BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT |
Số: 04/2005/QĐ-BGD&ĐT | Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2005 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 07 năm 2003 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Điều lệ trường trung học ban hành kèm theo Quyết định số 23/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/07/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở”.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
(ban hành kèm theo Quyết định số 04/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Quy chế này quy định tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở về hạnh kiểm và học lực (sau đây gọi chung là đánh giá, xếp loại); sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại; trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục, của giáo viên và học sinh trong thực hiện đánh giá, xếp loại.
Học sinh khuyết tật học ở các trường trung học cơ sở, các trường chuyên biệt cũng thực hiện theo Quy chế này và hướng dẫn riêng của Bộ Giáo dục và Đào tạo với từng đối tượng.
Điều 2: Nguyên tắc đánh giá, xếp loại.
1. Thực hiện đánh giá toàn diện đối với học sinh theo mục tiêu giáo dục trung học cơ sở và xếp loại về hạnh kiểm, học lực.
2. Không dùng xếp loại học lực để đánh giá hạnh kiểm hoặc ngược lại, nhưng chú ý đến mối quan hệ và tác động qua lại giữa xếp loại hạnh kiểm và xếp loại học lực.
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI VỀ HẠNH KIỂM
Điều 3: Nội dung đáng giá, xếp loại về hạnh kiểm.
Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh dựa trên cơ sở: hành vi đạo đức; phong cách giao tiếp ứng xử; ý thức và thái độ phấn đấu vươn lên trong học tập; thái độ và hành động thực tế tham gia lao động, tham gia các hoạt động xã hội, rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân và bảo vệ môi trường.
Hạnh kiểm của học sinh được xếp thành 4 loại: tốt, khá, trung bình, yếu theo từng học kỳ và cả năm học.
1. Loại tốt (T).
a) Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học sinh quy định tại Điều lệ trường trung học:
- Kính trọng thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường; đoàn kết giúp đỡ bạn bè; phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường; thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt các quy tắc trật tự, an toàn xã hội;
- Hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo yêu cầu của thầy giáo, cô giáo và của nhà trường;
- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân, bảo vệ môi trường;
- Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường; giúp đỡ gia đình, tham gia công tác xã hội.
b) Thực hiện đầy đủ, tích cực 4 hoạt động giáo dục quy định trong kế hoạch dạy học và các hoạt động chính trị, xã hội do nhà trường tổ chức; thực hiện đúng những quy định về trật tự an toàn giao thông.
c) Không vi phạm những điều cấm đối với học sinh theo quy định tại Điều lệ trường trung học:
- Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường;
- Gian lận trong học tập, kiểm tra và thi;
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn; đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và ngoài xã hội;
- Đánh bạc; vận chuyển, tàng trữ và sử dụng ma tuý, vũ khí, chất nổ, chất gây cháy, các loại chất độc hại; lưu hành văn hóa phẩm đồi trụy;
- Hút thuốc lá, uống rượu, bia.
d) Có thái độ tích cực đấu tranh ngăn chặn những hành vi bị cấm ở trong trường và giúp bạn cùng tiến bộ.
2. Loại khá (K).
a) Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học sinh quy định tại điểm a khoản 1 của Điều này; có những vi phạm nhưng chưa đến mức bị xử lý kỷ luật; không tái phạm sau khi được giáo dục.
b) Không vi phạm những điều cấm đối với học sinh quy định tại điểm c khoản 1 của Điều này, nhưng chưa có thái độ rõ ràng trước những vi phạm của bạn.
3. Loại trung bình (TB).
a) Thực hiện chưa đầy đủ nhiệm vụ học sinh quy định tại điểm a khoản 1 của Điều này; được nhắc nhở và giáo dục thì có tiếp thu sửa chửa nhưng tiến bộ chậm, đôi khi còn tái phạm.
b) Không vi phạm những điều cấm đối với học sinh nhưng chưa có thái độ tích cực phê phán, ngăn cản sự vi phạm; đôi khi còn đồng tình với những vi phạm của bạn.
