ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2015/QĐ-UBND | Bình Thuận, ngày 25 tháng 02 năm 2015 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ CƠ SỞ CHẾ BIẾN GỖ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
Thực hiện Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ;
Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản;
Căn cứ Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2012;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 182/TTr-SNN ngày 27 tháng 12 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ CƠ SỞ CHẾ BIẾN GỖ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2015/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Quy chế này quy định về quản lý cơ sở chế biến gỗ, bao gồm: địa điểm xây dựng; ngành nghề chế biến gỗ; xây dựng mới, mở rộng, nâng cấp, sắp xếp lại cơ sở chế biến gỗ; phân công trách nhiệm quản lý hoạt động chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
b) Những nội dung không quy định trong Quy chế này thì thực hiện theo các văn bản quy định hiện hành của pháp luật.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động chế biến gỗ phù hợp với quy định pháp luật của Việt Nam có cơ sở chế biến gỗ đặt trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
b) Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động chế biến gỗ: là quá trình gia công, chế biến, chế tác nguyên liệu gỗ, lâm sản ngoài gỗ thành các sản phẩm theo nhu cầu thị trường.
2. Cơ sở chế biến gỗ: là đơn vị hoạt động chế biến gỗ độc lập, được thành lập, đăng ký kinh doanh ngành nghề chế biến gỗ dưới hình thức doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể và đáp ứng các điều kiện sản xuất kinh doanh chế biến gỗ theo quy định của pháp luật.
3. Chủ cơ sở chế biến gỗ: là chủ sở hữu hợp pháp cơ sở chế biến gỗ theo quy định của pháp luật.
4. Nguyên liệu gỗ hợp pháp: là gỗ được khai thác từ rừng trồng, rừng tự nhiên, hoặc được mua bán, nhập khẩu có đầy đủ hồ sơ, chứng từ; đảm bảo trình tự, thủ tục pháp lý; được cơ quan có chức năng kiểm soát, xác nhận theo đúng quy định của pháp luật.
5. Ranh rừng tự nhiên: là ranh giới quy hoạch đất lâm nghiệp mà hiện trạng trên đất có rừng tự nhiên.
6. Chế biến sản phẩm gỗ có giá trị gia tăng cao: là quá trình chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ để tạo ra các sản phẩm có giá trị tăng ít nhất hai (02) lần so với giá trị nguyên liệu đầu vào.
Điều 3. Địa điểm xây dựng cơ sở chế biến gỗ
1. Địa điểm xây dựng cơ sở chế biến gỗ phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận, phù hợp với Quy hoạch phát triển chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh, Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, Phương án bố trí, sắp xếp cơ sở chế biến gỗ ở từng địa phương.
Không cho phép xây dựng cơ sở chế biến gỗ riêng lẻ tại những địa điểm có khoảng cách đến ranh rừng tự nhiên dưới 5 (năm) km.
2. Thẩm quyền chấp thuận địa điểm xây dựng cơ sở chế biến gỗ:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận địa điểm xây dựng cơ sở chế biến gỗ đối với tổ chức, nhà đầu tư (không thuộc các điểm b, c dưới đây) theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
b) Ban Quản lý các Khu công nghiệp chấp thuận địa điểm xây dựng cơ sở chế biến gỗ trong khu công nghiệp đối với dự án do Ban Quản lý các Khu công nghiệp cấp Giấy chứng nhận đầu tư, phù hợp với Điều lệ Quản lý xây dựng theo Quy hoạch chi tiết của Khu công nghiệp đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận địa điểm xây dựng đối với tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư cơ sở chế biến gỗ trong cụm công nghiệp, cụm làng nghề thuộc địa bàn quản lý hoặc cơ sở chế biến gỗ của hộ gia đình, cá nhân nằm ngoài cụm công nghiệp, cụm làng nghề phù hợp Phương án bố trí, sắp xếp cơ sở chế biến gỗ tại địa phương.
3. Việc xem xét, chấp thuận địa điểm xây dựng cơ sở chế biến gỗ được thực hiện đồng thời với việc giải quyết hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, đăng ký ngành nghề kinh doanh, thủ tục đầu tư theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách, dự án đầu tư vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cụm làng nghề trên địa bàn tỉnh.
Điều 4. Ngành nghề chế biến gỗ
1. Các ngành nghề chế biến gỗ được khuyến khích:
a) Chế biến theo quy trình công nghiệp, sử dụng công nghệ tiên tiến, đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, có giá trị gia tăng cao.
b) Chế biến gắn với trồng rừng hoặc liên kết với tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong tỉnh trồng rừng và sử dụng rừng trồng tại chỗ đưa vào chế biến thành các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sử dụng nguồn lao động tại địa phương.
c) Chế biến nguyên liệu tận dụng (gốc, rễ, cành, ngọn) gỗ rừng trồng, rừng tự nhiên hoặc phụ liệu, phế liệu gỗ chế biến để tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng; giảm lượng rác thải, góp phần bảo vệ môi trường.
d) Gia công, chế tác đồ gỗ gia dụng, đồ gỗ nội, ngoại thất, hàng mỹ nghệ tinh xảo có tính mỹ thuật cao, tiết kiệm nguyên, phụ liệu, tạo giá trị gia tăng cao trên đơn vị sản phẩm; duy trì, phát triển ngành nghề truyền thống phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tạo việc làm cho lao động nông thôn.
2. Không khuyến khích đầu tư, lập mới đối với cơ sở:
a) Chế biến thô, bán thành phẩm (gỗ dăm, gỗ bóc,…) từ nguyên liệu rừng trồng để bán buôn, xuất khẩu.
b) Chuyên gom, trữ, sơ chế thủ công gỗ nguyên liệu để bán mà không đầu tư trang thiết bị, không có nguồn nhân lực để thực hiện các công đoạn chế biến sản phẩm giá trị gia tăng tiếp theo.
3. Cơ sở chế biến gỗ sử dụng công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục trong thời hạn được cấp có thẩm quyền quyết định; nếu không khắc phục, tiếp tục gây ô nhiễm môi trường thì đình chỉ hoạt động để buộc áp dụng các biện pháp khắc phục, trường hợp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì bị cấm hoạt động, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo các quy định pháp luật có liên quan trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Điều 5. Đầu tư mới, đầu tư mở rộng hoặc nâng cấp cơ sở chế biến gỗ
Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng mới, đầu tư mở rộng hoặc nâng cấp cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
1. Có địa điểm xây dựng mới, mở rộng hoặc nâng cấp cơ sở chế biến được cấp có thẩm quyền chấp thuận theo Khoản 2 Điều 3 của Quy chế này.
2. Có ngành nghề chế biến gỗ đầu tư mới, đầu tư mở rộng hoặc nâng cấp được khuyến khích theo Khoản 1 Điều 4 của Quy chế này.
3. Có nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp phục vụ chế biến đảm bảo đáp ứng quy mô, công suất chế biến dự kiến đầu tư mới, đầu tư mở rộng hoặc nâng cấp.
4. Thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh ngành nghề chế biến gỗ và thủ tục về đầu tư theo quy định của pháp luật.
5. Trước khi thực hiện đầu tư xây dựng mới, mở rộng hoặc nâng cấp cơ sở chế biến gỗ phải thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai, xây dựng và các quy định về bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy theo quy định của Nhà nước.
1. Các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh đang hoạt động theo Giấy đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép hoạt động chế biến gỗ, Quyết định phê duyệt hoặc văn bản chấp thuận dự án, phương án sản xuất kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền cấp trước đây được tiếp tục hoạt động nếu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Địa điểm cơ sở sản xuất chế biến gỗ phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất của địa phương và Phương án bố trí, sắp xếp lại cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
b) Thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường và phòng cháy chữa cháy theo quy định.
c) Có nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp sử dụng cho chế biến ổn định đáp ứng quy mô, công suất đang hoạt động.
2. Các cơ sở sản xuất chế biến gỗ tại Khoản 1 Điều này nếu chưa thực hiện đủ các thủ tục về đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường và phòng cháy chữa cháy theo quy định thì phải bổ sung hoàn tất các thủ tục nêu trên trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Quy chế này có hiệu lực.
3. Các cơ sở sản xuất chế biến gỗ đang hoạt động nhưng không phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất, Phương án bố trí, sắp xếp lại cơ sở chế biến gỗ được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì phải cam kết di dời đến vị trí mới phù hợp quy hoạch trong thời hạn 01 (một) năm kể từ thời điểm cấp có thẩm quyền công bố Quy hoạch, Phương án bố trí, sắp xếp lại; nếu quá thời hạn mà không chấp hành thì sẽ bị đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép kinh doanh.
1. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành cấp tỉnh:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện lập Quy hoạch phát triển chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức công bố công khai quy hoạch trên địa bàn tỉnh; tham gia thẩm định Phương án sắp xếp lại cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp huyện lập;
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, có ý kiến về ngành nghề chế biến, nguồn nguyên liệu hợp pháp sử dụng cho chế biến đối với tổ chức, cá nhân đầu tư mới, đầu tư mở rộng hoặc nâng cấp cơ sở chế biến gỗ của trên địa bàn tỉnh làm cơ sở giải quyết hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, thủ tục đầu tư cơ sở chế biến gỗ theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban, ngành chức năng, Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành thanh, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh; xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các cơ sở chế biến gỗ vi phạm các quy định của Quy chế này và các quy định pháp luật có liên quan;
- Chỉ đạo lực lượng kiểm lâm trên địa bàn tỉnh quản lý chặt chẽ nguồn nguyên liệu gỗ đưa vào chế biến tại các cơ sở trong tỉnh theo quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản ban hành tại Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2012 và Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; xử lý nghiêm các chủ cơ sở sản xuất chế biến gỗ sử dụng nguồn nguyên liệu bất hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật;
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý, 6 tháng và hằng năm về hoạt động sản xuất chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh gởi Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, đăng ký ngành nghề kinh doanh chế biến gỗ đối với tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Quy chế này;
- Hướng dẫn các tổ chức đầu tư mới, đầu tư mở rộng hoặc nâng cấp cơ sở sản xuất chế biến gỗ ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cụm làng nghề đáp ứng các điều kiện của Quy chế này thực hiện thủ tục đầu tư theo các quy định hiện hành về đầu tư nguồn vốn ngoài ngân sách của tỉnh;
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thanh, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở chế biến gỗ; xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các cơ sở chế biến gỗ có hành vi vi phạm các quy định về đăng ký doanh nghiệp, thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và văn bản hướng dẫn thi hành.
c) Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh:
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc lập Quy hoạch phát triển chế biến gỗ, bố trí cơ sở chế biến gỗ trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho tổ chức, cá nhân đầu tư mới, đầu tư mở rộng hoặc nâng cấp cơ sở sản xuất chế biến gỗ trong khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 5 Quy chế này;
- Phối hợp với các ngành chức năng thực hiện kiểm tra hoạt động sản xuất chế biến gỗ của các tổ chức, cá nhân trong khu công nghiệp theo quy định của pháp luật và quy định tại Quy chế này.
d) Sở Công Thương:
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc lập Quy hoạch phát triển chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh; tham gia thẩm định Phương án sắp xếp lại cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp huyện lập;
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thanh tra, kiểm tra hoạt động chế biến, kinh doanh gỗ từ gỗ rừng tự nhiên, rừng trồng của các tổ chức sản xuất, kinh doanh chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh.
đ) Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc lập Quy hoạch phát triển chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh và Phương án bố trí, sắp xếp lại cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn cấp huyện phù hợp Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và từng địa phương;
- Tiếp nhận, xử lý, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết hồ sơ giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và các vấn đề khác có liên quan đến việc sử dụng đất của tổ chức đầu tư dự án xây dựng cơ sở chế biến gỗ theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Hướng dẫn, tiếp nhận và xử lý hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, đầu tư mở rộng hoặc nâng cấp cơ sở chế biến gỗ thuộc đối tượng phải lập đánh giá tác động môi trường; tổ chức thanh, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện quy định bảo vệ môi trường của các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm các cơ sở chế biến gỗ vi phạm theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và văn bản hướng dẫn thi hành.
e) Các sở, ngành chức năng khác căn cứ chức năng nhiệm vụ được pháp luật quy định có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế này và quy định pháp luật có liên quan hoạt động của các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh.
2. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Chủ trì rà soát, lập Phương án bố trí, sắp xếp lại cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn cấp huyện và phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc lập Quy hoạch phát triển chế biến gỗ của tỉnh trên địa bàn huyện;
b) Cấp Giấy đăng ký kinh doanh ngành nghề chế biến gỗ cho cá nhân, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật và đáp ứng các điều kiện quy định tại Quy chế này;
c) Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho cá nhân, nhà đầu tư trong nước đầu tư mới, đầu tư mở rộng hoặc nâng cấp cơ sở sản xuất chế biến gỗ trong cụm công nghiệp, cụm làng nghề theo quy định phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh đáp ứng các điều kiện quy định tại Quy chế này; thực hiện giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chế biến gỗ theo quy định của pháp luật về đất đai;
d) Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo lực lượng kiểm lâm trên địa bàn huyện thực hiện quản lý, kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên việc sử dụng nguồn nguyên liệu đưa vào chế biến của các cơ sở trên địa bàn huyện theo quy định hồ sơ gỗ hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc gỗ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2012 và Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2012; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định;
đ) Chủ trì hoặc phối hợp các sở, ngành chức năng của tỉnh tiến hành thanh, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn; xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các cơ sở chế biến gỗ vi phạm các quy định của Quy chế này và các quy định pháp luật có liên quan;
e) Thực hiện báo cáo định kỳ hàng quý vào ngày 20 của tháng cuối quý, báo cáo 6 tháng và hằng năm về hoạt động sản xuất chế biến gỗ trên địa bàn quản lý gởi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Thông báo công khai Quy hoạch, Phương án sắp xếp bố trí cơ sở sản xuất chế biến gỗ trên địa bàn quản lý theo Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền; tuyên truyền, vận động các cơ sở chế biến gỗ thực hiện chủ trương, chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước và của Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Thực hiện quản lý lâm sản trên địa bàn theo quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản ban hành tại Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2012 và Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Phối hợp các cơ quan chức năng thực hiện quản lý, giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn quản lý; xử lý các cơ sở chế biến gỗ vi phạm theo thẩm quyền được pháp luật quy định.
Điều 8. Trách nhiệm của chủ cơ sở sản xuất chế biến gỗ
1. Thực hiện đúng quy định về đầu tư mới, đầu tư mở rộng hoặc nâng cấp cơ sở chế biến gỗ tại Điều 5 Quy chế này.
2. Cơ sở chế biến gỗ đang hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh phải tuân thủ các quy định tại Điều 6 Quy chế này.
3. Chấp hành quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản ban hành tại Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2012 và Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cung cấp đầy đủ thông tin cho các cơ quan quản lý chuyên ngành khi thực hiện thanh, kiểm tra tại cơ sở thuộc quyền quản lý theo Quy chế này và quy định của pháp luật.
4. Báo cáo định kỳ 03 tháng một lần vào ngày cuối quý về tình hình nhập, xuất lâm sản, chế biến gỗ gửi Hạt Kiểm lâm cấp huyện theo quy định tại khoản 1, Điều 32 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 9. Việc xử lý chuyển tiếp đối với các cơ sở sản xuất chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh đã hoạt động trước thời điểm Quy chế này có hiệu lực thực hiện theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.
Điều 10. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện phổ biến công khai Quy chế này trên địa bàn toàn tỉnh.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các sở, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 02/2018/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định 07/2015/QĐ-UBND Quy chế quản lý cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 2 Quyết định 205/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận hết hiệu lực
- 3 Quyết định 205/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận hết hiệu lực
- 1 Quyết định 33/2017/QĐ-UBND về Quy chế quản lý cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 2 Quyết định 37/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý cơ sở chế biến gỗ, lâm sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 3 Quyết định 3805/QĐ-UBND năm 2014 kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ, gây nuôi động vật rừng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 4 Luật bảo vệ môi trường 2014
- 5 Quyết định 3599/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020
- 6 Quyết định 279/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch phát triển chế biến, tiêu thụ sản phẩm gỗ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013-2020
- 7 Thông tư 42/2012/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8 Quyết định 07/2012/QĐ-TTg về chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10 Chỉ thị 1685/CT-TTg năm 2011 về tăng cường chỉ đạo thực hiện biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Quyết định 18/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Luật Đầu tư 2005
- 13 Luật Doanh nghiệp 2005
- 14 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 15 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 279/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch phát triển chế biến, tiêu thụ sản phẩm gỗ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013-2020
- 2 Quyết định 3599/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020
- 3 Quyết định 3805/QĐ-UBND năm 2014 kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ, gây nuôi động vật rừng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 4 Quyết định 37/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý cơ sở chế biến gỗ, lâm sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 5 Quyết định 33/2017/QĐ-UBND về Quy chế quản lý cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 6 Quyết định 02/2018/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định 07/2015/QĐ-UBND Quy chế quản lý cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 7 Quyết định 205/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận hết hiệu lực