Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 76/NQ-HĐND

Sơn La, ngày 08 tháng 12 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ PHÊ CHUẨN ĐỀ ÁN BỐ TRÍ, TẠO NGUỒN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÀ NGƯỜI DÂN TỘC MÔNG VÀ MỘT SỐ DÂN TỘC THIỂU SỐ ÍT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2018 - 2021

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ NĂM

Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2012; Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Ngân sách nhà nước năm 2015; Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc; Quyết định số 718/QĐ-TTg ngày 15/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án củng c, tăng cường đội ngũ cán bộ dân tộc Mông trong hệ thống chính trị cơ sở các xã địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc giai đoạn 2014 - 2018; Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu s trong thời kỳ mới;

Xét đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 628/TTr-UBND ngày 08/11/2017; Báo cáo thẩm tra s 166/BC-DT ngày 05/12/2017 của Ban Dân tộc của HĐND tỉnh và thảo luận tại kỳ họp;

QUYẾT NGHỊ

Điều 1. Phê chuẩn Đề án bố trí, tạo nguồn đội ngũ cán bộ, công chức là người dân tộc Mông và một số dân tộc thiểu số ít người trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2021 (Có Đề án kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. UBND tỉnh tổ chức thực hiện nghị quyết.

2. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được HĐND khóa XIV, kỳ họp thứ năm thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2017 và có hiệu lực kể từ ngày được thông qua./.

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước, VP Quốc hội, VP Chính phủ;
- Ban công tác đại biểu của UBTVQH;
- Các Bộ: Kế hoạch đầu tư; Nội Vụ; Tài chính; Tư pháp;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy; TT HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh; Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- TT Huyện ủy, Thành ủy; HĐND; UBND; Ủy ban MTTQVN các huyện, thành phố; HĐND, UBND các xã, phường, thị trấn;
- VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND tỉnh;
- Trung tâm Thông tin tỉnh, Chi cục lưu trữ tỉnh;
- Lưu: VT, DT.

CHỦ TỊCH




Hoàng Văn Chất

 

ĐỀ ÁN

BỐ TRÍ, TẠO NGUỒN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÀ NGƯỜI DÂN TỘC MÔNG VÀ MỘT SỐ DÂN TỘC THIỂU SỐ ÍT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2018 - 2021
(Kèm theo Nghị quyết số 76/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIT XÂY DỰNG Đ ÁN

Sơn La là tỉnh miền núi, biên giới phía Tây Bắc nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có tổng diện tích tự nhiên 14.174,4 km2, 75% diện tích là rừng núi, địa hình chia cắt, phức tạp nhiều sông, núi chia cắt, tỉnh có 11 huyện, 01 thành phố (trong đó có 05 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ); 204 xã, phường, thị trấn, 3.324 bản, tiểu khu, tổ dân phố, trong đó 112 xã, thị trấn, 1.708 thôn, bản đặc biệt khó khăn; 17 xã, 319 bản biên giới (trong đó 64 bản giáp biên giới), có đường biên giới với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với chiều dài hơn 250 km; dân cư trên địa bàn tỉnh phân bố không đồng đều, thưa thớt, trình độ dân trí đồng bào dân tộc thiểu số nhìn chung còn thấp, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Tỉnh Sơn La có 997 tổ chức cơ sở đảng, trong đó đảng bộ cơ sở là 335, chi bộ cơ sở là 662; đảng bộ bộ phận là 03, chi bộ trực thuộc là 5.016 với tổng số 78.156 đảng viên (tính đến 05/2017). Tính đến ngày 31/12/2016 dân số toàn tỉnh là 1.218.291 người với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ trên 80%, cụ thể: dân tộc Thái chiếm 53,9%, dân tộc Kinh chiếm 16,14%, dân tộc Mông chiếm 15,42%, dân tộc Mường chiếm 7,45%, dân tộc Xinh Mun chiếm 2,08%; dân tộc Dao chiếm 1,78%; dân tộc Khơ Mú chiếm 1,27%; dân tộc Kháng 0,82%; dân tộc La Ha 0,77%; dân tộc Lào chiếm 0,28%; dân tộc Tày chiếm 0,04%; dân tộc Hoa chiếm 0,01% và dân tộc khác 0,04%.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua tỉnh Sơn La đã có sự phát triển và chuyển biến sâu sắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị. Đội ngũ cán bộ, công chức trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số phát triển nhanh về số lượng, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ được nâng lên; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là người dân tộc thiểu số đã được bố trí ở tất cả các ngành, lĩnh vực, các vùng trong tỉnh, nhiều đồng chí giữ trọng trách cao. Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số của tỉnh có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, có phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết giúp đỡ nhau trong công tác, có ý thức tổ chức kỷ luật, tự chủ, khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, là một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc, cơ sở hạ tầng còn thấp, giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt là vùng sâu, vùng cao, vùng xa; đời sống của nhân dân tuy được cải thiện nhưng tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ dân trí của một bộ phận nhân dân còn thấp, nên khả năng phổ biến tuyên truyền và tiếp nhận các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ có sự phát triển về số lượng và chất lượng nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế.

Vì vậy việc xây dựng đội ngũ cán bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đáp ứng với yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới của tỉnh là nhiệm vụ hết sức cấp bách, một nội dung quan trọng trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, chống âm mưu chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Căn cứ Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV; Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTW Đảng khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn; Kết luận số 64-KL/TW, Hội nghị lần thứ bảy BCHTW Đảng khóa XI “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở” và các Nghị quyết của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực và công tác cán bộ.

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Ngân sách nhà nước năm 2015; Bộ luật Lao động năm 2012; Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước; Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020; Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn; Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc; Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; Quyết định số 718/QĐ-TTg ngày 15/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án củng cố, tăng cường đội ngũ cán bộ dân tộc Mông trong hệ thống chính trị cơ sở các xã địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc giai đoạn 2014 - 2018; Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới.

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA TỈNH VÀ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 718/QĐ-TTG NGÀY 15/5/2014 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

I. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN B, CÔNG CHỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIU SỐ CỦA TỈNH

1. Thực trạng số Iượng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

1.1. Cán bộ, công chức cấp tỉnh

Tính đến ngày 31/12/2016, cán bộ công chức cấp tỉnh tổng số 1.392 người; Nữ 513 người, chiếm 36,85%; trình độ chuyên môn đại học trở lên 1.199 người đạt 86,14%; trình độ cao đẳng 31 người đạt 2,23%; trình độ trung cấp 134 người chiếm 9,63%; trình độ sơ cấp và đã qua bồi dưỡng 28 người chiếm 2,2%; tổng số cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số 393 người chiếm 28,23%.

1.2. Cán bộ, công chức cấp huyện

Tính đến ngày 31/12/2016, cán bộ công chức cấp huyện 1.025 người; trình độ chuyên môn đại học trở lên 912 người đạt 88,98%; trình độ cao đẳng 37 người đạt 3,61%; trình độ trung cấp 68 người chiếm 6,63%; trình độ sơ cấp và đã qua bồi dưỡng 08 người chiếm 0,78%.

Tổng số cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số 393/1.025 người chiếm 38,34%, trong đó: dân tộc Thái chiếm 30,1%; dân tộc Mông chiếm 3,2%; dân tộc Mường chiếm 3,01%; dân tộc Dao chiếm 0,58%; dân tộc Kháng chiếm 0,1%; dân tộc Xinh Mun chiếm 0,19%; dân tộc La Ha chiếm 0,1%; dân tộc Tày chiếm 0,29%; dân tộc Lào chiếm 0,39%; dân tộc khác chiếm 0,19%.

+ Nữ 139 người chiếm 35,37%; dưới 45 tuổi chiếm 53,18%;

+ Về trình độ văn hóa: Trung học phổ thông 389 người chiếm 98,98%; trung học cơ sở 04 người chiếm 1,02%;

+ Về trình độ chuyên môn đại học trở lên 329 người đạt 84,57%; trình độ cao đẳng 24 người đạt 2,33%; trình độ trung cấp 36 người chiếm 3,49%; trình độ sơ cấp và đã qua bồi dưỡng 04 người chiếm 0,38%.

+ Lý luận chính trị: Cao cấp, cử nhân 72 người, chiếm 18,32%; trung cấp 124 người, chiếm 31,55%; sơ cấp 19 người, chiếm 4,83%; chưa qua đào tạo 178 người, chiếm 45,29%.

+ Quản lý nhà nước: Đã qua đào tạo, bồi dưỡng 311 người, chiếm 79,13%; chưa qua đào tạo, bồi dưỡng 82 người, chiếm 20,87%.

1.3. Cán bộ, công chức cấp xã

Tính đến ngày 31/12/2016, cán bộ công chức cấp xã tổng số 4.564 người; trình độ chuyên môn đại học trở lên 1.179 người đạt 25,83%; trình độ cao đẳng 316 người đạt 6,92%; trình độ trung cấp 2.551 người chiếm 55,89%; trình độ sơ cấp và đã qua bồi dưỡng 518 người chiếm 11,35%.

Tổng số cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số 3.975/4.564 người, chiếm 87,1%, trong đó: dân tộc Thái chiếm 61,63%; dân tộc Mường chiếm 11,24%; dân tộc Mông chiếm 11,15%; dân tộc Dao chiếm 1,40%; dân tộc Xinh Mun chiếm 0,74%; dân tộc Kháng chiếm 0,68%; dân tộc Khơ Mú chiếm 0,42%; dân tộc La Ha chiếm 0,77%; dân tộc Tày chiếm 0,11%; dân tộc Lào chiếm 0,11% và dân tộc khác chiếm 0,02%.

- Cán bộ cấp xã là người dân tộc thiểu số 1.859 người, trong đó:

+ Nữ 308 người chiếm 16,56%; dưới 45 tuổi chiếm 53,79%.

+ Về trình độ văn hóa: Trung học phổ thông 1.626 người chiếm 87,46%; trung học cơ sở 228 người chiếm 12,26%; tiểu học 05 người chiếm 0,26%

+ Trình độ chuyên môn: Đại học, trên đại học 434 người, chiếm 23,34%; cao đẳng 42 người chiếm 2,25%; trung cấp 1.088 người chiếm 58,52%; sơ cấp 59 người chiếm 3,17%; chưa qua đào tạo 236 người chiếm 12,69%.

+ Lý luận chính trị: Cao cấp, cử nhân 08 người chiếm 0,43%; trung cấp 1.418 người chiếm 76,27%; sơ cấp 278 người chiếm 14,95%; chưa qua đào tạo 155 người chiếm 8,33%.

+ Quản lý nhà nước: Đã qua đào tạo, bồi dưỡng 582 người, chiếm 31,20%; chưa qua đào tạo, bồi dưỡng 1.277 người, chiếm 68,69%.

- Công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số 2.116 người, trong đó:

+ Nữ 381 người chiếm 18%; dưới 45 tuổi chiếm 72,68%.

+ Về trình độ văn hóa: Trung học phổ thông 1.924 người chiếm 90,92%; trung học cơ sở 188 người chiếm 8,88%; tiểu học 04 người chiếm 0,18%

+ Trình độ chuyên môn: Đại học, trên đại học 517 người chiếm 24,43%; cao đẳng 214 người chiếm 10,11%; trung cấp 1.193 người chiếm 56,37%; sơ cấp 82 người chiếm 3,87%; chưa qua đào tạo 110 người chiếm 5,19%.

+ Lý luận chính trị: Trung cấp 857 người chiếm 40,50%; sơ cấp 344 người chiếm 16,25%; chưa qua đào tạo 915 người chiếm 43,24%.

+ Quản lý nhà nước: Đã qua đào tạo, bồi dưỡng 430 người chiếm 20,32%; chưa qua đào tạo 1.686 người chiếm 79,67%.

(có phụ lục s 01, 02 kèm theo)

2. T l người dân tộc thiu s tham gia cp ủy, Hội đồng nhân dân các cp

2.1. Tham gia cấp ủy các cấp

- Tổng số ủy viên ban chấp hành đảng bộ các xã, phường, thị trấn: 2.781 đồng chí, trong đó dân tộc thiểu số 2.395 đồng chí, chiếm 86,12%; nữ 524 đồng chí chiếm 18,84%.

- Tổng số ủy viên ban chấp hành đảng bộ các huyện, thành phố 465 đồng chí, trong đó dân tộc thiểu số 219 đồng chí, chiếm 47,09%; nữ 96 đồng chí chiếm 20,64%.

- Tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: tổng số 54 đồng chí, trong đó dân tộc thiểu số 22 đồng chí, chiếm 40,74%; nữ 12 đồng chí chiếm 22,22%.

- Cán bộ diện Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý 490 đồng chí, trong đó cán bộ dân tộc thiểu số 185 đồng chí chiếm 37,75%; nữ 91 đồng chí chiếm 49,19%.

2.2. Tham gia Hội đồng nhân dân các cấp

- Tổng số đại biểu HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021: 72 đại biểu, trong đó người dân tộc thiểu số 54/72 đại biểu chiếm 75%; nữ 28 đại biểu chiếm 38,89%.

- Tổng số đại biểu HĐND cấp huyện nhiệm kỳ 2016-2021: 441 đại biểu, trong đó người dân tộc thiểu số 315/441 đại biểu chiếm 71,59%; nữ 153 đại biểu chiếm 34,77%.

- Tổng số đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2016-2021: 5.523 đại biểu, trong đó người dân tộc thiểu số 4.891/5.523 đại biểu chiếm 88,56%; nữ 1.760 đại biểu chiếm 31,87%.

3. Thực trạng về số liệu người dân tộc Mông và một số dân tộc thiểu số ít người trên địa bàn tỉnh (sliệu tính đến 30/6/2016)

3.1. Về dân tộc Mông

- Số xã có dưới 10% là người dân tộc Mông: 116 xã (thuộc các huyện: Vân Hồ 10 xã; Sốp Cộp 03 xã; Phù Yên 19 xã; Mộc Châu 08 xã; Thành phố 12 xã, phường; Mai Sơn 12 xã; Yên Châu 10 xã; Sông Mã 06 xã; Thuận Châu 21 xã; Mường La 03 xã; Quỳnh Nhai 10 xã; Bắc Yên 02 xã).

- Số xã có từ 10% trở lên là người dân tộc Mông: 88 xã, trong đó:

+ Số xã có từ 10% đến dưới 30% người dân tộc Mông: 46 xã (thuộc các huyện: Sốp Cộp 01 xã; Phù Yên 05 xã; Mộc Châu 04 xã; Mai Sơn 07 xã; Yên Châu 03 xã; Sông Mã 08 xã; Thuận Châu 04 xã; Mường La 08 xã; Quỳnh Nhai 01 xã; Bắc Yên 05 xã); trong đó: 08 xã biên giới, 25 xã thuộc vùng III.

+ Số xã có từ 30% đến dưới 50% người dân tộc Mông: 16 xã (thuộc các huyện: Vân Hồ 01 xã; Sốp Cộp 02 xã; Mộc Châu 02 xã; Mai Sơn 03 xã; Yên Châu 01 xã; Sông Mã 03 xã; Bắc Yên 02 xã; Mường La 02 xã); trong đó 04 xã biên giới, 10 xã thuộc vùng III.

+ Số xã có từ 50% đến dưới 70% người dân tộc Mông: 06 xã (thuộc các huyện: Mộc Châu 01 xã; Vân Hồ 02 xã; Sốp Cộp 01 xã; Sông Mã 01 xã, Thuận Châu 01 xã); trong đó 02 xã biên giới, 05 xã thuộc vùng III.

+ Số xã có từ 70% trở lên người dân tộc Mông: 20 xã (thuộc các huyện: Vân Hồ 01 xã; Sốp Cộp 01 xã; Phù Yên 03 xã; Yên Châu 01 xã; Sông Mã 01 xã; Thuận Châu 03 xã; Bắc Yên 07 xã, Mường La 03 xã); trong đó 03 xã biên giới, 16 xã thuộc vùng III.

3.2. Về dân tộc thiểu số ít người

a. Số xã có tỷ lệ dân tộc Dao chiếm tỷ lệ 5% trở lên: 25 xã

- Chiếm tỷ lệ 5% trở lên đến dưới 10%: 04 xã (thuộc các huyện: Mộc Châu 01 xã; Phù Yên 02 xã; Vân Hồ 01 xã);

- Chiếm tỷ lệ trên 10%: 21 xã (thuộc các huyện: Bắc Yên 02 xã; Mộc Châu 04 xã; Phù Yên 10 xã; Quỳnh Nhai 02 xã; Vân Hồ 03 xã);

b. Số xã có tỷ lệ dân tộc Kháng chiếm tỷ lệ 5% trở lên: 07 xã

- Chiếm tỷ lệ 5% trở lên đến dưới 10%: 01 xã (thuộc các huyện Quỳnh Nhai 01 xã);

- Chiếm tỷ lệ trên 10%: 06 xã (thuộc các huyện: Mường La 01 xã; Thuận Châu 03 xã; Quỳnh Nhai 02 xã);

c. Số xã có tỷ lệ dân tộc Khơ Mú chiếm tỷ lệ 5% trở lên: 17 xã

- Chiếm tỷ lệ 5% trở lên đến dưới 10%: 11 xã (thuộc các huyện: Mai Sơn 03 xã; Mộc Châu 01 xã; Sông Mã 04 xã; Sốp Cộp 02 xã; Yên Châu 01 xã);

- Chiếm tỷ lệ trên 10%: 06 xã (thuộc các huyện: Mai Sơn 02 xã; Sông Mã 01 xã; Sốp Cộp 02 xã; Thuận Châu 01 xã);

d. Số xã có tỷ lệ dân tộc Xinh Mun chiếm tỷ lệ 5% trở lên: 16 xã

- Chiếm tỷ lệ 5% trở lên đến dưới 10%: 08 xã (thuộc các huyện: Mai Sơn 01 xã; Mộc Châu 01 xã; Sông Mã 06 xã);

- Chiếm tỷ lệ trên 10%: 08 xã (thuộc các huyện: Mai Sơn 01 xã; Sông Mã 03 xã; Yên Châu 04 xã);

e. Số xã có tỷ lệ dân tộc La Ha chiếm tỷ lệ 5% trở lên: 14 xã

- Chiếm tỷ lệ 5% trở lên đến dưới 10%: 07 xã (thuộc các huyện: Mường La 05 xã; Thuận Châu 01 xã; Quỳnh Nhai 01 xã);

- Chiếm tỷ lệ trên 10%: 07 xã (thuộc các huyện: Mường La 03 xã; Thuận Châu 02 xã; Quỳnh Nhai 02 xã);

f. Số xã có tỷ lệ dân tộc Lào chiếm tỷ lệ 10% trở lên: 02 xã thuộc huyện Sốp Cộp.

4. Kết quả tuyển lao động hợp đồng người dân tộc Mông theo Quyết định số 718/QĐ-TTg ngày 15/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện Quyết định số 718/QĐ-TTg ngày 15/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án củng cố, tăng cường đội ngũ cán bộ dân tộc Mông trong hệ thống chính trị cơ sở các xã địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc giai đoạn 2014-2018, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và UBND các huyện có liên quan bố trí đảm bảo về số lượng tại các xã trọng địa bàn yếu theo quy định:

- Huyện Sông Mã: 09 người (01 Đại học; 01 Cao đẳng; 07 Trung cấp), trong đó:

+ Xã Huổi Một: bố trí 01 người giúp Công chức Địa chính xây dựng; 01 người giúp Công chức Văn hóa xã hội.

+ Xã Mường Cai: bố trí 02 người giúp Công chức Địa chính xây dựng; 01 người giúp Trưởng Công an.

+ Xã Mường Hung: bố trí 01 người giúp Công chức Địa chính xây dựng; 01 người giúp Công chức kế toán.

+ Xã Đứa Mòn: bố trí 01 người giúp Công chức Địa chính xây dựng; 01 người giúp Công chức Văn hóa xã hội.

