ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2756/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 24 tháng 6 năm 2019 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo;
Thực hiện Thông báo số 502-TB/TU ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Thường trực Thành ủy vê Thông báo kết luận Hội nghị Thành ủy lần thứ 16;
Thực hiện Thông báo số 468-TB/TU ngày 17/12/2018 của Thường trực Thành ủy về Thông báo kết luận Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố lần thứ 15;
Thực hiện Nghị quyết số 220/NQ-HĐND ngày 19/12/2018 của HĐND thành phố về nhiệm vụ năm 2019;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 295/TTr-SKHĐT ngày 17 tháng 5 năm 2019 về việc ban hành Đề án “Quản lý liên thông về thủ tục đầu tư”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Quản lý liên thông về thủ tục đầu tư đối với các dự án thực hiện ngoài các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao và Khu công nghệ thông tin tập trung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND thành phố Đà Nẵng, Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
QUẢN LÝ LIÊN THÔNG VỀ THỦ TỤC ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN THỰC HIỆN NGOÀI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CÔNG NGHỆ CAO VÀ KHU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2756/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
1. Công tác xúc tiến, hỗ trợ và quản lý đầu tư gắn liền chủ trương, định hướng, chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cần sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành nên cần thiết có sự chủ trì, tham mưu, điều phối của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư.
2. Việc quản lý liên thông các thủ tục về đầu tư để nâng cao trách nhiệm và chất lượng xử lý thủ tục hành chính của các ngành có liên quan, nhằm:
a) Cải thiện đáng kể môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư, đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố qua việc giảm thiểu thời gian và chi phí đi lại của nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư tại thành phố, đảm bảo việc giải quyết các thủ tục hành chính một cách nhanh chóng, thuận lợi.
b) Với việc thực hiện một quy trình khép kín cùng với áp dụng phần mềm giám sát, theo dõi quá trình xử lý liên thông về đầu tư sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của CBCCVC, cán bộ lãnh đạo các cấp; tạo điều kiện thuận lợi trong công tác điêu hành thống nhất, theo dõi công việc, góp phần tạo sự chuyển biến căn bản về ý thức trách nhiệm, quan hệ giải quyết công việc giữa các cơ quan; nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước về đầu tư.
Do đó, việc ban hành Đề án quản lý liên thông về thủ tục đầu tư là cần thiết, phù hợp với các yêu cầu nêu trên, đồng thời khắc phục được những vướng mắc, tồn tại để nâng cao công tác thu hút và quản lý nhà nước về đầu tư.
- Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
- Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo;
- Căn cứ Thông báo số 468-TB/TU ngày 17/12/2018 của Thành ủy về Thông báo kết luận Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố lần thứ 15;
- Công văn số 2995-CV/TU ngày 08/3/2019 của Thành ủy Đà Nẵng về việc Xử lý kiến nghị của Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt Trời; trong đó, yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND thành phố sớm hoàn chỉnh Đề án “Một cửa liên thông về đầu tư” theo hướng thống nhất giao một sở làm tổng chỉ huy có nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch tiến độ tổng thể thực hiện các thủ tục đầu tư và trực tiếp đôn đốc, theo dõi, giám sát việc triển khai dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin;
- Nghị quyết số 220/NQ-HĐND ngày 19/12/2018 của HĐND thành phố về nhiệm vụ năm 2019;
- Quyết định số 4286/QĐ-UBND ngày 04/7/2016 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành “Đề án đẩy mạnh thu hút vào thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020”;
- Quyết định số 5198/QĐ-UBND ngày 01/11/2018 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Quy trình chuẩn bị đầu tư đối với các dự án đầu tư không sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện ngoài các Khu Công nghiệp, Khu Công nghệ cao, Khu Công nghệ thông tin tập trung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
1. Phạm vi
Thực hiện quản lý liên thông về thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư trong và ngoài nước thực hiện ngoài các Khu Công nghiệp (sau đây viết tắt là KCN), Khu Công nghệ cao (sau đây viết tắt là KCNC), Khu Công nghệ thông tin tập trung (sau đây viết tắt là KCNTT) trên địa bàn thành phố, bao gồm:
a) Quy trình về chuẩn bị đầu tư: xác định nhu cầu đầu tư, chủ trương cho phép nghiên cứu đầu tư, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.
b) Quy trình cấp Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có).
