HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 59/2016/NQ-HĐND | Đồng Tháp, ngày 03 tháng 8 năm 2016 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2016-2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ HAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW;
Xét Tờ trình số 67/TTr-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2020; Báo cáo thẩm tra số 135/BC-HĐND ngày 29 tháng 7 năm 2016 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân Tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất thông qua các nội dung nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2020 (Có nội dung chi tiết kèm theo).
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân Tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này; tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả với Hội đồng nhân dân Tỉnh tại kỳ họp cuối hàng năm.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh có trách nhiệm giám sát chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp khóa IX, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 03 tháng 8 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
NỘI DUNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 59/2016/NQ-HĐND ngày 03 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân Tỉnh)
1. Mục tiêu
a. Mục tiêu chung
Phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo tỉnh nhà trên cơ sở khắc phục những hạn chế, yếu kém trong giai đoạn 2011 - 2015, kết hợp huy động mọi nguồn lực để tạo sự chuyển biến về chất lượng và hiệu quả đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tạo cơ hội học tập suốt đời cho nhân dân, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục và đào tạo địa phương theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin vào học tập, nghiên cứu và vận dụng kiến thức vào thực tế. Đảm bảo các điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, ưu tiên xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn, đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn; kết hợp với đầu tư hệ thống cơ sở vật chất trường lớp theo hướng kiên cố hóa, đạt chuẩn quốc gia.
Phấn đấu đến năm 2020, chất lượng giáo dục và đào tạo của Tỉnh nằm trong nhóm đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
b. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Huy động học sinh trong độ tuổi đến trường:
+ Giáo dục mầm non: huy động trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ đạt 30%; trẻ từ 3 đến 5 tuổi học Mẫu giáo đạt 85%; trẻ 5 tuổi học Mẫu giáo trên 99%.
+ Giáo dục phổ thông; cấp Tiểu học: huy động học sinh trong độ tuổi đi học từ 99,9% trở lên; cấp THCS: huy động học sinh trong độ tuổi đi học trên 95%; cấp THPT: huy động học sinh trong độ tuổi đi học đạt 65%.
+ Giáo dục thường xuyên: huy động học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học hệ giáo dục thường xuyên cấp THPT đạt 10%.
- Chất lượng chăm sóc và giáo dục:
+ Giáo dục mầm non: trẻ suy dinh dưỡng tối đa 3%; trẻ 05 tuổi đạt chuẩn phát triển 99%.
+ Giáo dục phổ thông: Cấp Tiểu học: trên 99% học sinh hoàn thành chương trình lớp học. Tỷ lệ bỏ học tối đa 0,1%. Cấp THCS: xếp loại hạnh kiểm từ trung bình trở lên đạt 99,9%; xếp loại học lực từ trung bình trở lên đạt 95%. Tỷ lệ bỏ học tối đa 1,5%. Cấp THPT: xếp loại hạnh kiểm từ trung bình trở lên đạt 99,6%; xếp loại học lực từ trung bình trở lên đạt 92%. Tỷ lệ bỏ học tối đa 1,5%.
+ Giáo dục thường xuyên: tỷ lệ bỏ học tối đa 15%.
- Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục:
+ Xóa mù chữ: Có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 60 được công nhận đạt chuẩn biết chữ.
+ Phổ cập giáo dục: duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục bậc trung học ở các thành phố, thị xã, thị trấn.
- Trường học đạt chuẩn quốc gia:
+ Giáo dục mầm non: 30% trường đạt chuẩn.
+ Giáo dục phổ thông: cấp Tiểu học: 40% trường đạt chuẩn; cấp THCS: 60% trường đạt chuẩn; cấp THPT: 80% trường đạt chuẩn.
- Xây dựng đội ngũ:
+ Giáo viên:
Giáo dục mầm non: 100% đạt chuẩn trình độ đào tạo; trong đó 90% trên chuẩn; 80% đạt trình độ “Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản” theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Giáo dục phổ thông: 100% đạt chuẩn trình độ đào tạo (trong đó trên chuẩn: cấp Tiểu học: 97%, cấp THCS: 85%, cấp THPT: 22%); 80% đạt trình độ “Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản” theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Cán bộ quản lý: 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng quản lý giáo dục, tin học căn bản theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Một số chỉ tiêu nâng cao:
Giáo dục mầm non: mỗi huyện, thị xã, thành phố có thêm ít nhất 02 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II.
Giáo dục phổ thông:
+ Cấp Tiểu học: 100% trường Tiểu học có tổ chức dạy học ngoại ngữ; 75% trường Tiểu học có dạy học 02 buổi/ngày. Mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 01 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II. Có ít nhất 30% các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ II.
+ Cấp THCS: Mỗi huyện, thị xã, thành phố có thêm ít nhất 01 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ II. Đến năm 2020, toàn tỉnh có ít nhất 35% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ II.
+ Cấp THPT: Học sinh giỏi văn hóa THPT cấp quốc gia duy trì xếp trong nhóm 3 khu vực, phấn đấu có học sinh đạt giải I. Mỗi huyện có thêm ít nhất 01 đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học.
