HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 83/2016/NQ-HĐND | Kon Tum, ngày 09 tháng 12 năm 2016 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN TIẾP TỤC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2016-2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc;
Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Chiến lược Phát triển giáo dục 2011 - 2020;
Xét Tờ trình số 148/TTr-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc thông qua Đề án tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu
a. Đối với giáo dục mầm non: Huy động trẻ em dân tộc thiểu số dưới 3 tuổi đến nhà trẻ đạt tỷ lệ từ 10% trở lên; trẻ dân tộc thiểu số 3-5 tuổi đi học mẫu giáo đạt tỷ lệ 90% trở lên, trong đó tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đạt 99,5% trở lên; 100% trẻ dân tộc thiểu số 5-6 tuổi được chuẩn bị các điều kiện vào học lớp 1.
b. Đối với giáo dục phổ thông:
- Huy động 100% trẻ dân tộc thiểu số trong độ tuổi tiểu học vào học tiểu học; 100% học sinh dân tộc thiểu số hoàn thành chương trình tiểu học vào học trung học cơ sở; có ít nhất 30% học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề kết hợp với học trung học phổ thông hệ giáo dục thường xuyên.
- Trên 99,5% học sinh dân tộc thiểu số cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông có hạnh kiểm từ trung bình trở lên; 95% học sinh dân tộc thiểu số cấp trung học cơ sở và 90% học sinh dân tộc thiểu số cấp trung học phổ thông có học lực từ trung bình trở lên; trên 80% học sinh dân tộc thiểu số tốt nghiệp trung học phổ thông được học đại học hoặc cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, đào tạo nghề.
2. Một số giải pháp chủ yếu
a. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân, đặc biệt là của học sinh, cha mẹ học sinh đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số.
b. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu dạy học, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh dân tộc thiểu số, đặc biệt là công trình vệ sinh trong các trường học. Trong đó, tập trung thực hiện việc đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học theo danh mục đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và kế hoạch đầu tư của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và huy động các nguồn lực xã hội hóa để sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất các trường học vùng dân tộc thiểu số, trường phổ thông dân tộc nội trú và hỗ trợ nhu cầu học tập, ăn, ở, sinh hoạt của học sinh dân tộc thiểu số.
c. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số. Trong đó ưu tiên bố trí cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, tuyển sinh viên có kết quả học tập khá, giỏi và sinh viên là người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ về công tác tại các trường vùng dân tộc thiểu số, trường phổ thông dân tộc nội trú; đảm bảo về số lượng, cơ cấu, trình độ và kỹ năng sư phạm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số.
d. Thực hiện tốt công tác quản lý dạy học và đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; tăng thời lượng dạy học. Trong đó, chú trọng việc huy động tối đa trẻ nhà trẻ, mẫu giáo, học sinh ra lớp, duy trì sĩ số, nâng cao tỷ lệ chuyên cần của học sinh; tăng thời lượng học tập của học sinh trên lớp, thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, dạy phụ đạo cho học sinh yếu, kém để củng cố kiến thức, nâng cao chất lượng học tập của học sinh dân tộc thiểu số; tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số.
đ. Thực hiện kịp thời, đầy đủ, hiệu quả các chế độ, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên công tác vùng dân tộc thiểu số, nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số.
e. Tăng cường ngân sách Nhà nước chi cho phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân hỗ trợ phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là hỗ trợ về đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ học tập, ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh.
3. Nguồn lực thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 720.883,1 triệu đồng. Trong đó ngân sách Trung ương là 40.300 triệu đồng; ngân sách địa phương là 675.183,1 triệu đồng (bao gồm nguồn xổ số kiến thiết là 110.724 triệu đồng, ngân sách tỉnh là 211.165,3 triệu đồng; ngân sách huyện, thành phố là 353.293,8 triệu đồng); xã hội hóa 5.400,0 triệu đồng.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum khóa XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 19 tháng 12 năm 2016./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1 Nghị quyết 119/2017/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ mô hình "Nhóm trẻ cộng đồng, lớp mẫu giáo cộng đồng" đến năm 2020 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 2 Quyết định 10/2017/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2018-2021
- 3 Kế hoạch 3379/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 117/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025" trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 4 Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2017 về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho người lao động do tỉnh Lào Cai ban hành
- 5 Nghị quyết 59/2016/NQ-HĐND về nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2020
- 6 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8 Quyết định 711/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Quyết định 581/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc
- 1 Nghị quyết 119/2017/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ mô hình "Nhóm trẻ cộng đồng, lớp mẫu giáo cộng đồng" đến năm 2020 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 2 Quyết định 10/2017/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2018-2021
- 3 Kế hoạch 3379/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 117/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025" trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 4 Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2017 về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho người lao động do tỉnh Lào Cai ban hành
- 5 Nghị quyết 59/2016/NQ-HĐND về nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2020