UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2006/QĐ-UBND | Lai Châu, ngày 10 tháng 01 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH TIÊU CHUẨN HỘ GIA ĐÌNH CÁC DÂN TỘC LAI CHÂU THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA- HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Chỉ thị số: 49/CT-TW ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị số: 12/CT-TW của Tỉnh ủy lâm thời Lai Châu v/v tiếp tục đẩy mạnh công tác Dân số, Gia đình và Trẻ em giai đoạn 2005-2010;
Căn cứ Quyết định số 106/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2006-2010;
Xét đề nghị của Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh Lai Châu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành Tiêu chuẩn hộ gia đình các dân tộc Lai Châu thời kỳ Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước.
Điều 2: Giao Ủy ban DS, GĐ&TE tỉnh chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các Sở, Ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thị tổ chức, phổ biến tiêu chuẩn này trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ nhiệm UB DS, GĐ&TE tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
TIÊU CHUẨN
HỘ GIA ĐÌNH CÁC DÂN TỘC LAI CHÂU TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA- HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
(Kèm theo Quyết định số: 01/2006/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2006 của UBND tỉnh Lai Châu)
1. Mọi thành viên trong gia đình được đối xử bình đẳng, được sống trong không khí dân chủ, đầm ấm, tôn trọng, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau;
2. Con cháu hiếu thảo, chăm ngoan tôn trọng và biết ơn ông bà, cha mẹ; cha mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm so giáo dục con cái. Không có người trong độ tuổi 15-49 bị mù chữ; trẻ em được học tập có trình độ đến trung học cơ sở hoặc cao hơn;
3. Thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, gia đình và dòng họ; không sử dụng văn hóa phẩm cấm lưu hành;
4. Không vi phạm pháp luật; chấp hành đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân;
5. Không có người mắc các tệ nạn xã hội;
6. Không có người tảo hôn hoặc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (từ năm 2006 trở đi);
7. Mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh từ 1 đến 2 con;
8. Không xảy ra bạo lực trong gia đình;
9. Trẻ em được khai sinh đầy đủ theo quy định của pháp luật về hộ tịch;
10. Giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan, di tích, di sản văn hóa, lịch sử của ban, làng, khu phố và quốc gia;
11. Áp dụng khoa học- công nghệ vào trồng trọt, chăn nuôi để tăng năng suất lao động; phát huy ngành nghề truyền thống của địa phương và gia đình để sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng thu nhập;
12. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc cưới, việc tang, trong dịp lễ hội truyền thống;
13. Mức thu nhập bình quân đầu người trong gia đình vượt tiêu chuẩn hộ nghèo theo quy định hiện hành;
14. Trẻ em trong gia đình được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vác xin phòng bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng;
15. Không có trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng;
16. Phụ nữ có thai được quản lý, chăm sóc, khám thai đầy đủ, khi sinh phải tới các cơ sở y tế hoặc người có trình độ chuyên môn về y tế giúp đỡ;
17. Có kiến thức về sức khỏe sinh sản và nuôi dạy con theo khoa học;
18. Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín, uống sôi;
19. Có các công trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn: Sử dụng nguồn nước sạch, nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh; rời chuồng gia súc ra xa nhà, đảm bảo môi trường sống hợp vệ sinh;
20. Các thành viên trong gia đình tích cực luyện tập thể dục thể thao; bảo vệ sức khỏe, chủ động phòng chống dịch bệnh;
21. Cùng nhau đoàn kết xây dựng gia đình văn hóa, bản làng văn hóa, giúp nhau xóa đói giảm nghèo; giúp đỡ người nghèo các gia đình neo đơn;
22. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện và vận động các gia đình khác cùng tham gia;
23. Tham gia đầy đủ sinh hoạt, hội họp, các phong trào của thông, bản tổ dân phố, cụm dân cư;
24. Giữ gìn an ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội; không đốt phá rừng. Các gia đình ở vùng biên giới không xâm canh, xâm cư, thực hiện đúng quy định của Nhà nước về chủ quyền biên giới quốc gia;
25. Tôn trọng và giữ gìn sự đoàn kết giữa các dân tộc; không tin, không nghe, không theo kẻ xấu lợi dụng tuyên truyền đạo trái pháp luật; tích cực tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc; đấu tranh tố giáo tội phạm;
26. Tích cực tham gia, đóng góp xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở địa phương./.
- 1 Quyết định 14/2014/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn xét công nhận Danh hiệu Gia đình văn hóa, Thôn văn hóa, Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa và tương đương trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 2 Quyết định 505/2012/QĐ-UBND quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu Gia đình văn hoá, Xóm văn hóa, Tổ dân phố văn hóa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 3 Quyết định 17/2009/QĐ-UBND điều chỉnh Quy định tiêu chuẩn công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Thôn văn hoá, Khu phố văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 4 Quyết định 106/2005/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược xây dựng Gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Chỉ thị 49-CT/TW năm 2005 về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp, hiện đại hoá đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 6 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 14/2014/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn xét công nhận Danh hiệu Gia đình văn hóa, Thôn văn hóa, Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa và tương đương trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 2 Quyết định 505/2012/QĐ-UBND quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu Gia đình văn hoá, Xóm văn hóa, Tổ dân phố văn hóa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 3 Quyết định 17/2009/QĐ-UBND điều chỉnh Quy định tiêu chuẩn công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Thôn văn hoá, Khu phố văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định