- Huyện Sốp Cộp: tuyển 07 người, (01 Đại học; 01 Cao đẳng; 04 Trung cấp; 01 Sơ cấp), trong đó:

+ Xã Mường Lạn: Bố trí 01 người giúp công chức Văn phòng - Thống kê; 01 người giúp công chức Văn hóa - Xã hội.

+ Xã Nậm Lạnh: Bố trí 01 người giúp công chức Văn phòng - Thống kê; 01 người giúp công chức Địa chính- Nông nghiệp - Xây dựng (lĩnh vực xây dựng).

+ Xã Mường Lèo: Bố trí 02 người giúp công chức Văn phòng - Thống kê; 01 người giúp công chức Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường (phụ trách lĩnh vực Địa chính, môi trường).

- Huyện Thuận Châu: tuyển 03 người (02 Cao đẳng; 01 Trung cấp), trong đó: Xã Co Mạ: bố trí 01 người giúp Công chức Tư pháp hộ tịch, 01 người giúp công chức Địa chính xây dựng; 01 người giúp Công chức văn hóa xã hội.

Ngay sau khi tuyển chọn, Ủy ban nhân dân các huyện đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã liên quan bố trí công tác phù hợp với trình độ chuyên môn và thực hiện chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ các lao động hợp đồng đã được cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa, chính trị - xã hội tại địa phương và có kế hoạch bồi dưỡng để phát triển Đảng nếu chưa phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; được hưởng chế độ về tiền công, nghỉ phép, lễ tết; được biểu dương, khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Sau gần 03 năm triển khai thực hiện Quyết định 718/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã góp phần xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở các xã thuộc địa bàn trọng yếu, góp phần tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở. Việc tăng cường đội ngũ lao động hợp đồng người dân tộc Mông có trình độ và am hiểu phong tục tập quán đã góp phần giúp cấp ủy, chính quyền cơ sở trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo và giữ vững ổn định chính trị - xã hội tại cơ sở. Đảm bảo cơ cấu hợp lý của cán bộ, công chức người dân tộc Mông trong hệ thống chính trị tại các xã địa bàn trọng yếu.

Đa số các lao động hợp đồng người dân tộc Mông là những sinh viên đã tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp, có trình độ từ Trung cấp trở lên (chiếm 94,74%), có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với các lĩnh vực công việc được giao nên đã tích cực chủ động tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền về các lĩnh vực phân công phụ trách, đảm nhiệm đạt hiệu quả; đã góp phần hỗ trợ, giúp việc cho cán bộ, công chức cấp xã còn yếu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương. Có những lao động tuy tuổi đời còn trẻ nhưng công tác vận động quần chúng, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, của Nhà nước đạt hiệu quả cao, tạo được uy tín và niềm tin trong nhân dân giúp cấp ủy, chính quyền hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm được giao. Công tác phát triển đảng được quan tâm chú trọng, cụ thể: 06/17 người là đảng viên chiếm tỷ lệ 35,29% (huyện Sông Mã 3/9 người chiếm tỷ lệ 33,33%; huyện Sốp Cộp 3/5 người chiếm t lệ 60%).

Tính đến tháng 4/2017 số lao động hợp đồng người dân tộc Mông theo Quyết định số 718/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh còn lại 17 người: huyện Sông Mã 09 người, huyện Sốp Cộp 05 người, huyện Thuận Châu 03 người (tại xã Mường Lạn, xã Mường Lèo huyện Sp Cộp đã có 02 lao động hợp đồng người dân tộc Mông đã xin nghỉ việc và Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp đã thanh lý hợp đồng đối với 02 người, lý do: đã được tuyển dụng vào công chức cấp xã).

5. Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số và kết quả triển khai Quyết định số 718/QĐ-TTg ngày 15/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ

5.1. Kết quả đạt được

- Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức người dân tộc Mông và dân tộc thiểu số trong tỉnh đã được nâng lên; tỷ lệ, cơ cấu cán bộ công chức được duy trì và chiếm tỷ lệ cao (cấp xã chiếm 87,1%).

- Trình độ năng lực, nhất là trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức người dân tộc Mông và dân tộc thiểu số từng bước được nâng cao; góp phần củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước;

- Thực hiện Quyết định 718/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã góp phần xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở các xã thuộc địa bàn trọng yếu, góp phần tăng cường công tác tạo nguồn, công tác quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở.

5.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a. Tồn tại

- Cơ cấu cán bộ người dân tộc thiểu số không đều, tỷ lệ cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số thuộc một số dân tộc ít người như dân tộc Dao, Xinh Mun, Kháng, Khơ Mú, La Ha, Tày, Lào ở cấp xã chiếm tỷ lệ thấp.

- Trình độ chuyên môn, lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp còn bất cập, nhất là ở cấp xã (tỷ lệ cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn chiếm t lệ 11,35%; người dân tộc thiu s chiếm 12,25%; trình độ đại học trở lên đạt 25,83%). Đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở cấp xã, nhất là cán bộ khối đảng, mặt trận, đoàn thể, phần lớn chưa được trang bị những kiến thức cơ bản, có hệ thống về pháp luật về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, làm việc chủ yếu bằng nhiệt tình, uy tín và kinh nghiệm bản thân.

- Năng lực quản lý, tính nhạy bén và kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở cơ sở còn hạn chế; tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy, chính quyền và công chức cấp cơ sở còn thấp.

- Nhận thức và trách nhiệm của một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở các cấp chưa sâu sắc, nhất là cấp cơ sở, chưa thực sự quan tâm đến công tác quy hoạch và xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; còn có tư tưởng khép kín, cục bộ.

- Trên địa bàn tỉnh còn nhiều xã có tỷ lệ người dân tộc Mông sinh sống chiếm tỷ lệ cao, tuy nhiên theo Quyết định 718/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Sơn La có 08 xã địa bàn trọng yếu, được giao chỉ tiêu lao động hợp đồng; kinh phí thực hiện việc chi trả cho lao động hợp đồng còn thấp, chưa phù hợp công việc đảm nhiệm.

b. Nguyên nhân chủ yếu về sự bất cập, yếu kém

- Một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa thực sự quan tâm đến công tác tạo nguồn đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc Mông và một số dân tộc thiểu số ít người. Việc bố trí, sử dụng cán bộ, công chức có lúc, có nơi chưa phù hợp với đặc điểm, trình độ và tâm lý của người dân tộc thiểu số.

- Chính sách đối với cán bộ dân tộc thiểu số còn bất cập, chưa đồng bộ cần phải được bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện khó khăn của từng vùng, từng dân tộc.

- Trình độ dân trí ở cơ sở vùng sâu, vùng xa còn thấp, nguồn cán bộ cơ sở tại chỗ thiếu; điều kiện kinh tế, xã hội chậm phát triển, tỷ lệ hộ đói nghèo cao, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của hệ thống chính trị còn bất cập, chưa đồng bộ, đó là những yếu tố không thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số.