2. Đối tượng áp dụng
a) Các dự án đầu tư của Nhà đầu tư trong nước và nước ngoài không sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện ngoài các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin tập trung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (sau đây gọi tắt là các dự án đầu tư).
b) Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc thực hiện các thủ tục đối với dự án đầu tư của Nhà đầu tư trong nước và nước ngoài không sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện ngoài các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin tập trung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
1. Phù hợp với định hướng phát triển, các quy hoạch, kế hoạch của thành phố và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
2. Phát huy trách nhiệm của đơn vị đầu mối về đầu tư và các cơ quan, đơn vị liên quan, đồng thời tăng cường sự phối hợp trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về dự án đầu tư.
3. Việc thực hiện quy trình phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan; được theo dõi giám sát thông qua hệ thống phần mềm liên thông với UBND thành phố và các sở ngành.
4. Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến các bước trong quy trình phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
1. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Đề xuất dự án sơ bộ là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án.
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm các nội dung như sau:
- Xác định nhu cầu đầu tư và lựa chọn địa điểm thực hiện dự án.
- Chủ trương cho phép nghiên cứu đầu tư.
- Lựa chọn nhà đầu tư.
I. Xác định nhu cầu đầu tư và lựa chọn địa điểm dự kiến thực hiện dự án
1. Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư làm việc với các nhà đầu tư về mục tiêu, quy mô đầu tư; loại hình đầu tư; vị trí địa điểm của dự án...
2. Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tiếp nhận văn bản đề xuất ý tưởng dự án từ nhà đầu tư quan tâm. Trên cơ sở đó, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư giới thiệu địa điểm, hướng dẫn nhà đầu tư khảo sát, lựa chọn địa điểm phù hợp với các quy hoạch của thành phố.
3. Sau khi tạm thời xác định địa điểm dự án, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư hướng dẫn nhà đầu tư lập văn bản đề xuất dự án sơ bộ gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện các bước tiếp theo.
II. Chủ trương cho phép nghiên cứu đầu tư
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối, tiếp nhận Đề xuất dự án sơ bộ của nhà đầu tư.
2. Sau khi nhận được Đề xuất dự án sơ bộ của nhà đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức lấy ý kiến của các đơn vị có liên quan về sự phù hợp của địa điểm, quy hoạch, mục tiêu hoạt động và các điều kiện khác (nếu có). Sở Kế hoạch và Đầu tư thường xuyên theo dõi, đôn đốc các ngành có ý kiến đúng trọng tâm, đảm bảo tiến độ thời gian.
3. Trên cơ sở ý kiến của các ngành, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo UBND thành phố thống nhất chủ trương cho phép nghiên cứu đầu tư và phân công các ngành thực hiện các thủ tục tiếp theo (đấu giá quyền sử dụng, đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc quyết định chủ trương đầu tư).
4. Sau khi UBND thành phố thống nhất chủ trương cho phép nghiên cứu đầu tư:
a) Các đơn vị được phân công tiến hành triển khai nhiệm vụ liên quan.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho nhà đầu tư về chủ trương của UBND thành phố và hướng dẫn nhà đầu tư triển khai các thủ tục tiếp theo.
c) Trong trường hợp UBND thành phố không thống nhất chủ trương cho phép nghiên cứu đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo để nhà đầu tư được biết và hướng dẫn nhà đầu tư chọn phương án đầu tư phù hợp.
(Quy trình chi tiết trong Phụ lục 1 đính kèm)
1. Các phương thức lựa chọn nhà đầu tư
a) Đấu giá quyền sử dụng đất (áp dụng đối với đất đã giải phóng mặt bằng):
- Quy trình và thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định hiện hành.
- Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất là các đơn vị chủ trì thực hiện các thủ tục liên quan.
- Đối với từng dự án cụ thể, Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan xây dựng bảng tiến độ chi tiết về tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất trên cơ sở rút ngắn tối đa thời gian (đối với những thủ tục có thể rút ngắn) so với quy định.
b) Đấu thầu dự án có sử dụng đất (áp dụng đối với các khu đất chưa được giải phóng mặt bằng):
- UBND thành phố chỉ định một Ban quản lý dự án (chủ đầu tư tạm thời) thuộc UBND thành phố làm bên mời thầu để chủ trì, thực hiện các thủ tục liên quan.
