BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 0878/1998/QĐ-BTM | Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 1998 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH PHỤ LỤC BỔ SUNG CỦA QUY CHẾ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ ASEAN CỦA VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
Căn cứ vào Nghị định số 95/CP ngày 4/12/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại;
Căn cứ vào Quyết định số 651/TTg ngày 10/10/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Uỷ ban Quốc gia Điều phối hoạt động của Việt Nam trong ASEAN;
Căn cứ vào Công văn số 356/VPUB ngày 22/01/1996 của Chính phủ về việc chỉ định cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo Hiệp định CEPT;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phụ lục 5 và Phụ lục 3 (bổ sung) của Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ ASEAN của Việt Nam - Mẫu D để hưởng các ưu đãi theo "Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có Hiệu lực chung (CEPT)".
Điều 2. Quyết định này bổ sung cho Quyết định số 416/TM-ĐB ngày 13 tháng 5 năm 1996 do Bộ trưởng Bộ Thương mại ký và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan thuộc Bộ Thương mại chịu trách nhiệm thi hành và hướng dẫn thi hành Quyết định này.
| Mai Văn Dâu (Đã ký) |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 878/1998/QĐ-BTM ngày 30/7/1998 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)
1. Bổ sung thêm một số điểm vào Điều 1 như sau:
- Ô trên cùng bên phải:
* Nhóm 2:
LA Laos
My Myanmar
* Nhóm 4: nay quy định 02 ký tự (thay vì 01 ký tự) thể hiện tên Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực, Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất cấp giấy chứng nhận Mẫu D theo quy định như sau:
Số 7 Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
Số 8 Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất Hải Phòng
Số 9 Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng
Số 10 Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất Đồng Nai
Số 11 Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất TP Hồ Chí Minh Số 12 Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất Việt Nam Singapore
Số 13 Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất Bình Dương
Số 14 Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất Bà Rịa - Vũng Tàu
Số 15 Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất Cần Thơ
- Ô số 8: bổ sung
d. Trong trường hợp cấp cho hàng dệt và các sản phẩm dệt mà sử dụng tiêu chuẩn chuyển đổi cơ bản thì đánh chữ "ST".
2. Các quy định khác trong Điều 1; Các quy định trong Điều 2, Điều 3, Điều 4 của Phụ lục 3 được giữ nguyên (như Phụ lục đã được ban hành kèm theo Quyết định số 416 TM/ĐB ngày 13/5/1996 của Bộ trưởng Bộ Thương mại).
QUY CHẾ XUẤT XỨ CEPT ÁP DỤNG CHO HÀNG DỆT VÀ CÁC SẢN PHẨM DỆT TIÊU CHUẨN CHUYỂN ĐỔI CƠ BẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 878/1998/QĐ-BTM ngày 30/7/1998của Bộ trưởng Bộ Thương mại)
GIỚI THIỆU
1. Nhận thấy tiêu chuẩn phần trăm hiện tại trong quy tắc xuất xứ CEPT có thể chưa tạo thuận lợi cho việc phát triển thương mại hàng dệt và các sản phẩm dệt trong nội bộ ASEAN, Hội đồng AFTA tại cuộc họp lần thứ 7 ngày 6/9/1995 đã quyết định rằng để xác định xuất xứ hàng dệt và các sản phẩm dệt có thể hoặc áp dụng tiêu chuẩn phần trăm hoặc áp dụng tiêu chuẩn chuyển đổi cơ bản đối với các nước xuất khẩu. Hội đồng AFTA lần thứ 7 cũng đã quyết định rằng một Danh mục thống nhất ASEAN (ASEAN Single List), thể hiện quá trình tạo nên sản phẩm cho từng loại hàng dệt và các sản phẩm dệt, cần phải có để áp dụng tiêu chuẩn chuyển đổi cơ bản.
2. Khi một nước xuất khẩu áp dụng tiêu chuẩn chuyển đổi cơ bản thì các quy tắc xuất xứ sau đây sẽ được áp dụng. Các quy tắc xuất xứ này sẽ được xem xét trong mối liên hệ chặt chẽ với Danh mục thống nhất ASEAN nêu trên.
Các quy tắc chung
Quy tắc 1
Nước xuất xứ là nước mà tại đó diễn ra việc chuyển đổi cơ bản cuối cùng hoặc thực hiện quá trình để tạo nên một sản phẩm mới. Do vậy, nguyên vật liệu trải qua một chuyển đổi cơ bản ở nước nào sẽ là sản phẩm của nước đó.
Quy tắc 2
Quá trình sản xuất tạo ra một sản phẩm có liên quan tới hai hay nhiều nước thì nước xuất xứ là nước diễn ra việc chuyển đổi cơ bản cuối cùng hoặc thực hiện quá trình để tạo nên một sản phẩm mới.
Quy tắc 3
Một hàng dệt hay sản phẩm dệt sẽ được coi là đã trải qua việc chuyển đổi cơ bản hay quá trình chuyển đổi cơ bản nếu nó được biến đổi qua một quá trình sản xuất hay các công đoạn sản xuất cơ bản để hình thành nên một vật phẩm thương mại khác hẳn và mới.
Quy tắc 4
Một vật phẩm thương mại khác hẳn và mới thường sẽ là kết quả của quá trình sản xuất hay các công đoạn chế biến nếu có sự thay đổi trong:
1. Thiết kế mẫu hay định dạng sản phẩm;
2. Đặc tính cơ bản; hay
3. Mục đích sử dụng.
Quy tắc 5
Để xác định xem một hàng hoá cụ thể đã trải qua các công đoạn chế biến hay sản xuất cơ bản hay không, cần xem xét đến các yếu tố sau:
5.1. Sự thay đổi lý tính của vật liệu hoặc sản phẩm được sản xuất do quá trình sản xuất hay các công đoạn chế biến tạo nên;
5.2. Thời gian liên quan tới quá trình sản xuất hay các công đoạn chế biến tại nước sản xuất ra sản phẩm;
5.3. Tính phức tạp của quá trình sản xuất hay các công đoạn chế biến ở nước sản xuất ra sản phẩm;
5.4. Trình độ hay mức độ về tay nghề và/hoặc công nghệ cần thiết trong quá trình sản xuất hay các công đoạn chế biến.
CÁC QUY TẮC ÁP DỤNG RIÊNG CHO HÀNG DỆT VÀ CÁC SẢN PHẨM DỆT
Quy tắc 6
Vật liệu hay sản phẩm dệt sẽ được coi là sản phẩm của một nước ASEAN khi nó có trải qua một trong các quy trình như sau trước khi nhập khẩu vào nước ASEAN khác.
6.1. Các chất hoá dầu trải qua quá trình polyme hoá hay đa tụ hay bất kỳ một quá trình hoá học hoặc vật lý nào để tạo nên một cao phân tử;
6.2. Polyme (cao phần tử) trải qua quá trình kéo sợi chảy hay phun để tạo nên một xơ tổng hợp;
6.3. Kéo xơ thành sợi;
6.4. Dệt, dệt kim hay phương pháp tạo thành vải khác;
6.5. Cắt vải thành các phần và lắp ráp các phần này thành một sản phẩm hoàn chỉnh;
6.6. Nếu quy trình nhuộm vải được kèm thêm bất kỳ công đoạn hoàn tất nào thì có tác động tới việc hoàn chỉnh sản phẩm nhuộm trực tiếp;
6.7. Nếu quy trình in vải được kèm thêm bất kỳ công đoạn hoàn tất nào thì có tác động tới khả năng hoàn chỉnh sản phẩm in trực tiếp.
6.8. Quá trình sản xuất một sản phẩm mới có các xử lý như ngấm hay phủ một sản phẩm dẫn đến việc tạo thành một sản phẩm mới thuộc vào nhóm hàng tính thuế khác (4 số - heading of customs tariff) so với ban đầu.
6.9. Các điểm thêu chiếm ít nhất 5% tổng số diện tích của sản phẩm được thêu.
Quy tắc 7
Một sản phẩm hay vật liệu sẽ không được coi là một sản phẩm có xuất xứ ASEAN nếu nó chỉ trải qua bất cứ một quá trình nào như sau:
7.1. Các công đoạn phối trộn đơn lẻ, dán mác, ép, làm sạch hay làm sạch khô hay các công đoạn đóng gói hay bất kỳ một sự phối hợp nào của các quy trình này;
7.2. Cắt theo chiều dài hay khổ vải và viền, móc hay may đè vải nhằm sử dụng cho một hình thức thương mại đặc biệt;
7.3. Cắt nhẹ và/hay ghép với nhau bằng cách may, tạo vòng, ghép nối, dán các phụ kiện như nẹp áo, dải, thắt lưng, dây vòng hay khuyết. 7.4. Một hay nhiều các công đoạn hoàn tất cho sợi, vải hay các sản phẩm dệt khác như tẩy trắng, chống thấm, co kết, làm bóng hay các công đoạn tương tự; hay
7.5. Nhuộm hoặc in hoa vải hoặc sợi.
Quy tắc 8
Các sản phẩm (được liệt kê sau đây) được tạo ra từ vật liệu dệt do các nước ngoài ASEAN sản xuất sẽ được coi có xuất xứ ASEAN nếu nó trải qua các quy trình như ở quy tắc 6 chứ không chỉ như ở quy tắc 7
8.1. Khăn mùi soa;
8.2. Khăn choàng, nơ, mạng và các sản phẩm tương tự;
8.3. Túi ngủ và chăn;
8.4. Khăn giường, áo gối, khăn bàn, khăn tắm và khăn ăn;
8.5. Bao bì, các sản phẩm dùng để đựng hàng hoá;
8.6. Giấy dầu, rèm cửa, vải bạt che cửa
8.7. Vải trải sàn, vải phủ bàn ghế và các sản phẩm tương tự.
CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ
Quy tắc 9
Giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền hay đại diện có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cấp để chứng nhận xuất xứ ASEAN của sản phẩm dệt.
Quy tắc 10
Trong trường hợp sản phẩm dệt được sản xuất tại hai hay nhiều nước thì chỉ nước nào có quá trình hay chuyển đổi cơ bản cuối cùng mới cần có giấy chứng nhận xuất xứ.
Quy tắc 11
Giấy chứng nhận xuất xứ sẽ được xuất trình cùng với các chứng từ cần thiết khác cho hải quan nước ASEAN nhập khẩu.
Quy tắc 12
Nếu có nảy sinh tranh chấp như tính xác thực của xuất xứ ASEAN đối với một sản phẩm dệt, thì tranh chấp này có thể được giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN (DSM). Trong trường hợp như vậy, Hải quan có thể giải phóng các sản phẩm bị tranh chấp sau khi người nhập khẩu có những đảm bảo đáp ứng yêu cầu của cơ quan hải quan.
- 1 Quyết định 01/2007/QĐ-BTM công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Thương mại ban hành đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 2 Quyết định 1420/2004/QĐ-BTM ban hành Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ ASEAN của Việt Nam - Mẫu D để hưởng các ưu đãi theo "Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 3 Quyết định 1420/2004/QĐ-BTM ban hành Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ ASEAN của Việt Nam - Mẫu D để hưởng các ưu đãi theo "Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 1 Quyết định 416/TM-ĐB năm 1996 về Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất sứ ASEAN của Việt Nam - Mẫu D để hưởng các ưu đãi theo "Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)" do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 2 Quyết định 651-TTg năm 1995 về việc thành lập Uỷ ban quốc gia điều phối hoạt động của Việt Nam trong ASEAN do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Nghị định 95-CP năm 1993 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại
- 1 Quyết định 01/2007/QĐ-BTM công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Thương mại ban hành đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 2 Quyết định 416/TM-ĐB năm 1996 về Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất sứ ASEAN của Việt Nam - Mẫu D để hưởng các ưu đãi theo "Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)" do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 3 Quyết định 1420/2004/QĐ-BTM ban hành Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ ASEAN của Việt Nam - Mẫu D để hưởng các ưu đãi theo "Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành