ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2010/QĐ-UBND | Huế, ngày 28 tháng 01 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản;
Căn cứ Chỉ thị số 22/2006/CT-TTg ngày 30 tháng 06 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho hoạt động đánh bắt hải sản trên các vùng biển, đặc biệt là đánh bắt xa bờ;
Căn cứ Quyết định số 137/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổ chức thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên biển;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế tại Tờ trình số 762/TTr-STTTT ngày 24 tháng 11 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2010.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐẢM BẢO THÔNG TIN LIÊN LẠC GIỮA CÁC TÀU ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TRÊN BIỂN VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06 /2010/QĐ-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
Quy định này quy định việc thông tin liên lạc thường xuyên hoặc đột xuất giữa các tàu, các Tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển với các cơ quan quản lý nhà nước trên đất liền.
Áp dụng cho tất cả các tàu, phương tiện nghề cá đăng ký tại tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia khai thác hải sản trên biển và các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý thông tin liên lạc khi khai thác hải sản
Các tàu cá khai thác hải sản của tỉnh Thừa Thiên Huế phải trang bị đầy đủ các thiết bị thông tin liên lạc với đất liền theo quy định và có quy trình sử dụng các thiết bị này một cách an toàn; phải thông báo với Bộ đội Biên phòng tỉnh và Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Thừa Thiên Huế về tần số liên lạc của tàu. Khuyến khích các tàu cá khai thác hải sản tổ chức đánh bắt theo mô hình Tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển và được UBND xã, phường, thị trấn sở tại ra quyết định công nhận nhằm tăng cường công tác quản lý thông tin đảm bảo an toàn cho hoạt động đánh bắt hải sản trên các vùng biển, đặc biệt là đánh bắt xa bờ.
Điều 4. Quy định về trang thiết bị thông tin liên lạc trên tàu cá
1. Đối với tàu cá có công suất dưới 20CV hoạt động tuyến bờ thì không yêu cầu trang bị thông tin liên lạc.
2. Đối với tàu cá có công suất từ 20CV đến 90CV hoạt động tuyến lộng thì phải có trang bị thiết bị thông tin liên lạc tầm trung và máy thu dự báo thời tiết.
3. Đối với tàu cá có công suất lớn hơn 90CV hoạt động đánh bắt xa bờ thì phải trang bị thiết bị thông tin liên lạc tầm xa và máy thu dự báo thời tiết.
Điều 5. Trách nhiệm của Chủ tàu cá, Thuyền trưởng, Tổ trưởng Tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển
1. Chủ tàu cá:
a) Trang bị máy liên lạc thông tin, thiết bị thu dự báo thời tiết theo Điều 3 và Điều 4 của Quy định này;
b) Đảm bảo các trang thiết bị liên lạc luôn ở trạng thái hoạt động tốt khi đánh bắt trên biển và có quy trình vận hành, sử dụng, có bảng hô hiệu, tần số theo quy định trong công tác phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn;
c) Thông báo cho Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Thừa Thiên Huế, UBND các phường, xã, thị trấn nơi đăng ký tàu cá, các đồn, trạm Biên phòng về chủng loại máy, tần số liên lạc, hô hiệu của máy;
d) Đôn đốc thuyền trưởng thực hiện nghiêm túc quy định này và các quy định khác của Nhà nước về đảm bảo thông tin liên lạc.
2. Thuyền trưởng, Tổ trưởng Tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển: Khi hoạt động sản xuất trên biển trong mọi tình huống Thuyền trưởng, Tổ trưởng Tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển phải có biện pháp quản lý, giữ vững liên lạc thường xuyên thông suốt với các tàu cá trong tổ của mình và với các đài thông tin Bộ đội Biên phòng tỉnh và đài trực của Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đồng thời thực hiện chế độ báo cáo thông tin liên lạc được quy định tại Điều 6 Quy định này.
Điều 6. Chế độ thông tin liên lạc của tàu cá, Tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển
Khi hoạt động trên biển, ngoài trách nhiệm được quy định tại các văn bản Nhà nước, các Thuyền trưởng, Tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển có trách nhiệm:
1. Trong điều kiện thời tiết bình thường: Thuyền trưởng, Tổ trưởng Tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển có trách nhiệm liên lạc và báo cáo thường xuyên ít nhất một lần trong ngày cho Bộ đội Biên phòng tỉnh về vị trí tàu, số lượng lao động, tình trạng các tàu cá, thành viên của tổ mình và tình hình an ninh trên vùng biển đang khai thác.
2. Khi có áp thấp nhiệt đới hoặc tin bão xa:
a) Phải thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết qua các đài, liên hệ chặt chẽ với các tàu cá trong tổ và các tàu cá gần nhất để chủ động đôn đốc việc phòng tránh trước khi khi gió bão đến;
b) Các Thuyền trưởng, Tổ trưởng thực hiện chế độ báo cáo ít nhất hai lần trong ngày (mỗi lần cách nhau 12 giờ tại tần số 9.030KHz) cho đài trực canh Bộ đội Biên phòng tỉnh và đài trực của Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thừa Thiên Huế về vị trí tàu, số lượng lao động, tình trạng tàu cá của Tổ;
3. Khi bão gần, bão đã vào biển Đông: Các Thuyền trưởng, Tổ trưởng thực hiện chế độ báo cáo ít nhất ba lần trong ngày (mỗi lần cách nhau 08 giờ tại tần số 9.030KHz) cho đài trực canh gần nhất của Bộ đội Biên phòng tỉnh và đài trực của Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thừa Thiên Huế về vị trí tàu, số lượng lao động, tình trạng tàu cá, của Tổ; Thông báo kịp thời cho các tàu trong tổ và các tàu khác đang hoạt động trong khu vực; Chấp hành lệnh của cơ quản quản lý nhà nước trong bờ (gọi vào bờ hoặc tìm nơi trú ẩn).
4. Khi tàu cá đang trong vùng ảnh hưởng của bão: các Thuyền trưởng, Tổ trưởng phải giữ liên lạc liên tục 24/24 giờ trong ngày tại các tần số 9.030KHz, 7.903KHz với Bộ đội Biên phòng, Đài thông tin Duyên hải Huế, các tàu cá gần nhất và các tàu cá trong Tổ biết về vị trí tàu cá của mình đang hoạt động và phát tín hiệu cấp cứu khi phương tiện bị nạn.
5. Khi bão tan: các Thuyền trưởng, Tổ trưởng phải thông báo ngay cho Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND các xã phường, thị trấn nơi cư trú hoặc Bộ đội Biên phòng, chính quyền địa phương nơi tàu đang trú ẩn về vị trí, tình trạng người và tàu cá của mình, đồng thời duy trì liên lạc liên tục 24/24 giờ tại tần số 9.030KHz, 7.903KHz với Bộ đội Biên phòng tỉnh, Đài thông tin Duyên hải Huế để tham gia điều động cứu nạn, cứu hộ (nếu có).
6. Khi tàu cá bị tai nạn:
a) Trường hợp tàu cá của mình (hoặc tàu trong Tổ) bị tai nạn cần sự giúp đỡ, cứu hộ, cứu nạn phải kịp thời thông báo cho các tàu cá nơi gần nhất và đồng thời thông báo cho các cơ quan: Đài thông tin duyên hải ở tần số 7.960KHz, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tại tần số 9.030KHz, 7.903KHz về vị trí tàu cá của mình đang hoạt động và có biện pháp ứng phó kịp thời.
b) Khi phát hiện tàu cá khác bị nạn phải đưa tàu đến hỗ trợ ứng cứu kịp thời và nhanh chóng thông báo cho các tàu cá gần nhất, Đài thông tin Duyên hải Huế và Bộ đội Biên phòng nơi gần nhất biết để cùng hỗ trợ.
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Thực hiện đăng kiểm theo quy định của pháp luật trong đó đối với trang bị thiết bị thông tin liên lạc cho tàu cá: nếu là tàu nhỏ (công suất từ 20CV đến 90CV) hoạt động đánh bắt gần bờ phải có máy thu phát vô tuyến sóng ngắn hoạt động trên băng tần Citizen 27MHz và đối với tàu lớn (công suất lớn hơn 90CV) hoạt động đánh bắt xa bờ thì phải có máy thu phát vô tuyến sóng ngắn HF;
2. Chỉ đạo Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản triển khai duy trì chế độ trực canh để liên lạc với các tàu cá và các đơn vị liên quan.
3. Phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh quản lý tốt thông tin liên lạc tàu cá và thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình hoạt động của tàu trên biển; kiểm tra xử lý nghiêm theo pháp luật đối với các Tổ đoàn kết, các Chủ tàu cá, các Thuyền trưởng vi phạm Quy định này;
4. Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu về tàu, thuyền trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông
1. Hàng năm có kế hoạch phối hợp với Đài thông tin Duyên hải Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tập huấn nâng cao nghiệp vụ thông tin liên lạc, hướng dẫn sử dụng và lắp đặt máy thông tin liên lạc tầm xa HF trên tàu cho các Chủ tàu, Thuyền trưởng, Tổ trưởng tổ đoàn kết. Tìm kiếm, tranh thủ các nguồn vốn trong và ngoài ngân sách nhằm hỗ trợ thông tin liên lạc cho ngư dân.
2. Định kỳ 6 tháng một lần chủ trì phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác đảm bảo thông tin liên lạc trên biển, báo cáo UBND tỉnh.
3. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan tuyên truyền cho bà con ngư dân hiểu rõ tầm quan trọng và lợi ích của việc trang bị đầy đủ các phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện cứu sinh, cứu hộ trên tàu cá.
4. Chủ trì phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Đài thông tin duyên hải, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các cơ quan liên quan tiến hành khảo sát, đánh giá, đề xuất giải pháp xây dựng dự án nâng cấp, kiện toàn mạng lưới thông tin liên lạc trên biển trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt.
Điều 9. Trách nhiệm của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
1. Chỉ đạo các Đồn, Trạm biên phòng duy trì chế độ đài canh Phòng chống bão lụt và Tìm kiếm cứu nạn để liên lạc hàng ngày theo lịch và hướng dẫn sử dụng các kênh tần số mà Bộ chỉ huy biên phòng đã cấp phát cho các tàu để nắm bắt thông tin tàu cá đang hoạt động trên biển, kịp thời xử lý các tình huống sự cố xảy ra trên biển; cung cấp tần số, tên đài, lịch trực máy thông tin liên lạc của Bộ đội Biên phòng tỉnh cho các tàu cá và Tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển, Đài thông tin Duyên hải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ huy Phòng chống bão lụt và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để liên hệ khi cần thiết; phối hợp thông tin liên lạc với Đài thông tin Duyên hải khi nhận được thông tin cấp cứu của tàu thuyền đánh bắt hải sản;
2. Chỉ đạo các đồn Biên phòng trực máy HF 24/24 giờ để kịp thời liên lạc, nắm thông tin về hoạt động tàu cá của tỉnh, hướng dẫn tàu cá tránh trú bão, tham gia cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu;
3. Không cho ra khỏi cửa biển đối với các tàu không trang bị đầy đủ thiết bị thông tin liên lạc theo quy định nêu tại Điều 3 và Điều 4 của Quy định này;
4. Làm cơ quan thường trực thực hiện nhiệm vụ liên lạc với các tàu, Tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển; tổng hợp tình hình hoạt động tàu cá và an ninh trên biển; thông tin tình hình tàu cá cho UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ huy Phòng chống bão lụt và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh biết để phối hợp chỉ đạo.
Điều 10. Trách nhiệm của Đài thông tin Duyên hải Huế
Phát quảng bá thông tin phòng chống thiên tai, dự báo thời tiết (Bão, Áp thấp nhiệt đới và các thông tin dự báo thời tiết, dự báo thiên tai khác) cho các phương tiện hoạt động trên biển tại các tần số: 7.906KHz, 8.294KHz và trên kênh 16 VHF
Điều 11. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố Huế
Chỉ đạo cho các phòng chức năng, UBND các xã, phường, thị trấn, các tàu cá, Tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển thực hiện Quy định này.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 906/QĐ-UBND năm 2019 quy định về quản lý hoạt động các Ban liên lạc truyền thống của đơn vị quân đội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 2 Quyết định 01/2017/QĐ-UBND Bãi bỏ Quyết định 06/2005/QĐ-UBND quy chế tổ chức đánh bắt hải sản trên biển theo tổ, áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 3 Quyết định 32/2013/QĐ-UBND Quy định tổ chức và đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4 Quyết định 137/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổ chức thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên biển do Thủ tướng chính phủ ban hành
- 5 Chỉ thị 22/2006/CT-TTg về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn cho hoạt động đánh bắt hải sản trên các vùng biển, đặc biệt là đánh bắt xa bờ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Quyết định 175/2005/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động các Ban liên lạc truyền thống của các đơn vị quân đội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 7 Nghị định 66/2005/NĐ-CP về bảo đảm an toàn cho người và tàu đánh cá hoạt động thuỷ sản
- 8 Quyết định 3170/2002/QĐ-UB phê duyệt Quy hoạch tổng quan phát triển nuôi trồng thuỷ sản Vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010
- 1 Quyết định 32/2013/QĐ-UBND Quy định tổ chức và đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2 Quyết định 3170/2002/QĐ-UB phê duyệt Quy hoạch tổng quan phát triển nuôi trồng thuỷ sản Vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010
- 3 Quyết định 175/2005/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động các Ban liên lạc truyền thống của các đơn vị quân đội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 4 Quyết định 01/2017/QĐ-UBND Bãi bỏ Quyết định 06/2005/QĐ-UBND quy chế tổ chức đánh bắt hải sản trên biển theo tổ, áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 5 Quyết định 906/QĐ-UBND năm 2019 quy định về quản lý hoạt động các Ban liên lạc truyền thống của đơn vị quân đội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi