Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/2003/QĐ-UB

Bình Phước, ngày 21 tháng 03 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH PHƯỚC THỜI KỲ 2001 – 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/06/1994;

Căn cứ Quyết định số 63/2000/QĐ-UB ngày 02/8/2000 của UBND tỉnh Bình Phước về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước đến năm 2010;

Thực hiện Công văn số 2133/CV-KHĐT ngày 07/6/2002 của Bộ Công nghiệp về việc góp ý quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Phước thời kỳ 2001 – 2010;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư tại Tờ trình số 619/TT-KHĐT ngày 19/11/2002.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay phê duyệt dự án “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Bình Phước thời kỳ 2001 – 2010” với nội dung chủ yếu sau:

1. Tên dự án: Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Bình Phước thời kỳ 2001 – 2010.

2. Mục tiêu quy hoạch: Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, quy hoạch theo lãnh thổ và định hướng phát triển công nghiệp đến năm 2010 làm căn cứ khoa học để có chủ trương cụ thể cho từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Kinh tế phát triển ổn định và bền vững, GDP năm 2010 tăng 2,6 lần so với năm 2000.

GDP bình quân đầu người tăng từ 173 USD năm 2000 lên 300 USD năm 2005 và 400 – 450 USD vào năm 2010.

· Giai đoạn 2001 – 2005: Nhịp độ tăng trưởng bình quân GDP ngành công nghiệp là 27%.

· Giai đoạn 2006 – 2010: Tăng trưởng bình quân GDP ngành công nghiệp là 22%.

Đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó tập trung cho noh1m hàng chủ lực là nông, lâm sản chế biến; đặc biệt là sản phẩm từ cao su, nhân hạt điều, tiêu, cà phê và lâm sản.

1. Nội dung phương án quy hoạch:

a) Quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực:

· Các ngành công nghiệp mũi nhọn:

+ Sản xuất xi măng và công nghiệp khoáng sản phi kim loại: tăng từ 0,2% năm 2000 đến 38,17% năm 2005 và 41,39% năm 2010.

+ Công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống: giảm từ 85,94% năm 2000 còn 43,92% năm 2005.

+ Công nghiệp gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa: chiếm tỷ trọng 2,67% năm 2005 và 15,13% năm 2010.

· Các ngành công nghiệp khác:

· Công nghiệp hóa chất, cao su, nhựa: chiếm tỷ trọng 6,96% năm 2005 và 5,06% năm 2010.

+ Công nghiệp dệt – may – da: chiếm tỷ trọng 3,92% năm 2005 và 3,5% năm 2010.

+ Công nghiệp sản xuất sản phẩm kim loại: chiếm tỷ trọng 1,18% năm 2005 và 1,44% năm 2010.

+ Công nghiệp in.

+ Công nghiệp sản xuất và phân phối nước.

+ Công nghiệp khai thác.

a) Quy hoạch xây dựng các khu, cụm công nghiệp: đến 2010 sẽ đầu tư hình thành 3 khu và 6 cụm công nghiệp như sau:

· Khu công nghiệp:

- KCN Chơn Thành – huyện Bình Long, quy mô 500 ha và phần bổ sung từ 100 – 150ha.

- KCN vừa và nhỏ Tân Khai – huyện Bình Long, quy mô 60 ha và phần bổ sung từ 100 – 150ha.

- KCN Nam Đồng Phú – huyện Đồng Phú, quy mô 150ha.

· Cụm công nghiệp:

- CCN Nam thị xã Đồng Xoài, quy mô 50ha.

- CCN Tà Thiết – huyện Bình Long, quy mô 40ha.

- CCN Cửa nhận nước Thác Mơ, huyện Phước Long, quy mô 21ha.

- CCN Đức Liễu 1 – huyện Bù Đăng, quy mô 30ha.

- CCN Thanh Hòa – huyện Lộc Ninh, quy mô 15ha.

- CCN Bắc Chơn Thành – huyện Bình Long, quy mô 30ha.

Một số cụm công nghiệp khác tại các huyện sẽ đầu tư hình thành trong thời kỳ 2011 – 2020 sau:

- CCN Đức Liễu II – huyện Bù Đăng, quy mô 10 ha.

- CCN Thị trấn Đức Phong – huyện Bù Đăng, quy mô 14 ha.

- CCN Lộc Hưng – huyện Lộc Ninh, quy mô 10 ha.

- CCN Hiệp Thành – huyện Lộc Ninh, quy mô 12 ha.

- CCN Đakia – huyện Phước Long, quy mô 10 ha.

- CCN Tân Phước – huyện Đồng Phú, quy mô 10 ha.

- CCN Tân Thành – Thị xã Đồng Xoài, quy mô 50 ha.

- CCN Minh Lập – huyện Bình Long, quy mô 30 ha.

b) Các vấn đề đặt ra cho công tác quy hoạch phát triển công nghiệp:

- Xây dựng vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến tinh bột mì, chế biến trái cây.

- Xây dựng các chính sách thu hút đầu tư đặc biệt hơn đảm bảo các nhà đầu tư khi đầu tư vào tỉnh có lợi hơn các tỉnh trong vùng.

- Tổng nhu cầu vốn đầu tư rất lớn cần phải huy động từ nhiều nguồn trong cả thời kỳ, trong đó:

+ Ngân sách cho vay hoặc tín dụng ưu đãi chiếm 88,66%, tập trung đầu tư nhà máy xi măng, nhà máy bột giấy, nhà máy nước, nhà máy in và một số khu, cụm công nghiệp.

+ Vốn đầu tư nước ngoài chiếm 6,58%.

+ Vốn từ các doanh nghiệm chiếm 4,76%.

+ Tổng nhu cầu lao động tăng từ 8.500 người lên 11.925 người năm 2002 và 15.099 người năm 2010. Yêu cầu đặt ra là phải đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo lao động chuyên môn, đội ngũ quản lý và kỹ thuật, đồng thời có chính sách thu hút cán bộ quản lý, các nhà doanh nghiệp giỏi về tỉnh.

+ Vấn đề công nghiệp và môi trường.

+ Vấn đề cơ sở ha 5tầng phục vụ công nghiệp.

+ Vấn đề đô thị hóa.

c) Một số giải pháp và chính sách phát triển công nghiệp đến năm 2010:

· Các giải pháp chính:

- Khai thác các thế mạnh về vốn ưu đãi của Nhà nước đối với tỉnh, nguồn vốn ODA, vốn doanh nghiệp để đầu tư cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của các doanh nghiệp, của cả ngành công nghiệp.

- Phát huy tối đa nội lực để phát triển.

- Phát triển nguồn nhân lực tương ứng với phát triển công nghiệp và công nghệ.

- Cải cách tổ chức quản lý ngành công nghiệp.

- Tăng cường công tác bảo vệ môi trường.

· Chính sách chủ yếu cho phát triển công nghiệp là:

- Chính sách xây dựng vùng nguyên liệu.

- Chính sách khuyến khích đầu tư.

- Chính sách đào tạo và sử dụng lao động.

- Chính sách tiếp nhận khoa học và công nghệ.

- Chính sách thị trường.

2. Thời gian thực hiện: từ năm 2002 đến năm 2010.

Điều 2: Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị có trách nhiệm phối hợp tổ chức thực hiện các mục tiêu, chương trình và dự án đã đề ra. Kiểm tra theo dõi thực hiện quy hoạch, đảm bảo sự thống nhất với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh; quy hoạch phát triển các ngành khác, quy hoạch huyện, thị, quy hoạch vùng và cả nước.

Điều 3: Ông (Bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở : Kế hoạch & Đầu tư, Công nghiệp, Xây dựng, Khoa học Công nghệ - Môi trường, Tài chính – Vật giá, NÔng nghiệp & Phát triển Nông thôn, Địa chính; Chủ tịch UBND các huyện, thị, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Thỏa