HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 88/2014/NQ-HĐND | Quảng Bình, ngày 15 tháng 7 năm 2014 |
NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN VAY VỐN VÀ TRẢ NỢ VỐN VAY NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB) ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG, HẠ TẦNG ĐÔ THỊ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 12
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2006;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 16/9/2009;
Căn cứ Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;
Qua xem xét Tờ trình số 786/TTr-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Phương án vay vốn và trả nợ vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) để thực hiện Dự án Phát triển môi trường, hạ tầng đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình; sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Phương án vay vốn và trả nợ vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) để thực hiện Dự án Phát triển môi trường, hạ tầng đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới như sau:
I. Nội dung của dự án:
1. Tên dự án: Dự án Phát triển môi trường, hạ tầng đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới - Quảng Bình.
2. Tên nhà tài trợ: Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
3. Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình.
4. Chủ dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình; Chủ dự án sẽ thành lập Ban Quản lý dự án để trực tiếp quản lý, điều hành dự án.
5. Thời gian dự kiến thực hiện dự án: 06 năm, từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2020.
6. Địa điểm thực hiện dự án: Xã Bảo Ninh, các phường: Đồng Phú, Bắc Lý, Nam Lý, Đức Ninh Đông và Phú Hải thuộc địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
7. Mục tiêu Dự án:
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện môi trường đô thị và giảm thiểu tác động do biến đổi khí hậu gây ra.
- Góp phần phát triển toàn diện kinh tế - xã hội với mục tiêu tăng trưởng dân số đô thị, giảm tỷ lệ nghèo đói ở khu vực nông thôn và thành thị, phát triển và hòa nhập các vùng ngoại ô, thúc đẩy phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ, tạo nên môi trường cạnh tranh cho thành phố Đồng Hới.
- Giải quyết vấn đề an sinh xã hội, cải thiện điều kiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thành phố.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng đối với biến đổi khí hậu.
8. Các hạng mục đầu tư chủ yếu:
Hợp phần 1: Cải thiện quản lý nước thải cho khu vực trung tâm thành phố, gồm: Đấu nối thu gom nước thải và thoát nước cho một số phường nội thành thành phố Đồng Hới; Nạo vét và cải tạo hệ thống thoát nước chung hiện có.
Hợp phần 2: Xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu cho Bảo Ninh, gồm: Quy hoạch chi tiết xã Bảo Ninh; Xây dựng một số tuyến đường giao thông, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom nước thải xã Bảo Ninh.
Hợp phần 3: Quản lý lũ lụt và cơ sở hạ tầng khác: Phục hồi và bảo vệ cồn cát Bảo Ninh; Kè sông Nhật Lệ; Nạo vét sông Cầu Rào; Đầu tư hệ thống cảnh báo lũ đô thị (kết nối với các hồ điều hòa); Quản lý lũ lụt đô thị sử dụng các biện pháp phi công trình; Xây dựng Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hợp phần 4: Tăng cường năng lực.
9. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn:
* Tổng mức đầu tư giai đoạn I: 38,8 triệu USD.
Gồm:
- Vốn ODA: 31,73 triệu USD.
+ Vốn vay từ ADB (nguồn vốn vay thông thường OCR): 30,00 triệu USD.
+ Viện trợ không hoàn lại: 1,73 triệu USD.
- Vốn đối ứng: 7,07 triệu USD.
+ Vốn ODA (vay OCR) chiếm 77,3% tổng mức đầu tư.
+ Vốn ODA (viện trợ không hoàn lại) chiếm 4,5% tổng mức đầu tư.
+ Vốn đối ứng chiếm 18,2 % tổng số vốn Dự án.
10. Cơ chế tài chính trong nước đối với dự án:
- Đối với nguồn vốn vay OCR: Bên vay chính sẽ là Chính phủ Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình vay lại từ Bộ Tài chính. Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ ký một hiệp định vay phụ với Bộ Tài chính và thỏa thuận dự án với ADB.
- Đối với nguồn vốn đối ứng: Ngân sách Trung ương và địa phương.
II. Phương án sử dụng và trả nợ vốn vay
1. Về phương án sử dụng vốn:
a. Vốn ODA được sử dụng như sau: Tổng nguồn vốn ODA: 31,73 triệu USD, tương đương 660,935 tỷ đồng, chiếm 81,8% (bao gồm vốn vay OCR và vốn viện trợ không hoàn lại) được sử dụng để đầu tư các hạng mục: Thu gom nước thải và thoát nước cho Thành phố Đồng Hới; đầu tư hạ tầng đô thị Bảo Ninh để thích ứng với biến đổi khí hậu; quản lý lũ lụt và cơ sở hạ tầng khác.
b. Đối với vốn đối ứng được sử dụng như sau:
Tổng vốn đối ứng 7,07 triệu USD tương đương 147,268 tỷ đồng, chiếm 18,2% tổng số vốn của Dự án được sử dụng để chi trả các chi phí liên quan đến thuế, chi phí Ban quản lý dự án, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư.
