UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2012/QĐ-UBND | Lai Châu, ngày 18 tháng 01 năm 2012 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ QUỐC PHÒNG - AN NINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ban hành năm 2003;
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ năm 2009; Luật Ngân sách nhà nước năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;
Căn cứ Nghị quyết số 32/2011/NQ-HĐND ngày 9/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc Quy định mức đóng góp Quỹ quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh Lai Châu;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Văn bản số 03/TTr-STC ngày 10/01/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thu, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Điều 2. Quy chế thu, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Lai Châu ban hành kèm theo Quyết định này được áp dụng thực hiện kể từ ngày 01/01/2012.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ QUỐC PHÒNG - AN NINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 04/2012/QĐ-UBND ngày 18/01/2012 của UBND tỉnh Lai Châu)
Điều 1. Quỹ quốc phòng - an ninh được lập ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân hoạt động, cư trú trên địa bàn tự nguyện đóng góp để hỗ trợ cho xây dựng huấn luyện hoạt động của Dân quân tự vệ (DQTV) và hoạt động giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Việc đóng góp, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh thực hiện theo nguyên tắc công bằng, dân chủ, công khai, đúng pháp luật.
Điều 2. Đối tượng thuộc diện đóng góp Quỹ quốc phòng - an ninh.
- Cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) có trụ sở trên địa bàn tỉnh.
- Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú từ 6 tháng trở lên trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Đối tượng không thuộc diện vận động đóng góp.
- Cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang.
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người trực tiếp nuôi dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng; bố, mẹ, vợ (chồng), con của liệt sĩ; vợ chồng, con của thương binh hạng 1; người nhiễm chất độc da cam/dioxin không còn khả năng lao động.
- Người tàn tật, người mất sức lao động từ 81% trở lên, người cao tuổi.
- Người thuộc hộ nghèo theo quy định.
Các đối tượng quy định tại điều này, nếu có nguyện vọng tham gia đóng góp Quỹ quốc phòng - an ninh thì đều được khuyến khích và tiếp nhận.
Điều 4. Các hành vi nghiêm cấm.
1. Tuyên truyền xuyên tạc làm sai mục đích, ý nghĩa và bản chất của Quỹ quốc phòng - an ninh.
2. Xúi dục công dân, cơ quan, tổ chức không tự nguyện đóng góp Quỹ quốc phòng - an ninh.
3. Cản trở, gây khó khăn cho công dân, cơ quan, tổ chức tự nguyện đóng góp Quỹ quốc phòng - an ninh.
4. Ép buộc công dân, cơ quan, tổ chức đóng góp Quỹ quốc phòng - an ninh dưới mọi hình thức.
5. Gian lận trong thu, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh không đúng mục đích.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ MỨC ĐÓNG QUỸ VÀ VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ QUỐC PHÒNG - AN NINH
- Cơ quan Đảng, hành chính nhà nước; đơn vị sự nghiệp (tính theo biên chế): 10.000 đồng/người/năm.
- Tổ chức đoàn thể chính trị; chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp (tính theo biên chế): 10.000 đồng/người/năm.
- Doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh sử dụng đến 50 lao động đóng góp: 500.000 đồng/năm.
- Doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh sử dụng từ 51 lao động đến 100 lao động: 1.000.000 đồng/năm.
- Doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh sử dụng từ 101 lao động trở lên: 1.500.000 đồng/năm.
- Hộ gia đình cư trú tại các phường, thị trấn: 15.000 đồng/hộ/năm.
- Hộ gia đình cư trú tại các xã: 10.000 đồng/hộ/năm.
Điều 6. Tạm dừng tổ chức đóng góp Quỹ quốc phòng - an ninh.
1. Tạm dừng tổ chức vận động đóng góp Quỹ quốc phòng - an ninh trong các trường hợp sau đây:
- Người cư trú thuộc địa bàn cấp xã nơi bị thiên tai, dịch bệnh và thảm hoạ nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân.
- Cơ quan, tổ chức bị thiên tai, hoả hoạn và các thảm hoạ khác ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định việc tạm dừng tổ chức vận động đóng góp Quỹ quốc phòng - an ninh cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 7. Kế hoạch Tổ chức đóng góp Quỹ quốc phòng - an ninh.
1. Hàng năm, Uỷ ban nhân dân cấp xã lập kế hoạch tổ chức vận động đóng góp Quỹ quốc phòng - an ninh, tạo sự đồng thuận và thực hiện quyền tham gia đóng góp Quỹ quốc phòng - an ninh đối với nhân dân, cơ quan, tổ chức; bảo đảm chặt chẽ, thiết thực và hiệu quả, đồng thời bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh.
2. Căn cứ lập Kế hoạch:
- Mục đích, yêu cầu.
- Nội dung kế hoạch:
+ Tóm tắt báo cáo tình hình thu, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh của năm trước (phản ảnh bằng số liệu cụ thể).
+ Đối tượng vận động đóng góp Quỹ quốc phòng - an ninh.
+ Hình thức, thời gian, địa điểm đóng góp Quỹ quốc phòng - an ninh.
+ Cơ quan tiếp nhận và vận động đóng góp Quỹ quốc phòng - an ninh.
+ Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
3. Ban chỉ huy quân sự cấp xã chủ trì phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã soạn thảo Kế hoạch.
4. Kế hoạch này phải được thông qua Uỷ ban nhân dân cấp xã, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
5. Kế hoạch này phải được thông báo rộng rãi tới các đối tượng thuộc diện vận động đóng góp.
Điều 8. Đóng góp Quỹ quốc phòng - an ninh.
1. Việc đóng góp Quỹ quốc phòng - an ninh có thể bằng tiền đồng, ngoại tệ hoặc vật chất bằng các hình thức sau:
- Đóng góp trực tiếp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Đóng góp thông qua tài khoản của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Đóng góp thông qua người được Uỷ ban nhân dân cấp xã uỷ quyền vận động.
2. Thời điểm đóng góp:
- Thời điểm tổ chức vận động đóng góp vào tháng 4 và tháng 11 hàng năm.
- Ngoài thời điểm trên, cơ quan, tổ chức và cá nhân có thể đóng góp thêm vào bất kỳ thời điểm nào, nếu thấy thích hợp.
3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân đóng góp Quỹ quốc phòng - an ninh có quyền:
- Yêu cầu cơ quan hoặc người vận động thu Quỹ quốc phòng - an ninh phải viết biên lai thu tiền và đăng ký vào sổ thu quỹ.
- Yêu cầu người vận động thu Quỹ quốc phòng - an ninh xuất trình giấy uỷ nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Điều 9. Tiếp nhận Quỹ quốc phòng - an ninh.
1. Cơ quan và người vận động khi tiếp nhận quỹ có trách nhiệm:
- Nắm chắc quy định của pháp luật và các văn bản chỉ đạo của địa phương về Quỹ quốc phòng - an ninh; tuyên truyền, vận động người dân và cơ quan, tổ chức tự nguyện đóng góp.
- Người vận động thu quỹ phải xuất trình giấy uỷ nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã khi thực hiện nhiệm vụ.
- Khi tiếp nhận đóng góp Quỹ quốc phòng - an ninh phải viết biên lai thu tiền theo quy định của pháp luật hiện hành và đăng ký vào sổ thu quỹ.
- Sau mỗi ngày vận động thu quỹ, phải tổng hợp báo cáo chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã và nộp cho tài chính cấp xã.
2. Trách nhiệm của tài chính cấp xã.
- Giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý biên lai thu Quỹ quốc phòng - an ninh.
- Tổng hợp kết quả sau mỗi đợt đóng góp quỹ, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã và nộp toàn bộ số tiền thu được vào Kho bạc Nhà nước cấp huyện để quản lý.
Điều 10. Quản lý, sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh.
Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý toàn bộ Quỹ quốc phòng - an ninh, sử dụng vào các nhiệm vụ sau:
1. Chi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự:
- Hỗ trợ tiền ăn cho dân quân trong hoạt động tuần tra, canh gác bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn và các thảm họa khác.
- Hỗ trợ tiền ăn cho dân quân huấn luyện và tham gia diễn tập về phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn và các thảm hoạ khác.
- Hỗ trợ đơn vị dân quân thực hiện chế độ sinh hoạt theo quy định của pháp luật.
- Mua biên lai thu tiền, sách, in ấn tài liệu và hỗ trợ bảo đảm các loại vật chất cho công tác tuyên truyền, vận động đóng góp quỹ.
- Chi thăm hỏi dân quân và gia đình dân quân khi bị ốm hoặc bị chết.
- Hỗ trợ tiền ăn cho các đối tượng không thuộc lực lượng vũ trang khi tham gia diễn tập quốc phòng ở cấp xã.
- Chi khác (căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của địa phương để bố trí nhiệm vụ chi cho phù hợp).
2. Chi nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Hỗ trợ tiền ăn cho công an cấp xã trong hoạt động phối hợp với dân quân tuần tra, canh gác bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn và các thảm hoạ khác.
- Hỗ trợ tiền ăn cho công an cấp xã khi tham gia diễn tập về quốc phòng ở cấp xã.
- Chi khen thưởng đối với tổ chức, cá nhận có thành tích xuất sắc trong việc tuyên truyền vận động đóng góp quỹ, tham gia hoạt động quốc phòng, quân sự, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Căn cứ nhiệm vụ quốc phòng, quân sự và kế hoạch giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của cấp xã; nguồn Quỹ quốc phòng - an ninh, Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã lập dự toán, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.
Điều 11. Công khai Quỹ quốc phòng - an ninh.
1. Việc công khai Quỹ quốc phòng - an ninh thực hiện theo quy định tại Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư số 19/2005/TT-BTC ngày 11/3/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân.
2. Nội dung công khai Quỹ quốc phòng - an ninh phải được thể hiện bằng văn bản, thông báo rộng rãi trong nhân dân và gửi văn bản đến các cơ quan đóng góp quỹ.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc vận động, đóng góp, quản lý và tự nguyện đóng góp Quỹ quốc phòng - an ninh được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có các hành vi vi phạm nội dung Điều 4 của Quy chế này và các quy định của pháp luật liên quan, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử phạt hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Quy định trách nhiệm tổ chức thực hiện.
1. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, kiểm tra thực hiện nội dung Quy chế này.
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức quán triệt văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và xây dựng các văn bản chỉ đạo của cấp mình về Quỹ quốc phòng - an ninh. Tổ chức tuyên truyền, vận động cơ quan, tổ chức, cán bộ, nhân dân trên địa bàn về mục đích, ý nghĩa việc xây dựng Quỹ quốc phòng - an ninh, nâng cao ý thức quốc phòng toàn dân, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trong tình hình mới; làm cơ sở vận động, nâng cao ý thức tự nguyện đóng góp xây dựng Quỹ quốc phòng - an ninh đạt kết quả thiết thực.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của chủ doanh nghiệp có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các thành viên trong cơ quan, tổ chức mình tự nguyện đóng góp xây dựng Quỹ quốc phòng - an ninh với phương châm: cấp trên gương mẫu trước cấp dưới, cán bộ, Đảng viên gương mẫu trước quần chúng.
Điều 15. Báo cáo Quỹ quốc phòng - an ninh.
1. Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã báo cáo kết quả vận động đóng góp, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh theo phân cấp như sau:
- Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
- Uỷ ban nhân dân cấp huyện báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 10 tháng 01 năm sau.
2. Nội dung báo cáo:
- Khái quát tình hình chung: Tổng số đơn vị hành chính; cơ quan, tổ chức; dân số trên địa bàn; phân tích chất lượng dân cư (độ tuổi, lao động, ngành nghề, thu nhập…); tình hình thiên tai, dịch bệnh, thảm hoạ…
- Kết quả nhận thức của công dân và cơ quan, tổ chức về Quỹ quốc phòng - an ninh;
- Kết quả tổ chức vận động đóng góp, thu, chi Quỹ quốc phòng - an ninh theo năm tài khoá (phản ánh bằng số liệu cụ thể);
- Phương hướng tổ chức vận động đóng góp Quỹ quốc phòng - an ninh năm tới;
- Các kiến nghị, đề xuất.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoạt động trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này./.
- 1 Quyết định 44/2016/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 04/2012/QĐ-UBND; bãi bỏ Mục 3, Phần III của Danh mục, mức thu phí và Mục 7, Phần I về tỷ lệ trích nộp ngân sách nhà nước kèm theo Quyết định 24/2014/QĐ-UBND do tỉnh Lai Châu ban hành
- 2 Quyết định 35/QĐ-UBND năm 2017 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành hết hiệu lực toàn bộ và danh mục văn bản hết hiệu lực một phần năm 2016
- 3 Quyết định 173/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu trong kỳ hệ thống hóa năm 2014-2018
- 4 Quyết định 173/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu trong kỳ hệ thống hóa năm 2014-2018
- 1 Quyết định 20/2013/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu
- 2 Quyết định 03/2013/QĐ-UBND Quy định khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường trên địa bàn tỉnh Lai Châu đạt tiêu chuẩn An toàn về an ninh, trật tự
- 3 Nghị quyết 32/2011/NQ-HĐND quy định mức đóng góp quỹ quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Lai Châu do Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu khoá XIII, kỳ họp thứ 3 ban hành
- 4 Quyết định 32/2011/QĐ-UBND về Quy chế lập, quản lý và sử dụng quỹ quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành
- 5 Quyết định 35/2011/QĐ-UBND về Quy chế vận động thu, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành
- 6 Nghị định 58/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ
- 7 Luật dân quân tự vệ năm 2009
- 8 Thông tư 19/2005/TT-BTC hướng dẫn việc công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân do Bộ Tài chính ban hành
- 9 Quyết định 192/2004/QĐ-TTg ban hành Quy chế công khai tài chính đối với các cấp NSNN, các đơn vị dự toán NS, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các dự án đầu tư XDCB có sử dụng vốn NSNN, các DNNN, các quỹ có nguồn từ NSNN và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 11 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 1 Quyết định 35/2011/QĐ-UBND về Quy chế vận động thu, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành
- 2 Quyết định 32/2011/QĐ-UBND về Quy chế lập, quản lý và sử dụng quỹ quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành
- 3 Quyết định 20/2013/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu
- 4 Quyết định 03/2013/QĐ-UBND Quy định khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường trên địa bàn tỉnh Lai Châu đạt tiêu chuẩn An toàn về an ninh, trật tự
- 5 Quyết định 44/2016/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 04/2012/QĐ-UBND; bãi bỏ Mục 3, Phần III của Danh mục, mức thu phí và Mục 7, Phần I về tỷ lệ trích nộp ngân sách nhà nước kèm theo Quyết định 24/2014/QĐ-UBND do tỉnh Lai Châu ban hành
- 6 Quyết định 35/QĐ-UBND năm 2017 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành hết hiệu lực toàn bộ và danh mục văn bản hết hiệu lực một phần năm 2016
- 7 Quyết định 173/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu trong kỳ hệ thống hóa năm 2014-2018