ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2018/QĐ-UBND | Quảng Trị, ngày 25 tháng 01 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế phối hợp giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư đối với các dự án đầu tư thực hiện ngoài Khu Kinh tế, Khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 02 năm 2018
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN NGOÀI KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Kèm theo Quyết định số 03/2018/QĐ-UBND ngày 25/01/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị)
1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, phương thức, nhiệm vụ, trách nhiệm chủ trì, trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước đối với việc giải quyết các thủ tục hành chính các dự án đầu tư thực hiện ngoài Khu công nghiệp, Khu Kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
2. Các thủ tục hành chính về đầu tư thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này gồm:
a) Thủ tục cấp, điều chỉnh Quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Thủ tục cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
c) Thủ tục Thành lập tổ chức kinh tế; Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài;
d) Thủ tục tạm ngưng, chấm dứt hoạt động dự án đầu tư.
đ) Thủ tục ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư;
e) Thủ tục cấp ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo Quyết định số 39/2016/QĐ-UBND ngày 21/9/2016 của UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
g) Thủ tục thẩm định công nghệ, chuyển giao công nghệ;
h) Thủ tục về phòng cháy, chữa cháy;
i) Thủ tục cấp phép xây dựng công trình dự án;
k) Các thủ tục về môi trường, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đăng ký quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất;
l) Thủ tục đấu nối hệ thống cấp nước, thoát nước;
m) Thủ tục tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp.
3. Các thủ tục hành chính khác có liên quan đến hoạt động của dự án đầu tư, không thuộc các thủ tục được quy định tại Khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện theo trình tự thủ tục hành chính đã được công bố và các quy định hiện hành của pháp luật.
Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Văn phòng UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố); nhà đầu tư (trong nước và nước ngoài); các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư dự án thực hiện ngoài Khu Kinh tế, Khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc giải quyết thủ tục đầu tư được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
1. Thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chức năng theo quy định.
2. Đảm bảo việc giải quyết các thủ tục đầu tư trên địa bàn tỉnh được thực hiện một cách thuận lợi, nhanh chóng, đúng pháp luật, phù hợp với chủ trương cải cách hành chính của Chính phủ và tỉnh Quảng Trị.
3. Bảo đảm yêu cầu chất lượng, chính xác, đầy đủ và thời hạn phối hợp.
4. Cung cấp thông tin, nội dung báo cáo, cho ý kiến theo chuyên ngành quản lý và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã cung cấp đối với cơ quan chủ trì lấy ý kiến.
5. Bảo đảm tính khách quan, minh bạch, chặt chẽ trong quá trình phối hợp giữa các cơ quan chức năng.
Tùy theo tính chất, nội dung của công việc, cơ quan chủ trì có thể sử dụng một trong các phương thức phối hợp như sau: Lấy ý kiến bằng văn bản; tổ chức họp lấy ý kiến kết hợp tổ chức đoàn đi khảo sát thực tế (nếu cần thiết).
1. Cơ quan chủ trì có trách nhiệm:
a) Căn cứ lĩnh vực được phân công quản lý, chủ trì tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư quy định tại Khoản 2, Điều 1 Quy chế này;
b) Chịu trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ thực hiện phối hợp giải quyết; lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan về hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư theo đúng trình tự, quy định hiện hành của pháp luật;
c) Theo chức năng nhiệm vụ được giao, tổ chức công bố, công khai, đầy đủ, chính xác các thủ tục hành chính, thông tin quy hoạch, cơ chế chính sách thuộc lĩnh vực quản lý; hướng dẫn cụ thể, kịp thời xử lý các vướng mắc và giải quyết nhanh gọn các thủ tục liên quan cho nhà đầu tư trong quá trình nghiên cứu, triển khai thực hiện dự án;
d) Thông báo và đề nghị cơ quan Công an cùng phối hợp ngay từ khi nhà đầu tư đến đặt vấn đề, khảo sát và tìm hiểu môi trường đầu tư tại Quảng Trị.
2. Cơ quan phối hợp có trách nhiệm:
a) Cung cấp thông tin, tài liệu, có ý kiến góp ý thẩm định về các nội dung thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách theo đề nghị của cơ quan chủ trì; chịu trách nhiệm về nội dung tham gia của đơn vị mình. Quá thời gian quy định nếu cơ quan phối hợp được lấy ý kiến không trả lời hoặc không báo cáo lý do chậm trễ hoặc trả lời không rõ quan điểm đối với nội dung được lấy ý kiến thì được coi như đã chấp thuận và người đứng đầu đơn vị hoàn toàn chịu tránh nhiệm về những vấn đề liên quan thuộc chức năng quản lý của đơn vị mình;
b) Khi được mời họp lấy ý kiến, lãnh đạo các đơn vị được mời có trách nhiệm tham gia họp hoặc ủy nhiệm cho cán bộ có chức năng liên quan tham dự họp; Ý kiến của người được ủy nhiệm được coi là ý kiến chính thức của cơ quan, đơn vị đối với dự án;
c) Báo cáo kết quả và các vấn đề vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý quy định tại Quy chế này gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Điều 6. Trách nhiệm cụ thể của các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
1. Trách nhiệm của Văn phòng UBND tỉnh
1.1. Tiếp nhận, xử lý và tham mưu UBND tỉnh:
a) Cấp, điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư và gửi cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để trả kết quả cho nhà đầu tư;
b) Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, khiếu kiện của nhà đầu tư; đề xuất của các cơ quan chức năng, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư và thực hiện dự án đầu tư;
d) Chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chức năng, đơn vị có liên quan giải quyết các thủ tục hành chính, hồ sơ theo quy định tại Quy chế này và các quy định khác có liên quan.
1.2. Phối hợp với các Sở, ban ngành, địa phương có liên quan giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến dự án đầu tư.
2. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
2.1. Chủ trì thực hiện:
a) Tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và e, Khoản 2, Điều 1 của Quy chế này;
b) Cung cấp thông tin về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh để nhà đầu tư xây dựng hồ sơ đề xuất dự án đầu tư;
c) Đầu mối tiếp nhận kiến nghị, khiếu nại, khiếu kiện của nhà đầu tư, có trách nhiệm thông báo các yêu cầu, kiến nghị của nhà đầu tư đến các cơ quan chức năng có liên quan để giải quyết theo đúng thẩm quyền và tham mưu UBND tỉnh giải quyết cho nhà đầu tư.
2.2. Phối hợp cung cấp thông tin về nhà đầu tư, các dự án đầu tư cho cơ quan chủ trì khi có yêu cầu nhằm phục vụ quá trình xác minh, thẩm định dự án và các hoạt động quản lý nhà nước có liên quan khác.
3. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
3.1. Chủ trì thực hiện:
a) Tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính quy định tại Điểm k, Khoản 2, Điều 1 của Quy chế này;
b) Hướng dẫn, cung cấp thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chính sách quản lý đất đai, điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho nhà đầu tư;
c) Tổ chức khảo sát thực tế tại địa điểm mà nhà đầu tư dự kiến triển khai dự án nếu cần thiết;
d) Thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải quyết các vướng mắc liên quan theo thẩm quyền để đảm bảo tiến độ của dự án;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ, thủ tục hành chính theo thẩm quyền; các nhiệm vụ khác được giao, đảm bảo thời gian theo quy định.
3.2. Phối hợp thực hiện:
a) Thẩm định và có ý kiến bằng văn bản thẩm định chuyên ngành về sự phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất; các yêu cầu về môi trường theo quy định; việc chấp hành pháp luật về đất đai và môi trường của nhà đầu tư; cung cấp trích lục bản đồ; ý kiến về chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư theo đề nghị của cơ quan chủ trì;
b) Phối hợp xác định giá đất cụ thể tại Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh, trình UBND tỉnh quyết định theo quy định.
4. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
4.1. Chủ trì thực hiện:
a) Tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính quy định tại Điểm i, Khoản 2, Điều 1 của Quy chế này;
b) Cung cấp thông tin quy hoạch khu vực thực hiện dự án khi có yêu cầu của nhà đầu tư, cấp Chứng chỉ quy hoạch, trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Giấy phép quy hoạch theo quy định;
c) Hướng dẫn, cung cấp thông tin về đấu nối hạ tầng kỹ thuật đô thị, chế độ chính sách quản lý kinh tế - kỹ thuật ngành xây dựng và quản lý chất lượng công trình xây dựng;
d) Thẩm định dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế, dự toán xây dựng của dự án đầu tư xây dựng đối với công trình dân dụng; công trình công nghiệp nhẹ; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng; công trình hạ tầng kỹ thuật các khu đô thị, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế; và công trình giao thông trong đô thị trừ công trình đường sắt, công trình cầu vượt sông và đường Quốc lộ.
4.2. Phối hợp, tham gia ý kiến về địa điểm xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch xây dựng theo đề nghị của cơ quan chủ trì.
5. Trách nhiệm của Sở Tài chính
5.1. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan trong việc tham mưu cân đối nguồn vốn thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư.
5.2. Phối hợp thẩm định, có ý kiến bằng văn bản về năng lực tài chính của nhà đầu tư theo đề nghị của cơ quan chủ trì.
6. Trách nhiệm của Sở Công thương
6.1. Chủ trì tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ngành cho các dự án đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành.
6.2. Phối hợp thực hiện:
a) Cung cấp thông tin về quy hoạch hệ thống điện, mạng lưới thương mại và các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, quy hoạch ngành theo chức năng quản lý theo đề nghị của cơ quan chức năng có liên quan;
b) Thẩm tra, thẩm định và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý, sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển ngành.
7. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ
7.1. Chủ trì tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính quy định tại Điểm g, Khoản 2, Điều 1 của Quy chế này.
7.2. Phối hợp thẩm định và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến khoa học, công nghệ của các dự án đầu tư. Có ý kiến thẩm định về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư theo đúng quy định hiện hành.
8. Trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
8.1. Chủ trì thực hiện:
a) Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trong công tác thông tin, tuyên truyền quảng bá du lịch, hợp tác liên doanh, liên kết, tìm kiếm và mở rộng thị trường;
b) Tham mưu việc hợp tác, thỏa thuận các hoạt động du lịch ở trong nước và nước ngoài; Hướng dẫn hỗ trợ các nhà đầu tư, chủ dự án thực hiện các bước lập thủ tục đầu tư dự án theo đúng quy hoạch.
8.2. Phối hợp thẩm định và có ý kiến bằng văn bản về sự phù hợp quy hoạch phát triển du lịch, ngành theo đề nghị của cơ quan chủ trì.
9. Trách nhiệm của Công an tỉnh
9.1. Chủ trì thực hiện:
a) Tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính quy định tại Điểm h, Khoản 2, Điều 1 của Quy chế này;
b) Chủ động thực hiện công tác xác minh về những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh tế, năng lực tài chính, năng lực thực hiện dự án và các công trình tương tự của nhà đầu tư;
c) Chỉ đạo Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện thủ tục thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đối với dự án, công trình cho nhà đầu tư theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
9.2. Phối hợp thực hiện:
a) Cung cấp thông tin về tư cách pháp nhân, năng lực của các nhà đầu tư khi có yêu cầu của cơ quan chức năng có liên quan;
b) Tiến hành các hoạt động xác minh về nhân thân, năng lực tài chính, năng lực thực hiện dự án và các công trình tương tự của nhà đầu tư.
10. Trách nhiệm của Cục Thuế tỉnh
10.1. Chủ trì thực hiện:
a) Xác định đơn giá thuê đất cho dự án theo quy định; Xác định kết quả thực hiện nghĩa vụ tài chính của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành;
b) Hướng dẫn, phổ biến chính sách thuế, hỗ trợ cho các doanh nghiệp về thủ tục kê khai, nộp thuế; mở sổ sách kế toán; việc phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn.
10.2. Phối hợp với các Sở, ngành liên quan giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề xuất giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong lĩnh vực thuế, phí, lệ phí.
11. Trách nhiệm của Công ty cổ phần nước sạch Quảng Trị, Công ty Điện lực Quảng Trị
11.1. Chủ trì tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính quy định tại các Điểm l và Điểm m, Khoản 2, Điều 1 của Quy chế này.
11.2. Giải quyết thủ tục đấu nối hệ thống cấp thoát nước, thủ tục tiếp cận điện đối với điện trung áp cho nhà đầu tư đúng thời gian quy định tại Quy chế này.
12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
12.1. Chủ trì thực hiện:
a) Hướng dẫn, cung cấp thông tin cho nhà đầu tư và giải quyết các thủ tục liên quan về quy hoạch xây dựng, giới thiệu địa điểm, cấp Chứng chỉ quy hoạch, cấp Giấy phép quy hoạch, cấp Giấy phép xây dựng theo thẩm quyền; Xác định vị trí địa điểm, nguồn gốc, hiện trạng sử dụng đất; Thực hiện thu hồi đất theo thẩm quyền;
b) Thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải quyết các vướng mắc liên quan theo thẩm quyền;
c) Hướng dẫn, thẩm định, phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm quyền.
12.2. Phối hợp thực hiện:
a) Có ý kiến về sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, địa điểm, ranh giới, diện tích, hiện trạng sử dụng đất; ý kiến về nhu cầu sử dụng đất, chủ trương, điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án đầu tư cho cơ quan chủ trì và nhà đầu tư;
c) Cung cấp hồ sơ địa chính có liên quan đến địa điểm khu đất trên địa bàn, thông tin về đấu nối công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
d) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường khi cần thiết thực hiện bàn giao mốc ranh giới khu đất trên thực địa để nhà đầu tư triển khai dự án.
1. Chủ trì hướng dẫn, cung cấp thông tin và giải quyết các thủ tục liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ do cơ quan chủ trì chuyển đến và gửi kết quả cho cơ quan chủ trì đúng thời gian quy định; Hỗ trợ cơ quan chủ trì khi có yêu cầu về chuyên môn, thủ tục hành chính có liên quan.
3. Có ý kiến thẩm định bằng văn bản về sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực thuộc chức năng quản lý.
4. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết thủ tục cấp phép cho lao động người nước ngoài theo đề xuất của nhà đầu tư hoặc người sử dụng lao động.
5. Ngoài chức năng nhiệm vụ theo thẩm quyền, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh phải phối hợp có ý kiến (khi được yêu cầu) đối với những dự án quy định tại Khoản 3 Điều 38 Luật Đầu tư.
Điều 8. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà đầu tư
1. Quyền của nhà đầu tư
a) Nhà đầu tư được quyền đề xuất xử lý các thủ tục hành chính; kiến nghị, khiếu nại đối với các cấp có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến dự án đầu tư;
b) Đề xuất, đề nghị các cơ quan chức năng cung cấp các thông tin về quy hoạch, ưu đãi đầu tư, cơ chế chính sách; được hưởng các chế độ chính sách, ưu đãi theo đúng quy định của nhà nước;
c) Trong quá trình thực hiện dự án, nhà đầu tư được quyền đề nghị các cơ quan chức năng phối hợp xử lý các vấn đề khó khăn, vướng mắc.
2. Trách nhiệm của nhà đầu tư:
a) Thực hiện các thủ tục quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, g thuộc Khoản 2, Điều 1 của Quy chế này.
Riêng đối với nhà đầu tư nước ngoài: Thực hiện các thủ tục nêu trên trực tuyến tại Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài;
b) Cung cấp đầy đủ hồ sơ theo quy định; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, hợp lệ của nội dung hồ sơ và tính hợp pháp của các văn bản kèm theo hồ sơ do nhà đầu tư nộp;
c) Triển khai thực hiện dự án theo đúng các quy định của pháp luật, đúng theo nội dung đã được phê duyệt và tiến độ đã đăng ký;
d) Định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng và năm báo cáo tình hình triển khai thực hiện dự án bằng văn bản và trực tuyến trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư theo quy định;
đ) Cung cấp các văn bản, tài liệu, thông tin liên quan đến nội dung kiểm tra, thanh tra và giám sát hoạt động đầu tư cho cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
e) Phản ánh, khiếu kiện, khiếu nại các vấn đề trong thực hiện thủ tục hành chính cho cơ quan chủ trì; Phối hợp cơ quan chức năng trong giải quyết khiến kiện, khiếu nại.
Điều 9. Khen thưởng, xử lý vi phạm
1. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân của các cơ quan phối hợp có thành tích tốt trong thực hiện Quy chế này được khen thưởng theo quy định.
2. Đơn vị, tổ chức, cá nhân của các cơ quan phối hợp vi phạm các quy định của Quy chế này và các quy định của pháp luật liên quan, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp đề xuất khen thưởng của các cơ quan chức năng tham gia phối hợp thực hiện Quy chế, trình Sở Nội vụ thẩm định.
4. Sở Nội vụ chủ trì thẩm định, đề xuất khen thưởng của các cơ quan chức năng tham mưu UBND tỉnh khen thưởng theo quy định.
1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy định.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyết hoặc cần thiết phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, các cơ quan, đơn vị chủ động báo cáo, gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư đế tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì hướng dẫn, phổ biến, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong việc triển khai thực hiện Quy chế này.
4. Các cơ quan chức năng phối hợp thực hiện Quy chế này có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện Quy chế định kỳ hàng năm và khi thấy cần thiết.
5. Các cơ quan chức năng thường xuyên theo dõi, giám sát, nắm bắt tình hình triển khai thực hiện các dự án, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ; kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý nếu nhà đầu tư vi phạm trong việc triển khai thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.
6. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các thủ tục hành chính và trong phối hợp giải quyết hồ sơ thủ tục đầu tư cho các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị./.
- 1 Quyết định 1572/QĐ-UBND năm 2020 về thu hồi, hủy bỏ Quyết định 4119/2015/QĐ-UBND Quy định về trình tự, thủ tục đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 2 Quyết định 30/2019/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về trình tự thực hiện dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh kèm theo Quyết định 20/2017/QĐ-UBND
- 3 Quyết định 2756/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án “Quản lý liên thông về thủ tục đầu tư đối với dự án thực hiện ngoài Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao và Khu công nghệ thông tin tập trung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng"
- 4 Quyết định 3027/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc giải quyết thủ tục hành chính trong thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư nguồn vốn nhà nước thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5 Quyết định 2776/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế phối hợp giải quyết thủ tục đầu tư đối với dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 6 Quyết định 27/2018/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện quy định trình tự, thủ tục đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 7 Quyết định 5198/QĐ-UBND năm 2018 về Quy trình chuẩn bị đầu tư đối với dự án đầu tư không sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện ngoài Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin tập trung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 8 Quyết định 47/2018/QĐ-UBND quy định về trình tự và cơ chế phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng ngoài khu công nghiệp và khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 9 Quyết định 152/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế phối hợp hoạt động giữa Trung tâm hành chính công tỉnh Quảng Ngãi với các cơ quan và tổ chức, cá nhân trong hoạt động giải quyết thủ tục hành chính
- 10 Quyết định 39/2016/QĐ-UBND Quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 11 Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư
- 12 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 13 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 14 Quyết định 09/2015/QĐ-TTg về Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15 Luật Đầu tư 2014
- 16 Quyết định 63/QĐ-UBND năm 2014 về trình tự giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư dự án có sử dụng đất ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 17 Quyết định 07/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình một cửa liên thông đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 18 Quyết định 12/2011/QĐ-UBND Quy định về trình tự và cơ chế phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng ngoài khu công nghiệp và khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Định do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 1 Quyết định 12/2011/QĐ-UBND Quy định về trình tự và cơ chế phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng ngoài khu công nghiệp và khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Định do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 2 Quyết định 07/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình một cửa liên thông đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 3 Quyết định 63/QĐ-UBND năm 2014 về trình tự giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư dự án có sử dụng đất ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 4 Quyết định 152/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế phối hợp hoạt động giữa Trung tâm hành chính công tỉnh Quảng Ngãi với các cơ quan và tổ chức, cá nhân trong hoạt động giải quyết thủ tục hành chính
- 5 Quyết định 27/2018/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện quy định trình tự, thủ tục đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 6 Quyết định 47/2018/QĐ-UBND quy định về trình tự và cơ chế phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng ngoài khu công nghiệp và khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 7 Quyết định 3027/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc giải quyết thủ tục hành chính trong thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư nguồn vốn nhà nước thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8 Quyết định 5198/QĐ-UBND năm 2018 về Quy trình chuẩn bị đầu tư đối với dự án đầu tư không sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện ngoài Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin tập trung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 9 Quyết định 2776/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế phối hợp giải quyết thủ tục đầu tư đối với dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 10 Quyết định 2756/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án “Quản lý liên thông về thủ tục đầu tư đối với dự án thực hiện ngoài Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao và Khu công nghệ thông tin tập trung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng"
- 11 Quyết định 30/2019/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về trình tự thực hiện dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh kèm theo Quyết định 20/2017/QĐ-UBND
- 12 Quyết định 1572/QĐ-UBND năm 2020 về thu hồi, hủy bỏ Quyết định 4119/2015/QĐ-UBND Quy định về trình tự, thủ tục đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 13 Quyết định 2634/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp trong giải quyết các thủ tục đối với các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước theo cơ chế một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 14 Quyết định 674/QĐ-UBND năm 2021 quy định về cơ chế phối hợp trong giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư dự án từ nguồn vốn các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận