Thủ tục hành chính: Nhập Quốc tịch Việt nam - Lai Châu
Thông tin
Số hồ sơ: | T-LAC-120080-TT |
Cơ quan hành chính: | Lai Châu |
Lĩnh vực: | Hộ tịch |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: | Chủ tịch nước |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): | Không |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: | Sở Tư pháp tỉnh Lai Châu |
Cơ quan phối hợp (nếu có): | Công an cấp tỉnh và các cơ quan chuyên môn khác |
Cách thức thực hiện: | Trụ sở cơ quan hành chính |
Thời hạn giải quyết: | 12 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ |
Đối tượng thực hiện: | Cá nhân |
Kết quả thực hiện: | Quyết định hành chính |
Tình trạng áp dụng: | Còn áp dụng |
Cách thực hiện
Trình tự thực hiện
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Bước 1 Chuẩn bị hồ sơ.: | Người làm thủ tục nhập Quốc tịch Việt Nam chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ. |
Bước 2 Nộp hồ sơ.: | - Địa điểm: Phòng Hành chính Tư pháp-Bổ trợ Tư pháp - Sở Tư pháp tỉnh Lai Châu. + Địa chỉ: Phường Tân Phong - Thị xã Lai Châu - Tỉnh Lai Châu; + Số điện thoại: 0231.3878459. - Thời gian nộp hồ sơ: vào các ngày làm việc trong tuần. + Sáng: Từ 7h30’ đến 11h30’; + Chiều: Từ 13h30’ đến 17h00’. - Người nộp hồ sơ xuất trình hộ chiếu. - Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận hồ sơ, giấy hẹn trả kết quả giao cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn một lần đầy đủ các thông tin để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định. |
Bước 3 Nhận kết quả.: | - Địa điểm nhận kết quả: Phòng Hành chính Tư pháp - Bổ trợ Tư pháp - Sở Tư pháp tỉnh Lai Châu. + Địa chỉ: Phường Tân Phong - Thị xã Lai Châu - tỉnh Lai Châu; + Số điện Thoại: 0231.3878459. - Thời gian nhận kết quả: vào các ngày làm việc trong tuần. + Sáng: Từ 7h30’ đến 11h30’; + Chiều: Từ 13h30’ đến 17h00’. - Người nhận kết quả xuất trình giấy hẹn trả kết quả, nộp phí (lệ phí) và nhận biên lai thu phí (lệ phí). - Trường hợp ủy quyền nhận kết quả thì phải có giấy ủy quyền và giấy Chứng minh nhân dân của người ủy quyền (kèm theo giấy hẹn trả kết quả). |
Thành phần hồ sơ
Đơn xin nhập Quốc tịch Việt Nam theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định |
Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế, kể cả của con chưa thành niên, nếu đồng thời xin nhập quốc tịch cho người đó |
Bản khai lý lịch theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định |
Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nơi đương sự thường trú, cấp; trong trường hợp đương sự không thường trú ở Việt Nam thì nộp phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà đương sự là công dân hoặc thường trú, cấp |
Giấy chứng nhận trình độ tiếng Việt, bao gồm cả hiểu biết về văn hóa, lịch sử và pháp luật của Việt Nam theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp |
Giấy xác nhận về thời gian đã thường trú liên tục ở Việt Nam do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp xã), nơi đương sự thường trú, cấp; nếu trước đây đương sự thường trú ở địa phương khác, thì còn phải có giấy xác nhận về thời gian đã thường trú do ủy ban nhân dân cấp xã của địa phương đó cấp |
Giấy xác nhận về chỗ ở, việc làm, thu nhập hợp pháp hoặc tình trạng tài sản tại Việt Nam do ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đương sự thường trú, cấp |
Bản cam kết về việc từ bỏ quốc tịch nước ngoài (nếu có) khi được nhập quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp mặc nhiên mất quốc tịch nước ngoài khi được nhập quốc tịch Việt Nam thì Bản cam kết trên được thay bằng giấy xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà đương sự là công dân về việc pháp luật của nước đó quy định mặc nhiên mất quốc tịch trong trường hợp này. Trong trường hợp đặc biệt, khi người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài của họ theo quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật Quốc tịch Việt Nam, thì không phải nộp giấy tờ quy định tại điểm này, nhưng phải làm đơn xin giữ quốc tịch nước ngoài theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định; trong đơn phải nêu rõ lý do xin giữ quốc tịch nước ngoài và cam kết việc giữ quốc tịch nước ngoài không cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam. * Lưu ý: Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam; tên gọi Việt Nam phải được ghi rõ trong đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam. |
Số bộ hồ sơ: 4 bộ |
Các biểu mẫu
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Văn bản quy định |
---|---|
Đơn xin nhập Quốc tịch Việt Nam
Tải về |
1. Quyết định 60/1999/QĐ-TP-QT về mẫu giấy tờ về quốc tịch Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tư Pháp ban hành |
Phí và lệ phí
Tên phí / lệ phí | Mức phí | Văn bản quy định |
---|---|---|
Lệ phí nhận Quốc tịch Việt Nam | 2.000.000đ/ trường hợp * Lưu ý: Miễn lệ phí nhập quốc tịch trong trường hợp người xin nhập QTVN có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc VN, có lợi cho sự phát triển kinh tế , xã hội, khoa học, anh ninh quốc phòng của nước CHXHCNVN (Luật Quốc tịch năm 1998) |
1. Thông tư liên tịch 08/1998/BTC-BTP-BNG về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí giải quyết việc nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam và cấp giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp - Bộ Ngoại giao ban hành |
Cơ sở pháp lý
Văn bản căn cứ pháp lý
Văn bản công bố thủ tục
Thủ tục hành chính liên quan
Thủ tục hành chính liên quan nội dung
1. Trở lại Quốc tịch Việt Nam - Lai Châu |
2. Nhập quốc tịch Việt Nam - Bộ Tư pháp |
Lược đồ Nhập Quốc tịch Việt nam - Lai Châu
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!