ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2003/QĐ-UB | Nha Trang, ngày 13 tháng 01 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ THAM QUAN DO ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/6/1994;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính Phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị quyết số 20/NQ/2001/HĐND ngày 20/02/2001của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa Khóa III - kỳ họp thứ 3 quyết nghị về mức thu các loại phí do địa phương quản lý;
Theo đề nghị của giám đốc Sở Tài chính-Vật giá tỉnh Khánh Hòa,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các công trình văn hóa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký . Các quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3: Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã Cam Ranh và thành phố Nha Trang chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA |
QUY ĐỊNH
CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ THAM QUAN
( Ban hành kèm theo quyết định số 02 /2003/QĐ-UB ngày 13 /01/2003 của UBND tỉnh Khánh Hoà )
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phí tham quan tại quy định này áp dụng thu đối với các danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch sử và các công trình văn hóa do địa phương quản lý. Mức phí tham quan là mức áp dụng chung cho mọi người, không phân biệt người trong nước và người nước ngoài.
Điều 2: Các khu du lịch, kể cả du lịch sinh thái, du lịch nhà vườn và các công trình kiến trúc khác phục vụ khách tham quan do tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh tự đầu tư xây dựng và thu phí để bù đắp chi phí kinh doanh, nộp thuế và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình theo quy định của pháp luật không thuộc đối tượng thu phí trong quy định này.
Điều 3: Đối tượng chịu phí: Cá nhân là người trong nước và người nước ngoài thực tế tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các công trình văn hóa có quy định thu phí thì phải chịu phí tham quan tương ứng.
Điều 4: Phí tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các công trình văn hóa là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước không phải chịu thuế.
Chương II
MỨC THU VÀ TỔ CHỨC THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ
Điều 5: Mức thu phí tham quan:
1. Trên địa bàn thành phố Nha Trang:
- Các danh lam thắng cảnh : 3.000đ/người/lượt.
- Các khu di tích lịch sử hoặc công trình văn hóa : 4.000đ/người/lượt.
2. Trên địa bàn các huyện và thị xã Cam Ranh:
- Các danh lam thắng cảnh : 3.000đ/người/lượt.
- Các khu di tích lịch sử hoặc công trình văn hóa : 3.000đ/người/lượt.
Điều 6: Phân cấp quản lý, thu phí tham quan:
1. Sở Văn hóa Thông tin:
- Chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thu phí, thực hiện thu phí đối với các danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử và các công trình văn hóa trên địa bàn thành phố Nha Trang.
- Phối hợp với UBND thành phố Nha Trang, Lập danh mục các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các công trình văn hóa trong diện thu phí trên địa bàn thành phố, trình UBND tỉnh phê duyệt trước khi thực hiện.
- Hàng năm lập kế hoạch sửa chữa, tôn tạo, quản lý các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các công trình văn hóa trình UBND tỉnh phê duyệt, nhằm giữ gìn, bảo tồn các công trình và phục vụ tốt yêu cầu của khách du lịch và nhân dân địa phương đến tham quan.
2. UBND các huyện và thị xã Cam Ranh:
- Tổ chức, quản lý, thu phí đối với các danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử và các công trình văn hóa trên địa bàn huyện, thị xã. Trường hợp thuận lợi có thể ủy quyền cho UBND xã, phường, thị trấn quản lý, thu phí.
- Lập danh mục các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các công trình văn hóa trên địa bàn thuộc diện thu phí, trình UBND tỉnh phê duyệt trước khi thực hiện.
- Chủ động xây dựng kế hoạch sửa chữa, tôn tạo, quản lý các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các công trình văn hóa ở địa phương, nhằm giữ gìn, bảo vệ và phục vụ tốt yêu cầu của khách du lịch và nhân dân địa phương đến tham quan.
Điều 7: Quản lý, sử dụng số tiền thu phí tham quan:
- Hàng năm, căn cứ mức thu phí tham quan quy định và thực tế chi phí cho công tác quản lý thu phí, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thu lập dự toán thu, chi gửi các cơ quan liên quan để trình UBND cùng cấp phê duyệt.
- Cơ quan, đơn vị thu phí thuộc diện đơn vị sự nghiệp có thu thì số tiền phí đã thu, được quản lý, sử dụng theo quy định tại thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/03/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.
- Cơ quan, đơn vị thu phí không thuộc diện đơn vị sự nghiệp có thu ( kể cả UBND xã, phường, thị trấn được uỷ quyền quản lý thu ) thì tuỳ theo số tiền đã thu nhiều hay ít, định kỳ hàng ngày, hàng tuần tổng hợp nộp 100% vào ngân sách nhà nước cùng cấp. Các khoản chi phí cho công tác quản lý, tổ chức thu do ngân sách cùng cấp đảm nhận và cấp phát theo dự toán được duyệt hàng năm.
Điều 8: Biên lai thu phí:
Các cơ quan, đơn vị thu thuộc UBND các huyện, thị xã và UBND xã, phường, thị trấn trực tiếp nhận biên lại thu phí tham quan tại Chi cục Thuế các huyện, thị xã. Các cơ quan, đơn vị thu thuộc tỉnh nhận biên lai thu phí tại Cục thuế Nhà nước tỉnh. Việc quản lý, sử dụng biên lai thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9: Trách nhiệm của các ngành, các cấp:
- Sở Văn hóa Thông tin tỉnh và UBND các cấp có trách nhiệm chỉ đạo chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thu phí thuộc quyền thực hiện việc thu phí tham quan đúng với các quy định trong bản quy định này.
- Cục Thuế Nhà nước tỉnh có trách nhiệm in ấn, phát hành biên lai thu phí tham quan, hướng dẫn Chi cục thuế các huyện, thị xã, thành phố thực hiện việc kiểm tra chế độ thu nộp, quản lý phí tham quan; chế độ quản lý, sử dụng biên lai thu phí tham quan; Cơ quan, đơn vị thu phí thuộc cấp nào thì nhận biên lai thu phí tại cơ quan thuế cấp đó.
- Cơ quan Tài chính các cấp có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thu phí thực hiện việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán theo đúng chế độ Tài chính hiện hành.
Điều 10: Mọi quy định khác thực hiện theo quy định tại thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.
Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các địa phương, đơn vị phản ánh về Sở Tài chính Vật giá để tổng hợp, nghiên cứu đề xuất, trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
- 1 Quyết định 21/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan khu di tích lịch sử - văn hóa Tháp Bà Ponagar và danh lam thắng cảnh Hòn Chồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 2 Quyết định 21/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan khu di tích lịch sử - văn hóa Tháp Bà Ponagar và danh lam thắng cảnh Hòn Chồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 1 Thông tư 63/2002/TT-BTC hướng dẫn các quy định pháp luật về phí và lệ phí do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh phí và lệ phí
- 3 Thông tư 25/2002/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu do Bộ Tài chính ban hành
- 4 Nghị định 10/2002/NĐ-CP về Chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu
- 5 Quyết định 84/1998/QĐ.UB về thu phí tham quan các khu du lịch tại Sa Pa do tỉnh Lào Cai ban hành
- 6 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 1 Quyết định 21/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan khu di tích lịch sử - văn hóa Tháp Bà Ponagar và danh lam thắng cảnh Hòn Chồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 2 Quyết định 84/1998/QĐ.UB về thu phí tham quan các khu du lịch tại Sa Pa do tỉnh Lào Cai ban hành