UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2002/QĐ-UB | Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2002 |
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;
Căn cứ Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Đất đai năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá IX thông qua ngày 21 tháng 05 năm 1996;
Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội ngày 28 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 04/CP ngày 10 tháng 01 năm 1997 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 04/2000/NĐ-CP ngày 11 tháng 2 năm 2000 hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai và Nghị định số 66/2001/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2001 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 04/2000/NĐ-CP;
Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố khoá 12, kỳ họp thứ 3 số 09/2000/NQ-HĐ ngày 21 tháng 07 năm 2000;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Địa chính - Nhà đất và Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền xử lý, thu hồi đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 2. Nguyên tắc xử lý thu hồi đất
1. Xử lý kịp thời, công khai đúng pháp luật.
2. Xử lý bằng quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3. Xử lý vi phạm hành chính trong quản lý, sử dụng đất đai, thu hồi toàn bộ hoặc một phần diện tích đất vi phạm.
Điều 3. Các trường hợp thu hồi đất
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất (sau đây gọi chung là người sử dụng đất) bị thu hồi toàn bộ hoặc một phần đất trong những trường hợp sau đây :
1. Đất không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liền mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất đó cho phép;
2. Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;
3. Đất sử dụng không đúng mục đích được giao;
4. Đất được giao không đúng thẩm quyền quy định tại Điều 23 và Điều 24 của Luật Đất đai;
5. Đất không sử dụng để hoang hoá;
6. Đất lấn chiếm.
Điều 4. Thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
1. Quyết định thu hồi đất đối với các trường hợp hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất thuộc quỹ đất công ích được Uỷ ban nhân dân cấp xã cho thuê.
2. Lập biên bản và xử phạt hành chính theo thẩm quyền, chuyển hồ sơ và kiến nghị cơ quan nhà nước cấp trên thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm khác.
3. Thực hiện các biện pháp quản lý nguyên trạng diện tích đất vi phạm trong khi chờ xử lý của cấp có thẩm quyền.
Điều 5. Thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân quận, huyện
1. Chỉ đạo kiểm tra thường xuyên và định kỳ việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn của địa phương mình.
2. Quyết định xử phạt hành chính các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai theo thẩm quyền.
3. Quyết định thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân đối với các trường hợp sau :
a) Đất lấn chiếm, đất không sử dụng để hoang hoá, sử dụng đất sai mục đích được giao tại khu vực ngoại thành;
b) Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích khác tại khu vực nội thành;
4. Lập hồ sơ và kiến nghị cơ quan nhà nước cấp trên xử lý, thu hồi đất của các tổ chức được giao đất nhưng có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
Điều 6. Thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân thành phố.
1. Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành quyết định thu hồi đất đối với các trường hợp :
a) Các trường hợp đất không sử dụng để hoang hoá, sử dụng đất sai mục đích được giao quy định tại quyết định giao đất, cho thuê đất thuộc thẩm quyền Uỷ ban nhân dân thành phố.
b) Kiến nghị thu hồi đất của Cục thuế Hà Nội khi người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
2. Quyết định xử phạt hành chính các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai theo thẩm quyền.
3. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý thu hồi đất đối với các trường hợp được Thủ tướng Chính phủ quyết định giao đất, cho thuê đất nhưng để đất hoang hoá, không sử dụng, sử dụng đất sai mục đích.
4. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các Bản án, Quyết định, của Toà hành chính đã có hiệu lực pháp luật đối với các quyết định thu hồi đất do Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành mà Uỷ ban nhân dân thành phố cho là không đúng pháp luật. Để Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và trả lời Thủ tướng Chính phủ theo Điều 8 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 21 tháng 5 năm 1996.
Điều 7. Thẩm quyền thu hồi đất quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 26 Luật đất đai.
1. Uỷ ban nhân dân quận, huyện quyết định thu hồi đất đối với trường hợp người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất được giao hoặc cá nhân đã chết mà không có người tiếp tục sử dụng theo quy định của pháp luật đối với đất ở tại địa bàn khu dân cư nông thôn.
2. Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định thu hồi đất đối với các trường hợp :
a) Tổ chức sử dụng đất tự nguyện trả lại đất khi giảm nhu cầu sử dụng đất;
b) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở tại khu vực đô thị đã chết mà không có người được tiếp tục sử dụng theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ, thủ tục thu hồi đất đai tại Khoản 1 và 2 Điều này theo quy định tại Quyết định này.
1. Biên bản do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập đối với các trường hợp đất không sử dụng để hoang hoá, sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất công, đất chưa giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nào sử dụng.
2. Quyết định xử phạt hành chính và biên lai nộp;
3. Kết luận của cơ quan Thanh tra (nếu có).
4. Trích sao Bản đồ Địa chính hoặc sơ đồ khu đất được lập tại hiện trường.
5. Giấy tờ về nguồn gốc sử dụng đất (nếu có).
6. Báo cáo của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, quận, huyện. Sở Địa chính - Nhà đất với cơ quan quản lý cấp trên về thực trạng vi phạm và kiến nghị thu hồi đất.
