- 1 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- 2 Luật đấu thầu 2013
- 3 Luật Xây dựng 2014
- 4 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 5 Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 1 Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2 Nghị định 94/2014/NĐ-CP thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai
- 3 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
- 6 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 7 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 8 Nghị định 83/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 94/2014/NĐ-CP quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai
- 9 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- 10 Luật đấu thầu 2013
- 11 Luật Xây dựng 2014
- 12 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 13 Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2021/QĐ-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 03 tháng 3 năm 2021 |
BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH VĨNH PHÚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ Quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Nghị định số 83/2019/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2014/NĐ-CP;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 44/TTr-SNN&PTNT ngày 26 tháng 02 năm 2021; Báo cáo thẩm định số 02/BC-STP ngày 13/01/2021 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15/3/2021.
Quyết định này bãi bỏ Quyết định số 2012/QĐ-CT ngày 28/7/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban ngành đoàn thể của tỉnh; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các đơn vị tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2021/QĐ-UBND ngày 03/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai (viết tắt là Quỹ) tỉnh Vĩnh Phúc.
Quy chế này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đang sinh sống, hoạt động hoặc tham gia phòng, chống thiên tai tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ
Việc quản lý và sử dụng Quỹ phải đảm bảo đúng mục đích, kịp thời, công khai, minh bạch, công bằng và hiệu quả. Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
Điều 4.Tên gọi và địa vị pháp lý của Quỹ
1. Tên gọi của Quỹ:
a) Tên tiếng việt: Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc;
b) Tên giao dịch Quốc tế: Vinh Phuc Provincial Disaster Prevention Fund (viết tắt là PDPF Vinh Phuc).
2. Địa vị pháp lý của Quỹ:
a) Quỹ phòng, chống thiên tai là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được thành lập ở cấp tỉnh, do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý. Tồn Quỹ cuối năm được chuyển sang năm sau;
b) Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, tổ chức hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm quản lý Quỹ;
c) Quỹ chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 5. Cơ cấu tổ chức, trụ sở cơ quan quản lý Quỹ
1. Cơ quan quản lý Quỹ bao gồm: Hội đồng giám sát Quỹ và Ban quản lý Quỹ.
2. Trụ sở Cơ quan quản lý Quỹ được đặt tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Chủ tịch Hội đồng là Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách lĩnh vực nông nghiệp.
2. Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng là Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Các ủy viên Hội đồng gồm đại diện lãnh đạo các sở, ngành sau: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Cục thuế tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh và đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
4. Thường trực Hội đồng gồm: Chủ tịch Hội đồng và đại diện lãnh đạo các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Việc thành lập Hội đồng giám sát Quỹ; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch thường trực và các ủy viên Hội đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Điều 7. Nhiệm vụ của Hội đồng giám sát Quỹ
1. Hội đồng giám sát Quỹ có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành và giám sát mọi hoạt động của Quỹ về công tác thu, nộp, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán và công khai Quỹ.
2. Thường trực Hội đồng có nhiệm vụ thẩm định về mức chi hỗ trợ cho các hoạt động phòng, chống thiên tai theo đề nghị của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh; Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh tổng hợp ý kiến thẩm định của thường trực Hội đồng trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, trong đó:
a) Thường trực Hội đồng tổ chức họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản để chi cho các hoạt động phòng, chống thiên tai; trong vòng 5 ngày làm việc các thành viên Thường trực Hội đồng phải có ý kiến về việc chi Quỹ, nếu không có ý kiến coi như đồng ý chi Quỹ;
b) Các hoạt động phòng, chống thiên tai được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định chi Quỹ nếu ý kiến của các thành viên Thường trực Hội đồng nhất trí trên 50% trong tổng số các thành viên;
c) Trường hợp đề nghị cứu trợ khẩn cấp chưa thể họp hoặc lấy ý kiến của Thường trực Hội đồng, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh xin ý kiến trực tiếp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để xuất Quỹ;
d) Việc chi thù lao cho lực lượng trực tiếp thu và các chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu Quỹ không quá 3% tổng số thu, không phải xin ý kiến của Thường trực Hội đồng mà do Ban quản lý Quỹ hoặc cơ quan thu Quỹ của từng cấp (tỉnh, huyện, xã) đề xuất.