6. Thực trạng nguồn nhân lực đề án

Tính đến ngày 01/8/2016, theo báo cáo rà soát của các huyện, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh có tổng 8.325 người dân tộc thiểu số ít người có bằng cấp nhưng chưa bố trí việc làm, trong đó: Đảng viên 729/8.325 người chiếm 8,75%; Nữ 3.162/8.325 người chiếm 37,98%. Về trình độ chuyên môn: Trung cấp 4.387/8.325 người chiếm 52,69%; Cao đẳng 2.432/8.325 người chiếm 29,21%; Đại học trở lên 1.505/8.325 người chiếm 18,07%.

Số lượng, chất lượng theo từng dân tộc:

- Dân tộc Thái: tổng số 5.802/8.325 người chiếm 69,76%, trong đó: Đảng viên 483/5.802 người chiếm 8,32%; Nữ 2.330/5802 người chiếm 40,15%. Trình độ chuyên môn: Trung cấp 3.009/5.802 người chiếm 51,86%; Cao đẳng 1.717/5.802 người chiếm 29,59%, Đại học trở lên 1.076/5.802 người chiếm 18,54%, trong đó: các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực Văn phòng, Văn thư: 694/5.802 người chiếm 11,96%; Nông, Lâm nghiệp, Giao thông, Xây dựng 1.032/5802 người chiếm 17,78%; Văn hóa - xã hội 617/5.802 người chiếm 10,63%; Tài chính - Kế toán 394/5.802 người chiếm 6,79%; Sư phạm 1.772/5.802 người chiếm 30,54%; Y, dược 1.021/5.802 người chiếm 17,59% và các chuyên ngành khác 272/5.802 người chiếm 4,68%.

- Dân tộc Mường: tổng số 882/8325 người chiếm 10,59%, trong đó: Đảng viên 70/882 người chiếm 7,93%, Nữ 454/882 người chiếm 51,47%. Trình độ chuyên môn: Trung cấp 445/882 chiếm 50,45%, Cao đẳng 275/882 người chiếm 31,17%, đại học trở lên 161/882 người chiếm 18,25%, trong đó: các chuyên ngành liên quan đến Văn phòng, Văn thư 111/882 người chiếm 12,58%; các chuyên ngành liên quan đến Nông, Lâm nghiệp, Giao thông 132/882 người chiếm 14,96%; các chuyên ngành Văn hóa - xã hội 69/882 người chiếm 7,82%; các chuyên ngành liên quan đến Tài chính - kế toán 69/882 người chiếm 7,82%; các chuyên ngành liên quan đến Sư phạm 305/882 người chiếm 34,58%; các chuyên ngành liên quan đến ngành Y, dược 156/882 người chiếm 17,68%, các chuyên ngành khác 40/882 người chiếm 4,53%.

- Dân tộc Mông: tổng số 1.218/8.325 người, chiếm 14,63%, trong đó: Đảng viên 131/1.218 người chiếm 10,75%, Nữ 195/1.170 người chiếm 13,01%; đối tượng cử tuyển 119/1218 người chiếm 9,77%. về trình độ chuyên môn:

+ Trung cấp 718/1.218 người chiếm 58,94%, trong đó chuyên ngành thuộc các lĩnh vực Văn phòng - văn thư 231 người chiếm 32,17%%; Địa chính 196 người chiếm 27,29%; Sư phạm 138 người chiếm 19,22%; Y dược 86 người, chiếm 11,97%, Kế toán 40 người chiếm 5,57%, chuyên ngành khác 27 người, chiếm 3,76%.

+ Cao đẳng 306/1.218 người, trong đó chuyên ngành thuộc các lĩnh vực Sư phạm 129 người chiếm 42,15%; Địa chính 64 người chiếm 20,91%; Văn hóa 44 người chiếm 14,37%; Văn phòng - văn Thư 38 người chiếm 12,41%; Y dược 18 người chiếm 5,88%; Kế toán 08 người chiếm 2,61%; chuyên ngành khác 05 người chiếm 1,63%.

+ Đại học trở lên 194/1.218 người, trong đó chuyên ngành thuộc các lĩnh vực Địa chính 73 người chiếm 37,62%; Văn phòng - Văn thư 33 người chiếm 17,01%; Sư phạm 33 người chiếm 17,01%, Nông, Lâm nghiệp, Giao thông 32 người chiếm 16,49%, Kế toán 17 người chiếm 8,76%, Y dược 6 người chiếm 3,09%.

- Dân tộc Dao: tổng số 159/8325 người chiếm 1,90% trong đó: Đảng viên 12/159 người chiếm 7,54%; Nữ 80/159 người chiếm 50,3%; đối tượng cử tuyển 8/159 người, chiếm 5,03%. Về trình độ chuyên môn:

+ Trung cấp 81/159 người, trong đó chuyên ngành thuộc các lĩnh vực Sư phạm 42 người, chiếm 50,61%; Địa chính 16 người chiếm 19,75%; Văn phòng 9 người chiếm 11,11%; Y dược 08 người chiếm 9,87%; Kế toán 06 người chiếm 7,40%.

+ Cao đẳng 52/159 người, trong đó chuyên ngành thuộc các lĩnh vực Sư phạm 32 người chiếm 61,53%; Văn phòng 13 người chiếm 25%; Địa chính 05 người chiếm 9.61%; Kế toán 02 người, chiếm 3,84%.

+ Đại học trở lên 26/159 người, trong đó chuyên ngành thuộc các lĩnh vực Văn phòng - văn hóa 09 người chiếm 34,61% Sư phạm 08 người chiếm 30,76%, Địa chính 06 người chiếm 30,76%; Kế toán 03 người chiếm 11,53%.

- Dân tộc Khơ Mú: tổng số 33/8325 người chiếm 0,39%, trong đó: Đảng viên 3/33 người chiếm 9,09%, Nữ 9/33 người chiếm 27,27%. Về trình độ chuyên môn:

+ Trung cấp 20/33 người, trong đó chuyên ngành thuộc các lĩnh vực Địa chính 08 người, chiếm 40%; Sư phạm 04 người chiếm 20%; Văn phòng 04 người chiếm 20%; Y, dược 04 người chiếm 20%.

+ Cao đẳng 06/33 người, trong đó chuyên ngành thuộc các lĩnh vực Văn phòng 02 người chiếm 33,33%; Địa chính 02 người chiếm 33,33%; Kế toán 01 người chiếm 16,66; Sư phạm 01 người chiếm 16,66%.

+ Đại học trở lên 07/33 người, trong đó chuyên ngành thuộc các lĩnh vực Địa chính 04 người chiếm 57,14%; Văn phòng 02 người chiếm 28,57%, Kế toán 01 người chiếm 14,28%.

- Dân tộc Xinh Mun: tổng số 38/8325 người chiếm 0,45%, trong đó: Đảng viên 04/38 người chiếm 10,52%; Nữ 14/38 người chiếm 36,84%. Về trình độ chuyên môn:

+ Trung cấp 14/38 người, trong đó chuyên ngành thuộc các lĩnh vực Kế toán 04 người chiếm 28,57%; Địa chính 04 người chiếm 28,57%; Y dược 04 người chiếm 28,57%, Sư phạm 02 người chiếm 14,28%.

+ Cao đẳng 14/38 người, trong đó chuyên ngành thuộc các lĩnh vực Sư phạm 12 người chiếm 85,71%; Văn phòng 02 người chiếm 14,28%.

+ Đại học trở lên 10/38 người, trong đó chuyên ngành thuộc các lĩnh vực Địa chính 03 người chiếm 30%, Sư phạm 02 người chiếm 20%; Kế toán 02 người chiếm 20%; Văn phòng 03 người chiếm 30%.

- Dân tộc Kháng: tổng số 52/8325 người chiếm 0,62%, trong đó: Đảng viên 12/52 người chiếm 23,07%; Nữ 17/52 người chiếm 32,69%. Về trình độ chuyên môn:

+ Trung cấp 29/52 người, trong đó chuyên ngành thuộc các lĩnh vực Sư phạm 14 người chiếm 48,27%, Y dược 05 người, chiếm 17,24%, Địa chính 05 người chiếm 17,24%; Văn phòng 05 người chiếm 17,24%.

+ Cao đẳng 16/52 người, trong đó chuyên ngành thuộc các lĩnh vực Sư phạm 09 người chiếm 56,25%; Văn phòng 04 người chiếm 25%; Địa chính 02 người chiếm 12,5%; Kế toán 01 người chiếm 6,25%

+ Đại học trở lên 7/52 người, trong đó chuyên ngành thuộc các lĩnh vực Văn phòng 04 người chiếm 57,14%, Địa chính 3 người chiếm 42,85%.

- Dân tộc La Ha: tổng số 58/8325 người chiếm 0,69%, trong đó: Đảng viên 6/58 người chiếm 10,34%; Nữ 26/58 người chiếm 44,82%. Về trình độ chuyên môn:

+ Trung cấp 40/58 người, trong đó chuyên ngành thuộc các lĩnh vực Sư phạm 17 người, chiếm 42,5%; Văn phòng 08 người chiếm 20,%; Y dược 06 người chiếm 15%; Địa chính 05 người chiếm 12,5%; Kế toán 02 người, chiếm 5%.

+ Cao đẳng 11/58 người, trong đó chuyên ngành thuộc các lĩnh vực Sư phạm 08 người chiếm 72,72%; Địa chính 02 người chiếm 18,18%, Văn hóa 01 người chiếm 9,09%.

+ Đại học trở lên 7/58 người, trong đó chuyên ngành thuộc các lĩnh vực Sư phạm 03 người, chiếm 42,85%; Địa chính 01 người chiếm 14,28%; Văn phòng 01 người chiếm 14,28%, bằng nghề 2 người, chiếm 28,57%.

- Dân tộc Lào: tổng số 67/8325 người chiếm 0,80% trong đó: Đảng viên 4/67 người chiếm 5,97%; Nữ 28/67 người chiếm 41,79%; đối tượng cử tuyển 8/67 người, chiếm 11,94%. Về trình độ chuyên môn:

+ Trung cấp 27/67 người, trong đó chuyên ngành thuộc các lĩnh vực Y dược 09 người chiếm 33,33%; Địa chính 08 người chiếm 29,62%; Sư phạm 05 người chiếm 18,51%; Văn phòng 05 người chiếm 18,51%.

+ Cao đẳng 33/67 người, trong đó chuyên ngành thuộc các lĩnh vực Sư phạm 23 người chiếm 69,69%; Văn phòng 07 người chiếm 21,21%; Địa chính 03 người chiếm 9,09%.

+ Đại học trở lên 7/67 người, trong đó chuyên ngành thuộc các lĩnh vực Sư phạm 04 người chiếm 57,14%; Văn phòng 02 người chiếm 28,57%, Địa chính 01 người chiếm 14,28%.

- Dân tộc ít người khác (Tày, Nùng, Cao Lan, Dáy): tổng số 14/8.325 người chiếm 0,16%, trong đó: Đảng viên 2/14 người chiếm 14,28%, Nam 5/14 người chiếm 35,71%, Nữ 9/14 người chiếm 64,28%. Về trình độ chuyên môn:

+ Trung cấp 01/14 người chuyên ngành Địa chính 01 người.

+ Cao đẳng 05/14 người, trong đó chuyên ngành thuộc các lĩnh vực Sư phạm 02 người chiếm 40%; Địa chính 02 người chiếm 40%; ngành Y dược 01 người chiếm 20%.

+ Đại học trở lên 8/14 người chuyên ngành Sư phạm 04 người chiếm 50%; Kế toán 04 người chiếm 50%.

Như vậy, nguồn nhân lực là học sinh, sinh viên người dân tộc Mông và một số dân tộc thiểu số ít người trên địa bàn tỉnh đã tốt nghiệp nhưng chưa được bố trí, sắp xếp việc làm đáp ứng yêu cầu để triển khai thực hiện đề án.

Phần thứ ba

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ; PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG; CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung: Nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá; Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn; xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và năng lực, đảm bảo về tiêu chuẩn, cơ cấu, được đào tạo cơ bản về chuyên môn, lý luận đáp ứng tiêu chuẩn chức danh và lĩnh vực công tác; đảm bảo sự phát triển, kế thừa vững chắc giữa các thế hệ cán bộ.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đến hết năm 2020, 100% cán bộ, công chức xã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ;

- Bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc Mông và một số dân tộc thiểu số ít người phù hợp với cơ cấu thành phần dân tộc.

- Bố trí từ 01 đến 02 lao động hợp đồng là người dân tộc Mông; bố trí tối thiểu 01 lao động hợp đồng là người dân tộc thiểu số ít người tại các xã thuộc phạm vi triển khai của Đề án.

2. Nhiệm vụ

Bố trí, tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng gắn với việc bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc Mông và một số dân tộc thiểu số ít người nhằm nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số theo tiêu chuẩn chức danh đảm nhiệm; nâng tỷ lệ cán bộ, công chức dân tộc thiểu số trong cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức của cấp cơ sở nhất là đối với các dân tộc có ít hoặc chưa có cán bộ, công chức.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG

1. Phạm vi của Đề án

Đề án được triển khai thực hiện ở 88 xã thuộc 11 huyện: Bắc Yên, Mai Sơn, Mộc Châu, Mường La, Phù Yên, Sông Mã, Sốp Cộp, Thuận Châu, Yên Châu, Quỳnh Nhai, Vân Hồ. Hỗ trợ thêm cho lao động hợp đồng thuộc 08 xã đã triển khai theo Quyết định số 718/QĐ-TTg ngày 15/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ đến khi kết thúc Đề án.

2. Đối tượng của đề án

2.1. Là người dân tộc Mông và một số dân tộc thiểu số ít người thuộc các dân tộc Dao, Khơ Mú, Xinh Mun, Kháng, La Ha, Lào có hộ khẩu thường trú trên địa bàn các xã được giao chỉ tiêu theo Đề án này (trường hợp xã đó không có người dự tuyển thì được phép nhận h sơ của những người dự tuyển của các xã lân cận nhưng phải có hộ khu thường trú trong cùng huyện); có đủ các điều kiện sau đây:

- Đủ 18 tuổi trở lên;

- Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;

- Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

- Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;

- Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí lao động hợp đồng (nếu có).

Ưu tiên bố trí, sắp xếp các đối tượng là học sinh, sinh viên được đào tạo theo hệ cử tuyển của tỉnh đã tốt nghiệp ra trường.

2.2. Những người sau đây không được đăng ký xét tuyển lao động hợp đồng

- Không có hộ khẩu thường trú tại các huyện thuộc phạm vi Đề án;

- Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

III. CH Đ HỢP ĐNG

1. Về quan điểm, nguyên tắc bố trí lao động hợp đồng

- Bố trí không quá 04 lao động hợp đồng/xã;

- Bố trí lao động hợp đồng người dân tộc Mông và dân tộc thiểu số ít người đảm bảo tương quan hợp lý với thành phần dân tộc của xã và tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã hiện có là người dân tộc thiểu số;

- Việc bố trí lao động hợp đồng tại các xã để thực hiện công việc mang tính hỗ trợ, học việc, giúp việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động (không trực tiếp thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ);

- Đối với 08 xã đã triển khai bố trí lao động hợp đồng theo Quyết định 718/QĐ-TTg ngày 15/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ chỉ thực hiện việc bố trí lao động hợp đồng đối với các dân tộc thiểu số ít người khác không thực hiện việc bố trí lao động hợp đồng người dân tộc Mông;

2. Số lượng người lao động hợp đồng

Tổng số người lao động hợp đồng người dân tộc Mông và dân tộc thiểu số ít người bố trí cho các xã: 146 người, cụ thể như sau:

+ Số lượng người lao động hợp đồng dân tộc Mông: 48 người;

+ Số lượng người lao động hợp đồng dân tộc Dao: 31 người;

+ Số lượng người lao động hợp đồng dân tộc Khơ Mú: 18 người;

+ Số lượng người lao động hợp đồng dân tộc Xinh Mun: 19 người;

+ Số lượng người lao động hợp đồng dân tộc Kháng: 11 người;

+ Số lượng người lao động hợp đồng dân tộc La Ha: 16 người;

+ Số lượng người lao động hợp đồng dân tộc Lào: 03 người;

(có phụ lục số 03 kèm theo)

3. Tiêu chuẩn của lao động hợp đồng

- Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có khả năng tổ chức vận động nhân dân ở cơ sở thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;

- Có trình độ văn hóa từ trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên;

- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ cao đẳng trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của vị trí được đảm nhiệm;

- Có phẩm chất đạo đức tốt;

- Có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;

- Có nguyện vọng về công tác tại xã, phục vụ lâu dài trong bộ máy của hệ thống chính trị cấp xã;

- Am hiểu về phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn được phân công công tác; biết sử dụng tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn được phân công trong hoạt động thực hiện nhiệm vụ.

- Các tiêu chuẩn khác theo quy định của vị trí thực hiện nhiệm vụ (nếu có).

4- Quyền li, chế độ, chính sách và trách nhiệm của lao động hợp đồng

4.1. Quyền lợi, chế độ và chính sách

- Trong thời gian thực hiện Đề án:

+ Được tham gia khóa học bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, kỹ năng và nghiệp vụ, được hỗ trợ kinh phí tham gia lớp bồi dưỡng và tài liệu học;

+ Được bố trí công tác phù hợp với trình độ chuyên môn tại các tổ chức trong hệ thống chính trị ở các xã và thực hiện chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

+ Được cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa, chính trị - xã hội tại địa phương và có kế hoạch bồi dưỡng để phát triển Đảng nếu chưa phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam;

+ Khi nhận công tác tại địa phương, được hưởng chế độ về tiền công hợp đồng lao động theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; được nghỉ phép, lễ tết, việc riêng, biểu dương, khen thưởng và chế độ công tác phí theo quy định của pháp luật;

+ Trong thời gian tham gia Đề án, được tạo điều kiện dự tuyển, ứng cử vào chức danh cán bộ, công chức cấp xã. Được khuyến khích và tạo điều kiện đăng ký thi tuyển, xét tuyển vào các vị trí, chức danh công chức, viên chức tại địa phương trên cơ sở nhu cầu thực tiễn của địa phương và theo đúng các yêu cầu, tiêu chuẩn quy định của pháp luật;

- Sau khi hoàn thành thời gian tham gia Đề án: Nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên và đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật thì được xem xét tuyển dụng vào công chức cấp xã (nếu còn chỉ tiêu biên chế) hoặc căn cứ nguyện vọng của lao động hợp đồng, trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, ý kiến đề xuất của Ủy ban nhân dân xã và Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Nội vụ tiến hành xem xét và tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

4.2. Trách nhiệm của lao động hợp đồng

- Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của mình trên lĩnh vực, vị trí được phân công. Đồng thời, thực hiện tốt các quy định đối với lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật;

- Trường hợp vi phạm kỷ luật, tự ý bỏ việc hoặc không hoàn thành nhiệm vụ, không đáp ứng được công việc sẽ bị xem xét chấm dứt hợp đồng lao động, việc xem xét chấm dứt hợp đồng lao động thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cấp có thẩm quyền (thực hiện hàng năm).

- Lao động hợp đồng có trách nhiệm giúp cấp ủy, chính quyền theo dõi tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn, công tác vận động quần chúng; giúp việc các chức danh cán bộ, công chức cấp xã để tiếp cận các công việc. Trong thời gian thực hiện hợp đồng, căn cứ nhu cầu công việc chính quyền có thể cử lao động hợp đồng đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ.

4.3. Thời gian thực hiện: 04 năm, từ tháng 1/2018 đến hết quý IV/2021.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA Đ ÁN, L TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN Đ ÁN

1. Các hoạt động chính của Đề án

- Tổ chức tuyên truyền chủ trương của tỉnh về việc ban hành Đề án; tổ chức tuyển chọn và bồi dưỡng lao động hợp đồng đối với các huyện, các xã thuộc phạm vi điều chỉnh của Đề án;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ của lao động hợp đồng theo Đề án sau khi được bố trí, sắp xếp công tác.

- Tổ chức biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức triển khai, thực hiện Đề án theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.

- Tổ chức sơ kết và tổng kết để đánh giá kết quả việc triển khai thực hiện Đề án hàng năm.

2. L trình thực hiện

- Năm 2018: Tuyển chọn, bồi dưỡng lao động hợp đồng tham gia Đề án; bố trí, sắp xếp lao động hợp đồng; theo dõi, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Đề án.

- Năm 2019: Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Đề án; thực hiện việc tuyển bổ sung, thay thế và bồi dưỡng lao động hợp đồng (nếu số lượng lao động theo đề án không đảm bảo quy định); tổ chức sơ kết Đề án (hết quý III/2019).

- Năm 2020: Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Đề án;

- Năm 2021: Theo dõi, kiểm tra, giám sát và tổ chức tổng kết đề án (hết quý IV/2021).

3. Kinh phí thực hiện

a. Kinh phí hỗ trợ Quyết định số 718/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (từ 01/01/2018 đến khi kết thúc thời gian thực hiện)

Thực hiện Quyết định số 718/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ lao động hợp đồng có trình độ từ trung cấp trở lên là 2 triệu đồng/tháng; lao động hợp đồng chưa có trình độ trung cấp được hưởng 01 triệu đồng/tháng. Do đó, đề nghị hỗ trợ theo Đề án này đối với lao động hợp đồng được giao theo Quyết định số 718/QĐ- TTg từ ngày 01/01/2018 đến hết thời gian triển khai thực hiện đề án 31/12/2018.

Hỗ trợ nhân viên có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo 01 người x 1.000.000 đồng/tháng x 24 tháng=24.000.000 đồng;

Hỗ trợ nhân viên có trình độ trung cấp và cao đẳng 15 người x 780.000 đồng/tháng x 24 tháng = 280.800.000 đồng;

Hỗ trợ nhân viên có trình độ Đại học 01 người x 1.475.000 đồng/tháng x 24 tháng = 35.400.000 đồng.

Tổng kinh phí thực hiện: 340.200.000 đồng;

b. Kinh phí triển khai đề án của tỉnh: 25.404.317.000 đồng;

- Kinh phí chi trả chế độ cho lao động hợp đồng trong 04 năm: 24.352.800.000 đồng;

- Kinh phí xây dựng Đề án: 20.845.000 đồng;

+ Kinh phí tổ chức điều tra, khảo sát, viết Đề án: 11.845.000 đồng;

+ In n tài liệu: 3.000.000 đồng;

+ Tổ chức hội thảo tư vn, phê duyệt Đề án: 6.000.000 đồng;

- Kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của lao động hợp đồng hàng năm: 22.020.000đ/năm x 4 năm = 88.080.000 đồng;

- Kinh phí Sơ kết: 71.500.000 đồng;

- Kinh phí Tổng kết: 101.500.000 đồng;

- Kinh phí bồi dưỡng: 185.592.000 đồng;

- Kinh phí hỗ trợ công tác phí 04 năm: 584.000.000 đồng

c. Tổng kinh phí thực hiện Đề án:

Tổng kinh phí: 340.200.000 + 25.404.317.000 = 25.744.517.000 đồng;

d. Nguồn kinh phí: Ngân sách địa phương

(có phụ lục s 04, 05 kèm theo)

Phần thứ tư

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ công chức và nhân dân về những chủ trương, định hướng lớn của tỉnh trong công tác bố trí, tạo nguồn đội ngũ cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số. Đồng thời phổ biến nội dung Nghị quyết của HĐND tỉnh về đề án bố trí, tạo nguồn đội ngũ cán bộ, công chức là người dân tộc Mông và một số dân tộc thiểu số ít người trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2021 đến cấp ủy, chính quyền các cấp; đội ngũ cán bộ công chức và nhân dân tạo sự đồng thuận, thống nhất trong việc thực hiện chính sách.

2. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tạo nguồn đội ngũ cán bộ, công chức từ các trường trung học phổ thông, trung học dân tộc nội trú, các trường chuyên nghiệp, từ các phong trào quần chúng; mở rộng hình thức đào tạo liên thông, liên kết và đào tạo cán bộ dự nguồn là người dân tộc thiểu số. Các cấp ủy đảng, đoàn thể quan tâm phát hiện, giới thiệu người dân tộc thiểu số có trình độ tham gia vào các tổ chức của hệ thống chính trị cơ sở. Đặc biệt chăm lo mở rộng quy mô, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, nhất là đội ngũ giáo viên để nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo học sinh dân tộc thiểu số. Trên cơ sở chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc hiện có, rà soát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp làm cơ sở cho công tác quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng theo hướng đảm bảo cơ cấu dân tộc, gắn liền giữa nhu cầu sử dụng với công tác đào tạo, bồi dưỡng nhất là đối với các chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã.

3. Thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng và giải quyết chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã không đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định,...tạo điều kiện để lao động hợp đồng tham gia dự tuyển, ứng cử vào chức danh cán bộ, công chức cấp xã. Khuyến khích và tạo điều kiện để lao động hợp đồng đăng ký thi tuyển, xét tuyển vào các vị trí, chức danh công chức, viên chức tại địa phương trên cơ sở nhu cầu thực tiễn của địa phương và theo đúng các yêu cầu, tiêu chuẩn quy định của pháp luật. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; công tác tuyển sinh đào tạo theo chế độ cử tuyển đảm bảo theo đúng quy định.

4. Thực hiện kịp thời, đầy đủ và theo quy định các chế độ, chính sách đối với các lao động hợp đồng như: tiền công, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,... Ngoài ra, cấp ủy, chính quyền các cấp cần quan tâm tạo điều kiện để hỗ trợ lao động hợp đồng trong thời gian đầu nhận nhiệm vụ để động viên, khích lệ an tâm công tác; quan tâm, tạo điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa, chính trị - xã hội tại cơ sở; hỗ trợ, đầu tư các trang thiết bị làm việc như: máy tính, điện thoại, bàn làm việc,... kịp thời khen thưởng, biểu dương những cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc có những đóng góp thiết thực góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới cho địa phương được đảng, chính quyền và nhân dân ghi nhận.

5. Căn cứ mục tiêu, phạm vi, thời gian và các nhiệm vụ của Đề án, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành chức năng, UBND các huyện có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án; các cơ quan, đơn vị, nhân dân đều có trách nhiệm giám sát, nắm bắt quá trình thực hiện Đề án. Cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Đề án; chịu trách nhiệm sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện đề án./.