ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/QĐ-UBND.HC | Đồng Tháp, ngày 03 tháng 01 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22/6/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21/9/2012 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về phân công trách nhiệm và cơ chế phối hợp quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Lao động, Thương binh và Xã hội; Giám đốc Công an tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/QĐ-UBND.HC ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định trách nhiệm và cơ chế phối hợp quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
2. Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Trách nhiệm của các Sở, ngành và địa phương
1. Trách nhiệm của Sở Công Thương
Sở Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh và có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và thực hiện việc cấp mới, cấp lại, điều chỉnh hoặc thu hồi giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với các tổ chức tham gia hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
b) Thực hiện việc đăng ký sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với các tổ chức có giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp.
c) Tham gia đóng góp ý kiến thẩm định hồ sơ thiết kế cơ sở công trình kho chứa vật liệu nổ công nghiệp của các tổ chức, cá nhân hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
d) Phối hợp với các cơ quan có liên quan, tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện về kỹ thuật an toàn đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thực hiện kiểm tra sát hạch và cấp giấy chứng nhận theo hướng dẫn tại Phụ lục C, QCVN 02: 2008/BCT.
đ) Phối hợp trao đổi thông tin, tài liệu, duy trì mối liên hệ với các cơ quan liên quan trong công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
e) Tổ chức thanh, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xử lý vi phạm về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định pháp luật.
g) Định kỳ 06 tháng, năm thực hiện báo cáo công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh về Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Trách nhiệm của Công an tỉnh
a) Trong lĩnh vực quản lý hành chính về trật tự xã hội:
- Tiếp nhận hồ sơ và xem xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự cho các tổ chức tham gia hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định;
- Hướng dẫn thực hiện các quy định về an ninh trật tự, nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ đối với các tổ chức tham gia hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về an ninh trật tự đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh, xử lý các vi phạm theo quy định pháp luật.
b) Trong lĩnh vực quản lý phòng cháy và chữa cháy:
- Tiếp nhận hồ sơ và xem xét cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy cho các tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh trước khi cấp có thẩm quyền cấp phép;
- Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác phòng cháy chữa cháy đối với các tổ chức tham gia hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác phòng cháy, chữa cháy đối với các tổ chức tham gia hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
- Tiếp nhận hồ sơ, xem xét cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp cho các tổ chức được cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định về an toàn phòng, chống cháy nổ cho hồ sơ thiết kế cơ sở kho chứa của các tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
c) Tham gia Đoàn thanh, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc tuân thủ quy định pháp luật của các tổ chức tham gia hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh khi được yêu cầu.
d) Phối hợp với Sở Công Thương, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các ngành chức năng trao đổi những thông tin có liên quan trong quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
3. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
a) Chủ trì tổ chức lực lượng hoặc phối hợp với lực lượng chức năng ở địa phương tiến hành kiểm tra nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp thuộc địa bàn Bộ đội biên phòng quản lý, kể cả các phương tiện giao thông thủy, bộ nhằm phát hiện, ngăn chặn hoạt động vận chuyển, mua bán, tàng trữ và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trái quy định của pháp luật.
b) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng tỉnh PrâyVeng (Vương quốc Campuchia) để kịp thời phát hiện, ngăn chặn hoạt động vận chuyển, mua bán, tàng trữ và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp qua lại hai bên biên giới đúng theo quy định pháp luật mà hai nhà nước Việt Nam và Campuchia đã ký kết.
4. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
a) Chủ trì công tác quản lý, tiêu hủy và thu hồi vật liệu nổ công nghiệp trái phép trên địa bàn tỉnh theo đề nghị của Sở Công Thương và của Công an tỉnh.
b) Phối hợp với Sở Công Thương kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp của các doanh nghiệp quốc phòng, đơn vị quân đội làm kinh tế trên địa bàn tỉnh.
c) Phối hợp với Sở Công Thương, Công an tỉnh và các ngành chức năng trao đổi những thông tin có liên quan trong quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
d) Chỉ đạo các đơn vị trong lực lượng vũ trang tỉnh, phối hợp tốt với các cơ quan chức năng cùng cấp, tăng cường công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp và phát hiện ngăn chặn kịp thời các hoạt động vận chuyển, tàng trữ, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trái quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh.
5. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành về thực hiện phương án giám sát ảnh hưởng chấn động nổ mìn của các tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh khi được yêu cầu.
b) Thực hiện kiểm tra, giám sát việc bảo vệ môi trường theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và kiểm tra việc hoàn trả mặt bằng của các tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
6. Trách nhiệm của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
a) Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.
b) Tham gia và có ý kiến thẩm định về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động đối với hồ sơ thiết kế cơ sở công trình kho chứa vật liệu nổ công nghiệp của các tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
c) Tham gia Đoàn thanh, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc tuân thủ quy định pháp luật của các tổ chức tham gia hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh khi được yêu cầu.
d) Tổ chức điều tra tai nạn lao động có liên quan đến sử dụng, bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.
7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn liên quan ở địa phương và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo dõi, giám sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn quản lý.
b) Tham gia Đoàn thanh, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc tuân thủ quy định pháp luật của các tổ chức tham gia hoạt động vật liệu nổ công nghiệp thuộc địa bàn quản lý khi được yêu cầu.
c) Thông báo khi có sự cố về vật liệu nổ công nghiệp xảy ra trên địa bàn quản lý đến Công an tỉnh, Sở Công Thương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đồng thời phối hợp với các ngành liên quan để khắc phục hậu quả.
8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
a) Tổ chức tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý vật liệu nổ công nghiệp cho các tổ chức có hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo thẩm quyền.
b) Tham gia Đoàn thanh, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc tuân thủ quy định pháp luật của các tổ chức tham gia hoạt động vật liệu nổ công nghiệp thuộc địa bàn quản lý khi được yêu cầu.
c) Tham gia xử lý sự cố và các vấn đề khác xảy ra có liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp thuộc địa bàn quản lý.
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Quy chế này và các quy định khác của pháp luật liên quan về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, cá nhân hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; bao che cho người vi phạm pháp luật về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân thực hiện tốt các quy định của Quy chế này và các quy định khác của pháp luật liên quan về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Giao cho Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức phổ biến, triển khai thực hiện Quy chế này và những quy định hiện hành của pháp luật liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.
Trong quá trình thực hiện Quy chế này, Sở Công Thương có trách nhiệm tổng hợp các khó khăn, vướng mắc phát sinh, đề xuất các biện pháp xử lý trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh./.
- 1 Quyết định 1473/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế phối hợp kiểm tra, giám sát trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2 Thông tư 26/2012/TT-BCT sửa đổi Thông tư 23/2009/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 3 Quyết định 13/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 4 Nghị định 54/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp
- 5 Quyết định 23/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 6 Quyết định 05/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7 Quyết định 19/2011/QĐ-UBND sửa đổi quy định về quản lý vật liệu nổ công nghiệp kèm theo Quyết định 74/2009/QĐ-UBND do tỉnh Bình Dương ban hành
- 8 Quyết định 24/2010/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 9 Quyết định 21/2010/QĐ-UBND về Quy định quản lý và hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 10 Quyết định 74/2009/QĐ-UBND quy định về quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 11 Thông tư 23/2009/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp do Bộ Công thương ban hành
- 12 Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp
- 13 Quyết định 69/2006/QĐ-UBND sửa đổi quy định quản lý, bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang kèm theo Quyết định 84/2003/QĐ-UB
- 14 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 1473/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế phối hợp kiểm tra, giám sát trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2 Quyết định 13/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 3 Quyết định 23/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 4 Quyết định 05/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5 Quyết định 19/2011/QĐ-UBND sửa đổi quy định về quản lý vật liệu nổ công nghiệp kèm theo Quyết định 74/2009/QĐ-UBND do tỉnh Bình Dương ban hành
- 6 Quyết định 24/2010/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 7 Quyết định 21/2010/QĐ-UBND về Quy định quản lý và hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 8 Quyết định 74/2009/QĐ-UBND quy định về quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 9 Quyết định 69/2006/QĐ-UBND sửa đổi quy định quản lý, bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang kèm theo Quyết định 84/2003/QĐ-UB