- Thủ tục đấu thầu dự án có sử dụng đất được thực hiện theo quy định hiện hành.
- Đối với từng dự án cụ thể, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ban quản lý dự án (chủ đầu tư tạm thời) và các đơn vị liên quan xây dựng bảng tiến độ chi tiết về tổ chức thực hiện đấu thầu dự án sử dụng đất trên cơ sở rút ngắn tối đa thời gian (đối với những thủ tục có thể rút ngắn) so với quy định.
2. Các đơn vị chủ trì thực hiện lựa chọn nhà đầu tư có trách nhiệm báo cáo các công việc đang triển khai cho Sở Kế hoạch và Đầu tư định kỳ 2 tuần/lần để Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND thành phố về tiến độ chuẩn bị dự án.
3. Trong trường hợp có vướng mắc phát sinh, các đơn vị chủ trì thực hiện lựa chọn nhà đầu tư có trách nhiệm báo cáo, tham mưu đề xuất UBND thành phố hướng xử lý (và gửi đồng thời cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, phối hợp).
4. Ngay khi kết quả lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt, các đơn vị chủ trì thực hiện lựa chọn nhà đầu tư có trách nhiệm báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư biết để thông báo cho nhà đầu tư.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu và hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài); hướng dẫn nhà đầu tư trong nước thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có yêu cầu).
(Quy trình chi tiết chuẩn bị cho việc đấu thầu dự án sử dụng đất tại Phụ lục 2 đính kèm)
CẤP QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ/GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ
I. Cấp quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Đối với dự án đầu tư thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 32 Luật Đầu tư 2014, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề xuất dự án tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, lấy ý kiến các ngành để thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư thường xuyên theo dõi, đôn đốc các ngành có ý kiến đúng trọng tâm, đảm bảo tiến độ thời gian.
3. Sau khi có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của UBND thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thông báo trả kết quả cho nhà đầu tư.
4. Đối với các dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (theo Khoản 2, Điều 36 Luật Đầu tư 2014), trong trường hợp nhà đầu tư yêu cầu, Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án.
(Quy trình cấp Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đính kèm tại Phụ lục 3)
II. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư:
1. Sau khi nhà đầu tư được lựa chọn thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án sử dụng đất hoặc ký thỏa thuận thuê địa điểm (thuê nhà, thuê văn phòng) để thực hiện dự án, nhà đầu tư lập hồ sơ đề xuất dự án đầu tư nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2. Trên cơ sở hồ sơ đề xuất dự án của nhà đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.
Chủ trì đề xuất cơ chế, phương án tổ chức bộ máy, nhân sự phù hợp để Sở Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành tốt nhiệm vụ trên tinh thần sắp xếp, sử dụng cán bộ hiện có (bên trong và bên ngoài), có cơ chế thù lao thích đáng... đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ Đề án trên tinh thần phù hợp với Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy “trong đó xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc theo dõi, hỗ trợ đầu tư từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến việc cấp quyết định chủ trương đầu tư, chứng nhận đăng ký đầu tư”, báo cáo UBND thành phố để báo cáo Ban Cán sự Đảng trong tháng 6/2019.
1. Phối hợp với Sở Nội vụ đánh giá lại đội ngũ CBCCVC của Sở Kế hoạch và Đầu tư để sắp xếp, bổ sung nhân lực để thực hiện tốt nhiệm vụ Đề án.
2. Sau khi hoàn tất việc sắp xếp nhân sự, sử dụng cán bộ, Sở Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ:
a) Hoàn chỉnh lại Đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao (trên cơ sở sắp xếp lại nhân sự) để làm cơ sở triển khai thực hiện.
b) Là cơ quan đầu mối, làm tổng chỉ huy, có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tiến độ tổng thể thực hiện các thủ tục đầu tư cho từng dự án cụ thể và trực tiếp đôn đốc, theo dõi, giám sát, tổng hợp và báo cáo tình hình triển khai cho lãnh đạo thành phố.