4. Loại yếu (Y).
Học sinh bị xếp hạnh kiểm vào loại yếu nếu mắc vào một trong hai sai phạm dưới đây:
a) Không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học sinh; được giáo dục nhưng tỏ ra ít tiếp thu nên không tiến bộ hoặc tiến bộ rất chậm.
b) Phạm vào một trong những điều cấm đối với học sinh.
5. Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh dựa vào kết quả của quá trình tiếp thu giáo dục và hành động thực tế theo hướng tiến bộ của học sinh.
Điều 6: Nội dung đánh giá, xếp loại về học lực.
Đánh giá, xếp loại học lực trên cơ sở kết quả cụ thể đạt được với từng môn học của học sinh theo kế hoạch dạy học bằng cách tính điểm trung bình hoặc xếp loại.
Điều 7: Hình thức đáng giá, xếp loại.
1. Hình thức đánh giá.
a) Kiểm tra cho điểm đối với các môn học:
Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Công nghệ, Tiếng nước ngoài, môn học tự chọn, chủ đề tự chọn theo các môn học cho điểm.
b) Kiểm tra xếp loại đối với các môn học: Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục và chủ đề tự chọn theo môn học xếp loại.
2. Xếp loại.
Căn cứ vào kết quả học tập các môn học tính điểm trung bình và các môn học xếp loại, học lực của học sinh được xếp thành 05 loại: Giỏi, Khá, trung bình, yếu, kém.
1. Thang điểm: Từ điểm 0 đến điểm 10.
2. Hình thức kiểm tra và các loại bài kiểm:
a) Kiểm tra thường xuyên (KTtx):
- Kiểm tra miệng.
- Kiểm tra viết dưới 1 tiết.
- Kiểm tra thực hành dưới 1 tiết.
b) Kiểm tra định kỳ (KTđk): Được quy định trong phối hợp chương trình gồm:
- Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên.
- Kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên.
- Kiểm tra học kỳ.
3. Hệ số điểm các bài kiểm tra:
- Bài kiểm tra thường xuyên: Hệ số 1.
- Bài kiểm tra định kỳ (không tính kiểm tra học kỳ): Hệ số 2.
- Bài kiểm tra học kỳ: Hệ số 3.
- Bài kiểm tra của các môn học xếp loại không có hệ số.
4. Số lần kiểm tra cho điểm:
a) Thực hiện đủ số lần kiểm tra định kỳ được quy định trong phân phối chương trình của từng môn học.
b) Ngoài số lần kiểm tra định kỳ, một học sinh trong một học kỳ phải có số lần kiểm tra miệng, kiểm tra viết dưới 1 tiết, kiểm tra thực hành dưới 1 tiết như sau:
- Những môn học có 1 tiết/1 tuần: ít nhất 2 lần.
- Những môn học có từ 2 đến 3 tiết/1 tuần: Ít nhất 3 lần.
- Những môn học có từ 4 tiết/ 1 tuần trở lên: Ít nhất 5 lần.
c) Điểm các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ là số nguyên. Điểm bài kiểm tra học kỳ là số nguyên hoặc số thập phân được làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất.
d) Những học sinh không đủ số bài kiểm tra định kỳ theo quy định, thiếu bài kiểm tra học kỳ sẽ được kiểm tra bù (theo kế hoạch của nhà trường), nếu học sinh cố tình không dự kiểm tra bù sẽ bị điểm 0.
5. Tính điểm trung bình môn học.
a) Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk):
Là trung bình cộng của điểm các bài KTtx, KTđk, kiểm tra học kỳ (đã tính hệ số).
ĐTBmhk = | Điểm các bài KTtx + điểm các bài KTđk + điểm bài KT học kỳ |
Tổng các hệ số |
b) Điểm trung bình môn học cả năm (ĐTBmcn):
Là trung bình cộng của điểm trung bình môn học kỳ một với 2 lần điểm trung bình môn học kỳ hai.
ĐTBmcn = | ĐTBmhkI + 2. ĐTBmhkII |
3 |
Điểm trung bình môn học là số nguyên hoặc số thập phân được làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất.
Điều 9: Tiêu chuẩn xếp loại của các môn học Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục.
