Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/2021/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 30 tháng 3 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 31/TTr.SNN&PTNT ngày 19/3/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về bồi thường cây trồng khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/4/2021 đến ngày 31/12/2021 và thay thế Quyết định số 23/2019/QĐ-UBND, ngày 11/10/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành quy định về bồi thường cây trồng khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 26/2020/QĐ-UBND, ngày 08/9/2020 của UBND tỉnh Vĩnh Long sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 23/2019/QĐ-UBND, ngày 11/10/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành quy định về bồi thường cây trồng khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Kiểm tra VBQPPL-Bộ Tư pháp;
- TT.TU và HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- TT. UBND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- LĐ. VP.UBND tỉnh;
- Trung tâm Tin học - Công báo tỉnh;
- Lưu: VT.6.14.02.

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Quang Trung

 

QUY ĐỊNH

VỀ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND ngày 30/3/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Long)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định về bồi thường cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo Khoản 1 Điều 90 của Luật Đất đai.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai; tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

2. Người sử dụng đất quy định tại Điều 5 của Luật Đất đai khi Nhà nước thu hồi đất.

3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Chương II

BỒI THƯỜNG CÂY HẰNG NĂM

Điều 3. Nguyên tắc bồi thường

1. Cây hàng năm có trước thời điểm thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chưa đến thời hạn thu hoạch thì được bồi thường.

2. Đối với cây hàng năm cần tạo điều kiện để nhân dân thu hoạch xong mới tiến hành xây dựng công trình thì không tính bồi thường. Trường hợp không thể chờ thu hoạch do yêu cầu tiến độ xây dựng công trình cần khởi công nhanh nên phải phá bỏ thì được tính bồi thường.

3. Không bồi thường đối với các trường hợp cố tình gieo trồng cây hàng năm trên đất đã có Thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 4. Phương pháp tính bồi thường

Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.

Điều 5. Đơn giá bồi thường

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng căn cứ số liệu về năng suất của Chi cục thống kê cấp huyện nơi có đất bị thu hồi để xác định vụ cây hàng năm có năng suất cao nhất trong 03 năm trước liền kề; xác định giá bán trung bình tại thời điểm thu hồi đất để tính giá bồi thường cây hàng năm theo phương pháp tính được quy định tại Điều 4 của Quyết định này gửi Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thẩm định trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố quyết định.

Chương III

BỒI THƯỜNG CÂY LÂU NĂM

Điều 6. Nguyên tắc bồi thường

1. Cây lâu năm có trước thời điểm có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được bồi thường.

2. Không bồi thường đối với các trường hợp cố tình trồng trên đất đã có Thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Trường hợp ngay thời điểm tính giá đền bù, khi giá cây trồng trong quy định này không phù hợp với giá thực tế thì Hội đồng thẩm định giá bồi thường căn cứ vào giá thực tế để tính giá bồi thường.

Điều 7. Phương pháp tính bồi thường

1. Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất.

2. Giá trị hiện có của vườn cây lâu năm được tính bồi thường bằng (=) số lượng từng loại cây trồng nhân (x) với đơn giá bồi thường một (01) cây tương ứng cùng loại, cùng giai đoạn sinh trưởng, cùng kích thước.

Điều 8. Đơn giá bồi thường cây ăn trái

1. Nhóm 1

a) Thời gian sinh trưởng của cây trồng

A - Có thời gian kiến thiết cơ bản: từ khi trồng đến dưới 1 năm.

B - Giai đoạn cây cho trái chưa ổn định: từ 1 năm đến dưới 3 năm.

C - Giai đoạn phát triển tốt và trái ổn định: từ 3 năm đến 10 năm.

D - Giai đoạn lão hóa: cây già cỗi, năng suất thấp; trên 10 năm.

b) Đơn giá cây trồng

TT

NHÓM CÂY TRỒNG

ĐVT

CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG

A

B

C

D

1

Mận

đồng/cây

50.000

190.000

250.000

75.000

2

Táo, Sơ ri

đồng/cây

50.000

210.000

280.000

85.000

3

Ổi

đồng/cây

33.000

100.000

130.000

40.000

4

Tiêu

đồng/trụ

31.000

170.000

230.000

70.000

5

Trầu

đồng/trụ

27.000

80.000

110.000

33.000

6

Chuối (cao trên 1m)

đồng/cây

25.000

50.000

-

-

7

Cam

đồng/cây

50.000

280.000

400.000

120.000

8

Quýt

đồng/cây

50.000

340.000

460.000

140.000

9

Thanh long

 

 

 

 

 

 

Trồng trụ

đồng/trụ

63.000

180.000

230.000

70.000

 

Trồng leo giàn

đồng/m2 đất

15.000

43.000

55.000

17.000

10

Chanh, tắc (hạnh)

đồng/cây

45.000

210.000

300.000

90.000

11

Đu đủ

đồng/cây

30.000

120.000

-

-

12

Gấc

đồng/gốc

27.000

180.000

-

-

2. Nhóm 2

a) Thời gian sinh trưởng của cây trồng

A - Có thời gian kiến thiết cơ bản: từ khi trồng đến dưới 3 năm.

B - Giai đoạn cây cho trái chưa ổn định: từ 3 năm đến dưới 5 năm.

C - Giai đoạn phát triển tốt và trái ổn định: từ 5 năm đến 25 năm.

D - Giai đoạn lão hóa: cây già cỗi, năng suất thấp; trên 25 năm.

b) Đơn giá cây trồng

TT

NHÓM CÂY TRỒNG

ĐVT

CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG

A

B

C

D

1

Dâu

đồng/cây

107.000

340.000

560.000

230.000

2

Sapo, nhãn

đồng/cây

107.000

450.000

750.000

295.000

3

Bưởi

đồng/cây

115.000

410.000

800.000

400.000

4

Mít

đồng/cây

150.000

280.000

500.000

200.000

5

Dừa

đồng/cây

168.000

675.000

900.000

450.000

6

Xoài, bơ

đồng/cây

113.000

560.000

1.000.000

500.000

7

Vú sữa

đồng/cây

150.000

820.000

1.200.000

600.000

8

Cóc, Ca cao

đồng/cây

95.000

220.000

290.000

145.000

9

Sa kê

đồng/cây

122.000

300.000

500.000

250.000

10

Mãng cầu

đồng/cây

99.000

190.000

360.000

130.000

11

Lêkima

đồng/cây

99.000

190.000

260.000

130.000

12

Khế, chùm ruột, Cau, Lựu

đồng/cây

80.000

120.000

160.000

80.000

3. Nhóm 3

a) Thời gian sinh trưởng của cây trồng

A - Có thời gian kiến thiết cơ bản: từ khi trồng đến dưới 5 năm.

B - Giai đoạn cây cho trái chưa ổn định: từ 5 năm đến dưới 7 năm.

C - Giai đoạn phát triển tốt và trái ổn định: từ 7 năm đến 25 năm.

D - Giai đoạn lão hóa: cây già cỗi, năng suất thấp; trên 25 năm.

b) Đơn giá cây trồng

TT

NHÓM CÂY TRỒNG

ĐVT

CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG

A

B

C

D

1

Sầu riêng

đồng/cây

398.000

1.500.000

2.000.000

1.000.000

2

Thanh trà

đồng/cây

168.000

450.000

1.000.000

450.000

3

Chôm chôm

đồng/cây

166.000

420.000

600.000

300.000

4

Điều, me, ô môi, cà na

đồng/cây

110.000

300.000

500.000

250.000

4. Nhóm 4

a) Thời gian sinh trưởng của cây trồng

A - Có thời gian kiến thiết cơ bản: từ khi trồng đến dưới 7 năm.

B - Giai đoạn cây cho trái chưa ổn định: từ 7 năm đến dưới 9 năm.

C - Giai đoạn phát triển tốt và trái ổn định: từ 9 năm đến 30 năm.

D - Giai đoạn lão hóa: cây già cỗi, năng suất thấp; trên 30 năm.

b) Đơn giá cây trồng

TT

NHÓM CÂY TRỒNG

ĐVT

CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG

A

B

C

D

1

Bòn bon

đồng/cây

230.000

390.000

750.000

390.000

2

Măng cụt

đồng/cây

490.000

750.000

1.500.000

750.000

Điều 9. Mật độ cây trồng (đối với cây ăn trái)

ĐVT: cây/1.000m2

STT

Loại cây trồng

Mật độ tối đa

1

Sầu riêng, cóc, măng cụt, dừa, xoài, thanh trà, điều, me, ô môi, chôm chôm, nhãn, vú sữa, bơ

25

2

Bòn bon, dâu

30

3

Mít, sa kê

33

4

Sapo, mận, bưởi, lêkima, khế, chùm ruột.

50

5

Ca cao

60

6

Cây cà na

62

7

Mãng cầu, cau

100

8

Thanh long (trụ/1.000m2)

120

9

Thanh long trồng leo giàn (giàn/1.000m2)

240

10

Cam, quýt, chanh, tắc (hạnh), gấc

120

11

Ổi

210

12

Chuối, đu đủ, táo, sơ ri, lựu, tiêu, trầu (tiêu, trầu/trụ/1.000m2)

270

Điều 10. Quy định áp dụng đơn giá bồi thường cây ăn trái

1. Vườn chuyên canh trồng 01 loại cây

a) Áp dụng cho vườn trồng 01 loại cây ăn trái có tác động khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.

b) Số cây trồng đúng mật độ và số cây trồng vượt mật độ dưới 30% thì được bồi thường theo đơn giá bồi thường cây trồng tại Điều 8 quy định này.

c) Số cây trồng vượt mật độ từ 30% đến dưới 50% thì được bồi thường 80% đơn giá bồi thường cây trồng tại Điều 8 quy định này.

d) Số cây trồng vượt mật độ từ 50% đến dưới 80% thì được bồi thường 70% đơn giá bồi thường cây trồng tại Điều 8 quy định này.

đ) Số cây trồng vượt mật độ từ 80% trở lên được bồi thường bằng giá trị cây giống (giá cây giống lấy trên cơ sở giá bán cây giống trung bình của các cơ sở bán giống hoạt động có giấy phép kinh doanh của địa phương tại thời điểm thu hồi đất), tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng khảo sát, xác định giá cụ thể cho từng loại cây giống, trình Ủy ban nhân dân cấp thẩm quyền (cấp tỉnh hoặc cấp huyện) theo quy định xem xét, quyết định.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A có diện tích vườn là 1.000 m2, chuyên trồng cây cam, với mật độ trồng là 350 cây.

Giá trị vườn cây của Ông Nguyễn Văn A được xác định để bồi thường như sau:

(1)- Giá trị vườn cây đúng mật độ và có mật độ trồng tối đa vượt dưới 30%:

155 cây x (nhân) 100% đơn giá cây cam ở giai đoạn sinh trưởng tương ứng  (giai đoạn A, B, C, D) = (bằng)……đồng.

(155 cây = 120 cây trồng đúng mật độ + 35 cây có mật độ trồng tối đa vượt dưới 30%).

(2)- Giá trị vườn cây trồng vượt mật độ từ 30% đến dưới 50% so với mật độ tối đa: 24 cây x (nhân) 80% đơn giá cây cam ở giai đoạn sinh trưởng tương ứng (giai đoạn A, B, C, D) = (bằng)……đồng.

( 24 cây = 179 cây trồng vượt dưới 50% - 155 cây trồng đúng mật độ và có mật độ trồng tối đa vượt dưới 30%).

(3)- Giá trị vườn cây trồng vượt mật độ từ 50% đến dưới 80% so với mật độ tối đa: 36 cây x (nhân) 70% đơn giá cây cam ở giai đoạn sinh trưởng tương ứng (giai đoạn A, B, C, D) = (bằng) …..đồng.

(36 cây = 215 cây trồng vượt dưới 80% - 179 cây có mật độ trồng tối đa vượt dưới 50%).

(4)- Giá trị vườn cây trồng vượt mật độ từ 80% trở lên so với mật độ tối đa:

135 cây x (nhân) đơn giá cây giống = (bằng)…..đồng.

(135 cây = 350 cây trồng thực tế - 215 cây trồng vượt dưới 80%)

Tổng giá trị vườn cam của Ông Nguyễn Văn A = (1) + (2) + (3) + (4).

e) Vườn cây chuyên canh đặc sản như: bưởi Năm Roi, sầu riêng Ri 6, được áp dụng mức bồi thường bằng 100% đơn giá bồi thường cây trồng tại Điều 8 quy định này nhân (x) hệ số 1,8 lần đơn giá (chỉ áp dụng cho cây trồng đang ở giai đoạn phát triển tốt và trái ổn định). Việc áp dụng đơn giá này do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng khảo sát, xác định, đề xuất trình Ủy ban nhân dân cấp thẩm quyền (cấp tỉnh hoặc cấp huyện) theo quy định xem xét, quyết định.

2. Vườn xen canh

a) Áp dụng cho vườn trồng 02 loại cây trở lên có tác động khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.

b) Tính đơn giá bồi thường áp dụng cho cây trồng chính và 01 cây trồng phụ giống như vườn chuyên canh. Riêng đối với loại cây thứ 03 trở lên được tính giá bồi thường bằng 50% đơn giá tại Điều 8 quy định này, nếu vượt mật độ tối đa, phần vượt mật độ không bồi thường.

3. Vườn tạp

a) Áp dụng cho vườn có 02 loại cây trở lên không có tác động khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, không được đầu tư cải tạo, tuổi cây không đồng nhất, các loại cây trồng (hoặc mọc) không theo hàng.

b) Giá trị bồi thường được tính bằng số cây thực tế nhân (x) với 70% đơn giá cây trồng cùng loại, cùng giai đoạn sinh trưởng, cùng kích thước tại Điều 8 quy định này.

Điều 11. Đơn giá bồi thường cây lấy gỗ và cây lâu năm khác (không phải cây ăn trái)

1. Loại cây tính theo chiều cao

TT

Tên cây

ĐVT

2m

Cao >5m

1

Trúc, nứa, tre lục bình

đồng/cây

10.000

20.000

2

Tre các loại (tre mạnh tông, tre tàu, tre xiêm, tre mỡ, tre gai...)

đồng/cây

20.000

30.000

3

Tầm vông, lồ ô

đồng/cây

20.000

30.000

4

Lá dừa nước

đồng/ m2

5.000

7.000

2. Loại cây tính theo đường kính (ĐK)

TT

Tên cây

ĐVT

10cm≤ĐK≤20cm

20cm<ĐK≤30cm

30cm<ĐK≤60cm

ĐK>60cm

1

Sao, dầu, Tràm bông vàng

đồng/cây

70.000

200.000

400.000

600.000

2

Bàng, gáo, dầu u, còng

đồng/ cây

35.000

55.000

300.000

450.000

3

Bạch đàn, so đũa, gòn, trâm bầu, sắn, bần, các loại cây rừng khác

đồng/ cây

30.000

50.000

200.000

300.000

3. Loại cây tính theo năm trồng

TT

Tên cây

ĐVT

Trồng từ 1 đến 3 năm

Trên 3 năm

1

Lác (cói)

Đồng/m2

6.000

7.000

Điều 12. Quy định bổ sung một số trường hợp cá biệt có thể xảy ra trong công tác bồi thường cây trồng

1. Đối với cây trồng chưa thu hoạch, vườn ươm cây giống, cây giống, cây hoa kiểng, cây cảnh có thể di dời đến điểm khác thì được bồi thường chi phí di dời và thiệt hại thực tế do phải di dời, trồng lại, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng khảo sát, xác định giá trị bồi thường cụ thể cho từng loại cây trồng, trình Ủy ban nhân dân cấp thẩm quyền (cấp tỉnh hoặc cấp huyện) theo quy định xem xét, quyết định.

2. Đối với các loại cây mà không có hoặc có trong đơn giá bồi thường cây trồng, nhưng chưa phản ánh giá trị thực của cây trồng (cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng), thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng xác định giá trị bồi thường cụ thể cho từng loại cây trồng, trình Ủy ban nhân dân cấp thẩm quyền (cấp tỉnh hoặc cấp huyện) theo quy định xem xét, quyết định.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Trách nhiệm của Thủ trưởng các ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, và các Sở ngành, chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định này; hàng quý tiến hành khảo sát, thống kê, đánh giá và tổng hợp lại đơn giá bồi thường cây trồng, báo cáo và trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh đơn giá bồi thường cây trồng cho các loại cây trồng có biến động tăng đơn giá từ 20% trở lên so với đơn giá cây trồng cùng loại, cùng thời gian sinh trưởng, cùng kích thước tại Quy định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo Hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường xác định giá bồi thường cây trồng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất trên địa bàn đúng theo Quy định này.

Điều 14. Quy định chuyển tiếp

1. Đối với những dự án, hạng mục đã thực hiện xong việc bồi thường cây trồng; những dự án, hạng mục đã phê duyệt phương án bồi thường cây trồng và đang thực hiện chi trả bồi thường cây trồng theo phương án đã được phê duyệt trước khi Quy định này có hiệu lực thi hành, thì thực hiện theo phương án đã phê duyệt, không áp dụng hoặc điều chỉnh lại theo Quy định này.

2. Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu phát sinh vướng mắc, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế./.