ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2008/QĐ-UBND | Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 11 tháng 01 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày 25 tháng 5 năm 2002;
Căn cứ Chỉ thị số 03/2005/CT-BBCVT ngày 28 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông về đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và tham nhũng trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 01/2006/TTLT-BCA-BBCVT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Liên Bộ Công an - Bộ Bưu chính, Viễn thông hướng dẫn mở, kiểm tra thư, bưu phẩm, bưu kiện, gói hàng gửi qua mạng bưu chính công cộng và mạng chuyển phát nhanh nhằm phát hiện tội phạm về ma túy;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Bưu chính, Viễn thông tại Tờ trình số 355/SBCVT-TT ngày 25 tháng 12 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định có hiệu lực sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Bưu chính, Viễn thông; Thủ trưởng các cơ quan cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các doanh nghiệp và các cơ quan hữu quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP CÁC NGÀNH ĐỂ ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM, THAM NHŨNG, BUÔN LẬU TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND ngày 11 tháng 1 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Quy chế này quy định biện pháp và sự phân công phối hợp trách nhiệm giữa các ngành và các đơn vị có liên quan để cùng thực hiện các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm, tham nhũng, buôn lậu trong các hoạt động sản xuất, lắp ráp, mua bán, kinh doanh, cung cấp và sử dụng dịch vụ trên lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và điện tử.
1. Biện pháp và sự phân công phối hợp trách nhiệm giữa Sở Bưu chính, Viễn thông; Công an tỉnh; Sở Thương mại và Du lịch; Sở Văn hoá - Thông tin; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các doanh nghiệp và nhân dân để thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước nhằm kịp thời phát hiện, xử lý, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và điện tử trên địa bàn tỉnh như: xâm hại hệ thống hạ tầng bưu chính, viễn thông; gian lận và trộm cắp cước viễn thông; sản xuất, kinh doanh trái pháp luật dịch vụ điện thoại internet, thẻ điện thoại; sản xuất, lắp ráp, mua bán trái phép các loại thiết bị điện tử; gửi, nhận hàng lậu, hàng cấm qua mạng bưu chính; sử dụng các phần mềm không có bản quyền.
2. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, lắp ráp, mua bán, cung cấp và sử dụng dịch vụ trên lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, tần số vô tuyến điện và điện tử trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Điều 4. Trong quá trình phối hợp, việc phát hiện, cung cấp thông tin, dấu hiệu nghi vấn về các các hành vi xâm hại hệ thống hạ tầng bưu chính, viễn thông, gian lận và trộm cắp cước viễn thông; sản xuất, kinh doanh trái pháp luật dịch vụ điện thoại internet, thẻ điện thoại; sản xuất, lắp ráp, mua bán trái phép các loại thiết bị điện tử; gửi, nhận hàng lậu, hàng cấm qua mạng bưu chính; sử dụng các phần mềm không có bản quyền, … phải được thực hiện nhanh chóng, bảo đảm bí mật và tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Thông tin cung cấp được thể hiện bằng văn bản giấy, văn bản điện tử, điện thoại, tin nhắn qua điện thoại di động.
1. Phân công cán bộ làm đầu mối để theo dõi, cập nhật, xử lý, trao đổi thông tin, giao nhận tài liệu phục vụ cho công tác phối hợp. Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm bảo mật thông tin, kịp thời báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý với lãnh đạo.
2. Chỉ đạo các lực lượng thuộc quyền quản lý phối hợp kiểm tra, thanh tra, xử lý và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại hệ thống hạ tầng bưu chính, viễn thông; gian lận và trộm cắp cước bưu chính, viễn thông; sản xuất, sử dụng, kinh doanh trái pháp luật các dịch vụ điện thoại internet, thẻ điện thoại; sản xuất, lắp ráp, mua bán, sử dụng trái phép các loại thiết bị điện tử; gửi, nhận hàng lậu, hàng cấm qua mạng bưu chính; sử dụng các phần mềm không có bản quyền. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn những vi phạm, các âm mưu phá hoại của các phần tử chống đối và thù địch đối với mạng lưới viễn thông và an ninh thông tin quốc gia.
Điều 7. Sở Bưu chính, Viễn thông cùng với Công an tỉnh và Sở Văn hoá - Thông tin chủ trì phối hợp với các doanh nghiệp căn cứ hướng dẫn của Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông, truyền thông và internet xâm phạm an ninh quốc gia, gây mất trật tự an toàn xã hội, vi phạm đạo đức, vi phạm thuần phong mỹ tục và hoạt động vi phạm khác.
Điều 8. Việc xử lý các vụ trộm cắp viễn thông quốc tế, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm qua mạng bưu chính, mạng chuyển phát, kinh doanh trái pháp luật dịch vụ điện thoại internet, các loại thẻ điện thoại lậu được thực hiện trên nguyên tắc: nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, tuân thủ đúng pháp luật, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các bên có liên quan và bảo đảm tuyệt đối bí mật. Vụ việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý của đơn vị nào thì đơn vị đó chủ trì việc xử lý, các đơn vị khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cùng phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN CHỨC NĂNG, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG CÔNG TÁC PHỐI HỢP
Điều 9. Sở Bưu chính, Viễn thông.
1. Chịu trách nhiệm chủ trì, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và điện tử trên địa bàn; làm đầu mối tiếp nhận, xử lý thông tin báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan có liên quan tình hình về các dấu hiệu nghi vấn vận chuyển hàng lậu, hàng cấm qua mạng bưu chính, mạng chuyển phát, trộm cắp cước viễn thông quốc tế, bản quyền phần mềm.
2. Chủ động phối hợp hoặc tham gia với các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị quản lý chuyên ngành của Bộ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và điện tử trong thanh tra, kiểm tra và xử lý đối tượng vi phạm hành chính hoặc lập hồ sơ chuyển cơ quan điều tra nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm theo quy định của Luật Thanh tra và Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp cần sự hỗ trợ của các đơn vị quản lý chuyên ngành (Cục Tần số Vô tuyến điện, Cục Quản lý chất lượng bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin) trong quá trình thanh tra, kiểm tra thì chủ động đề nghị các đơn vị này phối hợp.
3. Chủ trì tiếp nhận quyết định trưng cầu giám định, làm thủ tục trình cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập Hội đồng giám định về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo Pháp lệnh Giám định Tư pháp và Nghị định số 67/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giám định Tư pháp.
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan và chỉ đạo, hướng dẫn các vị trực thuộc thực hiện công tác điều tra, xác minh và bắt giữ đối tượng trộm cắp cước viễn thông quốc tế, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm trong trường hợp phát hiện dấu hiệu nghi vấn hoặc trong trường hợp có thông báo của các cơ quan, doanh nghiệp có nhiệm vụ phối hợp trong Quy chế này.
2. Đối với các vụ việc khác do Công an tỉnh phát hiện, nếu cần có sự phối hợp với các đơn vị khác thì thông báo cho đơn vị đó để đề nghị phối hợp, kèm theo các thông tin cần thiết. Sau khi kết thúc xử lý, Công an tỉnh có trách nhiệm thông báo cho các đơn vị phối hợp biết kết quả. Tổ chức lực lượng giám sát đối tượng trong quá trình thanh tra, kiểm tra hành chính, không để đối tượng xoá dấu vết, tẩu tán phương tiện, thiết bị, tang vật sử dụng để vi phạm.
3. Tổ chức và phối hợp đoàn liên ngành thanh tra, kiểm tra; hướng dẫn các cơ quan tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện công tác phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, internet để xâm phạm an ninh quốc gia, làm mất trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Sở Thương mại và Du lịch
1. Chủ trì việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý hàng lậu, hàng cấm vận chuyển qua mạng bưu chính, mạng chuyển phát.
2. Trường hợp nhận được tin báo về các vụ vận chuyển hàng lậu, hàng cấm qua mạng bưu chính, mạng chuyển phát, Sở Thương mại và Du lịch phối hợp với các đơn vị khác để kiểm tra, kiểm soát các túi bưu phẩm, bưu kiện, kiện hàng hoá, phương tiện vận chuyển. Nếu phát hiện thấy có hành vi vi phạm pháp luật thì phối hợp với Sở Bưu chính, Viễn thông xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Nếu phát hiện các vụ việc vận chuyển hàng lậu, hàng cấm qua mạng bưu chính, mạng chuyển phát, Sở Thương mại và Du lịch có trách nhiệm chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường kịp thời thông báo và phối hợp với Sở Bưu chính, Viễn thông xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Sở Văn hoá - Thông tin.
1. Chủ trì việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý văn hoá phẩm đồi trụy, các thông tin xấu phát tán qua mạng, các trang thông tin điện tử (website) ở địa phương, hàng lậu, phần mềm có bản quyền, hàng cấm vận chuyển qua mạng bưu chính, mạng chuyển phát.
2. Trường hợp nhận được tin báo về các vụ vận chuyển hàng lậu, hàng cấm qua mạng bưu chính, mạng chuyển phát, Sở Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm chỉ đạo Đội Kiểm tra liên ngành 814 kịp thời phối hợp với Sở Bưu chính, Viễn thông kiểm tra, kiểm soát các túi bưu phẩm, bưu kiện, kiện hàng hoá, phương tiện vận chuyển. Nếu phát hiện thấy có hành vi vi phạm pháp luật thì phối hợp với Sở Bưu chính, Viễn thông xử lý theo quy định.
3. Nếu phát hiện các vụ việc vận chuyển hàng lậu, hàng cấm qua mạng bưu chính, mạng chuyển phát, Sở Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm chỉ đạo Đội Kiểm tra liên ngành 814 kịp thời thông báo và phối hợp với Sở Bưu chính, Viễn thông xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
1. Thực hiện công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và internet công cộng trên địa bàn; chỉ đạo việc triển khai thực hiện Quy chế này đến các cơ sở và nhân dân trên địa bàn huyện, thành phố.
2. Chủ trì, chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện, thành phố như: Phòng Quản lý đô thị, Phòng Hạ tầng kinh tế, Công an, Chi cục Thuế, Quản lý thị trường, Thanh tra và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện công tác cấp phép đăng ký kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý hàng lậu, hàng cấm xuất, nhập khẩu qua mạng bưu chính, mạng chuyển phát trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp nhận được thông báo và đề nghị phối hợp về các vụ xuất, nhập hàng lậu, hàng cấm qua mạng bưu chính, mạng chuyển phát của Sở Bưu chính, Viễn thông, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm kịp thời phối hợp với Sở trong việc kiểm tra, kiểm soát các túi bưu phẩm, bưu kiện, kiện hàng hoá. Nếu phát hiện thấy có hành vi vi phạm pháp luật thì phối hợp với Sở Bưu chính, Viễn thông tiến hành các thủ tục xử lý các đối tượng vi phạm theo thẩm quyền.
4. Hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của tỉnh trong công tác kiểm tra, xử lý các đối tượng vi phạm trong hoạt động bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, internet công cộng tại địa phương. Khi phát hiện vụ việc xuất, nhập hàng lậu, hàng cấm qua mạng bưu chính, mạng chuyển phát, các huyện, thành phố có trách nhiệm kịp thời thông báo và phối hợp với Sở Bưu chính, Viễn thông xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
1. Trường hợp phát hiện dấu hiệu nghi vấn trộm cắp, tấn công phá hoại cơ sở hạ tầng, cước bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, cước viễn thông quốc tế; việc kinh doanh trái phép dịch vụ điện thoại internet, các loại thẻ điện thoại lậu; vận chuyển hàng lậu, hàng cấm qua mạng bưu chính, mạng chuyển phát; các hành vi vi phạm liên quan đến việc cung cấp, sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông, internet, sản xuất kinh doanh thiết bị điện tử thì các doanh nghiệp có trách nhiệm kịp thời báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan cho Sở Bưu chính, Viễn thông và các cơ quan có thẩm quyền liên quan.
2. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ để làm giảm thiệt hại, tác hại do hành vi vi phạm gây ra. Cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, tạo điều kiện cho cơ quan chức năng xác minh đối tượng vi phạm.
3. Trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phòng, chống vận chuyển hàng lậu, hàng cấm. Tiếp tục nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật, nghiệp vụ nhằm kiểm soát lưu lượng của thuê bao viễn thông, thuê bao internet.
4. Phối hợp giữa các doanh nghiệp với nhau và các đơn vị khác nhằm kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, kỹ thuật nhằm kịp thời phát hiện, thông báo cho các cơ quan chức năng về hành vi vi phạm pháp luật.
5. Xây dựng quy chế quản lý đại lý, quản lý khách hàng trong việc cung cấp, sử dụng dịch vụ, nhất là những thuê bao trả trước, việc phát hành và phân phối thẻ điện thoại trả trước, quản lý số tiền nạp tiền vào tài khoản của các thuê bao trả trước, những khách hàng không phải là đại lý mua thẻ trả trước với số lượng lớn bất thường, việc lợi dụng đường bưu chính để vận chuyển hàng lậu, hàng cấm; kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.
6. Kịp thời cung cấp số liệu liên quan đến hoạt động giám định theo yêu cầu của cơ quan trưng cầu giám định; chịu trách nhiệm về thời gian và tính chính xác của số liệu đã cung cấp.
1. Theo dõi, cập nhật, thu thập, lưu trữ tin tức, kịp thời báo cáo cho người đứng đầu cơ quan chủ quản của mình biết để chủ trì xử lý.
2. Làm đầu mối giao nhận tài liệu, thông tin, trường hợp phát hiện vi phạm hoặc có dấu hiệu tội phạm thì thông báo cho các đơn vị phối hợp bằng văn bản, fax, điện thoại hoặc liên hệ trực tiếp; đồng thời cung cấp danh sách địa chỉ, điện thoại người chịu trách nhiệm của đơn vị mình cho các đơn vị phối hợp biết để tiện dụng trong công tác phối hợp.
3. Bảo đảm nguyên tắc bí mật, nhanh chóng.
- 1 Kế hoạch 78/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 2 Công văn 8281/UBND-NNNT năm 2013 đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật do thành phố Hà Nội ban hành
- 3 Quyết định 1136/2008/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp phòng chống tội phạm trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 4 Quyết định 2301/2007/QĐ - UBND ban hành qui định phối hợp đấu tranh phòng ngừa tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 5 Quyết định 1015/2006/QĐ-UBND quy định hỗ trợ định suất đầu tư khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 6 Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BCA-BBCVT hướng dẫn việc mở và kiểm tra thư, bưu phẩm, bưu kiện, kiện, gói hàng hoá gửi qua mạng bưu chính công cộng và mạng chuyển phát nhằm phát hiện tội phạm về ma tuý do Bộ công an,Bộ bưu chính viễn thông ban hành
- 7 Nghị định 67/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Giám định tư pháp
- 8 Chỉ thị 03/2005/CT-BBCVT về đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tham nhũng trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin do Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành
- 9 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 10 Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2004
- 11 Luật Thanh tra 2004
- 12 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 13 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- 14 Pháp lệnh Bưu chính, viễn thông năm 2002
- 1 Kế hoạch 78/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 2 Công văn 8281/UBND-NNNT năm 2013 đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật do thành phố Hà Nội ban hành
- 3 Quyết định 1136/2008/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp phòng chống tội phạm trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 4 Quyết định 2301/2007/QĐ - UBND ban hành qui định phối hợp đấu tranh phòng ngừa tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 5 Quyết định 1015/2006/QĐ-UBND quy định hỗ trợ định suất đầu tư khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Tây Ninh