1. Số lần kiểm tra:
Thực hiện số lần kiểm tra theo quy định tại khoản 4 của Điều 8 Quy chế này.
2. Tiêu chuẩn xếp loại của một bài kiểm tra.
a) Bài kiểm tra của học sinh được đánh giá và xếp thành 4 loại: Giỏi, khá, đạt, chưa đạt,
b) Tiêu chuẩn:
- Loại giỏi (G): Thực hiện tốt yêu cầu của bài kiểm tra.
- Loại khá (K): Thực hiện khá tốt yêu cầu của bài kiểm tra.
- Loại đạt (Đ): Thực hiện được yêu cầu của bài kiểm tra, nhưng còn có sai sót.
- Loại chưa đạt (Cđ): Không thực hiện được yêu cầu của bài kiểm tra.
3. Xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm của môn học.
a) Xếp loại học kỳ.
- Loại giỏi (G): Có ít nhất 2/3 số bài kiểm tra đạt từ loại giỏi trở lên, các bài kiểm tra còn lại đạt loại khá.
- Loại khá (K): Có ít nhất 2/3 số bài kiểm tra đạt từ loại khá trở lên, các bài kiểm tra còn lại xếp loại đạt.
- Loại đạt (Đ): Cò ìt nhất 2/3 số bài kiểm tra từ loại đạt trở lên, các bài kiểm tra còn lại xếp loại chưa đạt.
- Loại chưa đạt (Cđ): Các trường hợp con lại.
b) Xếp loại cả năm.
- Loại giỏi (G): Có hai trường hợp dưới đây:
+ Cả hai học kỳ đều xếp loại G.
+ Một học kỳ xếp loại K, một học kỳ xếp loại G.
- Loại khá (K): Có hai trường hợp dưới đây:
+ Cả hai học kỳ đều xếp loại K.
+ Một học kỳ xếp loại Đ, một học kỳ xếp loại K trở lên.
- Loại đạt (Đ): Có hai trường hợp dưới đây:
+ Cả hai học kỳ xếp loại Đ.
+ Một học kỳ xếp loại Cđ, một học kỳ xếp loại từ K trở lên.
- Loại chưa đạt (Cđ): Những trường hợp còn lại.
4. Những học sinh thuộc các diện dưới đây được miễn học môn Thể dục một học kỳ hoặc cả năm học :
a) Diện miễn học môn Thể dục:
- Mắc bệnh mãn tính hoặc dị tật bẩm sinh không thể học môn Thể dục.
- Không đủ điều kiện sức khỏe để học môn Thể dục do bị tai nạn bất thường phải điều trị hoặc phải dưỡng bệnh trong một thời gian.
b) Hồ sơ miễn học thể dục:
- Đơn xin miễn học (cả năm hoặc một học kỳ) của học sinh.
- Hồ sơ bệnh án hoặc xác nhận thương tật do tai nạn được bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp.
Căn cứ vào đơn xin miễn học môn Thể dục và xác nhận của bệnh viện, Hiệu trưởng nhà trường xem xét quyết định cho học sinh được miễn học môn Thể dục trong một học kỳ hoặc cả năm học. Môn Thể dục đối với những học sinh được miễn học không tham gia vào đánh giá xếp loại một học kỳ hoặc cả năm học. Học sinh được miễn học môn Thể dục một học kỳ (học kỳ I hoặc học kỳ II) được lấy kết quả học tập của một học kỳ còn lại làm kết quả học môn Thể dục cả năm học. Hồ sơ xin miễn học môn Thể dục chỉ có giá trị không quá một năm học.
Điều 10: Các môn học tự chọn và các chủ đề tự chọn theo môn học.
Đánh giá, xếp loại các môn học tự chọn và các chủ đề tự chọn theo môn học áp dụng cho học sinh lớp 8, lớp 9 và thực hiện như sau:
1. Môn học tự chọn (Ngoại ngữ, Nghề phổ thông).
Học sinh học môn tự chọn thực hiện số lần kiểm tra cho điểm, tính điểm trung bình môn học theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 8 Quy chế này để tham gia và xếp loại học lực (học kỳ, cả năm) đối với các môn học tính điểm trung bình.