c) Phối hợp với các sở, ngành xây dựng quy trình xử lý các thủ tục hành chính trình UBND thành phố phê duyệt làm cơ sở để các sở, ngành có liên quan xây dựng, điều chỉnh Bộ thủ tục hành chính của từng đơn vị.
d) Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng phần mềm theo dõi và giám sát hoạt động liên thông về đầu tư thực hiện ngoài các KCN, KCNC, KCNTT trên địa bàn thành phố; trong đó, chú ý xây dựng hệ thống giám sát quy trình xử lý, có cảnh báo đối với các thủ tục, giai đoạn đã quá hạn xử lý, tích hợp trên các thiết bị di động, thông minh.
e) Trường hợp có vướng mắc trong quá trình thực hiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét, điều chỉnh.
III. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì thẩm định đối với phần mềm theo dõi và giám sát hoạt động liên thông về đầu tư thực hiện ngoài các KCN, KCNC, KCNTT trên địa bàn thành phố, trình UBND thành phố phê duyệt.
IV. Các Sở, ngành có liên quan và UBND các quận, huyện
1. Xây dựng, điều chỉnh Bộ thủ tục hành chính của đơn vị để phù hợp với quy trình thực hiện các thủ tục liên thông nêu tại đề án, trình UBND thành phố phê duyệt.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, tổng hợp gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo UBND thành phố.
3. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng và vận hành phần mềm theo dõi và giám sát hoạt động liên thông về đầu tư thực hiện ngoài các KCN, KCNC, KCNTT trên địa bàn thành phố.
V. Cổng Thông tin điện tử thành phố (Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND thành phố)
Thường xuyên cập nhật và thông tin về tiến độ xử lý thủ tục trong quy trình liên thông để các cấp quản lý, nhà đầu tư dễ dàng theo dõi./.
QUY TRÌNH CHỦ TRƯƠNG CHO PHÉP NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2756/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng)
1. Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản đề xuất dự án sơ bộ của nhà đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản lấy ý kiến của Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất, các Sở quản lý chuyên ngành, UBND quận/huyện nơi dự kiến đặt địa điểm thực hiện dự án.
Trường hợp dự án có khả năng ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản lấy ý kiến của Bộ Chỉ huy quân sự thành phố và Công an thành phố.
Trường hợp cần tham vấn ý kiến các Bộ quản lý chuyên ngành, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản gửi các Bộ, ngành để lấy ý kiến.
Nội dung lấy ý kiến gồm:
a) Sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án.
b) Sự phù hợp của mục tiêu hoạt động của dự án với các quy hoạch của thành phố.
c) Phương án lựa chọn nhà đầu tư.
d) Các nội dung khác (nếu có)
2. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư, các đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị khác có liên quan (nếu cần thiết) xem xét và có văn bản trả lời cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Trường hợp nội dung lấy ý kiến phức tạp thì thời gian có thể kéo dài hơn nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị góp ý của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Trường hợp ý kiến của các ngành có sự thống nhất chưa cao hoặc không có ý kiến theo thời gian quy định, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất UBND thành phố tổ chức cuộc họp để thống nhất ý kiến.
3. Trong vòng 03 ngày làm việc, sau khi nhận được ý kiến của các ngành có liên quan, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp ý kiến, báo cáo UBND thành phố xem xét cho ý kiến về chủ trương cho phép nghiên cứu đầu tư dự án; phương án lựa chọn nhà đầu tư và xác định đơn vị làm chủ đầu tư tạm thời của dự án (đồng thời gửi văn bản này cho Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan).
Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND thành phố có trách nhiệm đưa nội dung báo cáo về dự án tại cuộc họp quy hoạch kiến trúc hoặc cuộc họp của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND thành phố gần nhất để xem xét cho ý kiến về văn bản đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
4. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức cuộc họp, Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND thành phố thông báo bằng văn bản ý kiến kết luận của lãnh đạo UBND thành phố tại cuộc họp quy hoạch kiến trúc thành phố hoặc cuộc họp của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND thành phố.