3. Hội đồng giám sát Quỹ hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, chế độ thù lao của Hội đồng thực hiện theo quy định pháp luật; nhiệm vụ cụ thể của các thành viên trong Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng phân công.
1. Cơ cấu tổ chức
a) Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Quỹ gồm: Giám đốc Quỹ, các Phó giám đốc Quỹ, Kế toán Quỹ và các bộ phận giúp việc. Giám đốc Quỹ là người đứng đầu Quỹ chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chủ tịch Hội đồng giám sát về hoạt động của Quỹ. Phó Giám đốc Quỹ là người giúp Giám đốc Quỹ thực hiện một số nhiệm vụ do Giám đốc Quỹ phân công, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Giám đốc Quỹ về nhiệm vụ được phân công.
b) Giám đốc Quỹ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
Phó Giám đốc Quỹ do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
c) Ban quản lý Quỹ đặt tại trụ sở của Chi cục Thủy lợi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, sử dụng cán bộ của Chi cục Thủy lợi làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Nhiệm vụ của Ban quản lý Quỹ
a) Xây dựng kế hoạch thu, vận động, tiếp nhận, quản lý các khoản đóng góp bắt buộc theo quy định; nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài cho công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
b) Đôn đốc, quản lý, tổng hợp kế hoạch thu, nộp Quỹ hàng năm của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
c) Xuất Quỹ sau khi có quyết định phê duyệt về mức chi hỗ trợ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho các hoạt động về phòng, chống thiên tai.
d) Công khai kết quả thu, danh sách và mức thu đối với từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, các cá nhân và các huyện, thành phố trực thuộc trên địa bàn tỉnh. Quyết toán thu, chi hàng năm với các cơ quan tài chính nhà nước có thẩm quyền.
e) Báo cáo quyết toán thu, chi Quỹ năm trước với Ủy ban nhân dân tỉnh vào quý I năm sau.
1. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, đơn vị lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn tỉnh và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; thủ trưởng các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn (do Cục Thuế tỉnh quản lý) có trách nhiệm thu Quỹ của các đối tượng trong phạm vi quản lý và nộp cho cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, phòng, ban cấp huyện có trách nhiệm thu của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý và nộp cho cơ quan quản lý Quỹ cấp huyện; thủ trưởng các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn (do Chi cục Thuế cấp huyện quản lý) có trách nhiệm thu của người lao động trong đơn vị (bao gồm của người lao động và mức nộp theo khoản 1, Điều 10 của Quy chế này) và nộp cho cơ quan quản lý Quỹ cấp huyện.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố giao phòng Tài chính - Kế hoạch (hoặc phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/phòng Kinh tế) là cơ quan quản lý thu Quỹ.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thu đối với các cơ quan đơn vị cấp xã và các đối tượng lao động khác trên địa bàn và nộp cho cơ quan quản lý Quỹ cấp huyện.
Điều 10. Đối tượng và mức đóng góp
1. Đối với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn tỉnh
Mức đóng góp bắt buộc một năm là hai phần vạn (0,02%) trên tổng giá trị tài sản hiện có tại Việt Nam theo báo cáo tài chính hàng năm nhưng tối thiểu là 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng), tối đa là 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Đối với cá nhân
Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật về lao động đóng góp như sau:
a) Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang hưởng lương, cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước đóng 01 ngày lương/người/năm theo mức lương cơ bản (mức lương cơ bản chia cho số ngày làm việc trên một tháng) sau khi trừ các khoản thuế, bảo hiểm phải nộp;
b) Người lao động trong các doanh nghiệp là số lao động thực tế làm việc trong các doanh nghiệp (trừ cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước đã nêu tại Điểm a Khoản này) đóng 01 ngày lương/người/năm theo mức lương tối thiểu vùng (mức lương tối thiểu vùng chia cho số ngày làm việc trên một tháng) do Chính phủ quy định;
c) Người lao động khác, trừ các đối tượng đã được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, đóng 15.000 đồng/người/năm.
3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp tự nguyện cho Quỹ.
Điều 11. Đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp
Thực hiện theo Điều 6 Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 (gọi tắt là Nghị định 94/2014/NĐ-CP) và Khoản 2, Điều 1 Nghị định số 83/2019/NĐ-CP ngày 12/11/2019 (gọi tắt là Nghị định 83/2019/NĐ-CP).
Điều 12. Thẩm quyền quyết định miễn, giảm, tạm hoãn và thời hạn được miễn, giảm, tạm hoãn
1. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định miễn, giảm, tạm hoãn đối với các đối tượng được quy định tại Điều 11 Quy chế này.
2. Việc xét miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp Quỹ của địa phương được tiến hành mỗi năm một lần vào thời điểm giao chỉ tiêu kế hoạch thu Quỹ. Trường hợp miễn, giảm, tạm hoãn do thiệt hại thiên tai, tổ chức, cá nhân phải báo cáo thiệt hại và đề xuất chính quyền địa phương để tổng hợp gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn, giảm, tạm hoãn. Trường hợp đối tượng đã đóng góp tiền nộp vào Quỹ, nếu được xét miễn, giảm, tạm hoãn thì số tiền đã nộp được khấu trừ vào số tiền đóng góp của năm sau liền kề.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ đối tượng đóng góp, các đối tượng được miễn giảm, tạm hoãn thuộc phạm vi quản lý để xây dựng kế hoạch thu của địa phương báo cáo Ủy ban nhân cấp huyện.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ kế hoạch thu, đối tượng được miễn giảm, tạm hoãn của các cơ quan, đơn vị, phòng, ban, tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn và Ủy ban nhân dân cấp xã trực thuộc, tổng hợp, xây dựng kế hoạch thu Quỹ của năm sau trên địa bàn báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Ban quản lý Quỹ của tỉnh) trước ngày 15/12 hàng năm.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ báo cáo của các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu thu Quỹ năm sau cho các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân cấp huyện vào dịp phân bổ kế hoạch ngân sách năm trước.
Điều 13. Quản lý thu, kế hoạch thu nộp Quỹ
1. Thủ trưởng tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm nộp Quỹ theo định mức được quy định tại Khoản 1, Điều 10 Quy chế này chuyển vào tài khoản của cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh đối với các đơn vị do Cục Thuế quản lý và tài khoản cấp huyện do Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền đối với các đơn vị do Chi cục Thuế cấp huyện quản lý.
2. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thu của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ, nhân viên trong lực lượng vũ trang thuộc phạm vi quản lý và chuyển vào tài khoản của cơ quan quản lý Quỹ của tỉnh, hoặc tài khoản cấp huyện do Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền.
3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức thu của các đối tượng do cấp xã quản lý và lao động khác trên địa bàn, trừ các đối tượng đã thu tại điểm a và điểm b, khoản 2, Điều 10 Quy chế này và nộp vào tài khoản của cơ quan quản lý Quỹ cấp huyện do Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền. Việc thu bằng tiền mặt phải có chứng từ theo mẫu của Bộ Tài chính.
4. Thời hạn nộp Quỹ: Đối với cá nhân nộp một lần trước 30 tháng 5 hàng năm; đối với tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài nộp tối thiểu 50% số phải nộp trước 30 tháng 5, số còn lại nộp trước 30 tháng 10 hàng năm.
5. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã căn cứ đối tượng, mức đóng góp thuộc phạm vi quản lý, các đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn để xây dựng kế hoạch thu của cơ quan, đơn vị và địa phương.
6. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp các sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn việc lập, phê duyệt, thông báo kế hoạch thu Quỹ đối với từng cơ quan, đơn vị có liên quan. Cục thuế tỉnh, Chi cục thuế các huyện, thành phố có trách nhiệm phối hợp trong việc hỗ trợ thu quỹ, lập kế hoạch thu Quỹ và cung cấp thông tin danh sách, tổng giá trị tài sản, số lao động hiện có theo báo cáo tài chính hàng năm đối với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn cho cơ quan quản lý Quỹ cùng cấp.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổng hợp, báo cáo và nộp Quỹ vào tài khoản của cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc trước 30 tháng 6 và 30 tháng 11 hàng năm.
Thực hiện theo Khoản 6, Điều 1, Nghị định số 83/2019/NĐ-CP.
Điều 15. Nội dung chi và quy trình thực hiện chi Quỹ
1. Cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai: Cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác cho đối tượng bị thiệt hại do thiên tai; hỗ trợ tu sửa nhà ở, cơ sở y tế, trường học, xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai, tu sửa nhà sơ tán phòng tránh thiên tai; tháo bỏ hạng mục, vật cản gây nguy cơ rủi ro thiên tai;
a) Quy trình thực hiện
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ huy PCTT&TKCN) cấp xã có trách nhiệm thống kê, kiểm kê, đánh giá chính xác thiệt hại của hộ gia đình, cá nhân, cơ quan tổ chức bị ảnh hưởng do thiên tai, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cần thiết bằng ngân sách dự phòng cấp xã và nguồn Quỹ được phân cấp. Trường hợp dự phòng ngân sách cấp xã và nguồn Quỹ được phân cấp không đáp ứng đủ nhu cầu cứu trợ thì lập hồ sơ, kèm theo tờ trình gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện kiểm tra, tổng hợp.
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định, tổng hợp nhu cầu hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện quản lý, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định. Trường hợp khẩn cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sử dụng ngân sách dự phòng và nguồn Quỹ được phân cấp để chi hỗ trợ cho Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức, cá nhân khắc phục hậu quả thiên tai. Trong trường hợp ngân sách cấp huyện đã huy động mọi nguồn lực nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu khắc phục hậu quả, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp nhu cầu, đề nghị hỗ trợ gửi về Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh.
Căn cứ vào tình hình tài chính của Quỹ và tình hình thiệt hại, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh kiểm tra, tổng hợp nhu cầu hỗ trợ từ Ủy ban nhân dân cấp huyện và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh báo cáo, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
b) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ
- Báo cáo kết quả tổng hợp thiệt hại của các địa phương, đơn vị.
- Các văn bản đã phân bổ nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách dự phòng cấp mình và nguồn Quỹ được phân cấp của các địa phương, đơn vị.
- Danh sách hỗ trợ của các đối tượng thụ hưởng.
c) Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các huyện, thành phố; Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm về các số liệu thiệt hại, mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra tại địa phương mình quản lý.
d) Tổng hợp, kiểm kê, đánh giá thiệt hại thực hiện theo Hướng dẫn số 21/HD-BCHPCTT&TKCN ngày 12/5/2020 của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh và Thông tư Liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
Đối với nhà ở của người dân bị thiệt hại phải kèm theo hồ sơ chứng minh nguồn gốc pháp lý rõ ràng của nhà ở bị thiệt hại.
Đối với cơ sở y tế, trường học, nhà sơ tán phòng tránh thiên tai các cơ quan chủ quản phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp kiểm kê, đánh giá chính xác thiệt hại theo quy định
2. Hỗ trợ tu sửa, xử lý khẩn cấp công trình gồm: Tu sửa, xử lý khẩn cấp đê, kè, cống và các công trình phòng chống thiên tai được hỗ trợ kinh phí tối đa không quá 03 tỷ/01 công trình, trình tự thực hiện như sau:
- Đối với các đơn vị do cấp tỉnh quản lý: Trước, trong và sau khi kết thúc thiên tai, căn cứ mức độ hư hỏng, thiệt hại và tính cấp thiết, đơn vị quản lý công trình lập danh mục công trình bị thiệt hại cần khắc phục để phục vụ sản xuất, dân sinh gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh tổng hợp.
- Đối với các đơn vị do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý: Trước, trong và sau thiên tai, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng công trình bị hư hỏng và tính cấp thiết, lập hồ sơ báo cáo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh để tổng hợp.
- Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, địa phương, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh tổng hợp, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan và Cơ quan quản lý Quỹ tổ chức kiểm tra thực tế, lập biên bản đánh giá thiệt hại và đề xuất giải pháp khắc phục đồng thời thống nhất tổng hợp danh mục công trình báo cáo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hỗ trợ từ nguồn Quỹ để kịp thời khắc phục.
- Căn cứ danh mục công trình khẩn cấp cần khắc phục và đồng ý hỗ trợ kinh phí của cấp có thẩm quyền, Chủ đầu tư tổ chức lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật và trình cơ quan chuyên ngành thẩm định; trên cơ sở kết quả thẩm định của cơ quan chuyên ngành, Chủ đầu tư trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt, đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức quản lý thực hiện các bước tiếp theo về xây dựng công trình theo đúng quy định của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn hiện hành;
- Trường hợp công trình khắc phục theo lệnh khẩn cấp, cấp bách của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thì thực hiện theo quy định tại Điều 42, Điều 43 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành: Chủ đầu tư thuê đơn vị có chức năng tổ chức thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt quyết toán;
- Cơ quan Quản lý Quỹ căn cứ vào quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật chi tạm ứng 70% trên tổng số kinh phí được duyệt cho Chủ đầu tư; phần còn lại sẽ cấp sau khi có quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.
3. Hỗ trợ các hoạt động ứng phó thiên tai: Sơ tán dân khỏi nơi nguy hiểm; chăm sóc y tế; thực phẩm, nước uống cho người dân nơi sơ tán đến; hỗ trợ quan trắc, thông tin, thông báo, cảnh báo thiên tai tại cộng đồng; tuần tra, kiểm tra phát hiện khu vực nguy cơ xảy ra rủi ro thiên tai, sự cố công trình phòng chống thiên tai:
a) Sơ tán dân khỏi nơi nguy hiểm; chăm sóc y tế; thực phẩm, nước uống cho người dân nơi sơ tán đến: Các địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện theo phương án ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, sau đó thống kê chi phí thực tế, báo cáo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
Cơ quan quản lý Quỹ căn cứ quyết định kinh phí đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để chuyển kinh phí cho các địa phương, đơn vị; hồ sơ thanh quyết toán phải đầy đủ chứng từ, hóa đơn quy định gồm: Quyết định huy động, điều động, trưng dụng lực lượng, phương tiện, vật tư trang bị của cấp có thẩm quyền; Bảng kê xác định số lực lượng tham gia, thời gian thực tế tham gia, dự toán chi tiết chi phí được duyệt và các thủ tục khác theo quy định hiện hành.
b) Chi hỗ trợ quan trắc, thông tin, thông báo, cảnh báo thiên tai tại cộng đồng; tuần tra, kiểm tra phát hiện khu vực nguy cơ xảy ra rủi ro thiên tai, sự cố công trình phòng, chống thiên tai: Ủy ban nhân dân cấp huyện lập kế hoạch và dự toán gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt trước ngày 20/01 hàng năm.
Cơ quan quản lý Quỹ căn cứ vào Quyết định phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để chuyển kinh phí cho các địa phương, đơn vị. Hồ sơ thanh, quyết toán phải đầy đủ chứng từ, hóa đơn theo quy định hiện hành.
4. Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa: Xây dựng và phổ biến tuyên truyền kiến thức pháp luật; lập, rà soát kế hoạch phòng, chống thiên tai; tổ chức tập huấn, nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia công tác phòng chống thiên tai các cấp ở địa phương và cộng đồng; diễn tập phòng, chống thiên tai ở các cấp; tập huấn và duy trì hoạt động cho các đối tượng tham gia hộ đê, lực lượng quản lý đê nhân dân, lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã. Cơ quan quản lý Quỹ căn cứ nhu cầu thực tế, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.
5. Hỗ trợ chi thù lao cho lực lượng trực tiếp thu và các chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu Quỹ nhưng không vượt quá 3% tổng số thu.
6. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định điều chuyển để hỗ trợ các địa phương khác bị thiệt hại do thiên tai vượt quá khả năng khắc phục của địa phương khi có quyết định điều chuyển của Thủ tướng Chính phủ.
(Chi tiết nội dung và mức chi của Quỹ tại Phụ lục kèm theo Quy chế này)
Trên cơ sở Quyết định phân bổ nguồn kinh phí và các hồ sơ thủ tục quy định tại Quyết định này, Cơ quan Quản lý Quỹ thực hiện cấp phát kinh phí cho các cơ quan, đơn vị, địa phương được thụ hưởng, như sau:
1. Đối với chủ đầu tư là đơn vị cấp tỉnh thì kinh phí được cấp chuyển vào tài khoản của Chủ đầu tư;
2. Đối với chủ đầu tư là cấp huyện, cấp xã thì kinh phí được cấp chuyển vào tài khoản của Quỹ Phòng, chống thiên tai cấp huyện.
1. UBND cấp xã
a) Trích 3% tổng số thu trên địa bàn để chi thù lao cho lực lượng trực tiếp đi thu và các chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu Quỹ;
b) Số còn lại được phân bổ như sau:
- 20% để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai tại cấp xã;
- 80% chuyển vào tài khoản của Quỹ phòng, chống thiên tai cấp huyện trên địa bàn để chuyển hết về tài khoản của Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh.
2. UBND cấp huyện
a) Trích 3% tổng số thu thuộc trách nhiệm thu của UBND cấp huyện để chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu Quỹ;
b) Số còn lại được phân bổ như sau:
- 20% để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai tại cấp huyện;
- 80% chuyển vào tài khoản của Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh.
3. Ban quản lý Quỹ phòng chống thiên tai tỉnh: Trích 3% số thu được của cấp tỉnh (đã trừ đi số thu của cấp huyện và cấp xã) để chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu Quỹ.
Điều 18. Báo cáo, phê duyệt quyết toán Quỹ
1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương được hỗ trợ kinh phí chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và thanh toán nguồn kinh phí theo đúng quy định đồng thời gửi báo cáo quyết toán về cơ quan quản lý Quỹ để tổng hợp.
2. Cơ quan quản lý Quỹ có trách nhiệm báo cáo quyết toán thu, chi Quỹ theo Khoản 1, Điều 11, Nghị định số 94/2014/NĐ-CP.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm báo cáo kết quả thu, chi Quỹ theo Khoản 2, Điều 11, Nghị định số 94/2014/NĐ-CP.
4. Quỹ thực hiện chế độ kế toán theo khoản 7, Điều 1, Nghị định số 83/2019/NĐ-CP.
Điều 19. Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát hoạt động Quỹ
Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát hoạt động Quỹ thực hiện theo Điều 12, Nghị định số 94/2014/NĐ-CP.
Điều 20. Công khai nguồn thu, chi Quỹ
Công khai nguồn thu, chi Quỹ thực hiện theo Điều 13, Nghị định số 94/2014/NĐ-CP.
Điều 21. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì trong việc cung cấp thông tin các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép đăng ký hoạt động làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và thực hiện thu nộp Quỹ theo quy định.
2. Cơ quan Thuế (cấp tỉnh, cấp huyện)
a) Cung cấp thông tin về danh sách, tổng giá trị tài sản, số lao động hiện có theo báo cáo tài chính hàng năm đối với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài (trừ các tổ chức đã giải thể, phá sản và tạm ngừng hoạt động kinh doanh) trên địa bàn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện liên quan và Cơ quan Quản lý Quỹ tỉnh để phục vụ xây dựng Kế hoạch thu Quỹ phòng, chống thiên tai;
b) Phối hợp với các địa phương tổ chức thu Quỹ của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn.
3. Sở Nội vụ
Cung cấp thông tin về số lượng công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cho Cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh.
4. Cơ quan Bảo hiểm Xã hội (cấp tỉnh, cấp huyện)
Cung cấp thông tin về số lượng, người lao động của các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và thu Quỹ theo quy định.
5. Sở Tài chính
Phối hợp với Cơ quan quản lý Quỹ tỉnh tham mưu phân bổ nguồn kinh phí hỗ trợ cho các đơn vị, địa phương.
6. Kho bạc Nhà nước tỉnh
Tiếp nhận, đối chiếu nguồn đóng góp Quỹ từ các địa phương, đơn vị chuyển về tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước và cấp phát khi có đề nghị của Cơ quan Quản lý Quỹ.
7. Ủy ban nhân dân cấp huyện
Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và tổ chức lập kế hoạch thu nộp Quỹ của các tổ chức, cá nhân theo quy định.
8. Ủy ban nhân dân cấp xã
Tổ chức lập kế hoạch thu nộp Quỹ của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý theo quy định.
9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan Thường trực phòng chống thiên tai của tỉnh)
Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng Quỹ hiệu quả; định kỳ tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động Quỹ; công khai Quỹ theo quy định của Chính phủ và các quy định của pháp luật liên quan. Tổng hợp các ý kiến về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Những nội dung không quy định tại Quy chế này thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ Quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai và Nghị định số 83/2019/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2014/NĐ-CP.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổng hợp ý kiến của các địa phương, các sở, ngành, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp./.