Điều 9. Trình tự ban hành quyết định thu hồi đất
1. Phòng Địa chính Nhà đất - Xây dựng thuộc Uỷ ban nhân dân các quận, huyện là đơn vị trực tiếp nhận hồ sơ kiến nghị thu hồi đất của Uỷ ban nhân dân các xã phường thị trấn, đồng thời có trách nhiệm phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật đất đai và lập hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân quận, huyện quyết định thu hồi đất đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân quận, huyện, hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.
2. Sở Địa chỉnh - Nhà đất là cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiến nghị thu hồi đất của Uỷ ban nhân dân các quận, huyện.
3. Sau 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ thu hồi đất quy định tại
Điều 10. Xử lý về tài chính khi thu hồi đất
1. Các trường hợp lấn chiếm đất công, khi Nhà nước thu hồi đất không được đền bồi thường hoặc hỗ trợ về đất và phải giao lại không điều kiện toàn bộ diện tích đất; các trường hợp khác được Nhà nước xem xét việc bồi thường hoặc hỗ trợ phần kinh phí đã đầu tư vào đất theo quy định.
2. Uỷ ban nhân dân thành phố giao Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá phối hợp với Sở Địa chính - nhà đất, Cục Thuế Hà Nội nghiên cứu và đề xuất cụ thể về việc bồi thường (hoặc hỗ trợ) phần kinh phí đã đầu tư vào đất của người bị thu hồi đất, trình Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định ban hành.
Điều 11. Kinh phí để phục vụ công tác thu hồi đất
1. Kinh phí lập hồ sơ thu hồi đất :
a) Dự toán kinh phí thu hồi đất được xác định theo diện tích đất thu hồi và khu vực đất thu hồi. Chi phí cho việc lập hồ sơ thu hồi đất bao gồm các khoản như đo vẽ bản đồ, kiểm tra nội nghiệp và ngoại nghiệp, in ấn và sao chụp tài liệu, tổ chức hội nghị giữa các bên có liên quan và các chi phí hành chính khác, được thanh toán theo quy định hiện hành.
b) Căn cứ thẩm quyền thu hồi đất do pháp luật quy định, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, phòng Địa chính Nhà đất - Xây dựng thuộc Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, Sở Địa chính - Nhà đất lập kế hoạch dự chi ngân sách hàng năm, phục vụ cho công tác lập hồ sơ thu hồi đất và triển khai thu hồi đất ngoài hiện trường, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
2. Kinh phí thanh toán cho người bị thu hồi đất :
a) Ngân sách nhà nước thanh toán giá trị đền bù hoặc hỗ trợ cho người bị thu hồi đất theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Người sử dụng đất mới được giao đất, cho thuê đất để thực hiện Dự án đầu tư sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có trách nhiệm hoàn trả lại Ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền mà ngân sách nhà nước đã thanh toán cho người bị thu hồi đất và những chi phí hợp lý cho cơ quan đã quản lý đất bị thu hồi.
Điều 12. Thực hiện quyết định thu hồi đất
1. Căn cứ quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền, người bị thu hồi đất, người được Nhà nước giao đất và các ngành, các cấp liên quan có trách nhiệm thi hành.
2. Uỷ ban nhân dân quận, huyện thanh toán từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước những chi phí hợp lý cho người bị thu hồi đất đã đầu tư.
3. Uỷ ban nhân dân quận, huyện chỉ đạo lập phương án sử dụng đất hiệu quả hoặc thoả thuận cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác có nhu cầu sử dụng làm thủ tục để được sử dụng đất chính thức theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Trách nhiệm của người bị thu hồi đất
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn thành phố vi phạm pháp luật về đất đai bị thu hồi đất có trách nhiệm kê khai trung thực giá trị đầu tư vào đất và tài sản trên đất và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai của mình; đồng thời nghiêm chỉnh chấp hành quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp người bị thu hồi đất kê khai chưa đúng thực tế thì phải thành lập Hội đồng định giá để xác định giá trị đầu tư và tài sản trên đất; mọi chi phí hoạt động cho việc định giá do người bị thu hồi đất phải chi trả.
2. Nếu người bị thu hồi đất cố tình không thực hiện quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì cơ quan quyết định thu hồi đất tổ chức cưỡng chế thi hành; tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà người vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Trách nhiệm của các ngành, các cấp trong quản lý nhà nước về đất đai
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá bố trí nguồn Ngân sách hàng năm cho Uỷ ban nhân dân các quận, huyện và Sở Địa chính - Nhà đất, đảm bảo thực hiện công tác lập hồ sơ thu hồi đất và kiểm tra quyết toán theo kết quả thực hiện, hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các quận, huyện lập phương án hoàn trả phần kinh phí do người bị thu hồi đất đã đầu tư, trình Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt.
2. Sở Địa chính Nhà đất :
Chỉ đạo Thanh tra Địa chính - Nhà đất phối hợp với Uỷ ban nhân dân các quận huyện và các sở, ngành có liên quan, thường xuyên kiểm tra kịp thời phát hiện việc sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, kịp thời xử lý theo thẩm quyền; thông báo việc thu hồi đất và lập hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định thu hồi đất; phối hợp với các Sở, Ban, ngành của thành phố và Uỷ ban nhân dân các quận, huyện xem xét phương án sử dụng đất hoặc đấu giá quyền sử dụng đất, trình Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định.
3. Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá là Chủ tịch Hội đồng định giá thành phố xác định giá trị phần kinh phí đã đầu tư của người bị thu hồi đất.
4. Cục thuế thành phố kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn thành phố, kịp thời phát hiện các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cố tình không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, thông báo tới Uỷ ban nhân dân các quận, huyện và Sở Địa chính - Nhà đất để lập hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định thu hồi đất.
5. Thanh tra Nhà nước Thành phố theo chức năng nhiệm vụ được giao, tổ chức thanh tra thường xuyên, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật đất đai, lập biên bản, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý, phối hợp với các cơ quan liên quan lập và hồ sơ kiến nghị Uỷ ban nhân dân thành phố xử lý thu hồi đất; giải quyết những khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác xử lý thu hồi đất theo thẩm quyền.
6. Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý các công trình chuyên ngành (di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, đê điều, điện, đường sắt, đường bộ, các công trình công cộng v.v...) phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn trong việc quản lý quỹ đất chuyên dùng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
7. Uỷ ban nhân dân quận, huyện chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có kế hoạch thường xuyên hoặc định kỳ kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền với các trường hợp lấn chiếm đất công và lập biên bản, báo cáo cấp trên để xử lý theo thẩm quyền; tổ chức quản lý chặt chẽ diện tích đất đã được thu hồi để đưa vào sử dụng có hiệu quả.
8. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trên địa bàn của địa phương mình; kịp thời ngăn chặn, buộc hoàn trả lại nguyên trạng và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi lấn chiếm đất công, đất không sử dụng để hoang hoá, sử dụng đất sai mục đích được giao và các hành vi vi phạm khác.
Điều 15. Các khiếu nại, tố cáo về việc thu hồi đất được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Cán bộ, công chức không thực hiện trách nhiệm được giao hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái, bao che người vi phạm gây thiệt hại cho Nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác, vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng đất; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vi phạm pháp luật đất đai, thì tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định của Uỷ ban nhân dân thành phố số 89/2001/QĐ-UB ngày 12 tháng 10 năm 2001 về việc ban hành Qui định xử lý, thu hồi đất do các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để đất hoang hoá, không sử dụng, sử dụng sai mục đích - vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 18. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở, Ban, ngành thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường, thị trấn và các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất trên địa bàn thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
- 1 Quyết định 109/2006/QĐ-UBND về trình tự, thủ tục, cơ chế xử lý thu hồi đất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Quyết định 87/2003/QĐ-UB công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành từ ngày 01/01/1997 đến ngày 30/6/2002 bị bãi bỏ do hết hiệu lực thi hành do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3 Quyết định 89/2001/QĐ-UB Quy định xử lý, thu hồi đất do các tổ chức, hộ gia đình,cá nhân để hoang hoá, không sử dụng, sử dụng sai mục đích - vi phạm Luật đất đâi trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 4 Quyết định 3385/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây (trước đây) ban hành đã hết hiệu lực thi hành do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 5 Quyết định 3385/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây (trước đây) ban hành đã hết hiệu lực thi hành do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 1 Quyết định 07/2017/QĐ-UBND Quy định đơn giá bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 2 Nghị định 66/2001/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 04/2000/NĐ-CP về thi hành Luật Đất đai sửa đổi
- 3 Luật đất đai sửa đổi 2001
- 4 Pháp lệnh về Thủ đô Hà Nội năm 2000
- 5 Nghị quyết số 09/2000/NQ-HĐ về công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hà nội (HĐND TP Khoá XII, Kỳ họp thứ 3, từ ngày 18 đến ngày 21/7/2000) do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 6 Nghị định 04/2000/NĐ-CP về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai
- 7 Luật đất đai sửa đổi 1998
- 8 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996
- 9 Luật Đất đai 1993
- 1 Quyết định 109/2006/QĐ-UBND về trình tự, thủ tục, cơ chế xử lý thu hồi đất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Quyết định 87/2003/QĐ-UB công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành từ ngày 01/01/1997 đến ngày 30/6/2002 bị bãi bỏ do hết hiệu lực thi hành do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3 Quyết định 89/2001/QĐ-UB Quy định xử lý, thu hồi đất do các tổ chức, hộ gia đình,cá nhân để hoang hoá, không sử dụng, sử dụng sai mục đích - vi phạm Luật đất đâi trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 4 Nghị quyết số 09/2000/NQ-HĐ về công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hà nội (HĐND TP Khoá XII, Kỳ họp thứ 3, từ ngày 18 đến ngày 21/7/2000) do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 5 Quyết định 3385/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây (trước đây) ban hành đã hết hiệu lực thi hành do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 6 Quyết định 07/2017/QĐ-UBND Quy định đơn giá bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nam Định