Quy định về tiền lương của công chức cấp xã
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Khái lược thay đổi các quy định về tiền lương đối với công chức cấp xã:
1. Giai đoạn 1986 – 1993
Cơ sở pháp lý:
– Quyết định của Hội đồng Chính phủ số 130-CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã
– Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 về việc sửa đổi bổ sung một số chính sách của cán bộ xã, phường.
“Bí thư Đảng uỷ xã, Chủ tịch 1 xã loại I: phụ cấp 20đ, xã loại II: phụ cấp 27đ. Cán bộ chuyên trách khác, xã loại I: phụ cấp 25đ, xã loại II : phụ cấp 22đ. Cán bộ nửa chuyên trách, xã loại I: phụ cấp 15đ, xã loại II: phụ cấp 12đ.”
“Cán bộ y tế xã: quy định cho mỗi xã có từ bốn đến năm cán bộ y tế xã chuyên chăm lo sức khoẻ cho nhân nhân và công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Mức phụ cấp hàng tháng cho y sĩ từ 30đ đến 35đ; y tá, dược tá, hộ sinh từ 25đ đến 30đ.”
Từ 1986 đến 1993, do ảnh hưởng của lạm phát, để đảm đời sống của lao động trong khu vực nhà nước, tiền lương tối thiếu đã liên tục được điều chỉnh 21 lần.
2. Giai đoạn 1993 đến 2003
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định của Chính phủ số 46-CP ngày 23/6/1993 về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ Đảng, Chính quyền và kinh phí hoạt động của các đoàn thể nhân dân ở xã, phường, thị trấn.
– Nghị định của Chính phủ số 50-CP ngày 26/7/1995 về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.
Căn cứ Khoản 3, Điều 2 Nghị định số 46-CP thì mức lương với các chức danh còn lại: 120.000đ/tháng.
Căn cứ Điểm d, Khoản 1, Điều 2 Nghị định số 50-CP thì Các chức danh chuyên môn và chức danh khác thuộc Uỷ ban nhân dân xã: 160.000 đồng/tháng (một trăm sáu mươi ngàn đồng một tháng)
Căn cứ Khoản 5, Điều 3, Nghị định số 09/1998/NĐ-CP thì Các chức danh khác thuộc Ủy ban nhân dân: 210.000 đồng/tháng. Riêng cán bộ đảm nhận 4 chức danh chuyên môn nói trên được hưởng sinh hoạt phí theo ngạch bậc chuyên môn đào tạo, trường hợp chưa có bằng cấp chuyên môn qua đào tạo thì hưởng mức 154.000 đồng/tháng.
Quan hệ tiền lương giữa nhân viên tạp vụ, bậc 1 trình độ đại học và bậc tối đa bộ trưởng đã được nới rộng hơn giai đoạn 1986 -1993 thành 1-1,78 – 8,5. Lương tối thiếu của thời điểm đầu giai đoạn này là 120.000 đồng (tương đương 60 kg gạo). Trong giai đoạn này, tiền lương tối thiểu đã được điều chỉnh 03 lần và đến năm 2004 là 210.000đồng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 024.6294.9155
3. Giai đoạn 2003 đến nay
Chế độ nghỉ hưu, hưu trí đối với cán bộ, công chức, viên chứcCơ sở pháp lý
– Nghị định của Chính phủ số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.
– Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH của Bộ nội vụ – Tài chính – Lao động thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.
– Thông tư liên tịch Bộ nội vụ – Bộ tài chính số 82/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 10/8/2005.
– Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
– Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 23/5/2010 hướng dẫn thực hiện Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp
Căn cứ vào Khoản 2, Điều 5, Nghị định 92/2009/NĐ-CP và Điều 3, Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH quy định mức lương của công chức cấp xã như sau:
Chế độ thai sản đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan quân đội– Công chức cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo từ sơ cấp trở lên phù hợp với chuyên môn của chức danh đảm nhiệm, thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước), bảng lương số 4 (Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
Tốt nghiệp trình độ đại học trở lên được xếp lương theo ngạch chuyên viên (mã số 01.003);
Tốt nghiệp trình độ cao đẳng được xếp lương theo ngạch chuyên viên cao đẳng (mã số 01a.003);
Tốt nghiệp trình độ trung cấp được xếp lương theo ngạch cán sự (mã số 01.004);
Tốt nghiệp trình độ sơ cấp xếp lương theo ngạch nhân viên văn thư (mã số 01.008).
Công chức cấp xã đã được xếp lương theo một trong các ngạch công chức hành chính trên, nếu sau đó có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định cử đi đào tạo thì kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp được xếp lương theo trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ mới.
– Những người hiện đang đảm nhiệm chức danh công chức xã ( Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng – thống kê; Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính – kế toán; Tư pháp – hộ tịch; Văn hóa – xã hội.) chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định thì được hưởng lương bằng 1,18 so với mức lương tối thiểu.
"Trường hợp Trưởng Công an, Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã đồng thời là Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo, đã được xếp lương chức vụ theo quy định tại bảng lương số 5 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thì kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 thực hiện thống nhất xếp lương theo quy định tại điểm d khoản 1 và khoản 2 Điều này và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương đã hưởng đến hết tháng 4 năm 2011 (hết nhiệm kỳ). Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2010, nếu tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thì tùy theo trình độ đào tạo được xếp lương theo quy định tại điểm a, điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều này và hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) cho bằng hệ số lương đã được hưởng; hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) này giảm tương ứng khi được nâng bậc lương trong ngạch công chức được xếp hoặc khi được xếp lên ngạch cao hơn" ( Khoản 3, Điều 3, Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH).
– Thời gian tập sự của công chức cấp xã được quy định như sau: 12 tháng đối với công chức được xếp lương ngạch chuyên viên và tương đương; 06 tháng đối với công chức được xếp lương ngạch cán sự và tương đương; 03 tháng đối với công chức được xếp lương ngạch nhân viên và tương đương. Trong thời gian tập sự được hưởng 85% bậc lương khởi điểm theo trình độ đào tạo chuyên môn được tuyển dụng. Trường hợp có học vị thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% lương bậc 2 của ngạch chuyên viên và tương đương; công chức cấp xã ở vùng cao, biên giới, hải đảo thời gian tập sự được hưởng 100% bậc lương khởi điểm theo trình độ đào tạo. Thời gian tập sự không được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương theo niên hạn.
Từ 2004 đến nay trước ngày 1/5/2016, nhà nước đã điều chỉnh lương tối thiểu đến 9 lần. Hiện nay, từ ngày 1/5/2016 mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng. Quan hệ tiền lương giữa nhân viên tạp vụ, bậc 1 trình độ đại học và kịch bậc bộ trưởng tiếp tục được nới rộng thành 1- 2.34 – 10. Một số bậc lương được bỏ bớt và bổ sung thêm các phụ cấp.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691