Thiết

1.865,03

2,39

-

1.862,64

5

Hàm Thuận Nam

50.367,73

10.146,74

17.896,57

22.324,42

6

Hàm Tân

5.175,71

-

-

5.175,71

7

TX.La Gi

1.400,35

-

-

1.400,35

8

Tánh Linh

67.029,46

13.980,24

14.599,46

38.449,76

9

Đức Linh

6.087,60

2.473,53

-

3.614,07

10

Huyện đảo Phú Quý

135,26

135,26

-

-