2. Giải pháp
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện đồng bộ phân cấp quản lý, hoàn thiện và triển khai cơ chế phối hợp giữa các ngành và địa phương trong quản lý nhà nước về giáo dục theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền gắn với trách nhiệm và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đi đôi với hoàn thiện cơ chế công khai, minh bạch, đảm bảo sự giám sát của cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân.
- Thực hiện quản lý theo quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo và nguồn nhân lực của địa phương trong từng giai đoạn, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020.
- Tập trung vào quản lý chất lượng giáo dục: chuẩn hóa đầu ra và các điều kiện đảm bảo chất lượng trên cơ sở ứng dụng các thành tựu mới về khoa học giáo dục, khoa học công nghệ và khoa học quản lý; công khai về chất lượng giáo dục, các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực và tài chính của các trường học và cơ sở giáo dục; thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục; thực hiện tốt công tác kiểm định về chất lượng giáo dục.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục.
- Tập trung đẩy mạnh tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh.
b. Xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
- Phối hợp với các trường đại học có Khoa sư phạm đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông từ năm học 2018-2019. Đảm bảo từng bước có đủ giáo viên thực hiện giáo dục toàn diện theo chương trình giáo dục mầm non và phổ thông.
- Tăng cường tính công khai, minh bạch, chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, thuyên chuyển, sử dụng, đánh giá nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh, sinh viên.
- Thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi về vật chất và tinh thần cho nhà giáo và cán bộ quản lý theo quy định của Nhà nước nhất là với giáo viên mầm non; có chính sách đặc biệt nhằm thu hút các nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia có kinh nghiệm và uy tín trong và ngoài tỉnh tham gia phát triển giáo dục địa phương.
c. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục
- Chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa từ năm học 2018-2019 theo định hướng phát triển năng lực học sinh, vừa đảm bảo thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ, vừa phù hợp với đặc thù địa phương. Chú trọng nội dung giáo dục đạo đức, pháp luật, thể chất, quốc phòng - an ninh và các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống.
- Tăng cường giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lao động và hướng nghiệp học sinh phổ thông.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục thường xuyên, mở rộng các hình thức học tập đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi người, giúp người học hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu công việc và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học; thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Tiếp tục thực hiện các chủ trương đổi mới về thi cử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
d. Tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục
- Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục; nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm đối với Nhà nước, người học và xã hội.
- Đảm bảo tỷ lệ chi cho giáo dục trong tổng ngân sách địa phương từ 20% trở lên, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và quản lý sử dụng có hiệu quả. Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục có trọng điểm, không bình quân dàn trải. Đầu tư ưu tiên cho giáo dục phổ cập; giáo dục ở những vùng sâu, vùng khó khăn, biên giới và các đối tượng chính sách xã hội.
- Từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo nguồn lực tài chính và phương tiện dạy học tối thiểu của tất cả các cơ sở giáo dục. Quy hoạch, đảm bảo quỹ đất để xây dựng trường học, nhà công vụ.
- Thực hiện tốt chế độ học phí mới theo quy định của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ và quyết định của Ủy ban nhân dân Tỉnh nhằm đảm bảo sự chia sẻ hợp lý giữa nhà nước, người học và các thành phần xã hội.
- Tiếp tục kêu gọi đầu tư hệ thống trường, lớp ngoài công lập, nhất là ở ngành học mầm non. Đẩy mạnh triển khai việc đầu tư cho giáo dục bằng hình thức hợp tác công tư theo Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ.
e. Tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với vùng sâu, vùng khó khăn, biên giới và đối tượng chính sách xã hội
- Triển khai các chính sách nhằm đảm bảo bình đẳng về cơ hội học tập, hỗ trợ và ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo nhân lực cho vùng khó khăn, biên giới và các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo.
- Thực hiện tốt các chế độ ưu đãi đã được quy định đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở vùng khó khăn, biên giới.
- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục ở vùng sâu, vùng khó khăn, biên giới.
3. Kinh phí
Khái toán kinh phí thực hiện: 1.648.604 triệu đồng. Trong đó:
- Xây dựng cơ bản: 1.400.000 triệu đồng.
- Sách giáo khoa, trang thiết bị: 225.314 triệu đồng.
- Đào tạo, bồi dưỡng: 23.290 triệu đồng.
Kinh phí trên được cân đối từ các kế hoạch, đề án, chương trình có liên quan đến giáo dục và đào tạo đang thực hiện trên địa bàn tỉnh, bổ sung hàng năm theo thực tế thực hiện, ngân sách địa phương và từ nguồn vốn Trung ương.
- 1 Quyết định 02/2017/QĐ-UBND Đề án tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 2 Nghị quyết 83/2016/NQ-HĐND thông qua Đề án tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 3 Quyết định 3461/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Trường Cao đẳng nghề Quy Nhơn (Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2016-2020) do tỉnh Bình Định ban hành
- 4 Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021
- 5 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6 Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư
- 7 Quyết định 2653/QĐ-BGDĐT năm 2014 về Kế hoạch hành động triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8 Quyết định 711/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 02/2017/QĐ-UBND Đề án tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 2 Nghị quyết 83/2016/NQ-HĐND thông qua Đề án tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 3 Quyết định 3461/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Trường Cao đẳng nghề Quy Nhơn (Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2016-2020) do tỉnh Bình Định ban hành