2. Chủ đề tự chọn theo môn học.
a) Mỗi học kỳ, học sinh phải chọn trong các chủ đề tự chọn quy định để học đủ số tiết học tự chọn theo kế hoạch dạy học.
b) Chủ đề tự chọn chỉ kiểm tra cho điểm hoặc xếp loại khi kết thúc chủ đề.
c) Các chủ đề tự chọn theo môn học tính điểm trung bình:
- Thực hiện tính điểm trung bình các chủ đề tự chọn và được coi là điểm trung bình của một môn học tham gia vào đánh giá, xếp loại các môn học tính điểm trung bình.
- Điểm trung bình các chủ đề tự chọn (ĐTBtc) là trung bình cộng của điểm các bài kiểm tra chủ đề tự chọn.
ĐTBtc = | Điểm kt chủ đề 1 + điểm kt chủ điểm 2 + ... + điểm kt chủ đề n |
n |
d) Bài kiểm tra các chủ đề tự chọn môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục thực hiện xếp loại theo tiêu chuẩn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 của Quy chế này và tham gia vào xếp loại môn học học kỳ.
Điều 11: Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và cả năm.
1. Tiêu chuẩn xếp loại.
a) Loại giỏi (G): có đủ hai tiêu chuẩn dưới đây:
- Đối với các môn học tính điểm trung bình: Có ít nhất 2/3 số môn đạt điểm trung bình học kỳ (hoặc cả năm) từ 8,0 trở lên, trong đó phải có môn Toán hoặc môn Ngữ văn; các môn học còn lại từ 6,5 đến 7,9
- Đối với các môn học xếp loại: có ít nhất 1 môn xếp loại học kỳ (hoặc cả năm) đạt loại G, các môn còn lại đều xếp loại K.
b) Loại khá (K): Có đủ hai tiêu chuẩn dưới đây:
- Đối với các môn tính điểm trung bình: Có ít nhất 2/3 số môn đạt điểm trung bình học kỳ (hoặc cả năm) từ 6,5 trở lên, trong đó phải có môn Toán hoặc Ngữ văn; các môn học còn lại từ 5.0 đến 6,4.
- Đối với các môn học xếp loại: Có ít nhất 1 môn xếp loại học kỳ (hoặc cả năm) từ loại K trở lên, các môn còn lại đều xếp loại Đ.
c) Loại trung bình (TB): Có đủ hai tiêu chuẩn dưới đây:
- Đối với các môn học tính điểm trung bình: Có ít nhất 2/3 số môn đạt điểm trung bình học kỳ (hoặc cả năm) từ 5,0 trở lên, trong đó phải có môn Toán hoặc môn Ngữ văn; các môn còn lại đạt từ 3,5 đến 4,9.
- Đối với các môn học xếp loại: Có ít nhất 1 môn xếp loại học kỳ (hoặc cả năm) từ loại đạt trở lên, các môn còn lại xếp loại chưa đạt.
d) Loại yếu (Y):
Có ít nhất 2/3 số môn học đạt điểm trung bình học kỳ (hoặc cả năm) từ 3,5 trở lên, trong đó phải môn Toán hoặc môn Ngữ văn; các môn học còn lại đạt từ 2,0 đến 3,4.
đ) Loại kém (K): Các trường hợp còn lại.
2. Nếu do một trong các môn học (môn học tính điểm trung bình và các môn học xếp loại) mà học sinh xếp loại học lực học kỳ (cả năm) thấp xuống hai bậc thì được điều chỉnh xếp thấp xuống một bậc; thấp xuống ba bậc thì được điều chỉnh xét thấp xuống hai bậc. Việc điều chỉnh xếp loại như trên được áp dụng cho các loại giỏi, khá, trung bình.
SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
Điều 12: Kiểm tra lại các môn học:
Những học sinh xếp loại hạnh kiểm từ trung bình trở lên nhưng xếp loại học lực yếu được kiểm tra lại các môn học tính điểm trung bình và các môn học xếp loại để được xét lên lớp;
1. Đối với những môn học tính điểm trung bình:
Những học sinh thuộc diện này được chọn trong các môn học có điểm trung bình dưới 5,0 để dự kiểm tra. Điểm bài kiểm tra được thay cho ĐTB môn học cả năm để xếp loại lại về học lực, nếu đạt loại trung bình thì được xét lên lớp.
Nếu là ĐTBtc thì được chọn trong các chủ đề tự chọn để dự kiểm tra, tính lại ĐTBtc.
2. Đối với những môn học xếp loại:
Những học sinh thuộc diện này được chọn dự kiểm tra lại trong hè một trong những môn học chưa đạt; bài kiểm tra được thay thế cho xếp loại môn học cả năm để tham gia xếp loại học lực, nếu xếp loại đạt thì được xét lên lớp.
3. Những học sinh xếp loại yếu về học lực do không đủ tiêu chuẩn cả về các môn học tính điểm trung bình và các môn học xếp loại cũng được dự kiểm tra lại theo quy định ở khoản 1 và khoản 2 của Điều này.
Điều 13: Rèn luyện về hạnh kiểm.
Những học sinh xếp loại cả năm về học lực từ trung bình trở lên, nhưng hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, đều phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong hè theo yêu cầu và công việc cụ thể do Hiệu trưởng nhà trường giao. Tùy theo kết quả thực hiện những yêu cầu rèn luyện và hoàn thành các công việc được giao, học sinh được đề nghị xét xếp loại lại về hạnh kiểm, nếu đạt loại trung bình thì được xét lên lớp.
Điều 14: Lên lớp, không được lên lớp.
1. Những học sinh có đủ hai điều kiện dưới đây đều được lên lớp:
a) Nghỉ học không quá 45 ngày trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
b) Xếp loại hạnh kiểm và xếp loại học lực từ trung bình trở lên.
2. Những học sinh phạm vào một trong các điều kiện dưới đây đều không được lên lớp:
a) Nghỉ học quá 45 ngày trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
b) Học lực cả năm xếp loại kém.
c) Học lực và hạnh kiểm cả năm đều xếp loại yếu.
d) Sau khi đã được kiểm tra lại các môn học tính điểm trung bình hoặc kiểm tra lại các môn học xếp loại theo quy định tại Điều 12 Quy chế này nhưng không đạt loại trung bình.
đ) Không đạt loại trung bình sau khi được rèn luyện thêm trong hè về hạnh kiểm.
Điều 15: Khen thưởng và kỷ luật.
1. Khen thưởng.
a) Công nhận là học sinh giỏi đối với những học sinh có hạnh kiểm xếp loại tốt, học lực xếp loại giỏi.
b) Công nhận là học sinh tiên tiến đối với những học sinh có hạnh kiểm và học lực đều xếp loại khá trở lên.
2. Kỷ luật.
Những học sinh có sai phạm trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm hoặc phạm vào một trong những điều cấm, tùy theo mức độ sai phạm khác nhau sẽ bị xử lý kỷ luật theo các mức dưới đây:
a) Khiển trách và thông báo đến gia đình.
b) Cảnh cáo ghi học bạ,
c) Buộc nghỉ học có thời hạn.
TRÁCH NHIỆM TRONG ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC SINH
Điều 16: Trách nhiệm của giáo viên bộ môn.
1. Thực hiện đầy đủ số lần kiểm tra, cho điểm, ghi nhận xét vào bài kiểm tra từ 1 tiết trở lên và trực tiếp ghi điểm kiểm tra vào sổ gọi tên và ghi điểm theo quy định tại hướng dẫn sử dụng sổ.
2. Tính điểm trung bình, xếp loại môn học theo học kỳ (cả năm) và trực tiếp ghi kết quả đó vào sổ gọi tên và ghi điểm, vào học bạ học sinh theo quy định.
Điều 17: Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp.
1. Thường xuyên kiểm tra sổ gọi tên và ghi điểm của lớp: giúp hiệu trưởng theo dõi việc kiểm tra cho điểm theo quy định của Quy chế; xác nhận việc sửa chữa điểm của từng môn học ở cuối mỗi trang ghi điểm.
2. Tính điểm trung bình các chủ đề tự chọn.
3. Thực hiện việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm, xếp loại học lực học kỳ (cả năm) cho học sinh.
4. Đề nghị danh sách những học sinh được lên lớp, những học sinh phải kiểm tra lại các môn học, phải rèn luyện thêm trong hè về hạnh kiểm và những học sinh không được lên lớp.
5. Lập danh sách đề nghị khen thưởng đối với học sinh cuối mỗi năm học.
6. Ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm, vào học bạ học sinh kết quả đánh giá, xếp loại về hạnh kiểm, học lực, được lên lớp, không được lên lớp, danh hiệu thi đua của từng học sinh trong lớp cuối mỗi học kỳ và cả năm học; nhận xét đánh giá kết quả rèn luyện toàn diện và ghi vào học bạ của học sinh cuối năm học.
7. Phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong nhà trường, với tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (xã, phường), Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp học tổ chức các hoạt động giáo dục và nhận xét kết quả rèn luyện đối với những học sinh phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm.
8. Phổ biến Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở đến cha mẹ học sinh.
Điều 18: Trách nhiệm của Hiệu trưởng.
1. Hướng dẫn giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm trong trường nắm vững và thực hiện đúng Quy chế.
2. Thường xuyên xem xét việc thực hiện quy định về kiểm tra cho điểm của giáo viên bộ môn để có biện pháp xử lý kịp thời những trường hợp chưa thực hiện tốt; từng tháng ghi nhận xét và ký xác nhận vào sổ gọi tên và ghi điểm của tất cả các lớp trong trường.
3. Kiểm tra việc thực hiện đánh giá, xếp loại và việc ghi kết quả đánh giá, xếp loại học sinh vào sổ gọi tên và ghi điểm, vào học bạ học sinh của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp.
4. Xét duyệt danh sách những học sinh được lên lớp, không được lên lớp, danh hiệu thi đua của học sinh, danh sách những học sinh phải kiểm tra lại các môn học, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm của các lớp vào cuối năm học. Phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh vào học bạ học sinh sau khi đã được ghi đầy đủ nội dung, có nhận xét và chữ ký của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp.
5. Ấn định thời gian và tổ chức kiểm tra lại các môn học theo quy định tại Điều 12 của Quy chế này; duyệt và công bố danh sách những học sinh được lên lớp sau khi thực hiện kiểm tra hoặc rèn luyện thêm về hạnh kiểm trước khi bước vào năm học mới.
6. Xét và quyết định khen thưởng hoặc kỷ luật đối với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh.
Điều 19: Trách nhiệm của học sinh và cha mẹ học sinh.
1. Học sinh trường trung học cơ sở có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học sinh quy định tại Điều lệ trường trung học. Tích cực rèn luyện về hạnh kiểm và nỗ lực học tập để thực hiện tốt các tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại quy định tại Văn bản này.
2. Cha mẹ, người giám hộ, người đỡ đầu có trách nhiệm tìm hiểu, nắm vững những tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại học sinh. Kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn trong giáo dục, giúp đỡ và tạo điều kiện cho con em thực hiện các tiêu chuẩn quy định. Chịu trách nhiệm liên đới về những hành vi phạm lỗi của con em./.
- 1 Quyết định 40/2006/QĐ-BGDĐT ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Quyết định 41/2007/QĐ-BGDĐT công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và liên tịch ban hành từ năm 1999 đến năm 2005 hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Quyết định 41/2007/QĐ-BGDĐT công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và liên tịch ban hành từ năm 1999 đến năm 2005 hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1 Nghị định 85/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 2 Nghị định 86/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
- 3 Quyết định 23/2000/QĐ-BGDĐT về Điều lệ Trường trung học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4 Thông tư 29-TT hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh cấp II phổ thông cơ sở, trung học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1 Quyết định 40/2006/QĐ-BGDĐT ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Quyết định 41/2007/QĐ-BGDĐT công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và liên tịch ban hành từ năm 1999 đến năm 2005 hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Thông tư 29-TT hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh cấp II phổ thông cơ sở, trung học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành