Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HOÀ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 103/2004/QĐ-UB

Nha Trang, ngày 05 tháng 04 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TỈNH KHÁNH HOÀ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân 10/12/2003
- Căn cứ Quyết định số 104/2000/QĐ-TTG ngày 25/8/2000 của Thủ tư­ớng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến l­ược quốc gia về cấp n­ước sạch, vệ sinh môi trư­ờng nông thôn đến năm 2020,
- Căn cứ chính sách khuyến khích đầu tư­ trong n­ước tại tỉnh Khánh Hoà, ban hành kèm theo Quyết định số: 2457/QĐ -UB ngày 17/7/2001, Quyết định số: 96/QĐ-UB ngày 17/01/2003 của UBND tỉnh Khánh Hoà;
- Căn cứ Điều lệ Tổ chức và Hoạt động Quỹ Đầu tư­ Phát triển Khánh Hoà, ban hành kèm theo Quyết định số: 2456/2001/QĐ -UB ngày 17/7/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng và tổ chức quản lý khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cơ liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Minh Duân

 

QUY ĐỊNH

CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TỈNH KHÁNH HOÀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 103 /2004/QĐ-UB ngày 05 tháng 04 năm 2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục tiêu:

Nhằm thực hiện xã hội hóa cấp nước sinh hoạt nông thôn, ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư­ xây dựng và tổ chức quản lý khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, đảm bảo đến năm 2005 có 95% dân số trong tỉnh được sử dụng nước sạch.

Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng:

1. Tất cả các tổ chức, tổ chức kinh tế (doanh nghiệp các thành phần kinh tế, hợp tác xã), cả nhân trong và ngoài tỉnh đầu t­ư xây dựng, tổ chức quản lý khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà đều được hưởng chính sách khuyến khích theo Quy định này.

2. Chính sách hỗ trợ vốn đầu tư­ và cho vay vốn đầu tư.­ quy định tại Điều 5, Điều 6 Quy định này được thực hiện trong thời gian từ ngày 01/4/2004 đến hết ngày 31//2/2005.

Điều 3 . Địa bàn đầu tư và các loại hình cấp nước áp dụng:

1. Địa bàn đầu tư­:

a - Địa bàn đồng bằng, ven biển: gồm các xã thuộc phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này (địa bàn được hỗ trợ vốn, cho vay vốn ư­u đãi):

b - Địa bàn miền núi, hải đảo và vùng khó khăn nguồn nước: bao gồm các xã thuộc phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này (địa bàn đầu tư chủ yếu bằng vốn ngân sách).

2. Các loại hình cấp nước áp dụng:

a - Công trình cấp nước tập trung gồm: công trình cấp nước tập trung tự chảy, công trình cấp nước tập trung bơm dẫn (kể cả hệ nối mạng);

b - Công trình cấp nước phân tán gồm: giếng khoan, giếng đào, bể chứa nước dùng cho sinh hoạt.

Điều 4. Nguyên tắc đầu tư xây dựng và tổ chức quản lý khai thác công trình.

1. Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung từ mọi nguồn vốn phải tập dự án đầu tư­, hoặc báo cáo đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện. Cấp thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư­, thiết kế dự toán tùy theo mức vốn phù hợp với phân cấp về quản lý đầu tư và xây dựng của UBND tỉnh Khánh Hoà.

2 . Mỗi công trình cấp nước sinh hoạt tập trung ở nông thôn đều có chủ đầu tư­, chủ quản lý khai thác cụ thể. Chủ đầu tư­, chủ quản lý khai thác công trình cấp nước tập trung đa dạng về hình thức tổ chức và sở hữu giá trị công trình;

3 . Công trình phải được đầu tư xây dựng theo quy hoạch, kế hoạch, quản lý khai thác có hiệu quả lâu dài, gắn thu nhập từ dịch vụ cung cấp nước để chi phí cho duy tư­, bảo dư­ỡng và quản lý khai thác công trình;

4. Tùy điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện nguồn nước ở từng vùng, nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng công trình, đảm bảo thực hiện chính sách ­ưu đãi trong đầu tư xây dựng và tổ chức quản lý khai thác công trình.

Chương II

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI

Điều 5. Vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư:

1. Vốn ngân sách hỗ trợ cho từng loại hình cấp nước ở địa bàn các xã vùng đồng bằng ven biển (quy định tại phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này) nh­ư sau:

a- Đối với công trình cấp nước tập trung: vốn ngân sách hỗ trợ không quá 20% tổng giá trị công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b- Đối với công trình cấp nước phân tán (giếng khoan, giếng đào, bể chứa nước) ở vùng không có hệ thống cấp nước tập trung, ngân sách hỗ trợ không quá 60% giá trị công trình theo thiết kế mẫu được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức hỗ trợ không quá 2 triệu đồng/ công trình.

Riêng đối với hộ mẹ Việt Nam Anh hùng, hộ thư­ơng binh, hộ gia đình liệt sĩ, hộ gia đình có công cách mạng, hộ nghèo (theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động - Thư­ơng binh - Xã hội quy định) ngân sách hỗ trợ 90% giá trị công trình theo thiết kế mẫu được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đối với địa bàn xã miền núi, hải đảo và các xã khó khăn nguồn nước quy định tại phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này, ngân sách đầu tư 90%, tổ chức cá nhân dùng nước đóng góp 10% giá trị công trình được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Điều 6. Vốn vay đầu tư.

Quỹ Đầu tư Phát triển Khánh Hoà cho vay đầu tư xây dựng công trình cấp nước tập trung theo quy định:

1 . Địa bàn cho vay: gồm các xã quy định tại phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này;

2. Đối tư­ợng cho vay vốn là các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội có tư cách pháp nhân, có dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước tập trung được duyệt;

3. Mức cho vay tối đa bằng 80% giá trị công trình còn lại sau khi được ngân sách hỗ trợ đầu tư quy định tại mục a, khoản 1 , Điều 5 Quy định này,

4. Lãi suất vay: cho vay ưu đãi với lãi suất bằng không (0%),

5 . Thời gian, trình tự, thủ tục cho vay, trả nợ tiền vay thực hiện theo Điều lệ tổ chức hoạt động của Quỹ Đầu tư Phát triển Khánh Hoà và quy định của pháp luật về tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước.

6 . Ngân sách tỉnh chi trả lãi suất và phí cho vay theo quy định của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển.

Điều 7. Ưu đãi về sử dụng đất:

1. Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất và miễn tiền thuê đất cho tổ chức cá nhân xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung ở địa bàn nông thôn trong suất thời gian thực hiện dự án. Diện tích giao đất để xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế được duyệt. .

2 . Việc thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng khi giao đất xây dựng công trình thực hiện theo quy định hiện hành của Pháp luật Nhà nước về đất đai. UBND địa ph­ương (có công trình cấp nước tập trung được xây dựng) có trách nhiệm bố trí đất tái định c­ư cho hộ có đất bị thu hồi.

Điều 8 . Ưu đãi về thuế :

1. Thuế tài nguyên nước: các công trình khai thác nước mặt, nước dưới đất để sản xuất, cung cấp nước sinh hoạt nông thôn không phải nộp thuế tài nguyên nước (thuế suất 0 %) .

2. Thuế thu nhập doanh nghiệp: công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo chính sách khuyến khích đầu tư trong nước hiện hành tại tỉnh Khánh Hoà.

Chương III

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ KHAI THÁC

Điều 9. Quản lý đầu tư:

1. Đối với công trình cấp nước phân tán.

Công trình cấp nước phân tán (giếng khoan, giếng đào, bể chứa), trên cơ sở thiết kế mẫu, người nhận hỗ trợ đầu tư (hộ :hoặc nhóm hộ) tự tổ chức xây dựng, quản lý khai thác công trình theo hướng dẫn của UBND địa phương và Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường Nông thôn.

2. Đối với công trình cấp nước tập trung.

a - Các dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung sử dụng trên 50% vốn ngân sách, tùy theo quy mô và phạm vi phân cấp quản lý, UBND tỉnh giao cho tổ chức nhà nước có đủ điều kiện làm chủ đầu t­ư.

Chủ đầu tư có nhiệm vụ:

+ Lập dự án và quản lý đầu tư theo quy chế Quản lý đầu tư Xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999, Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000, Nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ và các quy định về quản lý đầu tư xây dựng hiện hành.

+ Phối hợp với UBND địa phư­ơng nơi có dự án chọn hoặc thành lập tổ chức kinh tế có tư­ cách pháp nhân làm chủ quản lý khai thác công trình. Chủ quản lý và khai thác công trình cùng với chủ đầu tư quản lý đầu tư và giám sát xây dựng công trình theo quy định đầu tư xây dựng hiện hành.

b - Các dự án đầu tư xây dự­ng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nhận vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư do tổ chức, cá nhân đăng ký xây dựng công trình làm chủ đầu t­ư.

Chủ đầu tư có trách nhiệm:

- Lập dự án đầu tư­, quản lý đầu tư theo Quy chế Quản lý đầu tư Xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999, Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000, Nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ và các quy định về quản lý đầu tư xây dựng hiện hành;

- Quản lý, sử đụng đúng mục đích nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách; chủ đầu t­ư không được chuyển nh­ượng công trình có sử dụng vốn ngân sách khi chư­a được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quyết định đầu tư­.

- Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, tự chịu trách nhiêm về quyết định trong hoạt động đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh đã đăng ký.

Điều 10: Tổ chức quản lý khai thác công trình cấp nước tập trung.

1. Đối với công trình cấp nước xây dựng mới:

Dự án xây đựng mới công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn (kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành) phải thể hiện chủ quản lý khai thác công trình.

Đối với công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn sử dụng trên 50% vốn ngân sách, UBND địa phương (nơi có công trình) cần phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư dự án, chọn chủ quản lý khai thác công trình. Chủ quản lý khai thác công trình tham gia quản lý đầu tư xây dựng và nhận bàn giao công trình đưa vào khai thác sử dụng. Co quan có thẩm quyền không phê duyệt dự án đầu tư công trình cấp nước khi dự án không thể hiện chủ quản lý khai thác công trình.

2. Đối với công trình cấp nước hiện có:

Tùy quy mô tính chất phục vụ của công trình, mỗi công trình cấp nước tập trung phải được đánh giá và giao cho chủ quản lý khai thác theo hướng:

a - Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công ích tại địa ph­ương quản lý khai thác công trình cấp nước tập trung phục vụ liên xã hoặc có khả năng mở rộng phục vụ trên địa bàn dân cư nhiều xã.

b - Khuyến khích các tổ chức kinh tế hiện có ở địa phư­ơng nhận quản lý khai thác công trình cấp nước tập trung phục vụ trong địa bàn một thôn, một xã. Nơi không có đơn vị kinh tế nhận quản lý khai thác, UBND xã tổ chức cho cá nhân đấu thầu quản lý khai thác công trình hoặc thành lập tổ chức quản lý phù hợp.

3. Chủ quản lý khai thác công trình có trách nhiệm:

a - Đăng ký kinh doanh hoạt động dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật;

b - Đăng ký ­ưu đãi đầu tư .theo quy định của Pháp luật về khuyến khích đầu tư trong nước. (Quy định hiện hành: Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999, Nghị đinh 35/2002/NĐ-CP ngày 29/03/2002 của Chính phủ; Quyết định 2457/QĐ-UB ngày 17/7/2001, Quyết định 96/QĐ-UB ngày 17/01/2003 của UBND tỉnh Khánh Hoà về khiến khích đầu tư trong nước).

c - Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, giá dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn của công trình do mình quản lý, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở cung cấp và thanh toán với hộ dùng nước.

d - Xây dựng và thực hiện quy chế khai thác, quy trình sản xuất nước sinh hoạt theo hướng dẫn của cơ quan chức năng và quy định về tiêu chuẩn chất l­ượng hiện hành.

Điều 11. Giá dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn.

1. Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định khung giá (giá trần) dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn đối với từng vùng.

2. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố phê duyệt giá dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn của từng công trình trong địa bàn huyện, thị xã, thành phố.

3. Giá dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn của từng công trình không cao hơn giá trần do UBND tỉnh quy định. Đối với công trình ở địa bàn khó khăn, chi phí sản xuất cao hơn giá trần được xem xét trợ giá; UBND tỉnh quyết định trợ giá từng năm đối với từng công trình do UBND huyện, thị xã, thành phố đề nghị.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Phân công trách nhiệm.

1. Sở Nông nghiệp & PTNT có trách nhiệm:

a - Chỉ đạo Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi tr­ường Nông thôn thực hiện tốt những việc sau đây: .

- Xây dựng kế hoạch hàng năm về đầu tư xây dựng công trình cấp nước nông thôn theo các nguồn vốn (ngân sách đầu tư­, ngân sách hỗ trợ, hỗ trợ của các tổ chức trong nước, quốc tế);

- Thông báo rộng rãi quy hoạch, kế hoạch, các chủ trư­ơng, chính sách đầu tư, các giải pháp thực hiện của tỉnh nhằm xã hội hóa cấp nước sinh hoạt trên địa bàn nông thôn để nhân dân biết phối hợp thực hiện;

- Tổ chức khảo sát, có báo cáo khởi đầu về các dự án cấp nước tập trung ở từng địa bàn nông thôn, thông báo để các tổ chức cá nhân biết, lựa chọn đầu tư theo cơ chế chính sách khuyến khích của tỉnh;

- Xây dựng quy chế tổ chức quản lý khai thác sản xuất nước sinh hoạt phù hợp với từng loại hình cấp nước nông thôn, bảo đảm cho công trình được khai thác hiệu quả, bền vững, Sử dụng nước tiết kiệm an toàn;

b - Tổng hợp kế hoạch xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn hàng năm theo trình tự xây dựng kế hoạch ngành, trình UBND tỉnh phê duyệt,

c - Chủ trì phối hợp với các ngành chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố đánh giá các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn đã đầu tư xây dựng, xác định tổ chức quản lý cụ thể để bàn giao quản lý khai thác công trình theo khoản 2, Điều 1 0 Quy định này.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:

a - H­ướng dẫn chủ đầu tư lập dự án; tiến hành thẩm định, phê duyệt hoặc trình UBND tỉnh phê duyệt dự án xây dựng công trình cấp nước tập trung thuộc thẩm quyền;

b - H­ướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện quản lý đầu tư đối với các dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn thuộc thẩm quyền quản lý của huyện, thị xã, thành phố, ..

c - Hư­ớng dẫn chủ đầu tư­, chủ quản lý khai thác công trình đăng ký kinh doanh, đăng ký ưu đãi đầu tư hoạt động địch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn theo quy định của pháp luật.

3. Sở Tài chính có trách nhiệm:

a - Tham m­ưu cho UBND tỉnh cân đối nguồn vốn đầu tư­, hỗ trợ đầu tư và cho vay vốn đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn theo cơ chế chính sách ban hành tại Quyết định này;

b - Chủ trì phối hợp với các ngành chức năng xây dựng giá trần dịch vụ cấp nước trình UBND tỉnh phê duyệt; hư­ớng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dụng giá dịch vụ cấp nước của từng công trình trên địa bàn.

c- Hư­ớng dẫn việc chuyển giao quản lý vốn ngân sách đã đầu tư xây dựng công trình cấp nước tập trung ở nông thôn khi xác định đại chủ quản lý khai thác công trình theo quyết định này.

4 . Quỹ Đầu tư Phát triển Khánh Hoà có trách nhiệm cho các tổ chức kinh tế vay đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn theo đúng Điều lệ Tổ chức hoạt động của Quỹ Đầu tư Phát triển Khánh Hoà và các quy định của pháp luật về tín đụng đầu tư phát triển Nhà nước.

5 . Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:

a - Xây dựng ch­ương trình kế hoạch xã hội hóa cấp nước sinh hoạt nông thôn gửi Sở Nông nghiệp & PTNT tổng hợp xây đựng kế hoạch chung toàn tỉnh;

b - Thực hiện quản lý đầu tư đối với các dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn thuộc thẩm quyền quản lý cửa huyện, thị xã, thành phố;

c - Quản lý sử dụng nguồn vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư cho công trình cấp nước phân tán trên địa bàn;

d - H­ướng dẫn chủ quản lý công trình xây dựng giá địch vụ cấp nước và tổ chức phê duyệt giá nước sinh hoạt của từng công trình trên địa bàn.

Điều 13. Chế độ báo cáo:

Định kỳ hàng quý, 6 tháng, 01 năm UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo kết quả thực hiện công tác xã hội hóa cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn về Sở Nông nghiệp & PTNT.

Sở Nông nghiệp & PTNT có trách nhiệm tổng hợp báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện về UBND tỉnh, đồng thời kiến nghị bổ sung sửa đổi cơ chế chính sách không phù hợp (nếu có).

 

PHỤ LỤC I

ĐỊA BÀN ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN
Ban hành kèm theo quyết định số: 103/2004/QĐ-UB ngày 05 tháng 04 năm 2004 của UBND tỉnh Khánh Hoà về chính sách khuyến khích xây dựng và tổ chức quản lý khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn.

TT

Địa bàn

TT

Địa bàn

I

Huyện Diên Khánh

25

Vĩnh Lương

01

Diên Xuân

26

Phước Đồng

02

Diên An

IV

Thị xã Cam Ranh

03

Diên Thọ

27

Cam Tân

04

Diên Phước

28

Cam Hiệp Bắc

05

Diên Toàn

29

Cam Thành Nam

06

Diên Lộc

30

Cam An Nam

07

Suối Hiệp

V

Huyện Ninh Hoà

08

Diên Phú

31

Ninh Hà

09

Diên Hoà

32

Ninh Hải

10

Diên Thạnh

33

Ninh Thọ

11

Diên Điền

34

Ninh Sơn

12

Diên Sơn

35

Ninh Thân

13

Diên Bình

36

Ninh Lộc

14

Diên Đồng

37

Ninh Diêm

15

Diên Lạc

38

Ninh Thuỷ

II

Huyện Vạn Ninh

39

Ninh Giang

16

Vạn Long

40

Ninh Phước

17

Vạn Khánh

41

Ninh Trung

18

Vạn Phước

42

Ninh Đông

19

Vạn Thắng

43

Ninh Đa

20

Vạn Thọ

44

Ninh Phụng

21

Vạn Phú

45

Ninh Bình

22

Vạn Bình

46

Ninh Xuân

23

Vạn Lương

47

Ninh Phú

III

Thành phố Nha Trang

48

Ninh Sim

24

Vĩnh Lương

49

Ninh Quang

Tổng số 49 xã ( Bốn chín )

 

PHỤ LỤC II

ĐỊA BÀN MIỀN NÚI - HẢI ĐẢO – VÙNG KHÓ KHĂN NGUỒN NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 103 /2004/QĐ-UB ngày 05 tháng 04 năm 2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

TT

Địa bàn

TT

Địa bàn

I

Huyện Diên Khánh

IV

Huyện Ninh Hòa

01

Suối Tân

23

Ninh Vân

02

Diên Tân

24

Ninh Hưng

03

Suối Tiên

25

Ninh An

04

Diên Lâm

26

Ninh Tân

05

Suối Cát

27

Ninh Tây

II

Thị xã Cam Ranh

28

Ninh Thượng

06

Cam Bình

V

Huyện Vạn Ninh

07

Cam Thịnh Tây

29

Vạn Thạnh

08

Sơn Tân

30

Xuân Sơn

09

Cam Phước Đông

VI

Huyện Khánh Vĩnh

10

Cam Phước Tây

31

Khánh Hiệp

11

Cam Lập

32

Khánh Thành

12

Cam Hải Đông

33

Khánh Phú

13

Cam Thịnh Đông

34

Khánh Bình

14

Cam An Bắc

35

Khánh Đông

15

Cam Hiệp Nam

36

Khánh Nam

III

Huyện Khánh Sơn

37

Sông Cầu

16

Thành Sơn

38

Liên Sang

17

Sơn Trung

39

Cầu Bà

18

Ba Cụm Bắc

40

Giang Ly

19

Sơn Lâm

41

Khánh Thượng

20

Sơn Bình

42

Sơn Thái

21

Sơn Hiệp

43

Khánh Trung

22

Ba Cụm Nam

 

 

Tổng số: 43 xã ( Bốn ba )