NỘI DUNG CHI, MỨC CHI QUỸ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TỈNH VĨNH PHÚC
(Kèm theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc được ban hành kèm theo Quyết định số 05/2021/QĐ-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
Đơn vị tính: VN đồng
TT | Nội dung | Đơn vị | Mức chi | Ghi chú |
1 | Cứu trợ khẩn cấp về lương thực | Người/tháng | 15kg gạo | Mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP, thời gian cứu trợ không quá 03 tháng cho mỗi đợt trợ giúp |
2 | Cứu trợ khẩn cấp về nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cần thiết khác | Người/đợt | Tối đa không quá 300.000 đồng/người/đợt | Mức chi thực hiện theo đơn giá hiện hành |
3 | Hỗ trợ tu sửa nhà ở | |||
3.1 | Hỗ trợ Nhà ở bị đổ, sập, trôi, hư hỏng hoàn toàn do thiên tai (thiệt hại từ 70% trở lên) | 1 nhà/hộ | 20.000.000 | Chỉ tính nhà ở chính, không tính công trình phụ như: nhà bếp, nhà xưởng, nhà cho thuê... |
3.2 | Hỗ trợ sửa chữa nhà ở bị hư hỏng rất nặng do thiên tai (thiệt hại từ 50% đến dưới 70%) | 1 nhà/hộ | 7.000.000 | |
3.3 | Hỗ trợ sửa chữa nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai (thiệt hại từ 30% đến dưới 50%) | 1 nhà/hộ | 3.000.000 | |
3.4 | Hỗ trợ Hộ gia đình phải di dời nhà ở khẩn cấp do nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất.... | 1 nhà/hộ | 20.000.000 | |
4 | Hỗ trợ xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai | cấp xã | Tối đa không quá 10.000.000 đồng/xã | Mức chi căn cứ theo nhu cầu và tình hình thực tế của địa phương |
5 | Hỗ trợ tu sửa các công trình bị thiệt hại do thiên tai: Cơ sở y tế, trường học; tu sửa nhà làm việc, tu sửa nhà sơ tán phóng tránh thiên tai; tháo bỏ hạng mục, vật cản gây nguy cơ rủi ro thiên tai. | Công trình | ≤ 50.000.000 đồng/1 công trình | Mức chi căn cứ theo tình hình thực tế hư hại của công trình |
6 | Hỗ trợ tu sửa, xử lý khẩn cấp công trình gồm: tu sửa, xử lý khẩn cấp đê, kè, cống và các công trình phòng chống thiên tai (bao gồm trạm quan trắc khí tượng, thủy văn, địa chấn, cảnh báo thiên tai; công trình đê điều, hồ đập, chống úng, chống hạn, chống sạt lở; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền, nhà kết hợp sơ tán dân) | Công trình | ≤ 3.000.000.000 đồng/1 công trình | Mức chi quy định tại Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 83/2019/NĐ-CP ngày 12/11/2019. Mức hỗ trợ cụ thể từng công trình do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. |
1 | Sơ tán dân khỏi nơi nguy hiểm | Hộ/ngày | Tối đa không quá 300.000 đồng/hộ/ngày | Mức chi căn cứ theo tình hình thực tế tại địa phương tối đa không quá 05 ngày/đợt |
2 | Chăm sóc y tế, thực phẩm, nước uống cho người dân nơi sơ tán đến | Người/ngày | Tối đa không quá 50.000 đồng/người/ngày | Mức chi căn cứ theo tình hình thực tế tại địa phương tối đa không quá 10 ngày/đợt |
3 | Hỗ trợ quan trắc, thông tin, thông báo, cảnh báo thiên tai tại cộng đồng | |||
3.1 | Lắp đặt trạm đo mưa chuyên dùng (đo mưa tự động) | Trạm | Mức chi căn cứ theo dự toán hàng năm được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt | |
3.2 | Thuê bao dịch vụ trạm đo mưa chuyên dùng | Trạm | ||
3.3 | Xây dựng trạm đo mực nước | Trạm | ||
4 | Tuần tra, kiểm tra phát hiện khu vực nguy cơ xảy ra rủi ro thiên tai, sự cố công trình phòng chống thiên tai | Người/Lần tuần tra, kiểm tra | Hỗ trợ bằng 0,1 lần mức lương cơ sở, nếu làm nhiệm vụ từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau được tính gấp đôi | Căn cứ điểm a, khoản 1, Điều 19 Nghị định 30/2017/NĐ-CP của Chính phủ (Chỉ hỗ trợ cho người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền). |
1 | Phổ biến tuyên truyền kiến thức pháp luật | |||
1.1 | Xây dựng bản tin, phóng sự, các tiết mục văn nghệ, tờ rơi, băng rôn, phướn, pano, apphic, đĩa ... tuyên truyền về PCTT trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại các nơi công cộng | Hàng năm | Tối đa 100.000.000đồng/năm |
|
1.2 | Tổ chức mít tinh kỷ niệm tuần lễ Quốc gia PCTT hàng năm | Hàng năm | Tối đa 50.000.000 đồng/năm/1 đơn vị | |
1.3 | Triển khai đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng của tỉnh | Hàng năm | Theo mức dự toán và các quy định hiện hành | |
2 | Lập, rà soát kế hoạch phòng chống thiên tai; phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai | Hàng năm | Theo mức dự toán và các quy định hiện hành | |
3 | Tổ chức tập huấn, nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia công tác phòng chống thiên tai các cấp ở địa phương và cộng đồng | Hàng năm (lớp tập huấn) | Tối đa 40.000.000 đồng/lớp | |
4 | Tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai ở các cấp | Hàng năm | Tối đa 100.000.000 đồng/01 đợt diễn tập | |
5 | Tập huấn và duy trì hoạt động cho các đối tượng tham gia hộ đê, lực lượng quản lý đê nhân dân, lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã | Hàng năm | Tối đa 50.000.000 đồng/đợt | |
1 | Chi thù lao cho lực lượng trực tiếp thu tại cấp xã | Hàng năm | Tùy theo tình hình thực tế công việc | Tổng mức chi thù lao cho người trực tiếp đi thu, Chi hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu Quỹ không vượt quá 3% tổng số thu của mỗi cấp |
2 | Chi hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu Quỹ tại các cấp: Tỉnh, huyện, xã | Hàng năm | Tùy theo tình hình thực tế công việc | |
Hàng năm | Không quá 20% tổng số thu đối với từng cấp | Trên cơ sở số thu Quỹ, UBND tỉnh giao UBND cấp huyện, xã sử dụng không quá 20% tổng số thu đối với từng cấp để thực hiện các nhiệm vụ PCTT | ||
| Tùy theo tình hình thực tế và khi có quyết định điều chuyển của Thủ tướng Chính phủ | Mức chi căn cứ theo tình hình thực tế Quy định tại Khoản 3, Điều 9 Nghị định 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 |
Ghi chú: Nguyên tắc hỗ trợ thiệt hại:
1. Chỉ hỗ trợ cho các đơn vị, địa phương đã chủ động khắc phục, hỗ trợ cho các đối tượng bị thiệt hại nhưng vượt quá khả năng cân đối ngân sách của đơn vị, địa phương và đã sử dụng hết 20% được phân cấp từ Quỹ.
2. Chỉ thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng chưa được hỗ trợ theo các quy định hiện hành khác của nhà nước. Trong trường hợp có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cùng một nội dung, đối tượng đó chỉ được nhận hỗ trợ một chính sách phù hợp nhất.
- 1 Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2 Quyết định 1357/QĐ-UBND năm 2020 sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Quảng Ngãi kèm theo Quyết định 1732/QĐ-UBND
- 3 Quyết định 4326/QĐ-UBND năm 2020 sửa đổi Quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định
- 4 Quyết định 2317/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn
- 5 Quyết định 339/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch Phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 6 Chỉ thị 03/CT-UBND về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2021
- 7 Kế hoạch 1049/KH-UBND về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 tỉnh Bắc Giang
- 8 Quyết định 13/2021/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Bến Tre
- 9 Quyết định 31/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 05/2021/QĐ-UBND Quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc