Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1009/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 03 tháng 6 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2006 – 2015 CÓ TÍNH ĐẾN 2020.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng được ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP , ngày 08/7/1999 và sửa đổi bổ sung theo Nghị định số: 12/2000/NĐ-CP , ngày 05/5/2000 và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP, ngày 31/12/2003 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 05/2003/TT-BKH ngày 22/7/2003 của Bộ Kế hoạch đầu tư hướng dẫn nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ;
Căn cứ sự chỉ đạo của UBND tỉnh tại phiên họp UBND tỉnh lần thứ 11 ngày 7/4/2005 và của Ban thường vụ Tỉnh uỷ tại cuộc họp ngày 26/4/2005;
Căn cứ ý kiến của Bộ Công nghiệp tại công văn số 2494/CV-VP, ngày 16/5/2005 về việc đề nghị phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2015 có tính đến 2020 và ý kiến đóng góp của các ngành: Sở Tài chính tại công văn số 279/TC-CV ngày 29/3/2005; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại công văn số 450/CV-NN ngày 29/3/2005; Sở Tài nguyên & Môi trường tại công văn ngày 25/3/2005; Sở Kế hoạch & Đầu tư tại công văn số 214/KT-KH ngày 29/3/2005; Sở xây dựng tại công văn số 145/KT-XD ngày 23/3/2004; Sở Giao thông vận tải tại công văn số 459/KTKH ngày 04/4/2005;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2015 có tính đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu:

Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong tỉnh để phát triển công nghiệp ổn định, vững chắc, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP của tỉnh. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

 2. Quan điểm phát triển:

- Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó phát triển công nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp.

- Phát triển công nghiệp nhanh, hiệu quả và bền vững gắn với bảo vệ môi trường.

- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Quy hoạch phát triển công nghiệp Thái Nguyên phải phù hợp với quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam gắn với sự phát triển công nghiệp của vùng miền núi và trung du Bắc Bộ theo tinh thần Nghị quyết số 37/NQ-TW, ngàt 01/7/2004 của Bộ Chính trị.

- Phát triển công nghiệp gắn với sự phát triển của khoa học công nghệ và nguồn nhân lực có trình độ cao.

- Phát triển công nghiệp phải coi trọng chất lượng tăng trưởng và giá trị tăng thêm của công nghiệp.

 3. Định hướng phát triển:

Kịch bản 3 là phương án chọn để xây dựng kịch bản phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2015.

3.1 Tốc độ tăng trưởng GDP của các khu vực kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng GDP (%)

 

2001-2005

2006-2010

2011-2015

Tổng sản phẩm (GDP)

8,9

10-11

11-12

1. Nông lâm, ngư nghiệp

4,5

5,0

5,5

2. Công nghiệp - Xây dựng

12,7

14,4

15,2

Trong đó Công nghiệp

29-20

20-22

19-21

3. Dịch vụ

9,4

10,0

12,0

3.2 Giá trị GDP của các khu vực kinh tế (giá so sánh):

Giá trị GDP (Tỷ đồng)

 

2000

2005

2010

2015

Tổng sản phẩm (GDP)

2.437

3.735

6.150

10.575

1. Nông lâm, ngư nghiệp

880,8

1.096

1.400

1.600

2.Công nghiệp - Xây dựng

793,1

1,444

2,825

5,545

+ Trong đó Công nghiệp

512,5

1.282

2.625

5.293

3. Dịch vụ

762,6

1.195

1.195

3.430

3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong GDP (%):

Cơ cấu GDP (%)

 

2000

2005

2010

2015

Tổng sản phẩm (GDP)

100

100

100

100

1. Nông lâm, ngư nghiệp

33,7

25,3

18

12

2.Công nghiệp - Xây dựng

30,4

38,6

45

50

+ Trong đó Công nghiệp

21,0

30,1

40,3

48

3. Dịch vụ

35,9

36,1

37

38

3.4 Giá trị sản xuất công nghiệp: 

Giá trị sản xuất công nghiệp

 

ĐVT

2000

2005

2010

2015

GDP công nghiệp

tỷ đồng

512,5

1.282

2.625

5.293

Tỷ lệ VA/GO

%

23,63

24,6

20,3

24,76

GO công nghiệp

tỷ đồng

2.168

5.200

12.958

21.369

 

4. Lựa chọn ưu tiên phát triển ngành công nghiệp:

 - Công nghiệp luyện kim

 - Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

 - Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản

 - Công nghiệp chế tạo máy và gia công kim loại

 - Công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, đồ uống

 - Công nghiệp dệt may, da giày

- Công nghiệp hoá chất

5. Quy hoạch các chuyên ngành công nghiệp:

Về mục tiêu phát triển, quy hoạch phát triển các chuyên ngành công nghiệp; Sản lượng các sản phẩm chủ yếu; Các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư vào từng ngành công nghiệp trong 2 giai đoạn 2006-2010 và 2011-2015 theo bản quy hoạch chi tiết.

6. Quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung:

 - Đến năm 2010 xây dựng xong kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Sông Công. Lập quy hoạch chi tiết 5 khu công nghiệp tập trung gồm KCN La Hiên; KCN nam Thành phố Thái Nguyên, KCN Tây Thành phố Thái Nguyên; KCN Bãi Bông; KCN nam Phổ Yên. Tuỳ theo điều kiện của tỉnh có thể xây dựng kết cấu hạ tâng khu công nghiệp La Hiên; Khu công nghiệp nam Thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn 2006-2010; các khu công nghiệp còn lại xây dựng trong giai đoạn 2011-2015.

 - Ưu tiên hàng đầu việc đưa các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung theo các nhóm ngành nêu tại bản quy hoạch chi tiết.

 - Đối với cụm công nghiệp tại các huyện, thành phố, thị xã cần phải tính toán phát triển trên cơ sở hiệu quả đầu tư.

 - Quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung là 5.320 ha trong đó giai đoạn 2006-2010: 2.820 ha; giai đoạn 2011-2015 là: 2.500 ha.

7. Nhu cầu vốn đất cho đầu tư phát triển công nghiệp:

 - Tổng vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp thời kỳ 2006-2015 là: 26.734 tỷ đồng. Chia ra: Giai đoạn 2006-2910: 19.093 tỷ đồng; giai đoạn 2011-2015: 7.641 tỷ đồng.

8. Những giải pháp và chính sách chủ yếu phát triển công nghiệp:

 Bao gồm các giải pháp và chính sách về vốn, về công nghệ, về nguồn nhân lực, về cơ cấu tổ chức, về cơ chế quản lý, về bảo vệ môi trường, về thị trường, về khuyến khích đầu tư, theo bản quy hoạch chi tiết.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

 - Sở Công nghiệp là cơ quan thường trực quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp, các doanh nghiệp triển khai các nội dung của quy hoạch, theo dõi, chỉ đạo tổ chức thực hiện quy hoạch.

 - Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Xây dựng; Giao thông; Tài nguyên và Môi trường; Thương mại – Du lịch; Ban quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Các ngành dịch vụ: Điện, Nước, Bưu chính viễn thông, Ngân hàng, Quỹ hỗ trợ phát triển có trách nhiệm phối hợp với Sở Công nghiệp thực hiện các nhiệm vụ trong quy hoạch.

 - Trong quá trình thực hiện nếu có các vấn đề phát sinh, giao Sở Công nghiệp xem xét bổ sung, điều chỉnh. Sau mỗi kỳ kế hoạch 5 năm phải tổng kết, đánh giá thực thực hiện quy hoạch, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của cả nước.

Điều 3. – Các Ông, Bà: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công nghiệp, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Kho bạc nhà nước tỉnh và thủ trưởng các ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Kim