THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 104/2000/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2000 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Liên Bộ Xây dựng - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại tờ trình số 34/TTr/XD-NN&PTNT ngày 27 tháng 10 năm 1999 và công văn số 1253/XD-NN&PTNT ngày 10 tháng 7 năm 2000;
Xét ý kiến của các Bộ: Y tế, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ban Chỉ đạo quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
a) Mục tiêu đến năm 2020: tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày, sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, giữ sạch vệ sinh môi trường làng, xã.
b) Mục tiêu đến năm 2010: 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh số lượng 60 lít/người/ngày, 70% gia đình và dân cư nông thôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân.
c) Một số nội dung cần chú ý:
- Tập trung cố gắng để chậm nhất đến năm 2005, tất cả các nhà trẻ, trường học và các cơ sở giáo dục khác, các bệnh viện, trạm xá, công sở, chợ ở nông thôn có đủ nước sạch và có đủ hố xí hợp vệ sinh.
- Kiểm soát việc chăn nuôi tại gia đình, chăn nuôi tập trung, sản xuất của làng nghề để giữ sạch vệ sinh môi trường làng, xã.
- Chống cạn kiệt, chống ô nhiễm, bảo vệ chất lượng nguồn nước ngầm, nước mặt tại các hồ, ao, sông, suối...
2. Phương châm, nguyên tắc và phạm vi thực hiện
a) Phương châm:
- Phát huy nội lực của dân cư nông thôn, dựa vào nhu cầu, trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hoá trong đầu tư, xây dựng và quản lý, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong các dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. Người sử dụng góp phần quyết định mô hình cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn phù hợp với khả năng cung cấp tài chính, tổ chức thực hiện và quản lý công trình. Nhà nước đóng vai trò hướng dẫn và trợ cấp cho các gia đình thuộc diện chính sách, cho người nghèo, vùng dân tộc ít người và một số vùng đặc biệt khó khăn khác.
- Hình thành thị trường nước sạch và dịch vụ vệ sinh nông thôn theo định hướng của Nhà nước.
b) Nguyên tắc cơ bản là phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội từng vùng đảm bảo hoạt động lâu dài của hệ thống cung cấp nước sạch, vệ sinh nông thôn.
c) Phạm vi thực hiện Chiến lược bao gồm toàn bộ các vùng nông thôn trong cả nước.
a) Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn.
Xã hội hoá lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn là vận động và tổ chức, tạo cơ sở pháp lý để khuyến khích sự tham gia của nhân dân, của các thành phần kinh tế và toàn xã hội vào sự phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn nhằm nâng cao điều kiện sống và tăng cường sức khoẻ cho dân cư nông thôn, cụ thể là:
- Tuyên truyền - giáo dục: nhằm nâng cao nhu cầu dùng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, nâng cao sự hiểu biết của người dân về vệ sinh và mối liên quan giữa cấp nước - vệ sinh với sức khoẻ và sự phát triển xã hội.
Hoạt động tuyên truyền - giáo dục được thực hiện ở tất cả các cấp thông qua mạng lưới đài truyền hình, phát thanh, báo chí ở Trung ương và địa phương, các đoàn thể xã hội, nhà trường và mạng lưới tuyên truyền viên tại cơ sở.
- Tổ chức sự tham gia của cộng đồng: nhằm huy động toàn dân tham gia vào các hoạt động cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn, đa dạng hoá các mô hình đầu tư, tạo điều kiện thuận tiện cho các thành phần kinh tế để hộ gia đình, các nhóm, hợp tác xã, doanh nghiệp dân doanh... giúp nhau tự góp vốn, vay vốn tín dụng của Nhà nước; tham gia vận hành, bảo dưỡng, quản lý và kinh doanh các công trình, dịch vụ cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn.
- Ban hành các chính sách khuyến khích xã hội hoá: các cơ quan của Chính phủ trong phạm vi quyền hạn của mình cần sớm ban hành các chính sách liên quan về thủ tục cấp phép, về đất đai, về thuế, phí, lệ phí, tín dụng, bảo hiểm nhằm khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn theo định hướng của Nhà nước.
b) Tạo thêm nguồn vốn, thành lập hệ thống tín dụng và hệ thống trợ cấp phục vụ việc phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn.
Các hộ gia đình dành một phần thu nhập và Nhà nước dành ngân sách thích đáng dưới hình thức vốn trợ cấp và vốn vay tín dụng ưu đãi để phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư và thu hút vốn nước ngoài để phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn dưới nhiều hình thức.
Hình thành hệ thống tín dụng cho nhân dân vay vốn xây dựng công trình cấp nước sạch và vệ sinh với lãi suất ưu đãi, hệ thống trợ cấp nhằm hỗ trợ gia đình chính sách, hỗ trợ người nghèo, các vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước và hỗ trợ việc xây dựng các hệ thống cấp nước tập trung.
Từ năm 2000 đến 2020 cố gắng huy động các nguồn vốn để có được khoảng 50.000 tỷ đồng góp phần hoàn thành cơ bản mục tiêu cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn ở nước ta.
Trong từng kỳ kế hoạch, các cơ quan có trách nhiệm cần xác định kinh phí cụ thể để huy động và quản lý các nguồn vốn theo pháp luật hiện hành.
c) Đào tạo nguồn nhân lực, đưa khoa học, công nghệ vào phục vụ sự nghiệp cấp nước và vệ sinh nông thôn.
- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:
Bồi dưỡng cán bộ ở Trung ương và cấp tỉnh về Chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn. Phát triển nguồn nhân lực cân đối và đồng bộ ở các cấp, các ngành, coi trọng việc huấn luyện nhân viên thực thi ở cấp huyện, xã. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, tăng cường năng lực đào tạo, phát triển các trung tâm đào tạo của các tỉnh.
- Áp dụng khoa học, công nghệ:
Điều tra nắm vững các nguồn nước, phân phối sử dụng hợp lý và tiết kiệm nước. Đặc biệt coi trọng việc quản lý, bảo vệ nguồn nước và có kế hoạch dự phòng khi gặp thiên tai. Thử nghiệm và áp dụng các công nghệ nhằm giải quyết cấp nước cho những vùng gặp nhiều khó khăn như vùng bị nhiễm mặn, hải đảo, vùng núi đá, vùng bị hạn hán, lũ lụt. Sớm giải quyết một số vấn đề cấp bách như: vệ sinh tại các vùng bị ngập lụt; thay thế cầu tiêu trên mặt nước bằng loại cầu tiêu văn minh và hợp vệ sinh hơn. Tiếp tục cải tiến hố xí hai ngăn và nhà tiêu dội nước đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh.
Chọn lọc và cải tiến các công nghệ truyền thống gắn với việc tiếp thu kinh nghiệm quốc tế áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm công nghiệp hoá, hiện đại hoá cấp nước sạch, vệ sinh nông thôn. Khuyến khích nghiên cứu và sản xuất vật tư thiết bị trong nước, tại chỗ phục vụ cho cấp nước và vệ sinh nông thôn. Việc nghiên cứu bao gồm cả các lĩnh vực thông tin giáo dục truyền thông, phát triển nguồn nhân lực và các mô hình quản lý, đầu tư.
Phổ biến các loại công nghệ cấp nước sạch và vệ sinh đã được thực tế thừa nhận giúp người sử dụng lựa chọn (ví dụ: biogaz, xây bể chứa nước mưa ở vùng núi đá, hải đảo...). Sớm loại bỏ các công nghệ lạc hậu hoặc có hại cho sức khoẻ và gây ô nhiễm môi trường.
d) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn dưới nhiều hình thức hợp tác đa phương, hợp tác song phương, hợp tác với các tổ chức phi Chính phủ về các mặt:
- Trao đổi các kinh nghiệm về tổ chức quản lý, cơ chế chính sách nhằm phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn.
- Phát triển nguồn nhân lực.
- Chuyển giao công nghệ cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn.
- Tài trợ nguồn vốn bao gồm vốn viện trợ không hoàn lại và vốn cho vay tín dụng ưu đãi.
e) Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn.
- Hệ thống văn bản quản lý: trước năm 2005 cần hoàn thiện, bổ sung và xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chế, quy định, tiêu chuẩn và hướng dẫn thực hiện Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân và các văn bản pháp luật khác; hình thành cơ chế, chính sách vừa đáp ứng nhu cầu của người dân, vừa phù hợp với điều kiện tự nhiên - xã hội của từng vùng: miền núi, đồng bằng sông Hồng, khu vực ven biển và các hải đảo, đồng bằng sông Cửu Long...; xây dựng hệ thống văn bản pháp quy để bảo vệ lợi ích của người sử dụng nước sạch và dịch vụ vệ sinh trong cơ chế thị trường.
- Công tác quy hoạch: trên cơ sở Chiến lược quốc gia cần khẩn trương hoàn thành trong thời gian sớm nhất quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh các khu dân cư nông thôn, chú ý đầy đủ đến điều kiện tự nhiên, xã hội của từng vùng.
- Về cải tiến tổ chức: tận dụng, kiện toàn, sắp xếp lại cho hợp lý các tổ chức hiện có về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn ở các cấp, đặc biệt là đơn vị cơ sở, thôn, bản. Tập trung đầu mối để chủ trì, phối hợp nhiệm vụ cấp nước sạch và môi trường nông thôn vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phân công trách nhiệm rõ ràng và có cơ chế phối hợp tốt giữa các Bộ, ngành và các tổ chức xã hội; Bộ Y tế có trách nhiệm hoàn chỉnh và tận dụng bộ máy y tế cơ sở vào thực hiện nhiệm vụ bảo đảm vệ sinh nông thôn, xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống, sinh hoạt, nhà tiêu hợp vệ sinh, đề ra các quy định về tái sử dụng phân người làm phân bón, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn trên.
Trách nhiệm của cấp Trung ương là đề ra các chính sách và cơ chế, kế hoạch phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn, đồng thời quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực thi các chính sách và cơ chế, kế hoạch đã được phê duyệt theo mục tiêu cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đã đề ra.
Trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương: ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền cao nhất trong việc thực hiện Chiến lược cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn ở mỗi tỉnh; thiết lập cơ cấu tổ chức phù hợp ở địa phương; lập quy hoạch cấp nước nông thôn và kế hoạch hàng năm; chỉ đạo các huyện và các ngành của tỉnh thực hiện kế hoạch cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn: bảo đảm kinh phí địa phương và thu hút các nguồn vốn của các nhà tài trợ cho phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn trong địa bàn của mình.
1. Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020.
2. Căn cứ Chiến lược này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan, xây dựng kế hoạch khung định kỳ 5 năm 1 lần. Trước mắt cần khẩn trương tổng kết công tác quản lý nhà nước về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong thời gian qua, từ đó xây dựng kế hoạch cho Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong những năm 2000 - 2005, làm cơ sở xây dựng kế hoạch hàng năm, để Chương trình mục tiêu quốc gia này trở thành công cụ chủ yếu thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020.
3. Để Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt nhằm phối hợp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt này, theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các Chương trình Quốc gia (số 531/TTg ngày 08 tháng 8 năm 1996), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần khẩn trương trình:
- Thành phần Ban Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn bao gồm đại diện có thẩm quyền của các Bộ, ngành có liên quan tham gia.
- Quy chế hoạt động của Ban Chủ nhiệm Chương trình.
| Nguyễn Công Tạn (Đã ký) |
- 1 Chỉ thị 105/2006/CT-BNN về tăng cường tổ chức quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Thông tư liên tịch 66/2003/TTLT/BTC-BNNPTNT hướng dẫn quản lý, cấp phát và quyết toán chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Quyết định 237/1998/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 531-TTg năm 1996 về quản lý các chương trình Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Chỉ thị 105/2006/CT-BNN về tăng cường tổ chức quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 531-TTg năm 1996 về quản lý các chương trình Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 237/1998/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Thông tư liên tịch 66/2003/TTLT/BTC-BNNPTNT hướng dẫn quản lý, cấp phát và quyết toán chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5 Công văn số 6083/VPCP-KTTH về việc bố trí vốn Chương trình Nước sạch & vệ sinh môi trường năm 2008 do Văn phòng Chính phủ ban hành