2. Phương án trả nợ:
- Thời gian vay và lãi suất vay:
+ Tổng vốn vay (OCR) của Dự án: 30 triệu USD.
+ Thời gian vay: 26 năm, trong đó thời gian ân hạn 6 năm (trong thời gian này chưa phải trả gốc, phần lãi hàng năm của 6 năm được dồn vào năm thứ 7 là năm đầu tiên trả gốc).
+ Lãi suất vay: lãi suất vay dự kiến: 3,996%/năm (Lãi suất vay OCR = lãi suất vay libor cố định cho 26 năm + phí bảo hiểm kỳ hạn thanh toán + phí mở rộng hiệu lực hợp đồng + phí vốn + phí cam kết = 3,056% + 0,2% + 0,4% + 0,19% + 0,15% = 3,996%). Lãi suất chính thức sẽ được tính toán lại tại thời điểm ký hiệp định và sẽ được Bộ Tài chính xem xét, thẩm định.
- Nguồn trả nợ:
Nguồn trả nợ được lấy từ nguồn thu trực tiếp do Dự án tác động tạo ra nguồn thu tăng thêm như: Tăng thu từ quỹ đất, thu hút các Dự án khu vực kinh tế tư nhân phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu thuế, thu phí nước thải, phí dịch vụ... các nguồn thu khác và được cân đối trong nguồn thu, chi ngân sách hàng năm của tỉnh để trả nợ theo các hạn nợ đã cam kết với nhà tài trợ.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này. Trong quá trình thực hiện nếu có những vấn đề phát sinh, Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua. Các quy định trước đây trái với Nghị quyết này đều bãi bỏ.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa XVI, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 10 tháng 7 năm 2014./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1 Nghị quyết 45/2018/NQ-HĐND về phê duyệt phương án sử dụng và trả nợ vốn vay Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) để thực hiện Dự án: Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng, giai đoạn 2, tiểu dự án tỉnh Quảng Bình
- 2 Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐND thông qua Phương án sử dụng và trả nợ vốn vay Ngân hàng Thế giới để thực hiện Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (Dự án LRAMP) tại tỉnh Quảng Bình
- 3 Nghị quyết 13/NQ-HĐND năm 2016 về vay và trả nợ vốn Ngân hàng thương mại để thực hiện thu hồi đất Khu đô thị mới (trọng tâm là 2 bên đường phía Nam), Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018
- 4 Kế hoạch 6861/KH-UBND năm 2015 thực hiện giải pháp tăng cường quản lý quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị bền vững, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 5 Quyết định 4832/QĐ-UBND về hỗ trợ lãi suất vốn vay cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội để sản xuất kinh doanh năm 2014
- 6 Nghị định 38/2013/NĐ-CP quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
- 7 Nghị định 78/2010/NĐ-CP cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ
- 8 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009
- 9 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 10 Luật xây dựng 2003
- 11 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 1 Quyết định 4832/QĐ-UBND về hỗ trợ lãi suất vốn vay cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội để sản xuất kinh doanh năm 2014
- 2 Kế hoạch 6861/KH-UBND năm 2015 thực hiện giải pháp tăng cường quản lý quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị bền vững, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 3 Nghị quyết 13/NQ-HĐND năm 2016 về vay và trả nợ vốn Ngân hàng thương mại để thực hiện thu hồi đất Khu đô thị mới (trọng tâm là 2 bên đường phía Nam), Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018
- 4 Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐND thông qua Phương án sử dụng và trả nợ vốn vay Ngân hàng Thế giới để thực hiện Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (Dự án LRAMP) tại tỉnh Quảng Bình
- 5 Nghị quyết 45/2018/NQ-HĐND về phê duyệt phương án sử dụng và trả nợ vốn vay Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) để thực hiện Dự án: Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng, giai đoạn 2, tiểu dự án tỉnh Quảng Bình
- 6 Kế hoạch 295/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030” được phê duyệt tại Quyết định 438/QĐ-TTg do tỉnh Lào Cai ban hành
- 7 Kế hoạch 109/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 438/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030” do tỉnh Quảng Ngãi ban hành