a) Trường hợp Lãnh đạo UBND thành phố thống nhất với địa điểm đầu tư do nhà đầu tư đề xuất: các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ quy định thực hiện các bước tiếp theo để tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với các dự án có tổng vốn đầu tư trên 2.000 tỷ đồng hoặc có tổng diện tích thực hiện dự án trên 10ha, có yếu tố nhạy cảm, phức tạp liên quan đến kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng..., trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo kết luận của lãnh đạo UBND thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư dự thảo văn bản để Ban Cán sự Đảng UBND thành phố báo cáo Thường trực/Ban Thường vụ Thành ủy xin ý kiến về chủ trương cho phép nghiên cứu đầu tư dự án.
b) Trường hợp Lãnh đạo UBND không thống nhất với địa điểm do nhà đầu tư đề xuất: trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo kết luận của lãnh đạo UBND thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo cho nhà đầu tư được biết.
Trường hợp nhà đầu tư muốn tìm kiếm địa điểm khác phù hợp hơn, Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn nhà đầu tư liên hệ lại Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư để khảo sát và lựa chọn địa điểm thực hiện dự án phù hợp hơn (trừ trường hợp Lãnh đạo UBND thành phố/Ban Thường vụ Thành ủy/Thường trực Thành ủy chủ trương không tiếp tục xúc tiến dự án).
SƠ ĐỒ
QUY TRÌNH CHỦ TRƯƠNG CHO PHÉP NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ
1. Nhà đầu tư nộp đề xuất dự án sơ bộ.
2. Sở KH&ĐT lấy ý kiến các đơn vị.
3. Các đơn vị có ý kiến phản hồi cho Sở KH&ĐT.
4. Sở KH&ĐT tổng hợp báo cáo UBND thành phố.
5. UBND thành phố ban hành chủ trương thống nhất/ ko thống nhất.
6. Sở KH&ĐT trả lời Nhà đầu tư.
QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2756/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng)
1. Quy trình đấu giá quyền sử dụng đất: Áp dụng theo quy định hiện hành về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND thành phố.
2. Lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức đấu thầu dự án có sử dụng đất
2.1. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết luận của lãnh đạo UBND thành phố về chủ trương đấu thầu dự án có sử dụng đất (theo đề xuất của Sở kế hoạch và Đầu tư tại quy trình quyết định chủ trương cho phép nghiên cứu đầu tư dự án), đơn vị được giao là Bên mời thầu (chủ đầu tư tạm thời của dự án) lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1:2.000 hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng TL 1:500 (nếu có) tùy theo tính chất, quy mô, trình Sở Xây dựng thẩm định.
Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1:2.000 hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng TL 1:500 của Bên mời thầu, Sở Xây dựng thẩm định (15 ngày làm việc) và lấy ý kiến các đơn vị liên quan (05 ngày làm việc), báo cáo trình UBND thành phố xem xét phê duyệt trong vòng 10 ngày làm việc.
2.2. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết luận của lãnh đạo UBND thành phố về chủ trương đấu thầu dự án có sử dụng đất, Bên mời thầu có văn bản đề nghị UBND quận/huyện (tại địa điểm thực hiện dự án) rà soát quy hoạch, đưa dự án vào kế hoạch sử dụng đất hằng năm.
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bên mời thầu, UBND quận/huyện có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định.
Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của UBND quận/huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo UBND thành phố xem xét trình Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố thông qua Nghị quyết phê duyệt các công trình, dự án cần thu hồi đất và danh mục dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp dự án thuộc danh mục dự án trọng điểm, động lực thì UBND thành phố báo cáo Thường trực HĐND thành phố tổ chức lấy ý kiến trực tiếp của đại biểu HĐND thành phố.
2.3. Trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày UBND thành phố phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1:2.000 hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng TL 1:500, Bên mời thầu phối hợp với UBND quận, huyện thành lập Hội đồng bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có) của dự án, triển khai công tác đo đạc khu đất, kiểm đếm và tính toán chi phí Bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có) của dự án (giá trị m2).
2.4. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày HĐND thành phố phê duyệt các công trình, dự án cần thu hồi đất và danh mục dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, UBND quận/huyện (tại địa điểm thực hiện dự án) dự án lập thủ tục bổ sung dự án vào Kế hoạch sử dụng đất hằng năm của quận/huyện trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định.
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của UBND quận/huyện, Sở Tài nguyên Môi trường thẩm định trình UBND thành phố xem xét phê duyệt bổ sung dự án vào Kế hoạch sử dụng đất hằng năm của quận/huyện trong vòng 07 ngày làm việc.
a) Trường hợp đất thuộc sở hữu của cá nhân, hộ gia đình, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày Kế hoạch sử dụng đất hằng năm được UBND thành phố phê duyệt, UBND quận/huyện (tại địa điểm thực hiện dự án) ra quyết định thu hồi đất.
b) Trường hợp đất thuộc sở hữu của tổ chức kinh tế thì trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày Kế hoạch sử dụng đất hằng năm được UBND thành phố phê duyệt, Bên mời thầu có văn bản trình Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bên mời thầu, Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản báo cáo UBND thành phố để xem xét, ban hành quyết định thu hồi đất trong vòng 05 ngày làm việc.
2.5. Trên cơ sở quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1:2.000 hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng TL 1:500 (nếu có), kế hoạch sử dụng đất hằng năm, danh mục dự án cần thu hồi đất được duyệt, trong vòng 10 ngày làm việc, Bên mời thầu báo cáo bổ sung dự án vào Danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định.
Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bên mời thầu, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND thành phố xem xét, phê duyệt bổ sung dự án vào danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất hằng năm trong vòng 10 ngày làm việc.
2.6. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp bố trí vốn chuẩn bị đầu tư cho các dự án thuộc danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất được duyệt trong biểu kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hằng năm (hoặc điều chỉnh 6 tháng).
2.7. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày UBND thành phố phê duyệt bổ sung dự án vào danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất, Bên mời thầu xác định sơ bộ tổng mức đầu tư dự án (giá trị m1), phối hợp với Hội đồng bồi thường, GPMB tổng hợp chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng (giá trị m2), làm căn cứ lập hồ sơ mời sơ tuyển.
Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ mời sơ tuyển do Bên mời thầu trình, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, báo cáo UBND thành phố xem xét, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển trong vòng 10 ngày làm việc.
Bên mời thầu tổ chức phát hành hồ sơ mời sơ tuyển theo quy định; tiến hành đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định. Trong vòng 25 ngày làm việc kể từ khi nhận được tờ trình, báo cáo đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển của Bên mời thầu, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND thành phố phê duyệt kết quả trúng sơ tuyển trong vòng 10 ngày làm việc.
2.8. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày UBND thành phố phê duyệt kết quả sơ tuyển, Bên mời thầu để xuất giá trị m3 (giá trị nộp ngân sách tối thiểu) trình Hội đồng thẩm định giá đất thẩm định, báo cáo UBND thành phố phê duyệt.
2.9. Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày UBND thành phố phê duyệt giá trị nộp ngân sách tối thiểu, Bên mời thầu tổng hợp giá trị nộp ngân sách nhà nước tối thiểu (m3), chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư (m2), sơ bộ tổng mức đầu tư dự án (m1) để tiến hành lập kế hoạch và hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư (hồ sơ yêu cầu trong trường hợp chỉ định nhà đầu tư khi chỉ có 01 nhà đầu tư trúng thầu sơ tuyển); gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định vòng 25 ngày làm việc. Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt hồ sơ mời thầu (hồ sơ yêu cầu) trong vòng 10 ngày làm việc.
Bên mời thầu tổ chức phát hành hồ sơ mời thầu (hồ sơ yêu cầu) lựa chọn nhà đầu tư theo quy định; tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định. Trong vòng 25 ngày làm việc kể từ khi nhận được tờ trình, báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu của Bên mời thầu, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND thành phố phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư trong vòng 10 ngày làm việc.
2.10. Nội dung chi tiết việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư và Thông tư 16/2016/TT-BKHĐT ngày 16/12/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất./.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ
Ghi chú 1. UBND thành phố giao đơn vị liên quan thực hiện thủ tục đấu giá hoặc đấu thầu. 2. TTPTQĐ, Bên mời thầu hoàn tất hồ sơ tổ chức đấu giá, đấu thầu (thông báo cho nhà đầu tư biết). 3. Nhà đầu tư nộp hồ sơ tham gia đấu giá, đấu thầu. 4. Đơn vị thực hiện thủ tục đấu giá hoặc đấu thầu báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư về kết quả lựa chọn nhà đầu tư. 5. Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư. |
QUY TRÌNH CẤP QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ/GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2756/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng)
I. Cấp Quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của UBND thành phố
1. Áp dụng đối với trường hợp sau đây:
a) Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng (kể cả trường hợp thuê đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà đất có nguồn gốc sở hữu không được nhà nước tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thông qua hình thức đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc đấu giá quyền sử đất); dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
b) Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
2. Quy trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân thành phố như sau:
- Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
-Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đó, gồm:
+ Sở Xây dựng: cho ý kiến về sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch sử dụng đất;
+ Sở Tài nguyên và Môi trường: cho ý kiến về nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (đối với dự án được giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất); cung cấp trích lục bản đồ.
+ Các sở, ngành quản lý ngành: cho ý kiến về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (đối với dự án có mục tiêu thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài);
+ Cục thuế Thành phố: cho ý kiến về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (đối với dự án thuộc đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư);
+ Sở Khoa học và Công nghệ: cho ý kiến về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư (đối với dự án sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 32 Luật Đầu tư).
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình và gửi cơ quan đăng ký đầu tư.
- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định của các đơn vị, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân thành phố. Nội dung báo cáo thẩm định gồm:
+ Thông tin về dự án gồm: thông tin về nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án;
+ Đánh giá việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);
+ Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch sử dụng đất; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
+ Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);
+ Đánh giá căn cứ pháp lý về quyền sử dụng địa điểm đầu tư của nhà đầu tư. Trường hợp có đề xuất giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì thực hiện thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
+ Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật Đầu tư.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.
* Đối với các dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (theo Khoản 2, Điều 36 Luật Đầu tư 2014), trong trường hợp nhà đầu tư yêu cầu, Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án.
II. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc cấp Quyết định chủ trương đầu tư của UBND thành phố
1. Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
2. Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ của nhà đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án.
III. Trường hợp dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương của Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ
Sau khi hoàn thành các thủ tục liên quan đến đất đai (nếu có) hoặc dự án thuộc diện quyết định chủ trương của Quốc Hội và Thủ tướng Chính phủ, sau khi Nhà đầu tư nộp hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư xử lý theo quy định tại Luật Đầu tư.
Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ, hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư được quy định tại các Điêu 30, 31, 34, 35 Luật Đầu tư 2014./.
SƠ ĐỒ CẤP QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ/GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ
1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến thẩm định của các ngành.
3. Ý kiến thẩm định của các ngành gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp ý kiến và báo cáo UBND thành phố cấp quyết định chủ trương đầu tư.
5. UBND thành phố trả kết quả cho Sở Kế hoạch và Đầu tư (quyết định chủ trương đầu tư hoặc yêu cầu bổ sung, giải trình nếu có).
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư trả kết quả cho Nhà đầu tư.
- 1 Quyết định 3089/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp trong giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam
- 2 Quyết định 2232/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La
- 3 Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác quản lý đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật phân lô bán đấu giá nền đất ở trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 4 Nghị quyết 220/NQ-HĐND năm 2018 về nhiệm vụ năm 2019 do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 5 Quyết định 5198/QĐ-UBND năm 2018 về Quy trình chuẩn bị đầu tư đối với dự án đầu tư không sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện ngoài Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin tập trung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 6 Nghị quyết 19-2018/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo do Chính phủ ban hành
- 7 Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
- 8 Quyết định 03/2018/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư đối với dự án đầu tư thực hiện ngoài Khu Kinh tế, Khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 9 Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 10 Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 11 Thông tư 16/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 12 Quyết định 4286/QĐ-UBND năm 2016 về "Đề án đẩy mạnh thu hút đầu tư vào thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020"
- 13 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 14 Nghị định 30/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư
- 15 Luật Đầu tư 2014
- 1 Quyết định 03/2018/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư đối với dự án đầu tư thực hiện ngoài Khu Kinh tế, Khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 2 Quyết định 2232/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La
- 3 Quyết định 3089/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp trong giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam
- 4 Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác quản lý đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật phân lô bán đấu giá nền đất ở trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 5 Quyết định 2131/QĐ-UBND năm 2021 hướng dẫn trình tự, thủ tục đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam